Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------


TRỊNH THỊ QUYÊN


QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI CÁC TỘI

XÂM PHẠM TÌNH DỤC TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI


Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRƯƠNG QUANG VINH

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ Luật học “Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trương Quang Vinh. Các số liệu, ví dụ và kết quả nghiên cứu trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đều được ghi rò nguồn gốc.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Đồng Nai, ngày tháng năm 2021.

Người cam đoan


Trịnh Thị Quyên

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC 6

1.1. Khái niệm hình phạt và quyết định hình phạt 6

1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm

tình dục đúng 12

1.3. Các nguyên tắc quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục 14

1.4. Các căn cứ quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục 22

Chương 2 THỰC TIỄN QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TẠI TỈNH ĐỒNG NAI 33

2.1. Khái quát tình hình quyết định hình phạt các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 33

2.2. Kết quả thực hiện các quy định pháp luật về quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 39

2.3. Một số hạn chế, thiếu sót trong quyết định hình phạt đối với các tội xâm

phạm tình dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và nguyên nhân 49

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐÚNG ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH ĐỒNG NAI 59

3.1. Các yêu cầu bảo đảm quyết định hình phạt đúng đối với các tội xâm phạm

tình dục 59

3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật 61

3.3. Một số giải pháp khác 63

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

PHỤ LỤC 74

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ luật Hình sự Quyết định hình phạt Tòa án nhân dân Trách nhiệm hình sự Xâm phạm tình dục


: BLHS

: QĐHP

: TAND

: TNHS

: XPTD

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU



Danh mục hình

Trang

Hình 2.1. Số vụ án và số bị cáo đã thụ lý giải quyết về các tội xâm

phạm tình dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2015 – 2020


34

Hình 2.2. Cơ cấu các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn tỉnh Đồng

Nai (giai đoạn 2015 – 2020)


36

Hình 2.3. Kết quả áp dụng hình phạt đối với số bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (giai đoạn 2015 –

2020)


42

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 1



Danh mục Bảng

Trang

Bảng 2.1. Số vụ án và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về các tội xâm phạm

tình dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (giai đoạn 2015 – 2020)


40

Bảng 2.2. Số vụ án và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về từng tội cụ thể trong các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (giai đoạn

2015 – 2020)


40

Bảng 2.3. Thống kê kết quả quyết định hình phạt theo từng tội danh cụ thể trong các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (giai

đoạn 2015 – 2020)


43

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Những năm gần đây, tỉ lệ tội phạm xâm phạm tình dục (XPTD) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có xu hướng gia tăng, gây tác động xấu cho xã hội và ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý của nạn nhân. Căn cứ Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015, các tội phạm xâm phạm tình dục tội quy định từ Điều 141 đến Điều 147 gồm: Tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi và tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm. Những tội phạm này đều bị xử lý với những khung hình phạt khác nhau. Thông qua hoạt động xét xử, Tòa án sẽ quyết định hình phạt tương ứng với từng tội phạm và mức độ phân hóa trách nhiệm hình sự của từng đối tượng vi phạm.

Quyết định hình phạt (QĐHP) là công việc trọng tâm, cốt lòi trong hoạt động xét xử của Tòa án và có vai trò vô cùng to lớn. Nếu hình phạt được quyết định một cách chính xác sẽ góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, nhưng ngược lại, nếu việc quyết định hình phạt được thực hiện không đúng sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực về mặt xã hội, làm giảm sút lòng tin của Nhân dân đối với các cơ quan tư pháp. Suy cho cùng, các hoạt động tố tụng hình sự từ khởi tố, điều tra, truy tố, kể cả việc tranh tụng tại phiên toà sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu Toà án không làm tốt việc quyết định hình phạt. Quyết định hình phạt đúng còn là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng của hoạt động xét xử cũng như đánh giá năng lực và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân.

Tòa án nhân dân (TAND) hai cấp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có những đóng góp tích cực trong việc đấu tranh phòng chống các tội phạm xâm phạm tình dục thông qua hoạt động xét xử và quyết định hình phạt đối với từng vụ án cụ thể. Mặc dù vậy, hoạt động quyết định hình phạt nói chung và quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục nói riêng của Tòa án nhân dân hai cấp tại tỉnh Đồng Nai vẫn còn có những hạn chế, thiếu sót.

Trước tình trạng các tội phạm xâm phạm tình dục vẫn đang diễn biến phức tạp, gây mất an ninh, trật tự, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội của người dân, việc nghiên cứu một cách khoa học để tìm ra những tồn tại, hạn chế, phân tích các nguyên nhân và đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là đòi hỏi mang tính cấp thiết. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” để nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Trong thời gian qua, ở Việt Nam, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về các đề tài liên quan đến việc quyết định hình phạt được công bố như:

- Sách chuyên khảo “Định tội danh và quyết định hình phạt” của tác giả Dương Tuyết Miên, nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2007.

- Sách chuyên khảo “Các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Linh, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, năm 2019.

- Luận văn thạc sĩ luật học “Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật Hình sự Việt Nam” của Phạm Thị Thanh Hoan năm 2015;

- Luận văn thạc sĩ luật học “Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng)” của tác giả Nguyễn Thế Văn, năm 2015;

- Luận văn thạc sĩ luật học “Định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội tham ô tài sản trong luật Hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, năm 2015;

- Luận văn thạc sĩ luật học “Định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai” của tác giả Nguyễn Hữu Biên, năm 2015;

- Luận văn thạc sĩ luật học “Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Chu Xuân Quyền, năm 2016;

- Luận văn thạc sĩ luật học “Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm từ thực tiễn tỉnh Gia Lai” của tác giả Lê Văn Nhàn, năm 2016;

- Luận văn thạc sĩ luật học “Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Thùy, năm 2017.

Về các công trình có liên quan được công bố trên các tạp chí khoa học

như:

- Đinh Văn Quế, Một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng các tình tiết tăng

nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt, Tạp chí Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số 14/2018.

- Đinh Văn Quế, Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và việc áp dụng khi quyết định hình phạt, Tạp chí Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số 16/2018.

- Nguyễn Bích Thủy, Một số điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 về hình phạt và quyết định hình phạt, Tạp chí Nghề luật, Học viện Tư pháp, Số 5/2016.

- Đinh Minh Lượng, “Một số điểm chưa hợp lý trong quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng”, Tạp chí Tòa án nhân dân (điện tử), năm 2020.

- Thiều Văn Thịnh, “Một số lưu ý khi quyết định áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt”, Tạp chí Tòa án nhân dân (điện tử), năm 2020.

Những đề tài, công trình nghiên cứu nêu trên đã khái quát được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt. Tuy nhiên, những đề tài, công trình nghiên cứu này hoặc nghiên cứu quyết định hình phạt ở những khía cạnh khác nhau như: quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) khi quyết định hình phạt; hoặc chỉ nghiên cứu về quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu, tham ô tài sản, vi phạm các quy định về sử dụng đất đai,… mà chưa có công trình, đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về thực tiễn và đề xuất các giải

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí