Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) - 22


Biên bản 6: Phỏng vấn 6, nam, khán giả

Nghề nghiệp: bộ đội

Địa chỉ: Tp .Hồ Chí Minh Ngày 20/12/21

Người ghi: tác giả luận án


*Hỏi: Chào anh, anh đi xem kịch đến giờ được nhiều lần chưa ạ?

*Trả lời: Tôi đi xem cũng được 5,6 lần rồi

* Hỏi: Anh hay xem kịch ở sân khấu nào nhất?

* Trả lời: Tôi hay xem ở Hoàng Thái Thanh và Thế giới Trẻ, 4 vở ở Hoàng Thái Thanh, còn lại là ở Thế giới Trẻ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

* Hỏi: Anh có thể có những nhận xét về kịch ở hai sân khấu đã từng xem không ạ?

* Trả lời: Hoàng Thái Thanh thì mạnh về chính kịch. Kịch sâu sắc và hợp với gu của những người tuổi trung niên như tôi. Còn Thế giới Trẻ thì vui nhộn, hài hước, chắc chắn phù hợp với các bạn trẻ

Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) - 22

*Hỏi: Như anh nói thì mỗi sân khấu sẽ có đối tượng khán giả riêng?

* Trả lời: Tất nhiên rồi, nhờ vậy mà kịch thành phố mới đa dạng. Ai thích gu nào, phong cách nào thì đến với sân khấu có phong cách và gu đó

*Hỏi: Nghe anh nói chất giọng Bắc, chắc anh ở miền Bắc vào, vậy khi xem kịch Nam, anh có thích hay không?

* Thích chứ, mỗi nơi có cái hay riêng. Kịch Nam thú vị

* Hỏi: Anh có thể nói rõ một chút về sự thú vị mà anh cảm nhận?

*Trả lời: Kịch gần gũi với cuộc sống, nói những vấn đề đang được xã hội nói đến, nhiều vở nhanh chóng cập nhật theo trend hiện nay. Kịch thể hiện được chất Nam, rất khác biệt về chất với các nơi khác , ví dụ như khác với kịch Bắc.

* Hỏi: Khi xem kịch ở thành phố, anh có thấy đáp ứng được các nhu cầu thưởng


thức của anh không ạ?

* Trả lời: Có chứ! Tính giải trí, tính gần gũi cuộc sống, có thể là cả sự đa dạng về văn hóa vùng miền nữa. Vd như xem một cái là thấy ngay hơi thở, vấn đề của cuộc sống ở thành phố này.

Xin cám ơn anh về cuộc trò chuyện này.


Biên bản 7: Phỏng vấn 7, nữ, diễn viên, Giám đốc NHKSKN

Ngày 24/3/2022

Người ghi: tác giả luận án

Hỏi: Thưa chị, với tư cách là người đứng đầu Nhà hát, hiện nay,hiện tượng nhiều diễn viên,đạo diễn hoạt động cho cùng lúc nhiều sân khấu kịch,đó có phải là do tính thị trường có được từ quá trình xã hội hoá? Hiện tượng này theo chị đem lại thuận lợi hay khó khăn hơn cho hoạt động của các sân khấu kịch thành phố?

Trả lời: Sau nhiều năm gần đây các diễn viên gần như đi vào ổn định, sân khấu nào diễn sân khấu đó, không còn chạy show chỗ này chỗ nọ. Nhưng cũng có trường hợp khi diễn viên bận đi phim cả tháng trời thì mình phải mời những diễn viên tự do. Nhưng đó là các diễn viên thị trường, cũng có sự nổi tiếng cá nhân, xuất hiện nhiều trên youtube và cũng hợp vai thì mình sẽ mời, và các bạn thích sân khấu nào thì về sân khấu đó cộng tác, theo kiểu part time. Đó cũng là cái hay vì hiện giờ cũng không có một quỹ nào tài trợ chính thống cho các bạn kể các các sân khấu chính thống. Và khán giả cũng muốn xem người thật việc thật thế nào khi các bạn diễn ở rạp, trước giờ chỉ xem các bạn đó qua các kênh số, youtube. Khi các bạn này diễn fan của họ sẽ đến rạp xem nhiều hơn.

Hỏi: Xã hội hóa sân khấu kịch ở tp đã diễn ra rất nhiều năm rồi. Điểm tích cực nhất và hạn chế nhất theo chị là gì?

Trả lời: Theo chị điểm tích cực nhất là đề tài đi theo nhịp sống bây giờ. Bây giờ khán giả không xem cái gì nặng nề nữa đâu, lâu lâu xem một lần thôi, tuổi thọ những vở như vậy chỉ tầm đôi ba suất, rồi đem đi cất kho. Khi tổ chức bán vé diễn lại thì quả là một điều cực hình, phải pr, truyền thông, quảng bá, mời gọi để bán vé cho vở văn học đỉnh cao đó, thế thì bây giờ sân khấu xã hội hóa thành phố, linh động nhất, đem lại luồng gió


mới nhất, như trên mạng có gì mới, chúng tôi mang xuống diễn. Chúng tôi viết lại một cách tử tế, đem lại những nhận định, phê phán, thời sự mới nhất hiện nay cho người xem, để họ thấy nghệ thuật giải trí nhưng mà không giải trí, như vậy mới hấp dẫn khán giả đến rạp mua vé xem chúng tôi diễn

Hỏi: NH SKN là một sân khấu đi đầu trong việc thể nghiệm. theo chị, thành công nhất của thể nghiệm là điểm gì?

Trả lời: Nội dung đổi mới đi theo thời cuộc, ngày hôm nay có gì chúng tôi update xuống, đi vào đời sống tâm tư tình cảm, số phận con người, người xem khi xem sẽ không chỉ thấy sự vui vẻ thông thường mà còn sự lắng đọng bằng tài năng diễn xuất. Cả nước chỉ có 1 mình NHSKN. Với Châu Âu thế giới thì nó không lạ. Nó là không gian mở, diễn không micro và bố trí sân khấu nằm giữa hay nằm góc nào cũng được. Người xem hòa lẫn với người diễn viên cho nên lợi thế là sự trải nghiệm trên sự thể nghiệm của người làm nghề. Khán giả có thể bị bất ngờ hay bất chợt theo câu chuyện của đạo diễn hay diễn viên. Đây là thế mạnh của 5B. Và bây giờ thì vẫn phải giữ thể nghiệm và phát triển theo hướng văn minh bây giờ thôi. Cái quan trọng nhất là cần đổi mới để người xem cảm thấy thú vị. Khán giả bây giờ là khán giả 2000 rồi nên phải cập nhật cho họ.

Xin cám ơn sự chia sẻ của chị.


Biên bản 8: Phỏng vấn 8, nam, nhà báo – đạo diễn SK


Ngày 25/3/2022


Người ghi: tác giả luận án


*Hỏi: Là một nhà báo chuyên sâu về mảng sân khấu thành phố, đặc biệt có nhiều bài viết về sân khấu kịch, theo anh, sân khấu kịch có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh?

*Trả lời: Sau ngày đất nước thống nhất, TP HCM có giai đoạn tồn tại đến 22 đoàn cải lương, thời kỳ đó sân khấu cải lương phát triển hưng thịnh. TP HCM lúc đó chỉ có Đoàn kịch nói Kim Cương, Đoàn kịch nói Bông Hồng, Đoàn kịch nói Cửu Long Giang, Đoàn kịch Trẻ TP HCM. Khán giả chưa có thói quen xem kịch, nên sức hút không bằng sân khấu cải lương. Cho đến khi CLB sân khấu thể nghiệm ra đời ngày 1/8/1984 tại trụ sở Hội Sân khấu TP HCM, sau này phát triển thành Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TP HCM (hay còn được gọi là “5B”, chính thức vào ngày 7/7/1997), chiếc nôi nghệ thuật xã hội hóa đầu tiên của TP, nơi đã nuôi dưỡng một nguồn nhân lực mạnh mẽ đó là thế hệ vàng của sân khấu kịch, để rồi từ “anh cả đỏ” 5B các nghệ sĩ thành danh đã đứng ra lập sân khấu riêng theo mô hình xã hội hóa. Từ sự phát triển đa dạng từ nội dung kịch bản, phong cách dàn dựng cho đến đội ngũ diễn viên trẻ được đào tạo tại chỗ, cung cấp thêm bên cạnh nguồn từ trường Nghệ thuật Sân khấu II, sau này là Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM, các thương hiệu kịch đã góp phần hình thành xu hướng mua vé xem kịch của người dân TP HCM. Từ hiệu ứng tích cực này và sức lan tỏa ngày càng rộng khắp của: “5B”, Sân khấu kịch IDECAF, Phú Nhuận, Nhà hát Thế giới trẻ, Kịch Sài Gòn, Hoàng Thái Thanh, Sân khấu Sài Gòn phẵng, kịch Hồng Hạc, Sân khấu kịch Rubik…và phong trào kịch Cà phê với các nhóm kịch: “Đời”, “Bệt”, “Ngũ sắc”, “Gió”, “Phương Nam”… cùng với phong trào “Tiếng cười sân khấu” hay còn gọi là tấu hài tại các sân


khấu tụ điểm, đã cung cấp cho khán giả nhiều sự lựa chọn để đến với bộ môn giải trí. Như vậy, nếu nói sân khấu kịch có ảnh hưởng đến đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, thì chắc chắn bắt nguồn từ văn hóa thích đi xem kịch và mua vé xem kịch, chứ không chỉ xem bằng vé mời như sân khấu miền Bắc. Và từ những kịch bản phản ảnh đời sống, đến hình thức dàn dựng đa dạng, tính chất ngôi sao trong mỗi vở diễn đã tác động đến đời sống văn hóa, lan tỏa tinh thần tích cực suốt nhiều thập niên qua khi nhắc đến thành tựu của sân khấu kịch tại TP HCM.

* Hỏi: Sân khấu kịch nói ở thành phố, theo anh có thể hiện được sự phản ánh hiện thực văn hóa ở thành phố hay chưa? Nếu có, điều này biểu hiện cụ thể như thế nào?

* Trả lời: Điều này được biểu hiện qua mỗi vở diễn. Hầu hết các nghệ sĩ xuất thân từ các sân khấu kịch tại TP HCM giai đoạn hưng thịnh từ 1997 (lấy từ cột mốc “5B” được nâng cấp thành Nhà hát), đến năm 2000, thì nghệ sĩ không đi lệch hướng, nghĩa là họ dấn thân và có sự cống hiến, chứ không chỉ đến với sân khấu, xem cái nghề diễn viên là để kiếm tiền, kiếm danh. Sự hưng thịnh của sân khấu biểu hiện cụ thể qua những vở diễn đỉnh cao, những kịch bản phản ảnh hiện thực cuộc sống, gửi vào đó tính nhân văn, xây dựng đời sống cộng đồng phát triển bền vững và không chạy theo thị hiếu với kịch đồng tính, kịch ma, kịch quỷ, náo kịch xàm xí như những năm sau này. Chính sự tác động tích cực đó đã hình thành tác phong đi xem kịch rất văn hóa của khán giả TP HCM, Liên hoan Sân khấu nhỏ TP HCM lần I năm 1989, đã đúc kết được thành tựu này qua sự tác động của những tác phẩm sân khấu như: “Ba nhà vật lý” (đạo diễn Phùng Nguyên), “Những con thú thủy tinh” (đạo diễn Đoàn Khoa), “Bố mẹ khủng khiếp” (đạo diễn Phú Hải), “Một cuộc đời bị đánh cắp” (đạo diễn Trần Minh Ngọc), “Cô Ê- Ly - Na thân yêu” (đạo diễn Công Ninh), “Giấc mộng


kê vàng” (đạo diễn Nguyễn Thị Minh Ngọc)… Những câu chuyện kịch hình thành nên nếp nghĩ, nếp sinh hoạt và cả sự tác động đến văn hóa đọc, văn hóa nghe và bảo vệ di sản của TP thời đó.

* Hỏi: So với các sân khấu ở phía Bắc, cụ thể như sân khấu kịch nói ở Hà Nội thì phản ánh tính cách văn hóa vùng có phải là điểm nổi trội của sân khấu kịch thành phố HCM?

* Trả lời: Như đã nói, điểm nổi trội của sân khấu kịch TP HCM là bán vé, khán giả mua vé đến xem, tự tiền túi của mình nên được quyền chọn lựa những vở kịch mình thích. Trong khi cho đến hiện nay, khán giả kịch miền Bắc vẫn xem kịch bằng vé mời, có đơn vị công diễn vở mới phát vé mời mà khán giả còn không xem. Đó là hiện tượng cụ thể nhất để phản ảnh tính cách văn hóa vùng miền. Nói đi, phải nói lại. Kịch miền Bắc đa phần là các đơn vị công lập, kinh phí dựng vở do ngân sách Nhà nước cấp, nên họ làm kịch để quảng bá chủ đề, tư tưởng, vở diễn theo đặt hàng của Nhà nước. Việc phát vé mời là đương nhiên vì nghệ sĩ được nhận lương của Nhà nước phải phục vụ khán giả. Dần dà trở thành thói quen. Còn kịch tại TP HCM đa phần là sân khấu tư nhân, đi theo mô hình xã hội hóa nên vở diễn phải đáp ứng tính thị trường, thuận mua – vừa bán. Đó là biểu hiện văn hóa rõ nét nhất.

* Hỏi: Cũng là một đạo diễn sân khấu, anh nhận xét như thế nào về công tác đạo diễn hiện nay ở các sân khấu kịch thành phố?

* Trả lời: Công tác đạo diễn sân khấu kịch và cải lương hiện nay hình thành trên khuynh hướng đa dạng trong cách thể hiện. Đội ngũ đạo diễn trẻ có nhiều tư duy sáng tạo, tìm tòi, liên tục đổi mới để thích ứng với nhu cầu, sự đòi hỏi của công chúng về vở diễn. Ở sân khấu kịch sự phát triển rõ nét hơn vì thế hệ trẻ được cập nhật phương pháp dàn dựng từ các nước tiên tiến, qua các nền tảng số có thể tham khảo và chọn lọc cách dàn dựng cho vở diễn của mình. Còn đạo


diễn sân khấu cải lương đang thiếu do hiếm có người theo học và sàn diễn của bộ môn này ngày càng bị thu hẹp, hầu hết chỉ tái dựng vở cũ, hiếm dựng vở mới nên công tác đạo diễn sân khấu cải lương chưa đúc kết nhiều phương pháp dàn dựng mới.

* Hỏi: Anh nhận định như thế nào về những thuận lợi cũng như thách thức đang đặt ra cho sân khấu kịch thành phố trong bối cảnh hiện nay?

* Trả lời: Sau đại dịch Covid -19, kinh tế ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, khán giả còn dè dặt khi đến với sân khấu nên sẽ còn phải đối mặt với thử thách rất lâu dài. Thuận lợi chính là sự đồng lòng, dịch bệnh đã khiến nghệ sĩ trăn trở, tư duy, tìm cách tháo gỡ để vở diễn ra mắt xứng đáng với sự chọn lựa của công chúng. Còn thách thức chính là sự cạnh tranh của quá nhiều sản phẩm trên nền tảng số mà phục vụ không mất tiền, có đủ ngôi sao, những nghệ sĩ tên tuổi, nên sàn diễn bị chi phối. Do đó, để khán giả đến với sân khấu, hình thành nếp văn hóa đến rạp xem kịch, thì vở diễn phải liên tục được đổi mới từ kịch bản đến hình thức dàn dựng và dàn diễn viên phải tinh tế trong diễn xuất, xử lý đồng thời vận dụng nhiều sáng tạo được cập nhật từ công nghệ số mới mong thu hút khán giả đến rạp.

Xin cám ơn anh đã trả lời những câu hỏi phỏng vấn này.

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí