tượng này là do tỷ lệ tội phạm người chưa thành niên đã giảm ổn định trong hơn một thập kỷ qua và hiện đang ở mức thấp nhất từ trước tới nay. Hơn nữa, các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng hướng tiếp cận “cứng rắn” đối với tội phạm chưa thành niên đã không đem lại hiệu quả trong việc giảm thiểu tỷ lệ tái phạm hay hỗ trợ quá trình phát triển tích cực của người chưa thành niên [69].
2.3.2.3. Mô hình Toà Gia đình
Mô hình này đã xuất hiện trong vòng 2 thập kỷ trở lại đây. Trong khi
hai mô hình trước tập trung chủ
yếu vào chính trẻ
em hoặc người chưa
thành niên đó, vào hành động của họ, thì mô hình Toà gia đình lại đặt hành vi của trẻ em trong một bối cảnh rộng hơn, đó là hoàn cảnh gia đình của các em. Các vấn đề về hành vi của trẻ có thể nảy sinh vì những gì đang diễn ra trong gia đình các em, nhưng chính hành vi của các em đôi khi cũng lại là những tác nhân làm tăng mâu thuẫn trong gia đình. Và ngày càng có nhiều căn cứ cho thấy rằng một trong những phương thức hữu hiệu nhất để hỗ trợ các gia đình và con cái họ chính là việc củng cố gia đình [103]. Mục đích của mô hình Toà gia đình là đưa tất cả các vấn đề gia đình vào xử lý trong một quá trình tố tụng với một mô hình Toà án chuyên biệt và đội ngũ hỗ trợ dịch vụ xã hội. Cách tiếp cận này cho phép Thẩm phán nhìn nhận một bức tranh đầy đủ hơn về những gì đang diễn ra trong gia đình từ đó có thể thu thập thông tin và áp dụng một biện pháp xử lý mang tính trị liệu hướng vào cả gia đình lẫn bản thân trẻ.
Nhận xét: Mô hình Toà gia đình hợp nhất có thể coi là một mô hình tư pháp lý tưởng xét trên nhiều phương diện. Đây là một phương pháp tiếp cận tổng thể nhằm xử lý các vấn đề của gia đình trên cơ sở đảm bảo cuộc sống và phúc lợi cho tất cả các thành viên của gia đình đó. Mô hình này tập trung tăng cường tính hiệu quả và giảm sức ép thông qua việc chỉ định một Thẩm phán được đào tạo đặc biệt về pháp luật gia đình phối hợp, hỗ trợ một gia
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự - Phương Tiện Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Người Chưa Thành Niên
- Các Phương Thức Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Người Chưa Thành Niên Theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
- Bảo Vệ Thông Qua Các Thiết Chế Gia Đình Và Xã Hội
- Trong Việc Bắt, Tạm Giữ, Tạm Giam Người Chưa Thành Niên
- Việc Thực Hiện Quy Định Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Người Chưa Thành Niên Trong Quá Trình Xét Xử
- Về Năng Lực Cán Bộ Tiến Hành Tố Tụng Trong Giải Quyết Vụ Án Hình Sự Liên Quan Đến Người Chưa Thành Niên
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
đình cụ thể xử lý tất cả các vấn đề của mình theo phương thức hỗ trợ chứ không phải là không phán xét. Để đạt được mục tiêu bao quát này, cần phải xây dựng một hệ thống có đủ năng lực. Việc xây dựng một hệ thống như vậy đòi hỏi phải có công tác tập huấn phù hợp cho đội ngũ Thẩm phán và cán bộ Toà án, xây dựng các hệ thống tích hợp thông tin và quản lý ca, mạng lưới các dịch vụ xã hội hoàn thiện bao gồm dịch vụ tham vấn, giải quyết tranh chấp, điều trị cai nghiện... Nếu không xây dựng được năng lực như vậy, mô hình Toà gia đình hợp nhất có khả năng sẽ không đạt được tất cả tiềm năng và mục đích mà nó đặt ra.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Với những nghiên cứu và luận giải đã trình bày, tác giả rút ra một số kết luận như sau:
1. Quyền con người là thiêng liêng và bất khả xâm phạm, có tính phổ biến và tính đặc thù, trong đó có đặc thù về đối tượng NCTN (trẻ em). Việc luận giải và làm rõ khái niệm, đặc điểm về NCTN; khái niệm về Quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN; khái niệm Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS là vấn đề phải đặt ra đầu tiên trước khi xây dựng các phương thức bảo vệ hiệu quả;
2. Trên thế giới, trong các văn kiện của Tư pháp hình sự quốc tế, ngoài những quyền như người thành niên, các quyền của NCTN được quy định rất cụ thể, chi tiết, đặc thù, phù hợp với đặc tính tâm sinh lý của độ tuổi. Trên cơ sở đó, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, xã hội của mình, mỗi Quốc gia sẽ quy định các quyền của NCTN trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật của mình;
3. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, một lĩnh vực “nhạy cảm” và tiềm ẩn nhiều nguy cơ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN bị xâm phạm rất cao. Những đối tượng này có quyền đặc thù và nguy cơ xâm phạm đến họ cũng
rất đặc thù. Do đó, các quy định của pháp luật cũng như các thiết chế bảo vệ cần phải được thiết kế phù hợp với đặc điểm về quyền của họ;
4. Để bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong
TTHS qua nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia thuộc các hệ thống pháp luật trên thế giới, chúng tôi nhận thấy, các Quốc gia này đã thực hiện đồng bộ các phương thức bảo vệ, như: xây dựng các quy định đặc biệt trong chính sách pháp luật; tổ chức các thiết chế đặc biệt (như cơ quan điều tra chuyên biệt, Tòa án chuyên trách NCTN) và các thiết chế xã hội bảo đảm khác;
5. Trước những yêu cầu ngày càng cao của bối cảnh hội nhập quốc tế sâu, rộng như hiện nay, Việt Nam cũng đã nỗ lực tiếp cận với Thế giới thông qua việc là quốc gia thứ hai phê chuẩn CUQTE, trên cơ sở đó đã nỗ lực nội luật hóa các quy định của Quốc tế và xây dựng các phương thức bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS. Tuy nhiên, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, cần được tiếp tục nghiên cứu để đề xuất những giải pháp khả thi nhằm bảo vệ hiệu quả nhất quyền và lợi ích hợp pháp cuả nhóm đối tượng đặc biệt này.
Chương 3
THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chương này, tác giả nghiên cứu, đánh giá thực trạng của các phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN theo pháp luật TTHS Việt Nam, đó là: 1) Quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật TTHS; 2) thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng; 3) Thực trạng bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS từ phía gia đình, tổ
chức. Tác giả đã kết hợp đối chiếu các quy định, khuyến nghị của quốc tế
trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN (đã làm rõ tại
Chương 2 Luận án) với việc phân tích với các quy định trong BLTTHS có liên quan đến NCTN, nhằm chỉ ra những "lỗ hổng pháp lý" cùng những bất cập, khó khăn trong thực tiễn áp dụng; đồng thời, lồng ghép việc đánh giá các nguyên nhân của những bất cập, vướng mắc để làm căn cứ đề xuất các giải pháp ở Chương tiếp theo. Cụ thể là:
3.1. CÁC QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
3.1.1. Trong việc thực hiện quy định những điều cần chứng minh trong điều tra, truy tố, xét xử vụ án người chưa thành niên phạm tội (Điều 302 BLTTHS)
Trong các vụ án NCTNPT ngoài nhưng vấn đề cần chưng minh theo
quy định tại Điều 63 BLTTHS, cac
cơ quan tiên
hanh tố tung cân
chú ý đên
những vân đề đăc thu, đó là, Điều 302 BLTTHS yêu cầu CQĐT phải chứng minh thêm những vấn đề sau: Tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của NCTN; Điều kiện sinh
sống và giáo dục; Có hay không có người thành niên xúi giục; Nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
Để chứng minh những vấn đề trên, trong quá trình thực hiện, ngoài quy định của BLTTHS và Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC- BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2011, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTHS đối với người tham gia TTHS là NCTN thì chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn cụ thể, rõ ràng; điều này gây ra không ít khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình vận dụng, cụ thể:
* Trong việc xác minh về tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của NCTN.
Độ tuổi là một tình tiết hết sức quan trọng quyết định xem người phạm tội có phải là NCTN hay không nên cần phải được xác định ngay từ đầu để làm cơ sở cho việc truy cứu TNHS cũng như việc áp dụng các thủ tục tố tụng
hình sự thích hợp theo quy định của pháp luật. Đây cũng là một vấn đề
thường dễ nhầm lẫn trong hoạt động tố tụng, thường gặp trong quá trình giải
quyết các vụ
án hình sự
do NCTNPT. Đối với một người bình thường đã
thành niên thì việc xác định tuổi căn cứ vào lý lịch bị can và danh chỉ bản là đủ nhưng đối với NCTN thì việc xác định chính xác tuổi là rất quan trọng vì tính nhạy cảm của vấn đề liên quan đến việc xác định TNHS.
Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội là NCTN tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi, chúng ta gặp không ít khó khăn, vướng mắc khi xác định tuổi của họ: Có trường hợp một NCTNPT nhưng trong các giấy tờ chứng minh, xác định độ tuổi của họ lại khác nhau (trong lý lịch, giấy chứng minh,
sổ hộ
khẩu, giấy khai sinh đều ghi độ
tuổi khác nhau) hoặc cha mẹ
của
người đó lại khai khác với giấy tờ trên nên gây khó khăn trong việc xác định độ tuổi của NCTN. Vấn đề đặt ra là để xác định độ tuổi của NCTN trong trường hợp từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ căn cứ vào giấy khai sinh, các giấy tờ khác hay theo thực tế?
Việc xác định độ tuổi của bị cáo chưa thành niên thông thường dựa trên một số giấy tờ pháp lý như Giấy khai sinh, Giấy chứng sinh, Sổ hộ khẩu, hộ tịch của họ. Tuy nhiên, thực tế thường gặp những trường hợp đối với trẻ em đường phố, sống lang thang, không có nơi cư trú rõ ràng, không có giấy khai sinh hoặc các giấy tờ cần thiết khác như học bạ, sổ hộ khẩu... ; ở một số địa phương do khó khăn về địa lý (rất phổ biến ở vùng nông thôn, miền núi hẻo lánh), nhận thức của người dân còn hạn chế và một số lý do khác mà việc khai sinh cho trẻ em chưa được quan tâm đúng mức, có nhiều trẻ em không được khai sinh hoặc khai sinh không chính xác về ngày, tháng, năm sinh, như: khai sinh không đúng tuổi (khi khai sinh cha mẹ đã khai giảm tuổi để cho con đi học muộn; hoặc, ngược lại, có trường hợp cha mẹ khai tăng tuổi để cho con đi học sớm hơn) hoặc không khai sinh hoặc có 2 - 3 giấy khai sinh... đều hợp pháp hoặc một người có đến 2 hoặc 3 giấy khai sinh gốc nhưng lại khác ngày, tháng, năm sinh hoặc có một giấy khai sinh nhưng chỉ ghi năm sinh…
Trong những trường hợp này cơ quan tiến hành tố tụng đã căn cứ vào lời khai của NCTNPT, lời khai của gia đình các em và do đó thiếu tính chính xác khi đánh giá độ tuổi NCTNPT cũng như ảnh hưởng không nhỏ tới việc giải quyết vụ án hình sự và bảo vệ quyền lợi NCTN. Nhưng nhiều trường hợp không thể xác định được độ tuổi (ranh giới) giữa có tội và không có tội.
Ví dụ: Vụ án Dương Thu Hương (sinh năm 1992), trong tháng 10/2010, đã cùng với Đỗ Thị Thanh và Trần Thị Quế thực hiện hành vi lừa bán nhiều người sang Trung Quốc, trong đó có cháu Bùi Thị Hợi sinh năm 1995. Sau đó vụ án bị phát hiện, các bị cáo đã bị xét xử về tội Mua bán phụ nữ Điều 119 và
Điều 120 BLHS. Đối với bị cáo Dương Thu Hương quá trình điều tra, cơ
quan điều tra Công an tỉnh B đã thu thập chứng cứ để xác định tuổi của
Hương. Tài liệu điều tra, xác minh thu thập được gồm có: Tờ khai khi làm chứng minh thư nhân dân do công an cung cấp mang tên Dương Thu Hương
sinh ngày 16/9/1990, sổ hộ khẩu gia đình Dương Thu Hương sinh ngày
16/9/1992, giấy khai sinh bản sao tẩy xóa ghi Dương Thu Hương sinh ngày
16/9/1992. Trong khi đó, ngày sau khi bị bắt Dương Thu Hương khai sinh năm 1990, đã làm chứng minh thư nhân dân nhưng bị mất chưa làm lại. Còn bà Nguyễn Thị Quý mẹ đẻ của bị cáo khai trong sổ hộ khẩu gia đình và khi làm CMND ghi Dương Thu Hương sinh vào ngày 16/9/1990 (đã tăng 2 tuổi) để Hương sớm được đi làm.
Trong vụ án này, việc xác định tuổi của bị cáo Dương Thu Hương có ý nghĩa rất quan trọng, nếu bị cáo sinh vào ngày 16/9/1992 thì khi phạm tội bị cáo Dương Thu Hương là người chưa thành niên dưới 18 tuổi, nếu bị cáo Hương sinh vào ngày 16/9/1990 thì khi phạm tội Dương Thu Hương đã trên 20 tuổi. Xét các tài liệu trên có nhiều mâu thuẫn, chưa có đủ căn cứ để xác định chính xác tuổi của Dương Thu Hương nên Cấp phúc thẩm đã hủy phần
bản án sơ
thẩm đã xét xử
đối với Dương Thu Hương yêu cầu giám định
xương của bị cáo. Sau khi cấp phúc thẩm hủy cơ quan điều tra công an tỉnh B đã trưng cầu giám định. Hội đồng giám định pháp y quân đội đã xác định tại thời điểm giám định tháng 31/5/2011 Dương Thu Hương khoảng từ 20 tuổi đến 20 tuổi 6 tháng. Từ kết quả giám định và tài liệu có trong hồ sơ vụ án có
căn cứ
xác định Dương Thu Hương sinh vào ngày
16/9/1990 khi phạm tội
tháng 10/2010 bị cáo đã 20 tuổi 1 tháng 15 ngày đã thành niên không được hưởng các tình tiết giảm nhẹ đối với người chưa thành niên phạm tội. Tại bản án sơ thẩm lần 2 ngày 20/7/2011 TAND tỉnh B đã áp dụng điểm đ và e khoản 2 Điều 119 xử phạt Dương Thu Hương 10 năm tù về tội Mua bán người và áp dụng khoản 1 Điều 120 BLHS xử phạt Dương Thu Hương 8 năm tù về tội Mua bán trẻ em. Tổng hợp phạt bị cáo 18 năm tù. Dương Thu Hương không kháng cáo chấp nhận thi hành án.
Có trường hợp, vì muốn chạy tội cho con mình mà người đại diện hợp pháp của bị cáo đã đưa ra những bằng chứng giả mạo về tuổi của bị cáo để chứng minh bị cáo chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, gây khó khăn cho các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án, đặc biệt là làm kéo dài quá trình giải quyết vụ án.
Ví dụ: Vụ Võ Văn Dũng (sinh ngày 29/11/1985), có hành vi dùng dao
đâm chết bà Nguyễn Thị Hảo ở phố Lý Quốc Sư, Hà Nội vào ngày 13/7/2000, khi phạm tội Võ Văn Dũng 14 tuổi 7 tháng 14 ngày. Bản án hình sự sơ thẩm số 08/2001/HSST đã quyết định xử phạt bị cáo 12 năm tù về tội Giết người, buộc đại diện gia đình bị cáo phải bồi thường cho người bị hại tiền chi phí mai táng và tiền tổn thất về tinh thần. Trong thời gian chờ Tòa phúc thẩm xét xử lại (bà Hoàng Thị Trang là mẹ bị cáo Dũng-đại diện gia đình bị cáo kháng cáo), bà Trang đã cung cấp bản sao giấy khai sinh đề ngày sinh của Dũng là 17/11/1986 cùng một số giấy tờ xác nhận để chứng minh Dũng không phải sinh ngày 29/11/1985 như Cáo trạng của VKSND TP. H đã truy tố đối với bị cáo. Căn cứ vào tài liệu của bà Trang cung cấp, Tòa phúc thẩm -Tòa án nhân dân Tối cao đã ra quyết định số 2024 ngày 6/12/2001, hủy toàn bộ bản
án hình sự
sơ thẩm số
08 ngày 5/11/2001 của Tòa án thành phố Hà Nội,
điều tra xét xử lại để xác định rõ ngày tháng năm sinh của bị can Võ Văn Dũng. Sau khi điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phát hiện vào thời gian khoảng năm 2001, bà Trang đã đến Ủy ban nhân dân xã Sơn Cẩm cấp bản sao giấy khai sinh cho con bà là Hoàng Văn Dũng, bà nại ra việc xin cho con vào trường dân tộc nội trú, do nể bà Trang nên ông Trần Thế Dân-Cán bộ ủy ban đã cấp bản sao giấy khai sinh số 622/1998 ngày 26/4/2001 cho bà Trang và sửa lại ngày tháng năm sinh của Võ Văn Dũng từ ngày 29/11/1985 thành Hoàng Văn Dũng sinh ngày 17/11/1986. Tại sổ gốc giấy khai sinh số 356 quyển 6 ở UBND xã Sơn Cẩm, Phú Lương, Thái Nguyên ghi Võ Văn
Dũng sinh ngày 29/11/1985; trong sổ hộ khẩu mẫu NK3 công an thị trấn
Chợ Chu đang quản lý thì Võ Văn Dũng có hộ khẩu thôn Hợp Thành, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, Thái Nguyên có bố là Võ Văn Sơn và mẹ là Hoàng Thị Trang ghi Võ Văn Dũng sinh ngày 29/11/1985. Căn cứ vào các tài liệu thu thấp được và lời khai của các nhân chứng có đủ cơ sở kết luận Võ Văn Dũng đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội Giết người do Dũng gây ra.