Vài Nét Về Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Quyền Của Người Phụ Nữ Trong Quan Hệ Tài Sản Giữa Vợ Và Chồng Qua Thực Tiễn Xét Xử Tại Nam Định

xác định tài sản chung, riêng; hoặc là chưa bám sát nguyên tắc chia tài sản; thậm chí có nhiều vụ phải xét xử lại theo trình tự giám đốc thẩm, chứng tỏ vẫn còn sai sót trong quá trình xét xử nên việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ vẫn chưa được thỏa đáng.

Có thể xem xét vụ án sau (đã được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm) để có thể thấy rằng, trong quá trình giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình vẫn chưa đảm bảo tối đa quyền lợi của người phụ nữ. Đây là một vụ án xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm vì chưa thu thập đầy đủ chứng cứ dẫn đến không chính xác trong việc xác định tài sản chung, riêng.

Vụ án "xin ly hôn giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Thùy Dương với Bị đơn là ông Đinh Trọng Nhơn (Đây), do Toà án nhân dân thành phố TK, tỉnh QN xét xử sơ thẩm và Toà án nhân dân tỉnh QN xét xử phúc thẩm.

Tài sản hai bên tranh chấp là lô đất A21 có diện tích 112,3m2, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ông Nhơn. Tài liệu trong hồ sơ thể hiện: Bà Dương khai: ông Nhơn mua đất khi nào bà không biết, chỉ khi trong nhà thiếu đi một khoản tiền mới biết là ông Nhơn lấy mua đất nên nguồn tiền mua đất là của hai vợ chồng; ông Dương khai: nguồn tiền mua đất là của bố mẹ ông, nhưng cũng có lúc ông khai lô đất này của bạn ông. Về phía bà Nga (mẹ ông Nhơn) thì cho rằng vào năm 2003, bà bán một phần ngôi nhà của bà để mua đất tại Tam Xuân, còn thừa 90.000.000 đồng nên bà nhờ con trai là ông Nhơn mua hộ lô đất trên. Vì vậy, bà Nga không đồng ý xác định lô đất nêu trên là tài sản chung của bà Dương và ông Nhơn. Toà án nhân dân thành phố TK quyết định không công nhận lô đất này là tài sản chung của ông Nhơn và bà Dương; TAND tỉnh QN (Bản án phúc thẩm số 19/2008/HNGĐ-PT ngày 19/11/2008), quyết định lô đất tranh chấp nêu trên là tài sản chung của ông Nhơn và bà Dương....Do Tòa án các cấp chưa thu thập chứng cứ làm rõ các vấn đề nêu trên nên quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm cũng như phúc

thẩm đều chưa đủ căn cứ, dẫn đến bản án phúc thẩm nêu trên đã bị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị theo hướng hủy bản án phúc thẩm, án sơ thẩm để giải quyết sơ thẩm lại. Qua vụ việc này, có một vấn đề phải quan tâm đó là: trách nhiệm chứng minh tài sản riêng của vợ chồng, trách nhiệm thu thập chứng cứ của Tòa án các cấp dẫn đến chất lượng xét xử án chưa cao, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên đương sự, nhất là quyền lợi của người phụ nữ…

Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 được ban hành là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ với chồng. Thực tiễn bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại trong quá trình bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, cần phải có biện pháp khắc phục.


3.2. VÀI NÉT VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG QUA THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI NAM ĐỊNH

Thành phố Nam Định là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Nam Định, cũng là nơi tập trung các vụ việc phức tạp về an ninh - trật tự. Hàng năm, Tòa án nhân dân thành phố Nam Định xét xử số lượng lớn các vụ án, chiếm gần 40% các vụ án trong toàn tỉnh. Trong quá trình xét xử các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, ngoài việc áp dụng các quy định của pháp luật, Tòa án nhân dân thành phố luôn chú trọng, kiên trì hòa giải. Đặc biệt, trong quá trình giải quyết án hôn nhân và gia đình Tòa án nhân dân thành phố luôn tìm ra nguyên nhân để hòa giải, do đó, số vụ án hòa giải thành công đạt tỷ lệ 75%. Trong năm 2010, Tòa án nhân dân thành phố Nam Định đã giải quyết, xét xử 746/748 vụ án các loại, đạt tỷ lệ 99,7%. Trong đó án hôn nhân và gia đình 306/307 vụ, đạt tỷ lệ 99,6%.

Đối với ngành Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định trong năm 2011 đã giải quyết, xét xử 2.822 vụ, việc đạt 99,5%. Trong đó, đã giải quyết, xét xử 1.348/1.355 vụ, việc về hôn nhân gia đình, đạt 99,5%.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Sau đây là một số vụ án hôn nhân và gia đình trên địa bàn tỉnh Nam Định liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ với chồng...

Tại bản án sơ thẩm số 03/2010/HNGĐ-ST ngày 15/01/2010 của Tòa án nhân dân huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định xử vụ ly hôn giữa chị Nguyễn Thị Kim Thanh và anh Vũ Duy Dũng có hộ khẩu thường trú tại xóm Chợ, thôn Quả Linh, xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản.

Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 - 12

Tài sản hai bên tranh chấp là ngôi nhà mà chị Thanh và anh Dũng đang sử dụng có diện tích là 38.3m2 tại xóm Chợ, thôn Quả Linh, xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản. Ngôi nhà này là diện tích đất mượn của Ủy ban nhân dân xã Thành Lợi. Bản án sơ thẩm đã tạm giao cho chị Thanh được quyền sử dụng đến khi nào Ủy ban nhân dân xã Thành Lợi thu hồi thì phải tự tháo dỡ

tài sản trên đất và hoàn trả lại diện tích đất cho Ủy ban nhân dân xã... Anh Dũng đã kháng cáo và đòi chia đôi ngôi nhà này vì cho rằng: đây là tài sản chung của vợ chồng, diện tích đất này sẽ được cấp "sổ đỏ". Ngoài ra, anh Dũng đòi chia toàn bộ khối tài sản chung của vợ chồng, không ai phải thanh toán tiền chênh lệch tài sản cho ai.

Tại Bản án phúc thẩm số 11/2010/HNGĐ-PT ngày 24/3/2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định không chấp nhận yêu cầu đòi chia đôi nhà của anh Dũng vì mảnh đất 38.3m2 không phải là tài sản chung của cả hai vợ chồng. Căn cứ vào tình trạng của khối tài sản chung cũng như công sức đóng góp của anh Dũng, chị Thanh trong quá trình tạo lập khối tài sản chung, bản án phúc thẩm y án sơ thẩm ở vấn đề: tiếp tục tạm giao cho chị Thanh quản lý, sử dụng 38.3 m2. Ngoài ra chị Thanh được quyền sở hữu toàn bộ số nhà ở và số tài sản khác như cấp sơ thẩm đã chia và thanh toán tiền chênh lệch tài sản cho anh Dũng...

Rõ ràng là thông qua vụ án trên, quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng đã được bảo vệ tối đa. Với những quy định

tương đối cụ thể, rõ ràng của pháp luật đã tạo thuận lợi cho các cấp Tòa án tại Nam Định chia nhà đất khi vợ chồng ly hôn. Song điều quan trọng ở đây đó là sự nỗ lực giải quyết vụ án của Tòa án các cấp trên địa bàn tỉnh Nam Định thông qua đó bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người phụ nữ.

Sau đây là vụ việc thứ hai liên quan đến vấn đề chia tài sản chung sau khi ly hôn. Bản án sơ thẩm số 03/2011/HNGD-ST ngày 05/01/2011 của Tòa án nhân dân thành phố Nam Định xử vụ ly hôn giữa nguyên đơn là chị Trần Thị Lý và bị đơn là anh Đồng Trọng Chiến. Về chia tài sản chung, bản án quyết định: chia cho chị Lý sở hữu toàn bộ ngôi nhà và quyền sử dụng đất tại số 11/9 Hùng Vương, Thành phố Nam Định, tổng trị giá là 811.500.000đ; thanh toán cho anh Chiến số tiền là 275.000.000đ... Sau đó ngày 17/1/2011 anh Chiến có đơn kháng cáo: đề nghị cấp phúc thẩm chia đôi phần tài sản chung một cách công minh và đúng pháp luật… Tại phiên tòa phúc thẩm, anh Chiến có quan điểm là anh sẽ thanh toán cho chị Lý là 810.000.000đ ngay tại tòa để được sở hữu và sử dụng nhà đất…

Xem xét vụ án, bản án phúc thẩm số 20/2011/HNGĐ-PT ngày 18/5/2011 đã quyết định: y án sơ thẩm, chia cho chị Lý sở hữu toàn bộ ngôi nhà và quyền sử dụng đất tại số 11/9 Hùng Vương, Thành phố Nam Định, tổng trị giá là 811.500.000đ, thanh toán số tiền chênh lệch tài sản cho anh Chiến số tiền là 275.000.000đ…

Có thể nói việc giải quyết vụ án trên của Tòa án là đúng pháp luật và hợp tình, hợp lý, được sự đồng tình ủng hộ của những người tham dự phiên tòa. Tòa án đã dựa vào quy định quyền của người phụ nữ có chỗ ở sau khi ly hôn để bảo vệ chị Lý trong vụ án này.

Trên đây là hai vụ án liên quan đến tài sản tranh chấp ly hôn, những người phụ nữ ở trên đã được Tòa án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong tranh chấp tài sản với người chồng. Cả bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm đều xem xét hợp tình hợp lý nội dung vụ án, phân chia tài sản vừa có lý vừa có tình, đảm bảo quyền lợi của người phụ nữ.

Sau đây là một vụ án ly hôn mà Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định khi xử phúc thẩm đã sửa án sơ thẩm, bảo vệ hợp lý hơn quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.

Bản án sơ thẩm số 07/2010/DSST-TC ngày 29/9/2010 của Tòa án nhân dân huyện Nam Trực xử vụ ly hôn giữa nguyên đơn là ông Hồ Ngọc Điềm và bị đơn là bà Đoàn Thị Lan, cùng trú tại tổ dân phố số 10, thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Trong nội dung về chia tài sản chung, bản án sơ thẩm xác định bà Lan được sở hữu sử dụng 01 nhà mái bằng diện tích 27.72m2, 01 nhà cấp 4 nằm liền kết phía sau nhà mái bằng diện tích đất 51.84m2, tổng trị giá các tài sản mà bà Lan được sở hữu sử dụng là 556.530.000đ và có trách nhiệm thanh toán tiền chênh lệch tài sản cho ông Điềm là 100.000.000đ; ông Điềm được sử dụng phần đất diện tích 20.16m2, tổng trị giá các tài sản được sở hữu sử dụng là 247.547.000đ

Trước tình hình này, bà Lan đã kháng cáo bản án sơ thẩm vì: không nhất trí với quyết định của Tòa án nhân dân huyện Nam Trực và không xem xét công sức đóng góp của bà và các con trong khối tài sản chung…

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định cũng đã kháng nghị bản án sơ thẩm với lý do: cấp sơ thẩm chưa xem xét đến công sức đóng góp nhiều hơn của bà Lan trong quá trình tạo lập tài sản chung, chia hiện vật không bảo đảm giá trị sử dụng…

Do đó, ngày 25/3/2011 Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án trên. Phiên xử nhận định: cấp sơ thẩm quyết định chia cho ông Điềm và bà Lan gần tương đương nhau về giá trị tài sản chung là chưa đánh giá đúng mức công sức đóng góp nhiều hơn của bà Lan trong việc tạo lập nên khối tài sản chung. Hội đồng xét xử thấy cần chia cho bà Lan nhiều hơn ông Điềm như quan điểm của Viện kiểm sát là hợp lý. Do đó, tại bản án phúc thẩm số 14/2011/DS-PT đã chia lại khối tài sản chung của hai người như sau:

Bà Lan được sở hữu sử dụng 01 nhà mái bằng diện tích 27,72m2, 01 nhà cấp 4 nằm liền kết phía sau nhà mái bằng diện tích đất 51.84m2, tổng trị giá các tài sản mà bà Lan được sở hữu sử dụng là 769.714.197đ…. và có trách nhiệm thanh toán tiền chênh lệch tài sản cho ông Điềm là 285.000.000đ; ông Điềm được sở hữu số tiền 11.750.000đ là tiền đã bán các tài sản của gia đình và được nhận tiền thanh toàn chênh lệch từ bà Lan.

Trong vụ án này có thể thấy bản thân người phụ nữ đã ý thức và nhận thức được quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm hại, nên đã chủ động thực hiện quyền tự kháng cáo bản án sơ thẩm để đòi lẽ phải cho mình. Các cơ quan tư pháp như Viện kiểm sát, Tòa án cũng đứng ra bảo vệ hợp pháp quyền lợi của người người phụ nữ - người vợ trong gia đình, tạo được cảm giác an toàn cho chị em phụ nữ, bảo vệ thiết thực quyền và lợi ích chính đáng của người vợ trong quan hệ hôn nhân. Quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định là hoàn toàn chính xác và hợp lý nhằm bảo đảm quyền lợi bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.

Việc xét xử của Tòa án các cấp có ý nghĩa rất quan trọng đối với quyền lợi của các bên vợ chồng.Vì vậy cần phải nâng cao chất lượng giải quyết xét xử các loại án; đảm bảo các quyết định của tòa án đúng pháp luật, có tính thuyết phục và tính khả thi. Phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật trong nhân dân thông qua công tác xét xử lưu động.‌


3.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM BẢO VỆ TỐT HƠN QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

3.3.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về hôn nhân và gia đình nói riêng

Bảo vệ quyền của người phụ nữ tốt hơn, trong thời gian trước mắt, Nhà nước cần rà soát lại các chính sách và hệ thống luật pháp đặc biệt là các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình để xóa bỏ những nội dung, điều luật,

cản trở bình đẳng nam nữ, nhằm trao quyền và bảo vệ tối đa quyền lợi cho phụ nữ trong quan hệ gia đình.

* Trước tiên là hoàn thiện và sửa đổi một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình

Kể từ ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực đến nay, các quy định về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng thực sự là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. Tuy nhiên, để có thể bảo vệ tốt hơn quyền lợi chính đáng của các bên trong quan hệ tài sản, trong thời gian tới, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 năm 2000 cần tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện hơn nữa. Mới đây có một cuộc Tọa đàm "Những bất cập trong thực thi Luật Hôn nhân và gia đình" do Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 18/10/2012 với sự tham gia của 25 đại biểu là các luật gia, luật sư, đại diện các ban ngành, đoàn thể và cả những người vợ, người chồng- những người từng gặp "vấn đề" với Luật Hôn nhân và gia đình cũng đã đưa ra một số giải pháp. Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn đưa ra một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì tài sản do vợ hay chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng, không phân biệt mức đóng góp, mức thu nhập của mỗi bên. Khi chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên vợ, chồng về nguyên tắc vẫn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Nhưng khoản 2 Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định rằng: Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác". Từ quy định này có thể hiểu rằng sau khi chia tài sản chung, mọi tài sản mà vợ hoặc chồng tạo ra cũng như mọi thu nhập từ lao động của mỗi bên vợ hoặc chồng sẽ không còn

là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất nữa bất kể từ nguồn gốc nào. Như vậy vô tình sẽ dẫn đến tình trạng không còn tồn tại chế độ sở hữu chung hợp nhất nữa, điều này cũng không phải là mong muốn của các cặp vợ chồng.

Sự không thống nhất của hai quy định trên cần phải sửa đổi kịp thời và quy định một cách rõ ràng, thống nhất hơn.

Ngoài ra cũng nên dự liệu các nguyên tắc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, bởi trên thực tế đã có những cách hiểu không thống nhất khi áp dụng luật.

Thứ hai: Cần quy định rõ và cụ thể về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, đặc biệt là khi chia toàn bộ tài sản chung. Trong trường hợp này, nghĩa vụ chăm sóc vợ, con, đảm bảo nhu cầu đời sống chung của gia đình sẽ được thực hiện bằng tài sản nào, các bên vợ chồng có nghĩa vụ như thế nào đối với tài sản chung của gia đình...cần được quy định rõ. Về nguyên tắc vợ - chồng vẫn có nghĩa vụ như nhau đối với đảm bảo đời sống chung nên sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng vào duy trì đời sống chung như nhau, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Thứ ba: Về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ hoặc chồng trong thời kỳ hôn nhân, cũng cần được quy định rõ để có cơ sở pháp lý quan trọng giải quyết tranh chấp và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên vợ, chồng.

Thứ tư: Trong quá trình chung sống, khi các cặp vợ chồng thực hiện quyền sở hữu tài sản nhằm bảo đảm lợi ích của gia đình có thể dẫn tới những trường hợp có sự trộn lẫn hoặc ẩn chứa các loại tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng. Khi có tranh chấp, cần phải xác định được phần tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng để chia chính xác, hợp lí, bảo đảm quyền lợi chính đáng về tài sản của các bên nhất là quyền lợi của người vợ. Ví dụ, tài sản chung của vợ chồng được quản lí, tu sửa bằng phần tài sản riêng của vợ,

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 28/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí