Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 2

pháp cụ thể nhằm khắc phục những vi phạm, sai lầm trong việc quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và pháp luật về quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục và thực tiễn hoạt động quyết định hình phạt đối với các tội phạm xâm phạm tình dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Luận văn đề xuất những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự và bảo đảm hiệu quả quyết định hình phạt đối với các tội phạm này trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích trên đây, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau

đây:

- Phân tích các khái niệm về hình phạt, quyết định hình phạt và quyết định

hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục; nguyên tắc, căn cứ quyết định hình phạt; vai trò và ý nghĩa của quyết định hình phạt đúng đối với các tội phạm xâm phạm tình dục.

- Đánh giá thực tiễn hoạt động quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, chỉ ra những điểm mạnh cũng như những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về các tội xâm phạm tình dục và lý luận về QĐHP đối với các tội xâm phạm tình dục; những quy định của BLHS năm 2015 về quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục và thực tiễn quyết định hình phạt đối với các tội phạm này.

Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 2

Phạm vi nghiên cứu:

- Địa điểm nghiên cứu: Trên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2015 đến năm 2020.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục.

Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:

- Phương pháp phân tích diễn dịch, quy nạp, thống kê, tổng hợp được sử dụng xuyên suốt luận văn để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê, so sánh và nghiên cứu bản án điển hình được sử dụng để giải quyết, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật và kiến nghị giải pháp hoàn thiện.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận và hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục.

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu trong Luận văn góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện công tác xét xử và quyết định hình phạt đúng đối với các tội xâm phạm tình dục nói chung và trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng.

Kết quả nghiên cứu của đề tài còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên đang học tập tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật, cho những người nghiên cứu cũng như những người làm công tác thực tiễn và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này.

7. Kết cấu của luận văn

Chương 1: Những vấn đề chung về quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục

Chương 2: Thực tiễn quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục tại tỉnh Đồng Nai

Chương 3: Một số giải pháp bảo đảm quyết định hình phạt đúng đối với các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC


1.1. Khái niệm hình phạt và quyết định hình phạt

1.1.1. Khái niệm hình phạt

Hình phạt là một trong những khái niệm cơ bản của luật hình sự. Dưới góc độ lập pháp, khái niệm hình phạt lần đầu tiên được định nghĩa trong Bộ luật Hình sự năm 1999 tại Điều 26 như sau: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự và do Tòa án quyết định”. Hiện nay, khái niệm hình phạt đã được BLHS năm 2015 hoàn thiện hơn khi bổ sung chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại. Điều 30 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.”

Xuất phát từ khái niệm trên, có thể thấy hình phạt có những dấu hiệu sau:

- Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất

Trong các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất. Tính nghiêm khắc của hình phạt thể hiện ở chỗ hình phạt tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người hoặc pháp nhân thương mại bị kết án. Đồng thời, hình phạt còn để lại cho người hoặc pháp nhân thương mại bị kết án một hậu quả pháp lý đó là án tích trong một thời gian nhất định [8, tr.283].

- Hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự

Bộ luật Hình sự quy định về hình phạt ở cả phần chung và các phần các tội phạm. Phần chung của BLHS quy định các vấn đề mang tính nguyên tắc về hình phạt, trong khi đó, phần các tội phạm quy định các loại hình phạt và mức

hình phạt đối với từng tội phạm cụ thể. Hệ thống hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung, được quy định khác nhau đối với người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội. Đối với người phạm tội, các hình phạt chính như: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. Hình phạt bổ sung bao gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền và trục xuất khi không áp dụng là hình phạt chính (Điều 32 BLHS năm 2015). Đối với pháp nhân thương mại phạm tội, hình phạt chính gồm: Phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; Hình phạt bổ sung bao gồm: Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn; phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính (Điều 33 BLHS năm 2015). Do vậy, trong mọi trường hợp, tòa án không được áp dụng một loại hình phạt nào đó không quy định trong BLHS, cũng như không được áp dụng hình phạt đối với những hành vi không được BLHS quy định là tội phạm.

- Hình phạt do Tòa án quyết định áp dụng

Khoản 2 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền nhân danh Nhà nước áp dụng hình phạt. Ngoài Tòa án, không một cơ quan nào khác có quyền quyết định hình phạt. Toà án thông qua quá trình xét xử ra các bản án để xác định hình phạt cụ thể đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội.

- Hình phạt chỉ áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm

tội

Về nguyên tắc, hình phạt chỉ áp dụng đối với người hoặc pháp nhân

thương mại phạm tội. BLHS không cho phép áp dụng hình phạt đối với người thân của người phạm tội hoặc chấp hành hình phạt thay cho người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội cho dù sự chấp hành thay này là hoàn toàn tự nguyện [8, tr.286].

Như vậy, hình phạt là một hình thức phổ biến nhất của trách nhiệm hình sự, là phương tiện để đạt được mục đích của trách nhiệm hình sự [13, tr.7] và là cách thức thể hiện sự xử sự của Nhà nước đối với các hành vi phạm tội. Mục đích của hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; đồng thời giáo dục những người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm (Điều 31 BLHS năm 2015).

1.1.2. Khái niệm quyết định hình phạt

Bên cạnh các khái niệm cơ bản của luật hình sự như tội phạm, hình phạt thì “quyết định hình phạt” cũng được xem là một trong những khái niệm quan trọng, thể hiện tập trung nhất chính sách hình sự của Nhà nước. Quyết định hình phạt có căn cứ, đúng pháp luật, công bằng không chỉ là tiền đề, điều kiện để đạt được mục đích của hình phạt mà còn góp phần tích cực vào công cuộc phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Mặc dù là một khái niệm quan trọng nhưng cho tới nay, khái niệm “quyết định hình phạt” mới chỉ được nghiên cứu dưới góc độ khoa học luật hình sự mà chưa được định nghĩa chính thống trong các văn bản pháp luật hình sự.

Tác giả Đinh Văn Quế cho rằng: “Quyết định hình phạt là việc Tòa án lựa chọn hình phạt buộc người bị kết án phải chấp hành. Tòa án lựa chọn loại hình phạt nào, mức hình phạt bao nhiêu phải tuân thủ theo những quy định của Bộ luật hình sự” [21, tr.88].

Tương tự, các tác giả của Trường Đại học Luật Hà Nội cũng đưa ra định nghĩa về quyết định hình phạt như sau: “Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt (đối với loại hình phạt có các mức khác nhau) trong phạm vi luật định để áp dụng đối với chủ thể chịu trách nhiệm hình sự” [8, tr.315]. Do đó, quyết định hình phạt này chỉ đặt ra đối với các trường hợp cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với chủ thể chịu trách nhiệm

hình sự, không áp dụng đối với các trường hợp chủ thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt.

Bên cạnh việc định nghĩa nội dung quyết định hình phạt dưới góc độ luật hình sự, khái niệm này còn được giải thích dưới khía cạnh luật tố tụng hình sự. Tác giả Chu Thị Trang Vân cho rằng: “Quyết định hình phạt là một giai đoạn rất quan trọng trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân, là việc Tòa án lựa chọn loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể được quy định trong luật hình sự tương ứng với cấu thành tội phạm cụ thể để áp dụng với người phạm tội, thể hiện trong các bản án phạm tội” [39, tr.73]. Có nghĩa là, quyết định hình phạt trong phạm vi luật tố tụng hình sự được xem là hoạt động của Tòa án trong giai đoạn xét xử.

Như vậy, mặc dù có những cách định nghĩa khác nhau nhưng khái niệm quyết định hình phạt vẫn bao hàm nội dung cơ bản là việc lựa chọn loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể để áp dụng đối với chủ thể chịu trách nhiệm hình sự. Nếu khung hình phạt quy định nhiều loại hình phạt khác nhau thì quyết định hình phạt là sự lựa chọn một hình phạt cụ thể trong phạm vi pháp luật cho phép để áp dụng đối với người phạm tội. Chẳng hạn, trong trường hợp điều luật quy định hình phạt chính là tù chung thân hoặc tử hình thì quyết định hình phạt lúc này thực chất là việc lựa chọn một loại hình phạt cụ thể để áp dụng chứ không phải chọn mức hình phạt cụ thể trong khung hình phạt. Ngược lại, nếu chế tài được quy định chỉ có một loại hình phạt và có các mức khác nhau thì quyết định hình phạt trong trường hợp này là xác định mức hình phạt trong phạm vi khung hình phạt được quy định. Ví dụ, khoản 1 Điều 141 BLHS năm 2015 quy định “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”. Trong trường hợp một người phạm tội hiếp dâm theo quy định này thì quyết định hình phạt lúc này thực chất là lựa chọn mức hình phạt cụ thể trong khung hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm để áp dụng đối với người đó sao cho

phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và nhân thân người phạm tội.

Quyết định hình phạt bao gồm cả việc quyết định hình phạt chính và quyết định hình phạt bổ sung, tuy nhiên, nội dung quan trọng trong quyết định hình phạt của Tòa án vẫn là quyết định hình phạt chính.

Như vậy, trên cơ sở nghiên cứu nội dung, bản chất quyết định hình phạt và các quan điểm của các nhà khoa học khác nhau, tác giả luận văn đưa ra khái niệm về quyết định hình phạt như sau:

“Quyết định hình phạt là hoạt động của Tòa án lựa chọn loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể (bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung) trong phạm vi luật định để áp dụng đối với chủ thể chịu trách nhiệm hình sự”.

1.1.3. Khái niệm quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục

Từ những phân tích về khái niệm quyết định hình phạt, có thể khẳng định rằng giữa hình phạt và quyết định hình phạt luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quyết định hình phạt là nhân tố quan trọng đóng vai trò cầu nối giữa tội phạm và hình phạt. Việc định tội danh đúng sẽ tạo tiền đề cho quyết định hình phạt đúng và quyết định hình phạt đúng sẽ tạo cơ sở để đạt được mục đích của hình phạt.

Hiện nay, trong BLHS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành không đưa ra định nghĩa về các tội xâm phạm tình dục. Tuy nhiên, theo Từ điển tiếng Việt, xâm phạm là “động chạm đến quyền lợi của người khác” [40, tr.1144], còn tình dục là “nhu cầu phát triển tự nhiên của con người có tính giao” [40, tr.996]. Như vậy, xét về mặt từ vựng, xâm phạm tình dục là hành vi động chạm đến quyền tự do, quyền phát triển tự nhiên của con người về quan hệ có tính giao. Do đó, “các tội xâm phạm tình dục là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm và tự do tình dục của con người, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt tương xứng” [15, tr.18].

Trong BLHS năm 2015, các tội xâm phạm tình dục được quy định từ Điều 141 đến Điều 147 Chương XIV với 7 tội danh gồm: Tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi và tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm. So với BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì quy định về các tội xâm phạm tình dục của BLHS năm 2015 đã quy định thêm 01 tội danh đó là tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147). Bên cạnh đó, quy định của BLHS năm 2015 cũng có nhiều điểm tiến bộ hơn khi cụ thể hóa độ tuổi của nạn nhân ngay tại tên điều luật. Đó là việc sửa đổi tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS 1999) thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142); sửa đổi tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114 BLHS 1999) thành tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144); sửa đổi tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS 1999) thành tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145); và sửa đổi tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116 BLHS 1999) thành tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146).

Bên cạnh đó, một điểm đặc thù của các tội xâm phạm tình dục là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự phải là người phạm tội chứ không thể là pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 76 BLHS năm 2015).

Căn cứ theo quy định về hệ thống hình phạt trong phần chung và các Điều 141 đến Điều 147 của BLHS năm 2015, hình phạt chính đối với các tội xâm phạm tình dục chủ yếu là hình phạt tù có thời hạn với mức hình phạt thấp nhất là 6 tháng tù (Điều 146, 147) và cao nhất lên đến 20 năm tù. Một số tội có tính chất nguy hiểm cao có thể bị áp dụng hình phạt tù chung thân như tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và thậm chí là chung thân hoặc tử hình như tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Như vậy, đối với các tội xâm phạm tình dục, cảnh cáo, phạt tiền, và cải tạo không giam giữ không được quy định làm hình phạt chính và chỉ có hình phạt tử hình ở duy nhất tội hiếp dâm người

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí