Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự - Phương Tiện Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Người Chưa Thành Niên


có liên quan do Liên hợp quốc thiết lập để thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người [82].

Ngoài ra, khi nói về cơ chế, người ta thường đề cập đến hai nội dung: Thể chế và Thiết chế.

Thchế có thể được hiểu bao gồm hai khía cạnh khác nhau:

Thứ nhất, đó là các quy định pháp luật, các quy tắc được ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục nhất định có tính ràng buộc đối với các chủ thể;

Thứ hai, thiết kế hệ thống các cơ quan được lập ra để thực thi những chức năng, nhiệm vụ nhất định.

Thiết chế là sự vận hành các cơ quan, tổ chức đã được xây dựng, quy định để thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công.

Do vấn đề quyền con người được thể hiện ở cấp độ toàn cầu, khu vực và từng quốc gia, nên cơ chế bảo vệ quyền con người được hiểu là những thể chế, thiết chế do toàn nhân loại xã hội, do Nhà nước tạo ra nhằm bảo vệ con người ở cấp độ toàn cầu, khu vực và ở từng quốc gia.

Về thể

chế,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

quyền con người được long trọng công bố

trong Hiến

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - 8

pháp. Chính vai trò giá trị của quyền con người, quyền công dân mà trong tư

duy chính trị của nhân loại, vấn đề quyền con người, quyền công dân trở

thành một nội dung chính của lịch sử lập hiến, dù ở chế độ xã hội nào (tư bản, XHCN, các nước đang phát triển) đều có chế định quyền con người, quyền công dân. Đó là nội dung cơ bản nhất của mỗi hiến pháp, nội dung

quan trọng đến mức nếu không có chế định quyền con người, quyền công

dân, thì cũng không thể có bản thân hiến pháp, nội dung đó chi phối kết cấu của bản hiến pháp, chế định quyền công dân thường được đặt lên hàng đầu trong hiến pháp của nhiều nước.Chính vì tầm quan trọng của vấn đề quyền con người, quyền công dân nên hiến pháp của các nước thường dành riêng một chương hoặc một phần ghi nhận các quyền con người, quyền công dân. Trong trường hợp hiến pháp không ghi nhận thì đã có văn bản riêng về quyền


con người, quyền công dân. Như vậy, dù quy định theo cách nào, các quốc gia đều coi quyền con người, quyền công dân là nội dung cơ bản, không thể

thiếu của hiến pháp. Ghi nhận, bảo đảm, bảo vệ mệnh của Hiến pháp, là mục tiêu của Hiến pháp.

quyền con người là sứ

Ở Việt Nam, sau Hiến pháp, các đạo luật liên quan đến các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa đã được ban hành khá nhiều. Đó là Luật Bầu cử Quốc hội, Luật Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, Luật Xuất bản, Luật Báo chí, Luật Công nghệ Thông tin, Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu Trí tuệ, Luật Doanh nghiệp, Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Bộ luật Tố tụng Dân sự và đặc biệt là BLHS, BLTTHS.

Về thiết chế, hiện nay ở Việt Nam, ngoài có một số cơ quan Nhà nước có trách nhiệm chăm lo đến việc bảo vệ quyền con người (như Ủy ban Dân tộc, Ban Tôn giáo, Cục Bảo vệ chăm sóc Trẻ em…) thì Thiết chế Tư pháp,

bao gồm hệ

thống các cơ

quan tiến hành tố tụng, sẽ được khởi động khi

quyền con người, quyền công dân bị vi phạm; hay nói một cách khác, ở bất cứ đâu, bất kể lúc nào, một khi quyền con người bị xâm phạm ở mức độ phát sinh tội phạm, ở đó phải có mặt của các cơ quan tiến hành tố tụng để tiến hành bảo vệ.

2.1.3.2. Pháp luật tố tụng hình sự - phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên

Bảo vệ quyền con người (nói chung) và quyền và lợi ích hợp pháp của

NCTN (nói riêng) trong tố tun

g hin

h sự chính là cách thức, phương thức thực

hiện việc xử lý các hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của con người và giải quyết các tranh chấp trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

* Vai trò của pháp luật TTHS trong việc bảo vệ quyền con người

Theo quan điểm của chúng tôi, vấn đề bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự có thể được coi là trục xoay của toàn bộ các hoạt động tố tụng hình sự, do nó phản ánh những mối liên hệ đa chiều và mang trong mình


nhiều nghịch lý của các mối quan hệ. Tố tụng hình sự của bất kỳ quốc gia và hệ thống pháp lý nào cũng đều phải thực hiện cùng một lúc hai nhiệm vụ:

vừa phải xác định cho được sự thật của vụ án, bảo đảm để công lý được

thực thi, nhưng lại vừa phải làm thế nào để trên con đường đi tìm sự thật và công lý thì quyền của tất cả những người có liên quan đều phải được tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ.

Chính vì thế, vấn đề “bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự” là một vấn đề có nhiều phương diện thể hiện khác nhau trong một tổng thể thống nhất - nhất quán của chính sách hình sự và của tư pháp hình sự.

Ở nghĩa rộng nhất, đó là sự bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự bất kể vị trí và vai trò cụ thể của con người đó trong tố tụng hình sự là gì: là người bị hại đang tìm kiếm sự bồi thường thiện hại và công lý của mình do hành vi tội phạm gây ra; là người bị buộc tội đang tìm cách để chống lại sự buộc tội nhằm phủ nhận cáo buộc hoặc giảm nhẹ mức độ cáo buộc. Nói cách khác, “bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự” hàm chứa hai thành tố không trùng hợp với nhau, thậm chí trái chiều với nhau cả về hình thức và nội dung: 1) Khôi phục lại các quyền bị tội phạm xâm hại và 2) Bảo đảm các quyền do sự cáo buộc phạm tội có thể gây ra.

Từ hai tuyến chính của việc bảo đảm các quyền con người trong tố tụng hình sự còn có thêm nhu cầu không kém phần quan trọng, cần được quan tâm đúng mức. Đó là quyền và lợi ích của những chủ thể không phải là nạn nhân của tội phạm, cũng không phải là đối tượng của việc buộc tội, nhưng lại can dự vào quá trình thực hiện các hoạt động và hành vi tố tụng: người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan… Đương nhiêu cũng không thể không nói đến việc bảo đảm quyền của những người thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng như Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, những người tham gia tố tụng như luật sư, bào chữa viên, người giám định, người phiên dịch v.v…


Tuy nhiên, trọng tâm của nhiệm vụ bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự vẫn là việc bảo đảm quyền con người cho người bị buộc tội: người bị tình nghi, bị can, bị cáo.

Điều đó xuất phát từ một điểm mấu chốt: tâm điểm của tố tụng hình sự là việc xác định trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Tố tụng hình sự thực chất là mối quan hệ quyền lực, trong đó bên có quyền lực áp dụng các biện pháp cưỡng chế là Nhà nước mà đại diện là các cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người

bị tình nghi, bị can, bị cáo là những người thuộc phía yếu thế, do trong quan

hệ này, quyền lực nhằm vào họ, họ phải đối mặt với cả bộ máy các cơ quan nhà nước buộc tội họ với đội ngũ cán bộ được trả lương và cung cấp các trang bị cần thiết, có các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật, người bị buộc tội có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn và khó

có khả năng bình đẳng với bên buộc tội trong việc chứng minh, thu thập

chứng cứ và trình bày chứng cứ; không dễ dàng gì trong việc sử dụng quyền tiếp cận công lý như thuê luật sư, tìm và hiểu các quy định của pháp luật, các thủ tục tố tụng. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy điều này thông qua những

quy định về

áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam: khoảng 40% bị

cáo

trước khi bị đưa ra xét xử đã từng bị tạm giam, đa số trong đó đã bị giam giữ. Theo quy định của BLTTHS, thời hạn tạm giam để điều tra được quy định là tối thiểu là 2 tháng, tối đa là 16 tháng (với các loại tội phạm nói chung). Như vậy, trong một khoảng thời gian dài, bị cáo đã phải đối diện song phương với Điều tra viên và vì vậy số phận, việc bảo đảm quyền và lợi ích của họ hoàn toàn phụ thuộc vào Điều tra viên, chưa nói đến tính bí mật khép kín của hoạt động điều tra. Giai đoạn được coi là công bằng, công khai nhất là giai đoạn xét xử thì trừ những vụ án phức tạp, còn phần lớn các vụ án thông thường, thời gian xét xử chỉ từ 1- 2 ngày.


Chính vì vậy, mặc dù không thể

coi nhẹ

việc bảo đảm quyền con

người, mà trước hết là danh dự nhân phẩm, tính mạng tài sản của tất cả các bên và những con người trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, tâm điểm chú ý của pháp luật quốc tế và của pháp luật quốc gia, của cải cách tư pháp vẫn là việc bảo đảm quyền con người đối với “phía” người bị buộc tội tại tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự, tức là bảo đảm để bảo vệ các quyền do sự cáo buộc phạm tội có thể gây ra.

* Vấn đề Bảo vệ quyền con người trong pháp luật quốc tế

Bảo vệ quyền con người bằng hệ thôn

g tư phap

hin

h sự là viêc

cac cơ

quan tiên

han

h tố tun

g trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của mình

và các quy định của pháp luật, xử lý những hành vi xâm phạm đến quyền con người hoặc giải quyết các tranh chấp trong xã hội nhằm bảo vệ quyền con người. Quyền được bảo vệ quyền con người là một trong những quyền cơ bản của con người. Theo Điều 8 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) thì mọi người đều có quyền được bảo vệ bởi một phương thức khắc phục hữu hiệu (right to an effective remedy). Theo đó: “Mọi người đều có quyền được các toà án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu hiệu để chống lại những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ mà đã được hiến pháp hay luật pháp quy định” [82]. Như vậy, việc bảo vệ quyền con người bằng hệ thống cơ quan tòa án quốc gia (hay cơ quan tài phán quốc gia) là nghĩa vụ của nhà nước và là quyền của người dân.

Chúng ta có thể tìm thấy trong các văn kiện Quốc tế về quyền con

người trong TTHS như Tuyên ngôn nhân quyền thế giới năm 1948; Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966; Những nguyên tắc cơ bản trong việc đối xử với tù nhân; Công ước chống tra tấn, đối xử vô nhân đạo và hạ nhục con người năm 1985… Đây được coi là tiêu chuẩn về nhân quyền trong TTHS. Theo đó, quyền con người trong TTHS bao gồm những quyền sau (Điều 10, 11 UHDR, Điều 14, 15 và 11 ICCPR): Quyền được xét xử công bằng bởi một thủ tục TTHS và tòa án công bằng, công khai; Quyền bất khả


xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và quyền tự do cá nhân khác. Mọi trường hợp áp dụng các biện pháp cưỡng chế TTHS phải trên cơ sở luật định; Quyền được suy đoán vô tội; Quyền được bào chữa và biện

hộ, quyền không bị xét xử quá mức chậm trễ; Áp dụng thủ tục TTHS đặc

biệt với NCTN; Quyền kháng cáo bản án để xét xử phúc thẩm, quyền được nhanh chóng minh oan. Quyền không bị kết tội hai lần về cùng 1 hành vi…

Các quyền đó được ghi nhận, được khuyến cáo thực hiện và đòi hỏi thực hiện trong tất cả các văn kiện pháp lý quốc tế và khu vực. Có thể nói, đó chính là những chuẩn mực pháp lý quốc tế về quyền con người trong tố tụng hình sự.

Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 (UHDR)

Ngày 10 tháng 12 năm 1948 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã công bố Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người với những tuyên bố cơ bản sau đây:

“Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và bất khả xâm phạm thân thể” (Điều 3); “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và không vì

một sự kiện khác biệt nào mà không có quyền được pháp luật bảo vệ”

(Điều 7); “Mọi người, để xác định các quyền và nghĩa vụ của mình và để làm rõ lý do mình bị buộc tội, đều có quyền bình đẳng hoàn toàn trong việc để vụ việc của mình được xét xử một cách công khai bởi một Tòa án độc lập, vô tư với sự tuân thủ các đòi hỏi về sự công bằng” (Điều 10); “Không ai có thể bị bắt, giữa hoặc trục xuất một cách tùy tiện” (Điều 9); “Không ai có thể bị tra tấn hoặc đối xử và chịu hình phạt dã man, phi nhân tính hoặc làm mất phẩm giá của mình” (Điều 5); “Mỗi người, khi bị cáo buộc phạm tội, đều có quyền được coi là vô tội khi mà tội của người đó chưa được xác định bởi một trình tự luật định thông quá sự xét xử công khai của Tòa án theo đó các khả năng bào chữa được bảo đảm” (Khoản 1, Điều 11); “Không ai có thể bị can thiệp tùy tiện vào đời sống riêng tư và gia đình, bị xâm phạm tùy


tiện sự bất khả xâm phạm về chỗ ở, bí mật thư tín, danh dự và uy tín. Mọi

người đều có quyền được pháp luật bảo vệ trong những trường hợp (Điều 12).

ấy”

Công ước quc tế vcác quyn dân svà chính trị (ICCPR) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 16 tháng 12 năm 1966 đã tiếp tục khẳng định những quyền cơ bản của người bị buộc tội đã ghi trong Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948: Khẳng định những nguyên tắc về sự bình đẳng trước Tòa án, quyền được một Tòa án vô tư xét xử kịp thời, quyền được bảo vệ bí mật đời tư và đạo đức trong quá trình xét xử (Điều 13). Toàn bộ nội dung Điều 14 của Công ước tập trung vào việc xác định quyền của người bị buộc tội, theo đó, nguyên tắc suy đoán vô tội và những bảo đảm thực hiện quyền bào chữa đã được xác định rất rõ ràng và cụ thể. Công ước đã xác định nguyên tắc suy đoán vô tội như sau: “Người bị buộc tội về hình sự có quyền được coi là vô tội khi mà tội của người đó chưa được chứng minh theo pháp luật”; Các bảo đảm thực hiện quyền được bào chữa của người bị buộc tội được liệt kê tại Khoản 3 Điều 14 này dưới hình thức là những quyền phát sinh của quyền được bào chữa (như quyền được thông báo không chậm trễ; có đủ thời gian và điều kiện cần thiết có việc chuẩn bị bào chữa; được xét xử trong thời hạn hợp lý; được xét xử với sự có mặt của mình và được tự bào chữa hoặc thông qua người bào chữa được mình chọn; được lấy lời khai người làm chứng có chứng cứ chống lại mình hoặc được triệu tập và lấy lời khai người làm chứng của mình theo những cách như người làm chứng chống lại mình; được sử dụng phiên dịch miễn phí; được quyền không đưa ra những lời khai chống lại mình hoặc không bị ép nhận tội; không ai có thể bị xét xử hoặc chịu hình phạt hai lần vì một tội phạm khi việc kết tội hoặc tha tội đã xong hoàn toàn theo pháp luật và thủ tục tố tụng hình sự của mỗi nước).

Ngoài Công ước này, các văn kiện có tính toàn cầu còn bao gồm: Bộ

các nguyên tắc cơ

bản của Liên

Hợp quốc về

vai trò của luật sư (United


Nations Basic Principles on the Role of Lawyers), Quy chế Rôm về Tòa án hình sự quốc tế (Rome Status of the International Criminal Court).

Bên cạnh các văn kiện pháp lý có ý nghĩa toàn cầu là các văn kiện có

tính chất khu vực, theo đó, có thể

thấy:

Công

ước châu Âu về

quyền con

người năm 1950, Công ước châu Mỹ về quyền con người năm 1969, Hiến

chương châu Phi về quyền con người và quyền các dân tộc năm 1981. Ở châu Á hiện nay chưa có một văn bản pháp lý chính thức đưa ra những chuẩn mực riêng cho khu vực về quyền con người, trong đó có liên quan đến quyền con

người trong tố tụng hình sự. Năm 2008 ASEAN đã thông qua bản Hiến

chương của mình. Theo đó, Hiến chương, tại Điều 14, đã xác định việc thành lập cơ quan nhân quyền khu vực. Trên có sở đó các nước ASEAN đã nhất trí

thành lập Cơ

quan bảo vệ

và thúc đẩy quyền con người chung (ASEAN

Human Rights Body). Tuy nhiên, vẫn chưa có những thỏa thuận liên quan đến quyền của người bị buộc tội.

* Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong tư pháp hình sự quốc tế

Trong số các văn bản quốc tế về tư pháp người chưa thành niên, đầu tiên phải kể đến Công ước về quyền trẻ em do Đại Hội đồng Liên hợp quốc

thông qua ngày 20/11/1989, có hiệu lực từ ngày 2/9/1990. Đây là văn kiện

pháp lý có số thành viên lớn nhất phê chuẩn so với tất cả các Công ước quốc tế khác đề cập tới một số khía cạnh về tư pháp người chưa thành niên, các vấn đề liên quan đến trẻ em và quyền con người.

Ngoài ra, còn có các văn kiện đề cập trực tiếp đến vấn đề tư pháp người chưa thành niên được thông qua tại các Hội nghị của Liên hợp quốc do các Chính phủ nhóm họp 5 năm một lần về pháp luật liên quan đến công tác ngăn ngừa tội phạm và đối xử với người phạm tội. Đó là các văn kiện:

(1) Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp quốc về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua 29/11/1985 (từ đây gọi tắt là Quy tắc Bắc kinh);

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 09/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí