Quyền của người bào chữa từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


NGUYỄN THỊ HẰNG


QUYỀN CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TỪ

THỰC TIỄN THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH


Ngành: Luật hình sựTố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐINH THỊ MAI

Quyền của người bào chữa từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh - 1


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tác giả. Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học, kiến nghị và đề xuất của luận văn này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác./.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


NGUYỄN THỊ HẰNG


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ LẬP PHÁP VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA 5

1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa về quyền của người bào chữa 5

1.2. Cơ sở quy định về người bào chữa và quyền của người bào chữa trong tố tụng hình sự 14

1.3. Lịch sử lập pháp về quyền của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam 19

1.4. Kinh nghiệm lập pháp về quyền của người bào chữa trong tố tụng hình sự của một số nước 21

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH 28

2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về quyền của người bào chữa 28

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật để thực hiện quyền bào chữa trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự ở thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh 45

Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỤC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH 60

3.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả thực hiện quyền của người bào chữa tại thành phố Tây Ninh 60

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện một số quyền của người bào chữa tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh 64

KẾT LUẬN 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BLHS : Bộ luật hình sự

BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự

CQTHTT : Cơ quan tiến hành tố tụng

HĐXX : Hội đồng xét xử

NBC : Người bào chữa

TA : Tòa án

TAND : Tòa án nhân dân

THTT : Tiến hành tố tụng

TNHS : Trách nhiệm hình sự

TTHS : Tố tụng hình sự

VAHS : Vụ án hình sự

VKS : Viện kiểm sát

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN, hiện nay Nhà nước Việt Nam đang xây dựng hệ thống pháp luật để ngày càng hoàn thiện và phù hợp với luật pháp quốc tế nhằm bảo vệ các quyền con người và làm căn cứ điều chỉnh các quan hệ xã hội. Điều 14 của Hiến pháp năm 2013 có quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Việc bảo vệ quyền con người muốn được thực hiện nhất quán đòi hỏi phải được pháp luật quy định trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực mà quyền con người có nguy cơ bị xâm phạm nhiều nhất là trong TTHS. Tại Điều 103 của Hiến pháp năm 2013 còn ghi nhận: “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm”.

Điều 16 BLTTHS 2015 có ghi nhận: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”. Nội dung của quy định này nhằm bảo vệ đầy đủ các quyền và các lợi ích hợp pháp của bị cáo trong TTHS và đảm bảo nguyên tắc: “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án”. Đây cũng là nội dung liên quan đến chủ trương và chiến lược của Đảng ta thể hiện trong Nghị quyết số: 49/NQ-TW ngày 02/6/2005, Nghị quyết số: 08/NQ-TW ngày 02/01/20012 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; với việc thực hiện các chủ trương và triển khai các nhiệm vụ cải cách tư pháp mà một trong các nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp đến năm 2020 được xác định là phải đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, xác định rò hơn vị trí, quyền hạn và trách nhiệm của người THTT, người tham gia tố tụng theo hướng đảm bảo tính dân chủ, công khai, nghiêm minh, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư

pháp.

Pháp luật TTHS đã có các quy định khá chặt chẽ về quyền bào chữa của

người bị buộc tội, nhưng trên thực tế trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói chung và địa bàn thành phố Tây Ninh nói riêng, việc thực hiện quyền bào chữa chưa được CQTHTT thật sự tôn trọng và bảo đảm thực hiện, còn nhiều khó khăn, hạn chế; đặc biệt là trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, giai đoạn mà quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo có nguy cơ bị xâm hại nhiều nhất. Nhằm giảm bớt và dần loại trừ những bất cập, khó khăn, vướng mắc nói trên để từng bước thực hiện tốt quyền bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS dựa trên tinh thần cải cách tư pháp, việc hoàn thiện các quy định trong TTHS sẽ góp phần vào việc bảo đảm dân chủ trong hoạt động xét xử của Tòa án, bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp, tạo cơ hội cho bị cáo có thể tiếp cận với công lý. Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài: “Quyền của người bào chữa từ thực tiễn tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh” làm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến quyền bào chữa, chức năng bào chữa như: Luận án tiến sĩ luật học: “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, so sánh giữa luật tố tụng hình sự Việt Nam, Đức và Mỹ” của Lương Thị Mỹ Quỳnh; luận văn thạc sĩ: “Các chức năng tố tụng cơ bản trong tố tụng hình sự” của Lê Tiến Châu; Luận văn thạc sĩ “Vai trò của luật sư bào chữa trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự” của Nguyễn Cảnh Tuyến; Luận văn thạc sỹ: “Quyền của người bào chữa” của tác giả Nguyễn Thành Công, luận văn thạc sĩ: “Người bào chữa trong tố tụng hình sự” của Trần Văn Bảy và một số bài viết: “Người bào chữa trong vụ án hình sự” của Nguyễn Mai Bộ, bài viết: Quyền bào chữa của người bị buộc tội theo BLTTHS 2015 của thạc sĩ, NCS Tôn Thiện Phương, bài viết: “Các chức năng buộc tội, bào chữa, xét xử trong tố tụng hình sự” của Hoàng Thị Sơn …

Nội dung của các đề tài, bài viết đã đi sâu phân tích, nghiên cứu các quy định của pháp luật về nhiều khía cạnh của quyền của người bào chữa, chức năng

bào chữa trong pháp luật TTHS nhưng lại mang tính khái quát, giàn trải toàn bộ các giai đoạn của quá trình tố tụng hoặc chỉ là một giai đoạn như giai đoạn điều tra, riêng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án, đặc biệt là từ thực tiễn tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh thì chưa có công trình nghiên cứu nào.

Trong thực tế, những công trình khoa học nghiên cứu nêu trên phần nào đã là nguồn tài liệu tham khảo để tác giả tham khảo và kế thừa có chọn lọc trong quá trình nghiên cứu cũng như việc đánh giá số liệu thực tế để hoàn thành luận văn này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Từ việc nghiên cứu những vấn đề mang tính khái quát, nhận thức chung về quyền bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh; phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật về quyền bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự quy định trong pháp luật TTHS Việt Nam và tìm hiểu thực tiễn áp dụng, để tìm ra những vấn đề vướng mắc, bất cập những quy định chưa phù hợp. Để trên cơ sở đó, đề ra những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật cho việc áp dụng những quy định pháp luật về bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS có hiệu quả trên thực tế.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quyền của người bào chữa và những đảm bảo về quyền của người bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS.

Phạm vi nghiên cứu đề tài: đề tài chỉ tập trung về quyền của người bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS mà không tập trung đến quyền của người bào chữa ở các giai đoạn khác trong TTHS. Cơ sở thực tiễn của đề tài được đánh giá tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật, chủ trương cải cách tư pháp của Nhà

nước và đặc biệt là quyền con người luôn được pháp luật bảo vệ.

Để thu thập và xử lý thông tin, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: phân tích, tổng hợp, so sánh. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn cũng được sử dụng như: phương pháp thống kê, phương pháp nghiên cứu vụ án điển hình nhằm góp phần làm rò những vấn đề nghiên cứu.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Đây là công trình nghiên cứu về quyền của người bào chữa từ thực tiễn tại địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Luận văn góp phần vào việc hoàn thiện hơn về lý luận trong việc thực hiện quyền của người bào chữa và những bảo đảm về quyền của người bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, từ đó làm căn cứ để đề xuất bổ sung về quyền của người bào chữa nhằm mục đích bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo có giá trị đối với người thực hiện quyền bào chữa trong TTHS nói chung và người thực hiện quyền bào chữa trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh nói riêng.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục từ viết tắt, phần nội dung luận văn được cấu trúc thành ba chương như sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và lịch sử lập pháp về quyền của người bào chữa.

Chương 2: Thực trạng quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về quyền của người bào chữa và thực tiễn thực hiện tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

Chương 3: Yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quyền của người bào chữa tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí