Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) - 23


Biên bản 9: Phỏng vấn 9, nữ, Diễn viên


Ngày ghi: 27/3/2022 Người ghi: tác giả luận án

Hỏi: Chào bạn, bạn có thể chia sẻ một chút về hoạt động của nhóm kịch Đời từ khi thành lập cho đến nay?

Trả lời: Nhóm mình thành lập ngày 20/10/2010, có trên 100 thành viên từ 12 năm nay, hiện có 30 cộng tác viên thường xuyên với nhóm. Hiện nhóm diễn ở Hội quán Business Café ở Cung Văn hóa Lao động TP.HCM, 55 B Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Thành, Q.1

Hỏi: Có thể nói, sự xuất hiện của nhóm Đời đã tiên phong cho hình thức kịch cà phê ở thành phố và có thể nói đã làm phong phú thêm cho hoạt động biểu diễn của sân khấu kịch thành phố. Theo bạn, sức hấp dẫn của kịch cà phê là ở điểm nào?

Trả lời: mình không dám nói là tiên phong nhưng Đời là nhóm duy trì lâu đời nhất và còn tồn tại đến bây giờ. Sức hấp dẫn của kịch café là ở chỗ mọi người được thư giãn ở một không gian gần gũi, thân quen. VD như ở Sân khấu kịch 5B cũng không micro, khán giả cũng ngồi gần nhưng vẫn có sự phân chia giữa khán giả và sân khấu. Còn kịch café thì không gian biểu diễn nhỏ hơn, mọi người có thể ngồi bàn xem diễn, uống nước thoải mái. Nó giống như hoạt động acoustic, đơn giản, không nhiều hỗ trợ, đạo cụ, phông màn, cành trí không có. Diễn viên phải diễn làm sao cho khán giả hình dung được đó là không gian ở đâu. Diễn viên kịch café phải là diễn viên cứng nghề, yếu nghề sẽ bị lạc ra liền vì khán giả ngồi sát bên. Khi đó, khán giả thấy được biểu dảm của diễn viên và dễ hòa nhập vào câu chuyện hơn. Điều đó thú vị hơn, khi không có khoảng cách giữa diễn viên và khán giả. Trong khi đó, nếu bạn đi xem kịch bình


thường, bạn ngồi hàng ghế 10,11 là đã xa sân khấu rồi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Hỏi: Trong mùa dịch covid, khi nhiều sân khấu kịch phải đóng cửa suốt nhiều tháng, nhóm kịch Đời của bạn đã có những hình thức linh hoạt để duy trì hoạt động như thế nào?

Trả lời: trong mùa dịch covid, năm thứ 1, mình có hoạt động online, giao lưu với các nghệ sỹ trong nhóm và khách mời, nhờ tiếng nói của các nghệ sỹ đó để kéo lượt view nhiều hơn. Và cũng nhờ các nghệ sỹ đó động viên những người ở tuyến đầu chống dịch hay quý vị khán giả gần xa. Tiếp theo sau đó và kéo sang cả mùa dịch năm thứ 2 là diễn kịch online trên youtube và kênh bigo. Mọi người xem mua vé online chuyển vào quỹ từ thiện của nhóm Đời và nhóm sẽ đi chia sẻ đóng góp cho các hoạt động thiện nguyện

Hỏi: Theo mình được biết, nhóm Đời cũng có lưu diễn ở một số tỉnh.Vậy khi lưu diễn ở các tỉnh thành,nhóm vẫn theo mô hình kịch cà phê hay có sự mở rộng không gian biểu diễn,vd như diễn ở các nhà văn hóa,trung tâm văn hóa?

Trả lời: kịch café có 2 không gian diễn ngoài trời và trong quán café, nhưng nhóm mình hạn chế diễn không gian ngoài trời vì không có micro sẽ loãng, khán giả khó nghe. Nên diễn vở kịch dài thì nhóm sẽ diễn trong không gian kín của quán café . Gần đây cũng có những lời mời nhóm về diễn ở các nhà văn hóa, ở hội trường của các ủy ban nhân dân phường v… nhưng nhóm không thích lắm, vì mô hình nhóm là kịch café, đưa về 1 hội trường lớn là như mô hình của sân khấu rồi, phải dùng micro, phải tách không gian sân khấu với khán giả, giống như một sân khấu thu nhỏ, không còn là kịch café nữa.

Hỏi: Theo bạn, những thuận lợi và hạn chế của hoạt động biểu diễn kịch cà phê là gì?

Trả lời: theo mình không có gì hạn chế hết, vì cơ bản kịch café là những


gì mộc mạc nhất, ngày xưa chỉ diễn với 2 đèn mắt ếch, rọi vào, khi cúp điện thì dùng đèn pin hay đốt đèn cầy diễn bình thường. Kịch café diễn phải theo décor của quán café, mình thấy đây lại càng thú vị hơn, mỗi quán có một décor khác nhau. Cùng một vở kịch đó, nhưng ở mỗi quán café lại xử lý khác nhau, tạo sự thú vị cho cả khán giả và cả diễn viên nữa.

Nếu có hạn chế thì là kịch café chưa diễn nhiều ở các tỉnh, vì đòi hỏi sự đầu tư của quán café. Giá thành phải tính toán cho phù hợp. Những lần nhóm đi diễn tỉnh chi phí rất thấp, chủ quán thậm chí phải bù lỗ thêm. Đi tỉnh phải sắp xếp hai ekip diễn nên cũng khó sắp xếp

Hỏi: Bạn có nghĩ là từ mô hình kịch cà phê, số lượng khán giả được tiếp cận với thể loại kịch nói sẽ tăng lên nhiều hơn? Kịch cà phê góp phần giúp đời sống văn hóa tinh thần ở TP đa dạng hơn?

Trả lời: Lượng khán giả từ sân khấu chuyên nghiệp hay từ những nơi khác tới xem cũng nhiều. Rất nhiều khán giả lần đầu được đi xem trải nghiệm kịch café, ngay cả các em sv của trường SK – ĐA cũng nhiều em mới biết và đi xem kịch café. Kịch café đơn giản, mộc mạc , gần gũi. Gần đây cũng có nhiều nhóm đã lên diễn ở sân khấu, đó là mô hình sân khấu nhỏ rồi, không còn là kịch café nữa.

Sự có mặt của kịch café tất nhiên giúp cho đời sống văn hóa TP thêm đa dạng phong phú.

Xin cám ơn bạn về buổi trò chuyện này.


Biên bản 10: Phỏng vấn 10, nữ, người sáng lập sân khấu TKC và nhà quản lý Hội SK

Ngày ghi: 30/3/2022 Người ghi: tác giả luận án

Hỏi: Với tư cách là người quản lý ở hội sân khấu TP HCM và cũng là người sáng lập sân khấu TKC, chị đánh giá thế nào về tác động của sân khấu kịch nói đối với đời sống văn hóa thành phố HCM trong 10 năm qua?

Trả lời: Sân khấu TP.HCM phát triển 10 năm qua rất mạnh mẽ, chỉ có những năm gần đây do ảnh hưởng dịch covid thì có chậm lại. Nhưng nhìn chung, sân khấu xã hội hóa vẫn phát triển mạnh, các ông bà bầu ở các sân khấu này hoạt động rất say sưa với nhiệt huyết. Bên cạnh đó, đội ngũ tác giả phát triển nhanh. Những năm gần đây, các tác phẩm của họ đi sâu sát vào đời sống, phản ánh đúng và thực nhất thực tại. Khi khán giả đi xem, mình thấy cảm xúc của họ cũng rất thật và nắm bắt được nội dung mà tác phẩm chuyển tải.

Đội ngũ sáng tác đông đảo nên kịch bản cũng đa dạng, nên có sự thoải mái trong việc chọn lựa kịch bản phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khán giả đang cần xem cái gì và phản ánh cái gì. Khi có sự phát triển như thế này thì chị nghĩ rằng cái nhìn, cái xem, cái nhận thức của khán giả, bởi vì họ thấy được chính họ trên sân khấu, chính họ trong cuộc sống. Những điều khán giả thấy trong cuộc sống được đưa lên phản ánh trên sân khấu và những cái khán giả chưa biết giải quyết như thế nào thì trên sân khấu giải quyết được. Đó cũng là một điều thú vị để kéo khán giả đến sân khấu kịch Thành phố.

Hỏi: Theo chị, những tác động đến đời sống văn hóa đó có những điểm tích cực và hạn chế như thế nào?


Trả lời: Điểm tích cực là làm cho thị hiếu khán giả sẽ thoải mái hơn trong sự lựa chọn của mình. Có rất nhiều sự lựa chọn đến những sân khấu để tìm cho mình những tác phẩm mà mình thích, hợp với thị hiếu, sở thích của mình. Bên cạnh đó thì mang đến rất nhiều tư duy mới về cảm nhận, cách nhìn, cách xem của khán giả.

Ngoài ra, có nhiều chủ đề đa dạng được thể hiện trên sân khấu. Đương nhiên là nhà sản xuất sẽ lựa chọn xem điều hiện tại khán giả đang cần bây giờ là gì . Khi đầu tư vào sân khấu thì họ phải có lợi nhuận, phải chiều theo thị hiếu khán giả, chính vì vậy có nhiều cái mới, cái lạ.

Điểm hạn chế: với sự phát triển của các sân khấu để thu lại theo lợi nhuận cũng sẽ có một số sân khấu hơi quá đà nên dẫn đến hiện tượng hạn chế về mặt nghệ thuật, đôi khi làm ảnh hưởng đến sự cảm nhận của khán giả, đấy cũng là một điều chúng ta cần lưu ý để chấn chỉnh lại một số tác phẩm ở sân khấu.

Chúng ta cũng nên đừng say sưa quá với chiến tích của mình mà nên dừng lại một chút để nhìn nhận lại sự việc, nhìn nhận lại tác phẩm của mình đúng chuẩn hay không. Bởi để lâu như thế sẽ ảnh hưởng đến cách xem, cách nhận thức của tác giả. Đến một lúc nào đó họ sẽ quay lại với sân khấu, cũng hy vọng những nhà lãnh đạo, nhà quản lý cùng các anh chị em nghệ sỹ sẽ cảm nhận được điều này và chúng ta cố gắng vượt qua.

Hỏi: Là người sáng lập sân khấu TKC và hiện cũng giữ cương vị quản lý ở Hội Sân khấu Thành phố, theo chị, giải pháp nào cho các sân khấu kịch thành phố để tiếp tục duy trì và phát huy trong bối cảnh hiện nay khi phải cạnh tranh với nhiều loại hình giải trí khác?

Trả lời: Cái đầu tiên chị nghĩ là chúng ta làm một tác phẩm thì phải có trách nhiệm với nó. Trách nhiệm từ nhiều phía. TPHCM cần có những bước phát triển, ưu tiên cho văn hóa, đặc biệt là sân khấu kịch. Hiện tại,


do ảnh hưởng của dịch covid, sân khấu kịch đứng lại, nên cần sự vực dậy của nhiều phía.

Các trại sáng tác cần có những kịch bản đi sâu sát phản ánh đời sống nhân dân, phản ánh đúng mong muốn hiện tại của nhân dân, của xã hội như thế nào. Chúng ta nên có những tác phẩm đột phá, những tác phẩm nói lên nỗi niềm của người dân thành phố là gì. Đó sẽ là điều rất gần gũi với người dân, họ sẽ cảm nhận được ngay.

Dịch covid 2 năm làm ảnh hưởng đến thói quen xem kịch của khán giả, họ không đến xem nữa. Nên điều đầu tiên cần nhất là có những tác phẩm đi sâu đi sát vào suy nghĩ, nguyện vọng của người dân, tập cho họ lại thói quen đến với sân khấu để xem người thật việc thật

Tiếp theo nữa là cơ sở vật chất của các sân khấu. Mọi người hiện giờ phải tự đi tìm. Nhiều sân khấu hạ tầng xuống cấp. Giải pháp là phải có những địa điểm, rạp hát ưu tiên cho sân khấu kịch hay cải lương. Chẳng hạn như có một nhà hát, các sân khấu sẽ bốc thăm để biểu diễn trên cùng một sân khấu đó. Có lịch biểu diễn cho các sân khấu. Hoặc có một rạp hát nào đó với chức năng dành cho các sân khấu chưa có điểm diễn với giá ưu đãi để vực dậy nền sân khấu của thành phố thì các sân khấu sẽ tự tin cho ra đời các tác phẩm phục vụ cho yêu cầu của khán giả bây giờ.Và có một rất quan trọng nữa là các anh chị em nghệ sỹ cũng như các sân khấu hiện tại mong muốn nhà nước đầu tư cho tác phẩm để quảng bá, phục vụ cho người dân xem miễn phí, vd những tác phẩm mang chất lượng Nghệ thuật cao, mang tính tuyên truyền của một sân khấu nào đó sẽ được đầu tư. Khán giả không có điều kiện nhưng rất muốn xem kịch vẫn đến xem được.Đấy cũng là một cách quảng bá văn hóa nghệ thuật đến người dân

*Hỏi: Sân khấu TKC cũng là một sân khấu xã hội hóa. Theo chị, thuận


lợi và khó khăn nhất hiện nay của các sân khấu xã hội hóa là gì ?

* Trả lời: Sân khấu của chị cũng mong được nhà nước có sự quan tâm, đầu tư, ưu tiên đến sân khấu kịch nói chung. Thứ nhất về cơ sở vật chất, thứ 2 về tác phẩm, thứ 3 về con người , cái thứ 4 là sự quảng bá những tác phẩm nghệ thuật của các sân khấu. Họ đã có những đầu tư chất xám vào tác phẩm của mình. Tất nhiên khi quảng bá thì cũng phải có sự xem xét, chắt lọc để xem tác phẩm đó có xứng đáng để quảng bá cho người dân đi xem hay không. Nếu được vậy thì các sân khấu chắc chắn sẽ sẵn sàng đầu tư để cho ra đời những tác phẩm với chất lượng cao.

Xin cám ơn Chị về buổi phỏng vấn này.


PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH


Hình 1 Khán giả xem kịch ở Sân khấu Hoàng Thái Thanh Nguồn fanpage sân khấu 1


Hình 1: Khán giả xem kịch ở Sân khấu Hoàng Thái Thanh [Nguồn: fanpage sân khấu Hoàng Thái Thanh

https://m.facebook.com/hoangthaithanh/posts/10156909998682520]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022