Vai Trò Của Kinh Tế Trang Trại Đối Với Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội.


ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hay thuộc quyền sử dụng của một chủ thể độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường".3

Đây chính là khái niệm đầy đủ về kinh tế trang trại.


4. Vai trò của kinh tế trang trại đối với phát triển kinh tế - xã hội.


Bất kỳ một hình thức sản xuất nào cũng gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội nói chung. Là một thực thể kinh tế, các trang trại hình thành và phát triển đã có những đóng góp không nhỏ cả về mặt tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn.

4.1. Phát triển kinh tế trang trại là một tất yếu của quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp - nông thôn.

Các ngành sản xuất đều có xu hướng tích luỹ về vốn và các yếu tố sản xuất khác: Tư liệu, lao động, kinh nghiệm, trình độ quản lý... Trong nông nghiệp cũng vậy. Những năm cuối thế kỷ 17 ở các nước bắt đầu công nghiệp hoá đã có chủ trương chính thúc đẩy các quá trình tập trung ruộng đất, xây dựng các xí nghiệp nông nghiệp tư bản quy mô lớn với hy vọng mô hình này sẽ tạo ra nhiều nông sản tập trung với giá rẻ hơn sản xuất gia đình phân tán. Lúc đầu Marx cùng cho rằng đây là điều tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa nhưng trong tác phẩm cuối của mình


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.


2 Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 22/2/2000 của chính phủ về việc kinh tế trang trại.

Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ đến năm 2010 - 3


3 Thực trạng và các giải pháp phát triển kinh tế trang trạ i trong thời kỳ đổi mới công nghiệp hoá-hiện đại hoá ở Việt Na m- Nhà xuất bản quốc gia - năm 2000.


ông đã viết: "Ngay ở nước Anh nền công nghiệp phát triển, hình thức sản xuất có lợi nhất không phải là các Xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn mà là các trang trại gia đình không dùng lao động làm thuê". 4 Sở dĩ như vậy là vì sản

xuất nông nghiệp có đặc trưng khác với công nghiệp ở chỗ là phải tác động vào những vật sống (cây trồng, vật nuôi) nên không phù hợp với hình thức tổ chức sản xuất tập trung quy mô quá lớn.

Công cuộc đổi mới kinh tế và đổi mới nông nghiệp của Việt Nam mới bắt đầu cách đây gần hai chục năm. Cơ chế thị trường không chỉ tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các ngành nông nghiệp, dịch vụ mà còn làm thay đổi căn bản mục đích và do đó thay đổi cả phương thức sản xuất trong nông nghiệp. Sự phát triển của trao đổi hàng hoá đặt ra yêu cầu làm ra sản phẩm phải là hàng hoá với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo hơn. Không chỉ là các nông trại lớn, ngay cả các đơn vị sản xuất nhỏ như hộ gia đình cũng hiểu rò mục đích sản xuất của mình: Sản phẩm để bán chứ không phải để tiêu dùng.

Khi nông nghiệp đã có một bước chuyển mình đáng kể, nhiều hộ nông dân đã giàu lên, nhận thức và hiểu biết về khoa học kỹ thuật ngày càng sâu sắc, kinh nghiệm và khả năng quản lý, tổ chức sản xuất ngày càng được nâng cao, vốn tích luỹ đạt đến một mức độ nhất định, thì cũng là lúc người kinh doanh nông nghiệp phải nghĩ đến một hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp mới, có quy mô lớn hơn, tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Thế là họ bỏ vốn, lập nên các trang trại, thuê nhân công và hoạt động như một nhà kinh doanh thật sự.

Nhận thức được vai trò quan trọng của kinh tế trang trại trong phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông ngiệp - nông thôn nói riêng, Chính phủ đã có khá nhiều văn bản quan trọng về các vấn đề: Đất đai cho trang trại, vốn sản



4 Kma rx. Toàn tập, tập 25, phần 2


xuất cho trang trại, hỗ trợ khâu cung ứng đầu vào, đầu ra... Có thể nói, chưa bao giờ kinh tế trang trại được quan tâm đúng mức như những năm gần đây.

Tuy vậy, kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển từ một nền kinh tế tự cung tự cấp sang một nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường, sự quá độ của nền kinh tế lại quy định tính đa dạng của nó, về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, về sở hữu tư liệu sản xuất... Tính không đồng đều về trình độ sản xuất, một mặt dẫn tới những hình thức tổ chức sản xuất khác nhau, mặt khác, dẫn tới sự không thống nhất của mỗi hình thức tổ chức sản xuất. Do vậy trang trại nước ta cũng không thể thuần nhất khi mà kinh tế còn trong thời gian quá độ. Đó cũng là một quy luật phát triển như quy luật phát triển của các mô hình sản xuất khác mà thôi.

Như vậy, kinh tế trang trại là một thực thể khách quan, xuất hiện như là kết quả của quá trình tích luỹ về vốn, kinh nghiệm, năng lực của người chủ sản xuất, do tác động của cơ chế thị trường, mà trong đó, trang trại gia đình (với một số ưu thế riêng sẽ được xem xét ở phần sau) là mô hình được lựa chọn số 1.

4.2. Tác động của kinh tế trang trại đến sự phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp.

4.2.1. Phát triển kinh tế trang trại thúc đẩy chuyên môn hoá sản xuất và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - nông thôn và phát triển kinh tế hàng hoá.

Như đã nói, đặc trưng của kinh tế trang trại là mức độ tập trung cao về đất đai và tích luỹ lâu dài về vốn, đã dần tạo nên một quy mô vượt trội so với sản xuất của hộ gia đình. Với riêng mỗi trang trại, trong giai đoạn đầu do còn thiếu vốn và khả năng sản xuất cũng như kinh nghiệm quản lý, họ thường kết hợp sản xuất nhiều loại nông sản khác nhau nhưng sau đó do sự tích luỹ về các yếu tố vốn, đất đai, kinh nghiệm sản xuất thì các trang trại sẽ hướng theo


một vài loại sản phẩm do đó quy mô của loại sản phẩm này cũng lớn lên. Do ảnh hưởng của các lợi thế về quy mô, ta sẽ thấy các trang trại ở trong cùng một vùng có điều kiện tự nhiên giống nhau sẽ trồng hay nuôi cùng một loại cây, con như nhau, xây dựng các mô hình thâm canh, chuyên canh, tiếp cận các biện pháp canh tác hiện đại, từ đấy các vùng chuyên canh, vùng chuyên môn hoá hình thành, trở thành vùng cung cấp nguyên liệu rộng lớn cho các c ơ sở chế biến.

Đến khi sản xuất quy mô lớn lại đòi hỏi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để làm ra sản phẩm với chi phí thấp, chất lượng cao và đồng đều. Vì mục đích kinh tế trang trại là thị trường: Sản xuất cái gì, khối lượng bao nhiêu, chất lượng ở mức độ nào... đều phải bắt kịp các tín hiệu của thị trường. Vì thế các trang trại cũng thay đổi, hàm lượng khoa học kỹ thuật trong sản phẩm nông nghiệp thậm chí tăng lên. Nhìn chung, kinh tế trang trại sẽ tăng tỷ lệ chăn nuôi, giảm tỷ lệ trồng trọt, một số tiểu ngành như sản xuất thực phẩm cao cấp, hoa kiểng... ngày càng phát triển, đem lại nguồn thu lớn.

4.2.2. Phát triển kinh tế trang trại sẽ làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp.


Lợi thế về quy mô của các trang trại (quy mô đất đai, quy mô lao động...) giúp các trang trại tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn. Trang trại có điều kiện thuận lợi trong cả việc giảm giá thành các yếu tố đầu vào và cả trong quản lý, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là dễ dàng hơn khi áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại trong hoạt động sản xuất. Với các hộ gia đình, chi phí cho các thiết bị này chiếm tỷ lệ quá lớn so với thu nhập và giá trị sản phẩm làm ra, nên thông thường họ phải đi thuê, tỷ suất lợi nhuận vì thế cũng thấp, khiến cho giá trị của cả ngành nông nghiệp giảm theo.


Cũng nhờ quy mô lớn, chuyên môn hoá cao, cùng với tính chất sản xuất hàng hoá mà sản phẩm của trang trại là những sản phẩm có giá trị cao. Thông thường thì người làm trang trại hiểu rò mục đích sản xuất của mình là cung cấp cho thị trường nên họ chỉ chọn kinh doanh những loại cây, con sao cho có hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu mà thị trường đòi hỏi. Hơn thế nữa, sản phẩm làm ra thường có giá thành cạnh tranh, chất lượng đồng đều, có khả năng cung cấp với khối lượng lớn nên thường dễ được các cơ cở chế biến và người tiêu dùng chấp nhận. Giá trị sản phẩm cao không chỉ đem lại thu nhập cho chủ trang trại mà trong phạm vi toàn ngành, nó sẽ là phần đóng góp đáng kể để gia tăng giá trị ngành sản xuất nông nghiệp.

4.2.3. Phát triển kinh tế trang trại đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn.

Sản xuất nông nghiệp là đầu vào quan trọng của các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Rò ràng là khối lượng, chất lượng, giá cả nông sản cung cấp cho một nhà máy chế biến thực phẩm nào đó sẽ quyết định tính cạnh tranh của sản phẩm nhà máy này. Không những thế, sản phẩm của trang trại sẽ góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp năng lượng trong các mối liên hệ ngược với các ngành này. Để làm ra sản phẩm, các trang trại cần sử dụng máy móc, cần tiêu dùng năng lượng, cần được cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu... Đó là không kể những trang trại kinh doanh tổng hợp còn tự sơ chế, chế biến ngay tại chỗ. Yêu cầu này cần được sự giúp đỡ của ngành công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm... Mối quan hệ qua lại này chỉ ra rằng: Sự phát triển của ngành này là động lực phát triển của ngành kia.


Mặt khác, khi kinh tế trang trại phát triển nó sẽ đem lại thu nhập cho một bộ phận nông dân, tiêu dùng của khu vực nông nghiệp - nông thôn tăng lên kéo theo sự khởi sắc của ngành dịch vụ theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trường.

Như vậy, kinh tế trang trại không chỉ là lực lượng xung kích đi đầu trong lĩnh vực sản xuất nông sản hàng hoá, mà còn là lực lượng đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ nông nghiệp, do đó là nhân tố cơ bản cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn nước ta. Điểm yếu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn là tính chất lạc hậu, manh mún, phân tán của sản xuất nông nghiệp nước ta nói chung, của tỉnh Thái Nguyên và của huyện Đại Từ nói riêng (cho dù huyện Đại Từ vẫn là huyện có trình độ thâm canh cao so với các huyện trong tỉnh Thái Nguyên) nên đã hạn chế khả năng thay đổi cách thức sản xuất từ thủ công sang lao động bằng máy móc hiện đại. Quy mô đất đai và vốn lớn của các trang trại sẽ khắc phục nhược điểm này.

Nói chung, trong điều kiện kinh tế thị trường, với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì mô hình kinh tế trang trại là một hướng đi đầy triển vọng cho nông nghiệp Việt Nam. Chắc chắn trong tương lai, sự phát triển của nông nghiệp huyện Đại Từ phải bao gồm cả sự phát triển của mô hình kinh tế trang trại.

4.3. Phát triển kinh tế trang trại giải quyết được những vấn đề về mặt xã hội và môi trường.

4.3.1. Phát triển kinh tế trang trại sẽ giải quyết được việc làm cho lực lượng lao động nông thôn.


Theo số liệu thống kê năm 2006 trên địa bàn huyện Đại Từ vẫn còn đến hơn 70% lao động là ở nông thôn.(5) Tính chất mùa vụ của hoạt động sản xuất nông nghiệp cùng với việc mở rộng dần phạm vị ứng dụng của máy móc hiện đại càng làm tăng tỷ lệ thất nghiệp trá hình. Theo ước tính, lao động ở khu vực nông thôn mới chỉ sử dụng hết khoảng 3/4 thời gian lao động nông nghiệp, như vậy là đã lãng phí một lượng lớn lao động nông thôn. Trong số đó nhiều người thậm chí còn hoàn toàn không có cả việc làm. Một phần lao động dư thừa ấy sẽ được giải quyết khi các trang trại hình thành vì trang trại không chỉ giải quyết việc làm cho bản thân chủ trang trại cũng như người nhà của họ mà còn thu hút được một lực lượng đáng kể lao động làm thuê, trong năm 2007 các trang trại của huyện Đại Từ đã thu hút, sử dụng 394 lao động trong nông thôn.

* Phát triển kinh tế trang trại góp phần tăng cường quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

Tác động của kinh tế trang trại tới sự phát triển của lực lượng sản xuất xét ở 3 khía cạnh:

Một là: Nhờ cách làm ăn hiệu quả hơn, kinh tế trang trại đem lại nguồn thu nhập cao hơn cho người lao động tham gia sản xuất và trong thực tế, rất nhiều nông dân đã giàu lên thực sự bằng con đường này. Không những thế, những lao động làm thuê cũng được hưởng một mức thu nhập cao hơn trước đây, nhờ đó đời sống được cải thiện cả về mặt vật chất và tinh thần.

Hai là: Dựa vào ưu thế của kinh tế trang trại trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mà trình độ kỹ thuật, trình độ thâm canh, chuyên môn hoá công nghiệp của huyện nói chung được nâng lên rò rệt. Trong thời đại này, máy móc là bộ phận vô cùng quan trọng của lực lượng sản xuất nông nghiệp


và sự phát triển của máy móc (xét cả về số lượng và chất lượng) chính là sự phát triển của lực lượng phát triển sản xuất.

Ba là: Kinh tế trang trại phát triển kéo theo sự phát triển của các mối quan hệ giữa nông dân - nông dân trong việc hợp tác, hỗ trợ sản xuất, thuê nhân công, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ giữa các khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ của quy trình sản xuất hàng hoá. Tiếp theo đó là mối quan hệ giữa các chủ trang trại và nhà cung cấp, cũng được nâng lên thông qua các loại hình dịch vụ và chuyển giao kỹ thuật.

4.3.2. Phát triển kinh tế trang trại thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn.

Rò ràng là để đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hoá của mình, các trang trại cần phải được đảm bảo bằng một hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ và hiện đại. Nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, các trang trại có thể kết hợp với các địa phương, cùng các doanh nghiệp khác để giải quyết những vấn đề chung này (giao thông, điện, nước, thuỷ lợi, hệ thống tiêu thụ sản phẩm...), các công trình giao thông, kho tàng, bến bãi, các phương tiện vận tải được mở rộng và xây dựng mới để phục vụ cho sản xuất hàng hoá của các trang trại. Và vì không phải trang trại nào cũng có khả năng tự xây dựng hệ thống này nên cần có những sự giúp đỡ của Nhà nước.

Đi đôi với việc phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất là hệ thống cơ sở phục vụ đời sống nhân dân, hệ thống trường học, trạm xá, chợ, các công trình văn hoá, thể thao... Một số thị tứ đã hình thành cùng với sự phát triển kinh tế trang trại.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 22/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí