Đặc Trưng Chế Độ Tài Sản Là Quyền Sử Dụng Đất Của Vợ Chồng

chế độ tài sản luật định đều nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ tài sản của vợ chồng, tạo điều kiện để vợ, chồng có những cách “xử sự” theo yêu cầu của pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội.

Chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật có ý nghĩa nhằm xác định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ chồng và gia đình. Khi hai bên nam nữ kết hôn với nhau trở thành vợ chồng, chế độ tài sản của vợ chồng được liệu với những thành phần tài sản của vợ chồng. Dù vợ chồng lực chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận hay chế độ tài sản pháp định luôn được pháp luật quy định rõ. Việc phân định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ và chồng của chế độ tài sản còn nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên vợ, chồng đối với các loại tài sản của vợ chồng. Là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng với nhau hoặc với những người khác trong thực tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về tài sản cho các bên vợ chồng hoặc người thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng.

Luật Hôn nhân và gia đình năm2014 có nhiều điểm mới so với Luật Hôn nhân và gia đình năm2000, trong đó có có điểm mới về chế độ tài sản của vợ chồn.gCụ thể, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 bổ sung quy định về các nguyên tắc chung trong áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng, trong đó vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.

Về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, Pháp luật hôn nhân gia đình quy định tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật gồm: Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ; Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác; Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân gồm: Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp (trừ khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng); Tài sản mà vợ, chồng được xác lập

quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước; Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 34 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 qui định tài sản chung của vợ chồng phải đăng ký theo quy định tại bao gồm quyền sử dụng đất, những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu.

Đối với tài sản chung của vợ chồng đã được đăng ký và ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất để ghi tên của cả vợ và chồng.

Trong trường hợp tài sản chung được chia trong thời kỳ hôn nhân mà trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên cả vợ và chồng thì bên được chia phần tài sản bằng hiện vật có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký tài sản cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở văn bản thỏa thuận của vợ chồng hoặc quyết định của Tòa án về chia tài sản chung.

Về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận: trường hợp vợ chồng lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận thì vợ chồng có thể thỏa thuận về xác định tài sản theo một trong các nội dung: Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng; Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung; Giữa vợ và chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó; Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Trong trường hợp vợ chồng chọn chế độ tài sản theo luật định thì khi đó quyền sử dụng đất sẽ là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng nếu nó hình thành từ sản chung, hoặc được vợ chồng thống nhất nhập từ tài sản riêng vào tài sản chung. Còn nếu chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì khi đó quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ hoặc chồng nếu nó được hình thành từ nguồn tài sản riêng hay vợ, chồng tự thỏa thuận tách thành tài sản riêng. Từ đó, ta có thể đưa ra khái niệm về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là vợ chồng như sau:

Quyền của người sử dụng đất là vợ chồng là khả năng mà pháp luật cho phép vợ chồng được thực hiện những hành vi nhất định trong quá trình sử dụng đất nhằm sử dụng đất đúng mục đích, hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - 4

Nghĩa vụ của người sử dụng đất là vợ chồng cách xử sự mà pháp luật bắt buộc vợ chồng phải tiến hành trong quá trình sử dụng đất nhằm không làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và của chủ thể sử dụng đất khác.

1.2.2. Đặc trưng chế độ tài sản là quyền sử dụng đất của vợ chồng

Quan hệ HN&GĐ có tính chất đặc biệt không giống những hợp đồng, nghĩa vụ dân sự khác. Đây là quan hệ mà sự xác lập dựa trên yếu tố tình cảm. Những giao dịch về tài sản mà vợ chồng xác lập trong thời kì hôn nhân hầu như vì mục đích xây dựng gia đình. Vì thế, chế độ tài sản của vợ chồng có những nét đặc trưng cơ bản. Quyền sử dụng đất khi xem xét dưới góc độ tài sản của vợ chồng nên nó cũng mang những đặc trưng đó. Cụ thể:

Thứ nhất: vợ chồng bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2014 ghi nhận nguyên tắc vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt trong gia đình, tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất [47, Điều 29, Khoản 1]. Khi quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì không phân biệt là do vợ hay chồng tạo lập ra, „„của chồng công vợ‟‟, việc người chồng tạo lập ra cũng mặc nhiên thừa nhận có công sức đóng góp của người vợ và ngược lại. Không phân định, chia phần giá trị quyền sử dụng đất. Vợ chồng đều được hưởng phần bằng nhau là ½ giá trị của quyền sử dụng đất đấy. Pháp luật thừa nhận quyền sử dụng đất hình thành từ nguồn tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân được coi như là tài sản chung của vợ chồng. Nếu vợ hay chồng được thừa kế, tặng cho riêng hay nó được tạo lập từ khối tài sản riêng của người đó thì nó là tài sản riêng. Quyền sử dụng đất phải đăng kí quyền sử dụng mang tên cả vợ và chồng. Nếu chỉ một bên đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có nghĩa vụ chứng minh đó là tài sản riêng của mình.

Vợ chồng với tư cách là đồng sở hữu có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong

việc sử dụng quyền sử dụng đất. Tư cách đồng sở hữu ở đây còn được hiểu là mọi giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất phải được sự nhất trí, đồng thuận của cả vợ và chồng. Sự đồng thuận này tùy từng trường hợp có sự khác nhau. Ví dụ, trong trường hợp vợ hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ tài chính theo qui định của pháp luật đất đai thì mặc nhiên được hiểu là cả vợ và chồng cùng thực hiện nghĩa vụ đó. Tuy nhiên đối với một số quyền năng liên quan đến quyền sử dụng đất như quyền chuyển nhượng, góp vốn, tặng cho quyền sử dụng đất... thì pháp luật qui định phải cả vợ và chồng cùng nhất trí, cùng kí kết trong hợp đồng theo luật định. Nếu chỉ có mình vợ hoặc chồng giao kết những hợp đồng trên, không có sự ủy quyền của người còn lại thì giao dịch sẽ vô hiệu do không đúng thẩm quyền. Điều này khác biệt so với quyền của người sử dụng đất là cá nhân.

Thứ hai: hạn chế đối với quyền sử dụng đất khi là tài sản riêng của vợ chồng.

Dù là tài sản chung hay riêng của vợ chồng thì việc sử dụng, định đoạt phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo được nhu cầu thiết yếu của gia đình. Vì thế mà pháp luật qui định việc hạn chế đối với quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ chồng nhằm đảm bảo nguyên tắc này.

Vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt nhà đất là tài sản riêng. Tuy nhiên do tính chất của quan hệ hôn nhân là vì lợi ích chung của gia đình nên có một số hạn chế đối với loại giao dịch nhà đất là tài sản riêng. Cụ thể, Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2014 qui định:

Khi xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng [47, Điều 31].

Ví dụ: vợ chồng nhà anh A đang ở tại căn nhà tại địa chỉ B, căn nhà do bố mẹ anh A cho riêng trước khi anh chị kết hôn. Trong thời kì hôn nhân nếu anh A muốn bán căn nhà trên thì phải đảm bảo chỗ ở cho vợ chồng nếu trong trường hợp vợ chồng không còn chỗ ở nào khác, kể cả khi nó là tài sản riêng của anh.

Trường hợp này anh A muốn bán nhà đất trên thì phải có sự xác nhận của vợ anh về việc đảm bảo chỗ ở khác. Nếu không đảm bảo điều kiện này thì coi như giao dịch không được pháp luật công nhận.

Thứ ba: quyền tài sản khi một bên vợ (hoặc chồng) mất tích, bị hạn chế hay mất năng lực hành vi dân sự.

+ Trường hợp vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích

Khi vợ hoặc chồng đã biệt tích (vắng mặt tại nơi cư trú) từ 2 năm liền trở lên, đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm mà vẫn không có tin tức xác thực của người đó (tức là Tòa án đã ra thông báo tìm kiếm như nói ở trên). Thì những người liên quan, có thể là chồng (hoặc vợ), bố mẹ, con đã trưởng thành … có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn 2 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó. Trường hợp Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích thì sẽ chỉ định người để quản lý tài sản cho người mất tích. Theo nguyên tắc tài sản của người trong thời gian mất tích không ai được phép định đoạt, sử dụng. Như vậy nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng, trong trường hợp một bên mất tích thì bên kia sẽ không được chuyển quyền sử dụng đất. Bởi tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất không chia được. Vợ hoặc chồng trong trường hợp này chỉ được quyền định đoạt phần tài sản của mình tương ứng với ½ giá trị quyền sử dụng đất đó.

+ Trường hợp vợ hoặc chồng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Theo qui định tại khoản 1 Điều 25 BLDS năm 2005 thì người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người nghiện ma tuý hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình và bị Toà án ra quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan [36, Điều 25, Khoản 1].

Theo qui định tại Điều 25, Khoản 2 Bộ luật dân sự năm 2005 thì nếu vợ hoặc chồng là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố chồng hoặc vợ mình bị hạn chế năng lực. Trong trường hợp này người đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nhất thiết phải có đủ điều kiện như một người giám hộ, dù luật không quy định rõ. Người này được chỉ định theo một quyết định của

Toà án. Việc đại diện không phải được đăng ký tại UBND như việc giám hộ. Người vợ hoặc chồng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không hoàn toàn mất năng lực hành vi dân sự. Họ có thể tự mình xác lập và thực hiện các giao dịch nhỏ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Còn đối với các giao dịch khác đều chỉ có thể được xác lập và thực hiện với sự đồng ý của người đại diện [36, Điều 25, Khoản 1].

Như vậy, việc chuyển quyền sử dụng đất của vợ chồng đối với một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự bắt buộc phải có sự đồng ý của người đại điện. Người đại diện có quyền thay mặt người được đại diện thực hiện các giao dịch vì quyền, lợi ích của họ. Người đại diện ở đây tùy trường hợp có thể là chồng hoặc vợ hoặc là người khác mà Tòa án chỉ định.

+ Trường hợp vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự

Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.

Nếu vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì mọi giao dịch về tài sản của người đó do người giám hộ xác lập, thực hiện. Nếu người giám hộ là vợ hoặc chồng thì quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là vợ chồng sẽ do 1 bên thực hiện nhân danh cho bên kia.

1.3. Nội dung pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là vợ chồng

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là vợ chồng là tổng hợp các qui phạm của pháp luật đất đai và pháp luật hôn nhân gia đình qui định những khả năng mà pháp luật cho phép vợ chồng được thực hiện những hành vi nhất định và những cách xử sự bắt buộc phải tiến hành trong quá trình sử dụng đất để không làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước cũng như của những chủ thể khác.

Khi vợ chồng là chủ sử dụng quyền sử dụng đất thì sẽ có những quyền như: được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao; được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; hưởng các lợi ích do công trình công cộng về bảo vệ cải tạo đất mang lại; được

Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo và bồi bổ đất; được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đế quyền sử dụng đất hợp pháp của mình, đươc bồi thường về đất khi bị thu hồi; được quyền khiếu nại tố cáo về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp luật về đất đai.

Việc chuyển quyền sử dụng đất có thể thông qua một trong các quyền năng sau: quyền chuyển nhượng, quyền chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. Ngoài những quyền năng đấy thì chủ thể sử dụng đất là vợ chồng còn có quyền tách, nhập tài sản là quyền sử dụng vào trong khối tài sản chung hoặc ngược lại từ khối tài sản chung tách thành tài sản riêng. Nhà nước có cơ chế pháp lý để bảo đảm cho vợ chồng thực hiện các quyền về giao dịch đất đai. Nhưng song song với đó vợ chồng với tư cách là chủ thể sử dụng đất phải thực hiện những nghĩa vụ như: sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới; đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp bảo vệ đất; tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan; tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lũng đất; giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn sử dụng đất.

Mặt khác, quyền sử dụng đất của vợ chồng đối với đất thuê trả tiền một lần và đất thuê trả tiền hàng năm có một sự khác biệt lớn. Đó là, đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, vợ chồng không được quyền chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho, góp vốn… bằng quyền sử dụng đất mà chỉ được thực hiện các hoạt động liên quan đến tài sản trên đất. Còn đối với đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, vợ chồng có thể chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn, thế chấp bằng quyền sử dụng đất.

Không phải người sử dụng đất nào cũng được pháp luật cho phép thực hiện việc chuyển đổi quyền sử dụng đất mà chỉ vợ chồng sử dụng đất không phải là đất

thuê mới có quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất. Tuy nhiên đối tượng và phạm vi chuyển đổi quyền sử dụng đất rất hạn chế; theo đó, vợ chồng sử dụng đất không phải là đất thuê chỉ được quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác; Sở dĩ, pháp luật đất đai quy định như vậy là nhằm một mặt khuyến khích hộ gia đình nông dân tự nguyện chuyển đổi đất nông nghiệp cho nhau để từng bước khắc phục tình trạng sử dụng ruộng đất manh mún; mặt khác, ngăn ngừa tình trạng lợi dụng việc thực hiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để chuyển đổi đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích hoặc chuyển nhượng đất nông nghiệp nhằm mục đích kiếm lời. Pháp luật đất đai hiện hành quy định chỉ hộ gia đình, cá nhân nói chung và chủ thể là vợ chồng nói riêng sử dụng đất mới có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất. Các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất của Luật Đất đai năm 2013 tương thích với quy định về thừa kế tài sản của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; cụ thể: vợ chồng có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng theo quy định của pháp luật thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;”

Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là vợ chồng không bắt buộc phải yêu cầu chính chủ thể sử dụng đất phải thực hiện mà có thể thông qua người đại diện (trong trường hợp vợ hoặc chồng bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự) hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện.

Đối với quyền sử dụng đất của vợ chồng khi là tài sản chung muốn đưa vào trong các hoạt động kinh doanh thương mại, dân sự thì phải có sự đồng ý của cả vợ và chồng.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 09/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí