Hoàn thiện các hình thức bảo đảm tín dụng.
Bảo lãnh: Bảo lãnh giúp ngân hàng yên tâm hơn về khoản vay, giảm thời gian, chi phí để tìm hiểu khách hàng. Tuy nhiên, rủi ro có thể xảy ra do chính người bảo lãnh, vì vậy ngân hàng cần xác định tư cách của người bảo lãnh: có đủ tư cách pháp nhân, đủ điều kiện và khả năng thanh toán khoản vay được bảo lãnh.
Thế chấp: Tài sản thế chấp phải đảm bảo đủ các yêu cầu sau: Phải có đủ giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đi vay, không thuộc loại pháp luật cấm buôn bán, chuyển nhượng, không phải là tài sản thế chấp ở ngân hàng khác hay có tranh chấp. Tài sản phải có giá trị hành hóa khi phát mại. Khi xét đến giá trị của tài sản, ngân hàng phải dự báo giá trị của nó tại thời điểm khoản vay hết hạn.
Cầm cố: Cầm cố tài sản là việc bên vay đưa tài sản của mình cho ngân hàng giữ để đảm bảo cho việc trả nợ. Việc đánh giá và định giá tài sản cầm cố như tài sản thế chấp. Khác với thế chấp, tài sản cầm cố chỉ là động sản thuộc quyền sở hữu của bên vay và bán được trên thị trường, có thể là các chứng từ có giá.
Tín chấp: Đối với những khách hàng có quan hệ thường xuyên với ngân hàng, được ngân hàng xếp vào nhóm khách hàng có quan hệ tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh được đánh giá tốt, có lãi và có khả năng thanh toán các khoản vay đúng hạn, có tiền gửi thường xuyên đủ khả năng trả nợ và lãi trong từng kỳ hạn thì ngân hàng có thể cho vay theo phương thức tín chấp. Tuy nhiên, ngân hàng cần đánh giá kỹ khách hàng và các thông tin trong quá khứ và hiện tại về ngân hàng để có quyết định đúng đắn.
Hiện đại hóa ngân hàng: Hiện đại hóa ngân hàng là tất yếu của hệ thống ngân hàng trong xu thế hội nhập ở nước ta hiện nay. BIDV cần nhanh chóng triển khai hệ thống hiện đại hóa để có sự liên kết thông tin giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống và khác hệ thống. Như thế, hoạt động ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng sẽ diễn ra thuện lợi, ít rủi ro hơn.
Hoàn thiện bộ máy tổ chức: Một ngân hàng với bộ máy tổ chức cồng kềnh, chồng chéo sẽ là nguồn gốc phát sinh RRTD. Vì vậy, BIDV cần cơ cấu lại bộ máy tổ chức theo hướng tách bạch các phòng chức năng, phân rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận cũng như thiết lập các nhóm hoặc phòng chuyên môn cho từng nghiệp vụ.
Chứng khoán hóa các khoản vay: Đây là một kỹ thuật tài chính mang lại nhiều lợi nhuận cho nhiều ngân hàng trên thế giới. Chứng khoán hóa các khoản vay được hiểu đơn giản là việc bán ra thị trường các chứng khoán phát hành dựa trên chính các khoản vay. Chứng khoán hóa các khoản vay giúp ngân hàng đa dạng hóa danh mục cho vay. Sở dĩ chứng khoán hóa nâng cao chất lượng tín dụng, giảm RRTD vì đòi hỏi ngày càng cao của nhà đầu tư vào chứng khoán đã tạo cơ chế chọn lọc tự động, đòi hỏi các khoản vay phải có chất lượng đáp ứng các yêu cầu về quy mô tín dụng, lãi suất, thời hạn...
KẾT LUẬN
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng Cao Chất Lượng Đánh Giá Khách Hàng Và Lượng Hóa Rrtd
- Tăng Cường Kiểm Soát, Quản Lý Hoạt Động Tín Dụng Và Rrtd.
- Rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dung tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, ngành ngân hàng Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Một trong những thách thức đó là rủi ro tín dụng. Do vậy, việc nghiên cứu rủi ro tín dụng và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng có vai trò sống còn đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, khóa luận đề cập đến một số vấn đề sau:
Thứ nhất, khái quát các lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại. Tìm hiểu một số mô hình phân tích, đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng ở một số nước trên thế giới.
Thứ hai, nghiên cứu và phân tích hoạt động tín dụng và thực trạng rủi ro tín dụng của BIDV trong giai đoạn 2003 - 2006 và quý I năm 2007. Qua đó, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại BIDV.
Thứ ba, trên cơ sở đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng của BIDV, khóa luận đã đề xuất một số giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng đối với BIDV.
Những giải pháp đề xuất trong khóa luận chỉ đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung. Tuy vậy, những giải pháp này có thể phát huy tác dụng tích cực nếu có sự nổ lực phấn đấu của bản thân BIDV cũng như sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp liên quan trong quá trình thực hiện.
Rủi ro tín dụng là một vấn đề phức tạp và đa dạng, và do còn nhiều hạn chế về thời gian và hiểu biết nên khóa luận không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và những người quan tâm để có thể hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu của mình.
Em xin trân trọng cám ơn các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt là PGS.TS Vũ Sỹ Tuấn đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
I. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) 3
1. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NHTM 3
2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM 5
2.1. KHÁI NIỆM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 5
2.2. NGUYÊN TẮC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 6
2.3. PHÂN LOẠI TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 6
2.4. VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 11
II. RỦI RO TÍN DỤNG (RRTD) ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 13 1. KHÁI NIỆM RỦI RO TÍN DỤNG 13
2. PHÂN LOẠI RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 15
2.1. DỰA VÀO TÍNH CHẤT CỦA RRTD 15
2.2. DỰA VÀO CÁCH PHÂN LOẠI NỢ TÍN DỤNG 15
3. CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 16
3.1. NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN TỪ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 16
3.2. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN TỪ PHÍA NGƯỜI ĐI VAY 18
3.3. NGUYÊN NHÂN TỪ CHỦ QUAN PHÍA NGÂN HÀNG 19
3.4. NGUYÊN NHÂN TỪ PHÍA CÁC TÀI SẢN ĐẢM BẢO 21
4. ẢNH HƯỞNG CỦA RRTD ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ NỀN KINH TẾ 22
4.1. ẢNH HƯỞNG RRTD ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 22
4.2. ẢNH HƯỞNG RRTD ĐẾN NỀN KINH TẾ 23
5. CÁC TIÊU CHÍ VÀ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ VÀ LƯỢNG HÓA RRTD 23
5.1. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ RRTD 23
5.2. MỘT SỐ MÔ HÌNH LƯỢNG HÓA RRTD 26
5.2.1. MÔ HÌNH ĐIỂM SỐ Z ( ALTMAN) 26
5.2.2. MÔ HÌNH XÁC SUẤT TUYẾN TÍNH 28
5.2.3. MÔ HÌNH ĐIỂM SỐ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG 29
III. KINH NGHIỆM HẠN CHẾ RỦI RO Ở 1 SỐ NƯỚC 31
1. KINH NGHIỆM CỦA THÁI LAN 31
2. KINH NGHIỆM CỦA CHLB ĐỨC 33
3. KINH NGHIỆM CỦA HÀN QUỐC 34
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 35
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV 36
1. KHÁI QUÁT VỀ BIDV 36
1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BIDV 36
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC 36
1.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CỦA BIDV GIAI ĐOẠN 2003-2006 37
2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA BIDV 40
2.1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN 40
2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN 43
II. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV 48
1. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV 48
1.1. TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TẠI BIDV 48
1.1.1. NQH THEO THỜI HẠN CHO VAY 50
1.1.2. NQH THÀNH PHẦN KINH TẾ 52
1.2. TÌNH HÌNH NỢ DƯỚI TIÊU CHUẨN TẠI BIDV 54
1.3. TÌNH HÌNH NỢ NGHI NGỜ TẠI BIDV 56
1.4. TÌNH HÌNH NỢ KHÔNG THU HỒI ĐƯỢC TẠI BIDV 57
1.5. TÌNH HÌNH NỢ XẤU TẠI BIDV 59
1.6. TÌNH HÌNH TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG 63
2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RRTD TẠI BIDV 65
2.1. NHỮNG KẾT QUẢ MÀ BIDV ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 65
2.2. NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 66
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN 72
DỤNG TẠI BIDV 72
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BIDV TRONG XU THẾ HỘI NHẬP .72 1. MỤC TIÊU CỦA BIDV GIAI ĐOẠN 2007-2010 72
2. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG CỦA BIDV 73
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV 74
1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VĨ MÔ 74
1.1. VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC 74
1.2. VỀ PHÍA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 76
2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VI MÔ 78
2.1. XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG HỢP LÝ, KHOA HỌC .78
2.2. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG VÀ LƯỢNG HÓA RRTD 80
2.3. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ 87
2.4. TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RRTD. 88
2.5. THỰC HIỆN PHÂN TÁN VÀ TỐI THIỂU HÓA RỦI RO TÍN DỤNG 94
2.6. KẾT HỢP HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG.
..............................................................................................................96
2.7. SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH 98
2.7.1. HOÁN ĐỔI TỔNG THU NHẬP (TOTAL RETURN SWAPS - TRS) 98
2.7.2. HOÁN ĐỔI TÍN DỤNG (CREDIT SWAPS). 100
2.7.3. HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN TÍN DỤNG (CREDIT OPTIONS).
........................................................................................................101
2.8. ÁP DỤNG NGHIỆP VỤ MUA BÁN CÁC KHOẢN TÍN DỤNG
............................................................................................................ 103
2.9. CÁC BIỆN PHÁP KHÁC 103
KẾT LUẬN 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
PHỤ LỤC