2.3.2.2. Thực trạng thực hiện các hình thức rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên
Trong câu hỏi số 8, chúng tôi nêu lên một số hình thức tổ chức cho sinh viên RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH mà giảng viên, giáo viên và sinh viên đã thực hiện để hình thành KN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên. Chúng tôi yêu cầu các đối tượng khảo sát đánh giá về mức độ sử dụng của các hình thức. Kết quả nghiên cứu được thống kê trong bảng sau:
Bảng 2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện các hình thức rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên
Hình thức rèn luyện | Giảng viên | Sinh viên | Giáo viên | Tổng | |||||
ĐTB | MĐ | ĐTB | MĐ | ĐTB | MĐ | ĐTB | TB | ||
1 | Thông qua tổ chức hoạt động dạy học | 2,21 | 2 | 2,17 | 2 | 2,2 | 2 | 2,19 | 1 |
2 | Thông qua hoạt động thực tế, thực tập sư phạm | 2,07 | 2 | 1,89 | 2 | 2,0 | 2 | 1,96 | 3 |
3 | Thông qua hội thi NVSP hàng năm | 2,13 | 2 | 2,03 | 2 | 2,1 | 2 | 2,07 | 2 |
4 | Thông qua hoạt động tự rèn luyện của SV | 1,76 | 2 | 1,81 | 2 | 1,86 | 2 | 1,83 | 4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Yêu Cầu Sư Phạm Đối Với Rlkn Thiết Kế Bài Giảng Theo Hướng Dhth Cho Sinh Viên
- Một Số Đặc Điểm Tâm Lí Của Sinh Viên Ngành Giáo Dục Tiểu Học Trường Cđsp Thái Nguyên
- Nhận Thức Của Sinh Viên Trường Cđsp Thái Nguyên Về Nội Dung Rèn Luyện Kĩ Năng Thiết Kế Bài Giảng Theo Hướng Dhth
- Đánh Giá Nguyên Nhân Của Thực Trạng Rlkn Thiết Kế Bài Giảng Theo Hướng Dhth Cho Sinh Viên Trường Cđsp Thái Nguyên
- Đa Dạng Hóa Các Hình Thức Rèn Luyện Kỹ Năng Thiết Kế Bài Giảng Theo Hướng Dhth Cho Sinh Viên Ở Trường Cđsp Thái Nguyên
- Đổi Mới Chương Trình Thực Tế, Thực Tập Sư Phạm Tại Các Trường Phổ Thông Theo Hướng Chú Trọng Rlkn Dhth Cho Sinh Viên
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
Theo kết quả thống kê trong bảng 2.3, các hình thức mà các đối tượng khảo sát thực hiện để RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên chỉ ở mức độ trung bình và thấp, tức đôi khi hoặc không bao giờ thực hiện các biện pháp này.
Cụ thể:
- Việc tổ chức RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên thực hiện chủ yếu “Thông qua tổ chức hoạt động dạy học” xếp ở vị trí số 1 với ĐTB: 2,19. Bởi trực tiếp rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên cần phải kể đến các môn học thuộc các bộ môn phương pháp giảng dạy và RLNVSPTX. Vì trong quá trình học tập các học
phần này sinh viên sẽ được hướng dẫn của giảng viên để có nhận thức về dạy học tích hợp, về quy trình tổ chức DHTH là cơ sở để thực hiện các yêu cầu thiết kế bài giảng theo hướng DHTH. Tuy vậy, hình thức này cũng chỉ đôi khi mới thực hiện nên vẫn ở mức độ trung bình. Khi trao đổi với giảng viên phụ trách giảng dạy các học phần này, chúng tôi nhận thấy rằng mặc dù đây là môn học trực tiếp rèn kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên song lớp học thì khá đông. Ngay cả việc hình thành những kĩ năng dạy nói chung cũng gặp khó khăn. Cô T.T.H cho biết “Chúng tôi cố gắng tạo điều kiện để mỗi sinh viên ít nhất một lần được tập giảng để thể hiện giáo án mình đã chuẩn bị” nên rất ít khi chúng tôi tập trung riêng vào kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH.
- Hoạt động thực hành, thực tập sư phạm là điều kiện, là cơ hội để sinh viên được tiếp xúc trực tiếp với thực tiễn giáo dục phổ thông đa dạng và phong phú. Thực tiễn này giúp sinh viên tích lũy được nhiều kinh nghiệm, được trải nghiệm và rèn luyện nhiều kỹ năng tổng hợp. Do đó nếu tăng cường hướng dẫn sinh viên rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp trong quá trình thực hành, thực tập sư phạm chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao. Mặc dù quan trọng như vậy song việc thực hiện hình thức này được tiến hành cũng chỉ diễn ra đôi khi với ĐTB: 1,96. Trong chương trình đào tạo GVTH có 2 đợt TTSP và cũng là 2 cơ hội duy nhất để sinh viên được trải nghiệm thực tế những kĩ năng mà mình đã rèn luyện được. Sau mỗi đợt TTSP như vậy, sinh viên nhận thấy rằng cần nhiều thời gian hơn nữa để được học nghề. Trong một lần gặp mặt sinh viên N.T.L vào buổi tổng kết TTSP, em không ngại chia sẻ “Mặc dù TTSP rất vất vả nhưng với chúng em lại hết sức cần thiết. Bước vào môi trường thực tiễn em mới thấy đổi mới của giáo dục hiện nay. Em thấy rõ xu hướng DHTH đang được triển khai trong nhà trường. Song tiếc rằng em chưa được thực hành nhiều. Nếu được em mong muốn nhà trường tạo điều kiện hơn nữa để chúng em có nhiều thời gian hơn để rèn nhiều kĩ năng được tốt hơn, em không ngại tiếp cận với những đổi mới”.
- Một trong những hoạt động được tổ chức ở trường CĐSP đó là “Hội thi NVSP”. Tổ chức hội thi này là một sân chơi để sinh viên thể hiện hiểu biết cũng như năng lực sư phạm của bản thân, qua đó giúp sinh viên tự nhận thức được những
kĩ năng đã hình thành đồng thời đúc rút các kinh nghiệm để có thể rèn luyện kĩ năng tốt hơn, trong đó có kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho nên đây cũng là biện pháp góp phần rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng cho SV. Tuy nhiên khi phỏng vấn trực tiếp cô H.M.L trưởng khoa Tiểu học Mầm non, chúng tôi nhận thấy trong hội thi có phần thi giảng của các em sinh viên, song các bài dạy tích hợp thì rất ít, các em sinh viên thiết kế các bài giảng chủ yếu tập trung vào kiến thức và kĩ năng của môn học mà chưa chú trọng đến hướng tích hợp. Vì vậy, hình thức này cũng chỉ được tiến hành thực hiện ở mức độ trung bình.
- Hình thức “Thông qua hoạt động tự rèn luyện của sinh viên”. Đây là hình thức quyết định chất lượng và hiệu quả hoạt động rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH. Song các đối tượng đánh giá chỉ ở mức độ trung bình nhưng điểm số không cao (1,83). Kết quả này hoàn toàn thống nhất với mức độ tự rèn luyện của sinh viên.
Như vậy mặc dù nhận thức đầy đủ về các hình thức tổ chức RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH song mức độ thực hiện các hình thức này còn thấp nên hiệu quả RLKN thiết kế bài giảng chưa cao. Điều này do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Thực trạng này là cơ sở để đề xuất các biện pháp RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên.
Chúng tôi tiếp tục sử dụng câu hỏi số 9, câu số 10 để tìm hiểu về thái độ tham gia cũng như mức độ tự rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH của sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên.
Theo kết quả thống kê câu hỏi số 9, các giảng viên đánh giá sinh viên của mình tham gia rèn luyện với thái độ thích thú, tích cực là 7 ý kiến (46,6%), thái độ bình thường là 5 ý kiến (33,3%); 3 giảng viên (2%) đánh giá sinh viên của mình không tích cực. Trong khi trao đổi với cô giáo P.T.H.O, cô cho biết: “Mặc dù thời lượng học tập chi phối, song chúng tôi cũng cố gắng cập nhật những nội dung mới vào chương trình, đặc biệt về DHTH hiện nay. Khi trao đổi những nội dung này sinh viên rất tích cực, chăm chú. Song vì là một vấn đề khá mới mẻ với SV nên các em còn rụt rè, lo lắng không dám xung phong thiết kế các bài giảng tích hợp. Khi được giao, các em chấp hành nghiêm túc theo đúng yêu cầu của giảng viên
nhưng quá trình thực hiện lại khó khăn. Chính vì vậy ý thức tự rèn luyện của SV còn yếu. Kết quả này được phản ánh qua câu trả lời của câu hỏi số 7, 13/15 giảng viên đánh giá sinh viên tự rèn luyện chỉ ở mức độ “đôi khi” rèn luyện, còn lại đánh giá sinh viên không bao giờ rèn luyện. Không có giảng viên nào đánh giá SV của mình tự rèn luyện một cách “thường xuyên”.
- Giáo viên hướng dẫn thực tập sư phạm tại các trường Tiểu học cũng có những nhận định chung như giảng viên. Họ khẳng định rằng: Trong 3 tuần thực tập sư phạm 1 vì thời gian ngắn cho nên chúng tôi chỉ mới cho các em tập dượt ban đầu với việc thiết kế các bài giảng TH, chủ yếu chỉ cho các em tham khảo các mẫu bài giảng TH và dự giờ, vì các kĩ năng của các em còn rất yếu. Nếu yêu cầu thiết kế bài giảng quá cao sẽ làm cho các em mất tự tin, lo lắng, ảnh hưởng tới kết quả chung của cả quá trình.
- Còn sinh viên đánh giá thái độ của mình ở các mức độ khác nhau Chỉ có 50 sinh viên (33,33%) tự đánh giá mình thích thú, tích cực với hoạt động rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng tích hợp. Số sinh viên này chủ yếu tập trung vào cán bộ lớp và một số tiêu biểu của lớp thích tiếp cận với những vấn đề mới. Tỷ lệ sinh viên đánh giá có thái độ bình thường khi tham gia rèn luyện rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH khá cao: 91 sinh viên (60,67%), 9 sinh viên (6%) cho rằng mình không thích.
Về mức độ tự rèn luyện: Không có sinh viên nào đánh giá ở mức thường xuyên; 127 SV chiếm 84,67 % tự đánh giá mức độ tự rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH là “đôi khi”. Số còn lại: 23 sinh viên (chiếm 15,33%) tự đánh giá “không bao giờ rèn luyện”. Đó là kết quả khảo sát từ tổng hợp câu trả lời của câu 10. Khi giải thích, SV không bao giờ rèn luyện cho rằng không bao giờ được tiếp cận với các bài dạy TH vì không phải bài nào cũng TH mà chỉ thiết kế các bài dạy thông thường, có ý kiến giải thích là sợ không dám nhận soạn các bài TH, có ý kiến cho rằng các bài dạy TH khó quá, không thiết kế được nên cứ bơ đi cho xong. Chúng tôi nhận thấy đó là những ý kiến đánh giá rất trung thực và có trách nhiệm của các em. Vì sinh viên chưa được tiếp cận nhiều DHTH, nhận thức về rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH chưa đầy đủ thì khó có hứng
thú, có thái độ tích cực trong việc rèn luyện kỹ năng này được. Do đó để nâng cao hiệu quả rèn luyện rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH nhất định phải tìm kiếm các giải pháp nâng cao hứng thú, thái độ tích cực học tập, rèn luyện cho sinh viên.
2.3.2.3. Mức độ đạt được các kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp của sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên
Chúng tôi tiến hành khảo sát đánh giá của giảng viên và giáo viên về kết quả các kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH mà sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên đã đạt được và tự đánh giá của sinh viên về mức độ đạt được các KN thiết kế bài giảng của bản thân qua câu hỏi số 11. Kết quả được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 2.4. Tổng hợp mức độ đạt được các kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH của sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên
Kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp | Giảng viên | Sinh viên | GV | Tổng | |||||
ĐTB | MĐ | ĐTB | MĐ | ĐTB | MĐ | ĐTB | TB | ||
1 | KN phân tích kế hoạch nội dung, chương trình các môn học | 1,93 | 2 | 2,3 | 2 | 2,35 | 2 | 2,28 | 4 |
2 | KN xác định mục tiêu bài học TH | 2,33 | 2 | 2,41 | 2 | 2,2 | 2 | 2,23 | 6 |
3 | KN thiết kế các hoạt động dạy học | 1 ,67 | 1 | 1,67 | 1 | 1,65 | 1 | 1,66 | 8 |
4 | Kĩ năng lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học sử dụng trong bài học TH | 2,25 | 2 | 2,22 | 2 | 2,0 | 2 | 2,20 | 7 |
5 | KN phân phối thời gian cho từng công việc, từng phần bài giảng TH | 2,73 | 3 | 2,82 | 3 | 3,2 | 3 | 2,87 | 2 |
6 | KN dự kiến tình huống sư phạm trong DHTH | 2,35 | 2 | 2,26 | 2 | 2,15 | 2 | 2,26 | 5 |
7 | KN trình bày bài dạy tích hợp | 3,2 | 3 | 2,84 | 3 | 3,15 | 3 | 2,89 | 1 |
8 | KN rút kinh nghiệm sau khi thiết kế bài giảng TH | 3,01 | 3 | 2,73 | 3 | 2,65 | 3 | 2,75 | 3 |
Theo kết quả thống kê ở bảng trên trong 8 KN thuộc hệ thống kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH mà chúng tôi đề cập tới SV chỉ đạt được chủ yếu ở mức độ thấp và trung bình, chỉ có 3/8 KN đạt được ở mức độ khá. Cụ thể như sau:
- Các đối tượng khảo sát đều đánh giá kĩ năng thiết kế các hoạt động dạy học là kĩ năng yếu nhất trong các KN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH với ĐTB: 1,66 – xếp thứ bậc 8. Điều cơ bản nhất của giáo viên trong tổ chức DHTH là tổ chức các hoạt động đưa người học vào các tình huống để họ huy động tri thức, kinh nghiệm vào lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ năng. Do vậy, thiết kế bài giảng đòi hỏi giáo viên cần thiết kế được các hoạt động phù hợp với yêu cầu trên. Song khả năng này của sinh viên còn hạn chế, các em chủ yếu chỉ biết làm theo mẫu các bài giảng mà chưa biết cách vận dụng linh hoạt vào các bài tích hợp khác nhau. Khi đàm thoại với sinh viên, chúng tôi nhận thấy các em phụ thuộc nhiều vào các tài liệu hướng dẫn thiết kế bài giảng các môn học mà chưa có sự vận dụng sáng tạo. Vì vậy khi thiết kế bài giảng tích hợp các em lung túng chưa biết xây dựng các hoạt động dạy học như thế nào cho phù hợp, sáng tạo. Việc đặt tên cho hoạt động chưa phù hợp, các hoạt động sắp xếp còn thiếu logic, quy trình tổ chức các hoạt động còn lộn xộn.
- Các kĩ năng được đánh giá ở mức độ trung bình là các KN phân tích kế hoạch nội dung, chương trình các môn học; KN xác định mục tiêu bài học TH; KN lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học sử dụng trong bài học TH; KN dự kiến tình huống sư phạm trong DHTH. Cùng xếp ở mức độ trung bình nhưng trong đó, KN lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học sử dụng trong bài học TH xếp vị trí thứ 7 với ĐTB: 2,2. Điều này hoàn toàn phù hợp vì trong các hoạt động dạy học sẽ thể hiện được những phương pháp và hình thức mà giáo viên sẽ sử dụng trong bài dạy song sinh viên thiết kế hoạt động còn yếu, các em rất khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp. Điều này càng khó khăn hơn trong tổ chức dạy học tích hợp vì nó đòi hỏi phương pháp, hình thức phải phát huy được tính sáng tạo, tích cực của người học như phương pháp dạy học dự án, phương pháp dạy học bằng tình huống…song sinh viên khi thiết kế bài giảng theo hướng DHTH còn nặng về các PPDH truyền thống, chủ yếu phương pháp tập trung vào hoạt động của giáo viên như thuyết trình, vấn đáp…. Sinh viên còn lúng túng trong việc xác định mục tiêu bài học tích hợp, sinh viên đã chỉ ra được các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ song
chưa thể hiện được mục tiêu tích hợp. Cho nên các đối tượng khảo sát đánh giá mức độ đạt được kĩ năng này của sinh viên thấp ở vị trí số 6.
Ví dụ: Trong giáo án “Bài 14: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng Lớp 1” của sinh viên Nguyễn Hương Giang lớp Tiểu học K13C xác định mục tiêu bài học như sau:
“- Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con người, nhận thức được cần phải bảo vệ cây và hoa nơi công cộng”. Cách viết mục tiêu của sinh viên này còn chung chung “nắm, nhận thức được”, trong mục tiêu trên chưa thấy được mục tiêu của việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào bài học này.
Trong quá trình quan sát sinh viên thiết kế bài giảng có tích hợp chúng tôi nhận thấy sinh viên còn mơ hồ, phân tích nội dung các môn học còn sơ sài, chưa biết lựa chọn nội dung và mức độ tích hợp nào cho phù hợp mà chủ yếu dựa vào sự gợi ý của giảng viên cho nên KN phân tích kế hoạch nội dung, chương trình các môn học chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình với 2,28 điểm. Một trong những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thiết kế bài giảng đó là khả năng dự kiến các tình huống xảy ra trong quá trình tổ chức DHTH của sinh viên. Sinh viên mới chủ yếu đề cập đến những câu trả lời của người học căn cứ vào các câu hỏi của giáo viên nhưng trong thực tế tổ chức DHTH lại khác. Trong tổ chức DHTH, tình huống đa dạng, phức tạp hơn rất nhiều bởi quá trình tổ chức DHTH đòi hỏi giáo viên tổ chức học cho học sinh qua con đường tìm kiếm, trải nghiệm, khám phá để tự chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng và các năng lực. Vì vậy, KN này cũng chỉ đạt ở mức độ trung bình.
- Chỉ có 3/8 kĩ năng (KN phân phối thời gian cho từng công việc, từng phần bài giảng TH; KN rút kinh nghiệm sau khi thực hiện giáo án; KN trình bày bài dạy tích hợp) được đánh giá ở mức độ khá. Khi nghiên cứu một số giáo án tích hợp của sinh viên, chúng tôi nhận thấy sinh viên có kĩ năng trình bày giáo án khá tốt, đầy đủ cấu trúc của một giáo án, trong giáo án thể hiện đầy đủ: Mục tiêu bài học, chuẩn bị của giáo viên, các hoạt động, tổng kết, hướng dẫn; trong giáo án đã có sự phân chia thời gian cho từng hoạt động cụ thể, làm cơ sở để giáo viêneo dõi tiến trình dạy học trên lớp. Trong quá trình dự giờ sinh viên tập giảng các bài dạy tích hợp, chúng tôi thấy sau mỗi tiết dạy sinh viên đã tổ chức rút kinh nghiệm, tự nhận xét bản thân, nhận xét lẫn nhau để điều chỉnh giáo án cho phù hợp.
2.3.2.4. Thực trạng về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên
Mức độ đạt được các kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH của sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên như trên là do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Chúng tôi tiếp tục khảo sát thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên với câu hỏi số 12. Đồng thời kết hợp với phương pháp trao đổi với các cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách các phòng, ban trong trường CĐSP Thái Nguyên. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.5. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên
Các yếu tố ảnh hưởng | Giảng viên | SV | GV | Tổng | |||||
ĐTB | TB | ĐTB | TB | ĐTB | TB | ĐTB | TB | ||
1 | Nhận thức của GV, SV về DHTH, tầm quan trọng của RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH | 2,27 | 3 | 2,45 | 3 | 2,25 | 4 | 2,41 | 3 |
2 | Động cơ RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH của SV | 2,2 | 4 | 2,3 | 4 | 2,65 | 2 | 2,33 | 4 |
3 | Phương pháp tổ RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH của GV | 2,53 | 2 | 2,59 | 2 | 2,4 | 3 | 2,56 | 2 |
4 | Đổi mới của trường phổ thông và trường CĐSP | 2,0 | 6 | 1,87 | 6 | 2,0 | 6 | 1,89 | 6 |
5 | Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH | 1,87 | 7 | 1,6 | 7 | 1,8 | 7 | 1,67 | 7 |
6 | Tính tích cực rèn luyện của sinh viên | 2,73 | 1 | 2,73 | 1 | 2,85 | 1 | 2,64 | 1 |
7 | Sự phối hợp giữa trường CĐSP với trường phổ thông trong hoạt động RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho SV. | 2,07 | 5 | 2,19 | 5 | 2,15 | 5 | 2,17 | 5 |