Quyền Đề Nghị Tiến Hành Hoạt Động Tố Tụng Theo Quy Định Của Bltths; Đề Nghị Triệu Tập Người Làm Chứng, Người Tham Gia Tố Tụng Khác, Người

tố tụng. Quá trình thực hiện quyền khiếu nại sẽ góp phần mở rộng tính dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân. Tuy nhiên trong thực tiễn, các cơ quan tiến hành tố tụng thường không dễ dàng chấp nhận các sai phạm, sai sót của chính mình, dẫn đến nhiều khó khăn cho người bào chữa từ các quyết định hoặc hành vi tố tụng của cơ quan, người tiến hành tố tụng.

2.1.2.9. Quyền đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

BLTTHS năm 2003 không quy định quyền này, nhưng BLTTHS mới 2015 đã kịp thời bổ sung và cho phép người bào chữa thực hiện quyền đề nghị đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng khác khi có căn cứ cho rằng việc triệu tập những người trên chưa được tiến hành hoặc tiến hành chưa đầy đủ so với trình tự thủ tục theo luật định.

Ngoài ra Bộ luật TTHS mới 2015 cũng quy định Người bào chữa có những kiến nghị thuyết phục, có căn cứ đến cơ quan tiến hành tố tụng như: Điều tra bổ sung, tạm đình chỉ điều tra, thay đổi tội danh; thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác; đề nghị người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá hoặc thu thập thêm chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại.

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật để thực hiện quyền của người bào chữa trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự ở thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

2.2.1. Những kết quả đạt được

Khi xây dựng pháp luật về TTHS, nhà nước ta luôn chú trọng đến việc bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; đảm bảo cho bị cáo thực hiện đầy đủ quyền bào chữa của mình và quyền bào chữa của bị cáo đã được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 và được cụ thể hóa trong BLTTHS năm 2015. Trong thực tế, việc thực hiện quyền bào chữa của bị cáo và người bào chữa đã được Nhà nước quan tâm và cơ bản đảm bảo thực hiện.

Bộ Luật TTHS năm 2015 đã quy định bị cáo có quyền bào chữa hoặc nhờ NBC đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, giúp CQTHTT, người THTT giải quyết các vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, hạn chế việc tại phiên tòa HĐXX chỉ chú ý đến chứng cứ buộc tội mà không xem xét chứng cứ gỡ tội cho bị cáo. Từ đó đã cơ bản hạn chế việc vi phạm pháp luật tố tụng hình sự, đảm bảo tính khách quan, quá trình xét xử của TA được thực hiện đúng quy định của pháp luật, xử lý đúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội, chất lượng hoạt động TTHS được nâng cao. Nhờ vậy mà các CQTHTT, người THTT được nhân dân tin tưởng, góp phần đẩy nhanh tiến độ cải cách nền tư pháp theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong hoạt động TTHS, các CQTHTT cũng ngày càng xem trọng hơn về quyền bào chữa, ngoài việc tạo điều kiện cho bị cáo thực hiện quyền của họ còn giúp cho các CQTHTT ngày càng hoàn thiện mình hơn.

Các chủ thể quá trình thực hiện quyền bào chữa thì họ ngày càng nắm vững về pháp luật, nhận thức sâu được việc tự bảo vệ mình và bảo vệ sự thật, khách quan đảm bảo vụ án được giải quyết đúng theo quy định, tất cả các quyền được thực hiện theo quy định. Đặc biệt là các bị cáo cũng đã biết bản thân mình bị yếu thế nên rất cần sự giúp đỡ thông qua quyền bào chữa. Do vậy để tự bảo vệ tốt cho chính mình, họ tìm hiểu kỹ các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật cho phép, từ đó có phương án bào chữa cho chính mình. Khi có điều kiện thì đa số họ tìm người để bào chữa cho họ. Thời gian gần đây, người bào chữa tham gia bào chữa nhiều hơn là do bị can, bị cáo hoặc gia đình của họ chủ động mời người bào chữa. Có thể thấy về trình độ, năng lực của NBC được nâng lên tạo được sự tin tưởng cho nhân dân và nhận thức của bị cáo cũng tiến bộ hơn.

Trong các vụ án có sự tham gia của NBC trong những năm gần đây được đánh giá tốt về chất lượng dẫn đến vai trò và vị trí của NBC ngày càng được nâng cao. Sự tham gia của NBC ngày càng tích cực, đã thu thập những tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án để đưa những lập luận đầy sức thuyết phục tại các phiên tòa giúp cho bị cáo rất nhiều về mặt pháp lý. Từ đó, bị cáo được xét xử khách quan, đúng bản chất của vụ án, hành vi phạm tội, đảm bảo công bằng cho

bị cáo và còn giúp Tòa án xét xử đúng quy định của pháp luật, tránh bị oan, sai. Vì vậy, cũng nhiều bị cáo được giảm nhẹ TNHS, giảm nhẹ hình phạt do NBC ra sức bảo vệ, ra sức tìm kiếm các tình tiết giảm nhẹ TNHS, có rất nhiều vụ án nhờ có sự tham gia của NBC mà nhiều người bị oan, sai đã được giải oan.

Người bị buộc tội có quyền rất cơ bản là bào chữa và đặc biệt là quyền được nhờ người khác bào chữa vì họ là người yếu thế về pháp lý. Tuy nhiên quyền này của người bị buộc tội ở nhiều nơi bị xâm phạm nghiêm trọng, người bị buộc tội ít biết về quyền này nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến bản thân họ trong quá trình tố tụng. Đó là khó khăn chung của người bị buộc tội, cũng như NBC, trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh cũng gặp vấn đề khó khăn chung như thế. Tuy nhiên, NBC cần phải tìm ra giải pháp, giải quyết khó khăn để thực hiện quyền bào chữa trong quá trình THTT, đặc biệt là giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS, nhằm đảm bảo quyền cho bị cáo.

Tây Ninh là một tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, nằm ở vị trí cầu nối giữa thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có diện tích tự nhiên 4.045km2, dân số khoảng 1,2 triệu người. Tỉnh Tây Ninh có 01 thành phố, 02 thị xã và 06 huyện, đó là: thành phố Tây Ninh; các thị xã Trảng Bàng và Hòa Thành; các huyện: Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Bến Cầu, Gò Dầu và Dương Minh Châu. Với địa giới hành chính của tỉnh như vậy nên trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có TAND tỉnh Tây Ninh và 06 TAND huyện, 02 TAND thị xã, 01 TAND thành phố trực thuộc.

Đoàn luật sư tỉnh Tây Ninh hiện có 60 luật sư và 45 người tập sự hành nghề luật sư; trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Tây Ninh thuộc Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh có 26 trợ giúp viên pháp lý. Như vậy, tỷ lệ người bào chữa là luật sư, trợ giúp viên pháp lý bình quân so với dân số toàn tỉnh chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Với số lượng còn mỏng nhưng trong thời gian qua, đội ngũ luật sư của tỉnh Tây Ninh vẫn đảm bảo thực hiện tốt chức năng bào chữa của mình do khách hàng yêu cầu và trưng cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Nghị quyết số: 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến

lược cải cách tư pháp đến năm 2020; ngày 01/7/2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Quyết định số: 1422/QĐ-UBND về phê duyệt: “Đề án phát triển đội ngũ luật sư tỉnh Tây Ninh đến năm 2020”. Như vậy theo đánh giá vào năm 2020, địa bàn tỉnh Tây Ninh cần có ít nhất là khoảng 100 luật sư mới đáp ứng tiến trình cải cách tư pháp ở nước ta.

Căn cứ số liệu do Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Tây Ninh cung cấp: Qua 5 năm thực hiện công tác trợ giúp pháp lý về hình sự từ năm 2015 đến 2019 theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh thực hiện được: 523 vụ; Theo số liệu báo cáo của Đoàn luật sư tỉnh Tây Ninh từ 2015 đến 2019, tổng số vụ án luật sư tham gia tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS là: 478 vụ. Số liệu này cũng tương đối phù hợp với số liệu báo cáo trong 05 năm hoạt động của ngành Tòa án trên địa bàn thành phố Tây Ninh cùng thời điểm. Trong 05 năm (2015 – 2019), TA thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, giải quyết 918 VAHS, số vụ án có người bào chữa là 203 vụ, trong đó có 126 vụ do chỉ định, thể hiện cụ thể theo bảng dưới đây:

Số liệu VAHS sự sơ thẩm có NBC tham gia ở thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh từ năm 2015 – năm 2019:

Năm

Số vụ án xét xử

sơ thẩm (vụ)

Số vụ án có người

bào chữa (vụ)

Do chỉ định

(vụ)

Tỷ lệ

(%)

2015

158

37

23

23,41

2016

177

39

23

22,03

2017

188

41

24

21,80

2018

197

44

27

22,33

2019

198

42

29

21,21

5 năm

918

203

126

22,11

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Quyền của người bào chữa từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh - 7

(Nguồn: Đoàn luật sư tỉnh Tây Ninh).

Có nhiều người bị buộc tội nhưng vì những lý do khách quan khác nhau mà họ thường chọn cách tự mình thực hiện quyền bào chữa chứ không nhờ người khác bào chữa cho mình. Theo số liệu thống kê nêu trên thể hiện trong thời gian vừa qua số vụ án mà bị cáo thực hiện quyền bào chữa của mình bằng

hình thức tự bào chữa chiếm gần 80% so với tổng số vụ án mà TA thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh đã xét xử. Số vụ án có người bào chữa tham gia chiếm tỉ lệ không cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị cáo không nhờ người khác bào chữa cho mình rất đa dạng, cụ thể :

Thứ nhất: Người bị buộc tội cũng như gia đình của họ chưa am hiểu hiểu sâu về pháp luật TTHS, cũng như vai trò quan trọng của NBC đối với họ và cũng không quan tâm đến việc nhờ NBC.

Thứ hai: Cũng có nhiều trường hợp người bị buộc tội hoặc gia đình của họ không muốn mời NBC vì kinh tế khó khăn hoặc sợ phải tốn chi phí nhiều.

Thứ ba: Cũng có trường hợp người bị buộc tội nhận thức về pháp luật thấp, thập chí có nhiều người không đọc chữ được nên họ hoàn toàn không hiểu được mình có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình trong các giai đoạn TTHS nên vô tình họ đã tự đánh mất quyền rất quan trọng này.

2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của quá trình thực hiện quyền bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

2.2.2.1. Đánh giá hạn chế và nguyên nhân xuất phát từ chủ thể thực hiện quyền bào chữa

- Đối với bị cáo:

Về hạn chế: hiện nay rất ít bị can, bị cáo, gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của họ nhờ luật sư bào chữa trong các vụ án do các CQTHTT cấp huyện thụ lý; các luật sư chỉ tham gia bào chữa chủ yếu cho các bị cáo là người chưa thành niên hoặc là người bị khiếm khuyết.

Nguyên nhân của hạn chế trên là do bản thân bị cáo chưa nắm rò quyền được bào chữa của mình hoặc biết mình có quyền được bào chữa nhưng chưa hiểu rò ý nghĩa và tầm quan trọng của việc có NBC. Ngoài ra, do đa số các bị cáo đều có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế nên sau khi được nghe giải thích về việc có quyền nhờ người (luật sư) bào chữa thì vẫn trả lời với các CQTHTT là không có yêu cầu người bào chữa cho mình. Bản thân bị can, bị cáo hầu như bị hạn chế về pháp luật nên khi thực hiện việc tự bào chữa cho mình cũng gặp rất nhiều khó khăn, bản thân bị cáo không hiểu hết được việc phải cung cấp chứng

cứ gỡ tội cho mình phải mang tính logic, khách quan mà chỉ im lặng hoặc phản bác tất cả các lập luận, chứng cứ buộc tội của các CQTHTT. Những hành vi này có thể cũng là nguyên nhân gây bất lợi thêm cho bị can, bị cáo trong quá trình tiến hành tố tụng. Cũng còn có nhiều bị can, bị cáo còn không hiểu rò hành vi như thế nào là tội phạm và cũng không biết rò hành vi của mình đã bị khởi tố, truy tố và đưa ra xét xử có dấu hiệu của tội phạm hay không? nếu là tội phạm thì là tội gì? bị cáo có lỗi khi thực hiện hành vi đó hay không? lỗi cố ý hay vô ý? Việc các CQTHTT đưa ra tài liệu, chứng cứ để buộc tội bản thân mình có đúng quy định không?... Từ những nguyên nhân trên có thể thấy bản thân bị cáo rất khó thực hiện quyền tự bào chữa của mình mà phải chịu những thiệt thòi, bất lợi đáng kể. Cho nên khi các vụ án mà bị can, bị cáo tự thực hiện quyền bào chữa cho mình thì hầu như không có quá trình tranh tụng tại Tòa, bị cáo chấp nhận tất cả các phán quyết của HĐXX, mặc dù có thể các phán quyết đó chưa đúng với bản chất của vụ án, chưa đúng với hành vi của bị cáo. Hay nói cách khác, bị cáo chỉ mong muốn cho buổi xét xử sớm được kết thúc và Tòa tuyên thế nào cũng được, không quan tâm đến kết quả xét xử. Có thể xem đây là một trong những nguyên nhân chính mà quyền tự bào chữa của bị cáo bị hạn chế vì bị cáo có xu hướng bỏ mặc cho các CQTHTT xem xét, quyết định hành vi cũng như số phận của mình.

- Đối với NBC là luật sư: Với số lượng luật sư hiện tại ở địa bàn Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh tương đối ít so với số lượng Luật sư chung của cả nước (60 luật sư) và chất lượng hoạt động hành nghề luật sư chưa thật sự tương xứng với tính chất công việc đề ra. Ngoài ra còn một số luật sư vì lợi ích cá nhân hoặc động cơ, mục đích cá nhân của mình nên đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp và cách ứng xử nghề nghiệp với các hành vi bộc lộ như sau: yêu cầu mức tiền thù lao quá cao, còn thiếu trách nhiệm, chưa làm hết nghĩa vụ và chưa hết lòng vì khách hàng, đôi khi còn hứa hẹn sẽ đạt được kết quả theo yêu cầu của khách hàng hoặc đưa ra kết quả trước để đặt điều kiện với khách hàng. Đối với các luật sư mới bắt đầu hành nghề thì nghiệp vụ chưa sâu, còn hạn chế về kinh nghiệm nên hiệu quả chưa cao.

Trong quá trình tham gia tố tụng tại phiên tòa còn có các LS do nôn nóng, thiếu kiềm chế nên có phát biểu quan điểm, đối đáp tranh luận có những lời nói không chuẩn mực, ảnh hưởng đến trách nhiệm bào chữa đối với bị cáo và đã có vài trường hợp bị HĐXX và VKS kiến nghị đến Đoàn luật sư tỉnh Tây Ninh xem xét xử lý kỷ luật.

- Đối với NBC là Bào chữa viên nhân dân: Hiện nay, Bào chữa viên nhân dân chưa đáp ứng được với thực tế vì pháp luật chưa quy định rò ràng việc họ tham gia tố tụng như thế nào. Để được công nhận là Bào chữa viên nhân dân cũng chưa rò ràng mà chỉ do tổ chức xã hội giới thiệu. Như vậy họ không có mục tiêu, phạm vi hoạt động, đối tượng tác động, … nên xét thấy việc Bào chữa viên nhân dân là NBC rất khó. Trong thời gian qua, địa bàn thành phố Tây Ninh nói riêng và kể cả địa bàn tỉnh Tây Ninh nói chung cũng chưa có bào chữa viên nhân dân tham gia hoạt động tố tụng với tư cách bào chữa cho bị cáo.

- Đối với NBC là người đại diện hợp pháp của bị cáo: Đa số vốn kiến thức về pháp luật của người đại diện hợp pháp của bị cáo hạn chế và họ không có kinh nghiệm tranh tụng tại tòa. Do đó khi người đại diện hợp pháp của bị cáo bào chữa cho bị cáo thì không đạt hiệu quả cao.

- Đối với NBC là Trợ giúp viên pháp lý: Hiện nay, Trợ giúp viên pháp lý chưa đáp ứng được với yêu cầu bào chữa vì họ chưa có kinh nghiệm, còn nhiều hạn chế. Ngoài ra vẫn còn một số Trợ giúp viên pháp lý xem việc bào chữa là nghĩa vụ bắt buộc phải làm nên họ chưa làm hết trách nhiệm của mình trong việc tham gia bào chữa cho bị cáo.

Những hạn của NBC nói trên là do thực tế hiện nay có một số NBC đa số là Người đại diện hợp pháp của bị cáo, Trợ giúp viên pháp lý hoặc Luật sư mới hành nghề thì họ chưa được đào tạo bài bản về luật, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng tranh tụng, còn thiếu kinh nghiệm. Họ không biết dự đoán phiên tòa sẽ diễn ra như thế nào, họ không có kế hoạch cụ thể đối với từng vụ án mà họ đảm trách, làm việc không khoa học, những vấn đề nào sẽ là chứng cứ buộc tội, gỡ tội cho bị cáo, những quy định pháp luật nào liên quan, không cố gắng tìm kiếm những đồ vật, tài liệu, chứng cứ có liên quan chứng minh sự vô tội, giảm tội hoặc là

tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn một số NBC chỉ chú trọng đến lợi ích cá nhân, không quan tâm đến đạo đức, vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp, chỉ vì lợi ích của bị can, bị cáo mà bất chấp quy định, thậm chí còn “chạy án” cho bị cáo được giảm nhẹ. Một số người bào chữa do nể nang, tuy biết là bị người THTT gây khó khăn, thực hiện chưa đúng quy định pháp luật nhưng họ lại làm ngơ, chịu đựng, ít khi phản ứng vì sợ bất lợi cho bị cáo và ảnh hưởng mối quan hệ. Chính vì thế rất khó tiếp cận hồ sơ, nắm được diễn biến hành vi của bị can, bị cáo, nội dung vụ án, … dẫn đến hiệu quả của NBC trong việc bào chữa chưa cao.

Khi được chỉ định bào chữa thì NBC thường thụ động (chỉ căn cứ vào hồ sơ có sẵn của CQTHTT) để thực hiện bào chữa cho đủ thủ tục, ít quan tâm đến việc thu thập chứng cứ hoặc tiến hành xác minh thêm các vấn đề để làm rò vụ án.

Theo quy định của BLTTHS, địa vị pháp lý của NBC chỉ là người tham gia tố tụng, phạm vi hoạt động thuộc lĩnh vực bổ trợ tư pháp nên thực chất NBC chỉ là người trợ giúp pháp lý mang tính thụ động, quyền năng của NBC là thứ quyền năng phái sinh, phụ thuộc hoàn toàn vào sự chấp thuận hay không chấp thuận của các cơ quan THTT và những người có thẩm quyền THTT, không có cơ sở cho việc hành nghề một cách bình đẳng và độc lập, trong một chừng mực nhất định nào đó, sự tham gia tố tụng của NBC gặp nhiều khó khăn, cơ sở để họ thực hiện quyền bào chữa cho bị cáo chủ yếu vẫn là hồ sơ vụ án do Cơ quan điều tra xây dựng. Từ thực tế trên cho thấy, có thể ở một số nơi thì các CQTHTT (bên buộc tội) còn xem nhẹ NBC (bên gỡ tội), có cách nhìn không thiện cảm với NBC, xem họ là người đang giúp cho người bị buộc tội chối tội và cản trở hoạt động của các CQTHTT.

2.2.2.2. Đánh giá hạn chế và nguyên nhân xuất phát từ chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền bào chữa

- Giai đoạn trước khi mở phiên tòa

Những năm gần đây trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh luật sư thực hiện chức năng bào chữa cho bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí