Các Phương Thức Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Người Chưa Thành Niên Theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam


(2) Hướng dẫn Riyadh về việc phòng ngừa người chưa thành niên

phạm tội được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 14/12/1990 (từ đây gọi tắt là Hướng dẫn Riyadh);

(3) Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 14/12/1990 (từ đây gọi tắt là Quy tắc 1990).

Bên cạnh đó, Nghị quyết do Hội đồng các vấn đề kinh tế và xã hội của Liên hợp quốc thông qua tháng 07/2002 và “Các nguyên tắc cơ bản về việc áp

dụng các Chương trình tư

pháp phục hồi trong các vấn đề

hình sự” nhấn

mạnh các nguyên tắc về tư pháp phục hồi là cơ sở để giải quyết các xung đột.

Các văn kiện này có tính hướng dẫn, đưa ra những khuyến nghị về việc thiết lập một hệ thống tư pháp người chưa thành niên trong khuôn khổ pháp luật ở mỗi quốc gia nhằm vừa tôn trọng quyền và bảo vệ trẻ em, vừa duy trì trật tự, an toàn trong xã hội. Do đó, các văn kiện này nhằm giúp các quốc gia hoạch định các chính sách về tư pháp người chưa thành niên, đồng thời để giải thích cách áp dụng trong thực tế những quy định của Công ước về quyền trẻ em liên quan đến tư pháp người chưa thành niên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Trên cơ sở hệ thống các văn bản pháp luật quốc tế, chúng tôi tổng hợp, liệt kê các Nhóm quy định đặc thù trong tố tụng hình sự nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên

Công ước Quyền Trẻ em

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - 9

4 quy tắc chung về đối xử với NCTNPT (Điều 40 CUQTE): (1) đối xử theo cách thức phù hợp với việc tôn trọng nhân phẩm, danh dự của các em; (2)

Tăng cường sự

tôn trọng của trẻ

em đối với các quyền con người và các

quyền tự do cơ bản của người khác; (3) Phù hợp với lứa tuổi, và từ đó là tâm sinh lý của trẻ em; (4) thúc đẩy sự tái hoà nhập và vai trò của trẻ em trong xã hội.


8 bảo đảm cho quá trình tố tụng đối với trẻ em bị truy cứu trách nhiệm

hình sự và những chuẩn mực nhằm thúc đẩy hình thành hệ thống tư pháp

NCTN ở các quốc gia: (1) luật hình sự không có hiệu lực hồi tố; (2) được hưởng nguyên tắc suy đoán vô tội; (3) trước khi bị đưa ra xét xử, trẻ em phải được thông báo nhanh chóng, trực tiếp về những điều bị buộc tội và phải được sự giúp đỡ về mặt pháp lý hoặc sự giúp đỡ thích hợp khác để thực hiện việc bào chữa; (4) tại phiên toà, trẻ em phải được sự giúp đỡ pháp lý để tham gia cùng với cha mẹ hoặc người giám hộ vào một cuộc tường trình, thẩm vấn công bằng, đúng pháp luật trước một Hội đồng xét xử có thẩm quyền, độc lập, vô tư và có khả năng ra quyết định một cách không chậm trễ; (5) trẻ em không bị ép buộc làm chứng hay nhận tội; có quyền thẩm vấn hay nhờ người thẩm vấn những nhân chứng chống lại mình đồng thời có quyền đưa ra những người làm chứng cho mình trong những điều kiện bình đẳng; (6) quyền được kháng cáo đối với những quyết định sơ thẩm để được xét xử phúc thẩm bởi một Hội đồng xét xử có thẩm quyền cao hơn, độc lập và vô tư; (7) được có người phiên dịch miễn phí trong những trường hợp cần thiết; (8) được giữ bí mật những điều riêng tư trong suốt quá trình tố tụng.

3 chuẩn mực nhằm thúc đẩy hình thành hệ thống tư pháp NCTN ở các quốc gia: (1) nên có những đạo luật, thủ tục, thiết chế riêng để áp dụng cho trẻ em ở độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự; (2) nên áp dụng hệ thống các biện pháp xử lý không phải tố tụng tư pháp trong những trường hợp thích hợp đảm bảo tôn trọng các quyền con người và trật tự pháp luật; (3) ngoài những cơ quan và tổ chức trong thể chế tư pháp, cần thiết lập các biện pháp mang tính cộng đồng (tư vấn, sự chăm sóc thay thế của cha mẹ, các chương trình giáo dục và dạy nghề…) để đảm bảo cho trẻ em được đối xử phù hợp với lợi ích và tương xứng với hành vi phạm tội của các em.


Quy tc Bc Kinh cũng đã cụ thể hoá các quy định trên của CƯQTE trong các quy định về "Điều tra và truy tố" (phần II), về Xét xử và quyết định (phần III) và về Cách xử lý không giam giữ (Phần IV).

Quy tc 1990, rất quan tâm đến việc tái hoà nhập cộng đồng của

NCTNPT, đã dành hai điều khuyến nghị về việc "tái hoà nhập cộng đồng" của NCTNPT sau khi đã hết thời hạn bị tước quyền tự do. Đó là: Đối với cơ quan giam giữ, cần mở các khoá đặc biệt về dạy nghề cho NCTN, thực hiện các thủ tục giảm án, thả tù trước thời hạn; tạo điều kiện cho gia đình hay các cơ quan cung cấp dịch vụ cho NCTN được tiếp xúc với NCTN ngay khi còn bị giam giữ nhằm nhanh chóng giúp họ trở về với cộng đồng sau khi được trả tự do. Đối với các cơ quan hữu trách, cần cung cấp dịch vụ và bảo đảm điều kiện để NCTN có được nơi ở, làm việc, ăn mặc thích hợp và đủ điều kiện tồn tại sau khi được trả tự do; hạn chế các định kiến chống lại NCTN trong xã hội.

* Khái lược việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN theo pháp luật TTHS Việt Nam

Đảng và Nhà nước ta luôn giành sự quan tâm đặc biệt đối với

NCTNPT, được thể

hiện qua chính sách hình sự

của Nhà nước đối với

NCTNPT, mang tính nhân đạo sâu sắc. Điều này được cụ thể hóa trong Hệ thống pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, bao gồm: BLHS, BLTTHS, một số văn bản quy phạm pháp luật đơn ngành (như Nghị quyết Hội đồng thẩm phán TANDTC) và liên ngành (như Thông tư liên tịch); thậm chí tuy không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng vẫn có giá trị hướng dẫn áp dụng pháp

luật (như Tổng kết ngành Tòa án hàng năm; Công văn hướng dẫn của

TANDTC)… cụ thể:

- Bộ luật Hình sự:


BLHS năm 1999 đã dành hẳn một chương X (từ

Điều 68 đến Điều 77) quy định riêng đối với NCTNPT. Đây chính là cơ sở pháp lý thể chế chính sách của Đảng, Nhà nước ta phù hợp với CUQTE và


được thể hiện qua hai quy định quan trọng: 1) Quy định về độ tuổi chịu TNHS của người chưa thành niên; 2) Quy định nguyên tắc cơ bản xử lý NCTNPT, tập trung tại Điều 69 BLHS, theo đó, việc xử lý về hình sự đối với NCTN chủ yếu những biện pháp giáo dục phòng ngừa; quyết định miễn TNHS; Chỉ truy cứu TNHS và áp dụng hình phạt trong những trường hợp thật cần thiết...

- Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 (BLTTHS 1988) gồm 32 Chương, 286 Điều, việc bảo vệ quyền con người (trong đó có NCTN) được quy định xuyên suốt trong toàn Bộ luật, thông qua các quy định về Mục tiêu, Nhiệm vụ,

Nguyên tắc, Mô hình TTHS. Đối với nhóm NCTNPT, Bộ luật đã dành 01

Chương (Chương 31) thuộc Phần thứ Bảy (Thủ tục đặc biệt) với 10 Điều luật (từ Điều 271 - 280) quy định về "thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên"; về phạm vi áp dụng, Điều 271 quy định "Thủ tục tố tụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên được áp dụng theo quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của Chương này", như vậy có thể dễ dàng nhận thấy, các quy định về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong BLTTHS 1988 chỉ "gói gọn" đối với nhóm chủ thể "bị can, bị cáo", hay nói một cách khác là dành cho NCTNPT.

Ngoài các quy định trên, trong giai đoạn BLTTHS 1988 có hiệu lực (từ

1988 đến trước 1/7/2004) xuất phát từ những bất cập trong thực tiễn giải

quyết các vụ án hình sự có liên quan đến NCTN, TANDTC hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc thông qua việc ban hành các Công văn hướng dẫn, được các Cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng như hướng dẫn chính thức của Văn bản

QPPL, cụ thể: Công văn số 113/1998/KHXX ngày 5/11/1998 của TAND tối

cao (Trả lời Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc yêu cầu Đoàn Luật sư

cử người bào chữa cho NCTNPT như

sau: Khi phạm tội bị

cáo là NCTN

nhưng khi đưa ra xét xử, bị cáo đã đủ 18 tuổi thì Toà án áp dụng thủ tục tố tụng theo các phiên toà bình thường, tức là không bắt buộc phải có Luật sư,


cũng không nhất thiết phải có Hội thẩm nhân dân là giáo viên, cán bộ Đoàn

Thanh niên); Công văn số 52/1999/KHXX ngày 15/6/1999 của Toà án nhân

dân tối cao (Giải đáp về việc thực hiện một số quy định của BLTTHS đối với bị cáo là NCTN như sau: Tại phiên toà, trường hợp người bào chữa có mặt hoặc vắng mặt mà bị cáo từ chối người bào chữa thì Toà án lập biên bản về việc bị cáo từ chối người bào chữa, có chữ ký của bị cáo, sau đó vẫn tiến

hành xét xử vụ án theo thủ tục chung); Công văn số 81/2002/TANDTC ngày

16/6/2002 của TANDTC (Giải thích khái niệm giáo viên trong thành phần Hội đồng xét xử, theo đó thì giáo viên được hiểu theo nghĩa rộng, tức là những nhà giáo - những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác, kể cả trong trường hợp họ đã nghỉ hưu).

- Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 (BLTTHS 2003) gồm 36 Chương, 346 Điều, trong đó dành 01 Chương (Chương 32) thuộc Phần thứ bảy (Thủ tục đặc biệt) với 10 điều luật (từ Điều 301 - 310) quy định về "Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên". Quy định lần này đối với NCTN trong BLTTHS 2003 đã có sự tiến bộ hơn so với BLTTHS 1988 vì đã quy định mở rộng thủ tục đặc biệt đến nhóm đối tượng "người bị bắt, người bị giam giữ" với những quy định khá chi tiết đối với việc hạn chế quyền của NCTN (Điều 303 BLTTHS 2003 quy định về Bắt, Tạm giữ, Tạm giam đối với NCTN). Tuy

nhiên, các đối tượng NCTN thuộc nhóm chủ

thể

người bị

hại, người làm

chứng cũng chưa được quan tâm và cũng chỉ được quy định như BLTTHS 1988 (giám hộ trong việc ghi lời khai NLCCTN, khoản 5 Điều 135; giám hộ khi tham gia phần xét hỏi tại phiên tòa, khoản 3 Điều 211).

Ngoài các quy định trên, từ 1/7/2004 đến nay, đáng lưu ý, lần đầu tiên

thủ

tục tố

tụng dành cho đối tượng NCTN tham gia trong VAHS đã được

quan tâm, xây dựng thành văn bản QPPL quan trọng, dưới hình thức TTLT, đó

là Thông tư

liên tịch số

01/VKSTC - TANDTC - BCA - BTP - BLĐTBXH

ngày 12/7/2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTHS đối với


người tham gia tố tụng là NCTN. Có thể đánh giá văn bản pháp luật này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nỗ lực thực hiện bảo đảm, bảo vệ quyền con người của NCTN trong TTHS, nằm trong lộ trình thể chế hóa các cam kết của Việt Nam với các Điều ước quốc tế đã tham gia. Tại Điều 3 TTLT đã quy định một số nguyên tắc chung (theo khuyến nghị của UNICEF) bằng quy định trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến NCTN. Tuy nhiên, tại phần các quy định cụ thể, TTLT mới chỉ cụ thể một số quy định của BLTTHS có liên quan đến NCTN, do đó các quy định tại Điều 3 TTLT nói trên, cơ bản mới chỉ

dừng

ở mức độ

khuyến nghị, nguyên nhân chính là còn những điểm chưa

tương thích về các quy tắc chung giữa BLTTHS hiện hành với các chuẩn mực quốc tế.

Từ những nghiên cứu quốc tế và Việt Nam nêu trên, tác giả đưa ra Khái

niệm Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cua NCTN trong TTHS như sau:

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS là việc Nhà Nước, bằng việc quy định thể chế và thiết chế đặc thù trong BLTTHS nhằm chống lại mọi sự xâm hại đến NCTN, tuỳ theo lứa tuổi, mức độ trưởng thành và nhu cầu cá nhân cần được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật, khi họ tham gia tố tụng hình sự.


2.2. CÁC PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

2.2.1. Xây dựng thể chế tố tụng hình sự

Phương thức xây dựng thể chế TTHS bằng được thể hiện qua hai phương diện:

Một là, quy định trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự theo các giai đoạn tố tụng; trong đó, thiết kế một chương riêng quy định về thủ tục hình sự

đối với những vụ

án mà người bị

bắt, người bị

tạm giữ, bị can, bị cáo là

NCTN. Tuy nhiên, ngoài những quy định này ra thì những quy định chung khác


của BLTTHS cũng được áp dụng. Ví dụ: không ai có thể bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật (Điều 9); đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo (Điều 11); đảm bảo quyền bình đẳng trước Toà án (Điều 19)... Theo đó, dưới góc độ bảo vệ quyền con người bằng tố tụng hình sự, có thể chia các nguyên tắc của luật TTHS Việt Nam thành 3 nhóm. Đó là: Nhóm những nguyên tắc quy định nghĩa vụ bảo vệ quyền con người của nhà nước; Nhóm nguyên tắc đảm bảo cho sự tham gia của xã hội nhằm bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự và Nhóm nguyên tắc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự.

Tiếp theo, về những quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo: Bộ luật TTHS Việt nam quy định khá đầy đủ các quyền của người bị buộc tội như: quyền được biết mình bị buộc tội về tội gì? Quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Quyền được được chứng minh sự vô tội của mình bằng việc đưa ra tài liệu đồ vật, yêu cầu. Quyền được khiếu nại các quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng. Quyền được tham gia phiên tòa và tranh luận tại phiên tòa. Quyền không bị xét xử một cách quá chậm trễ thể hiện ở các quy định về thời hạn tạm giữ để khởi tố vụ án, thời hạn điều tra, thời hạn xét xử. Ví dụ hết thời hạn tạm giữ nếu cơ quan Điều tra không có căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do cho người bị tạm giữ. Nếu hết thời hạn điều tra không chứng minh được tội phạm thì phải đình chỉ điều tra, hủy bỏ quyết định khởi tố bị can, trả lại cho họ trạng thái bình thường của người vô tội và xin lỗi công khai, bồi thường nhà nước…

Đối với

NCTN tham gia tố

tụng với tư

cách là người bị

hại, nhân

chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, Bộ luật tố tụng hình sự không quy định thành một phần riêng mà quy định trong Phần thứ nhất- những quy định chung của Bộ luật tố tụng hình sự, theo đó thủ tục tố tụng áp dụng đối với người chưa thành niên áp dụng như đối với người đã thành niên, trừ một số hoạt động đặc biệt như


triệu tập, lấy lời khai người làm chứng là người chưa thành niên dưới 16 tuổi phải có cha, mẹ hoặc đại diện hợp pháp tham dự.

Hai là, quy định hoạt động (chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn) của các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án),

người tiến hành tố tụng (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội

thẩm nhân dân và Thư ký Toà án) và các cơ quan nhà nước khác và tổ chức góp phần vào việc giải quyết vụ án hình sự.

2.2.2. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng

2.2.2.1. Nghĩa vụ

bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của người

chưa thành niên khi tiến hành tố tụng

Khi công tố quyền được phát động, để tạo điều kiện cho các cơ quan THTT thực hiện chức năng phát hiện, xử lý tội phạm, pháp luật cho phép họ được áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong đó hạn chế một số quyền tự do của người bị tình nghi, bị can, bị cáo. Tuy nhiên, sự hạn chế tự do của người

bị buộc tội phải đảm bảo nguyên tắc pháp chế, tránh sự lạm quyền. Pháp

luật TTHS Việt Nam quy định khá chặt chẽ

các căn cứ

để áp dụng biện

pháp ngăn chặn như tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú…cũng như các biện pháp cưỡng chế TTHS khác như khám người, khám chỗ ở, tịch thu thư tín…. Tất cả các biện pháp cưỡng chế TTHS trên đòi hỏi các cơ quan THTT không được áp dụng tùy tiện, lạm dụng mà chỉ được thực hiện khi có căn cứ và theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Xu hướng chung của TTHS văn minh là hạn chế ở mức thấp nhất việc áp dụng các biện pháp tạm giữ, tạm giam đồng thời mở rộng các biện pháp khác “mềm” hơn như đặt tiền, bảo lãnh…Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và cưỡng chế TTHS đòi hỏi các cơ quan THTT vừa đảm bảo nhiệm vụ phát hiện, xử lý tội phạm, vừa không xâm phạm đến quyền con người của người bị buộc tội. Điều quan trọng là cần có chế tài nghiêm khắc xử lý những hành vi bắt tạm giữ, tạm giam quá mức cần thiết hoặc trái pháp luật của những người tiến hành tố tụng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2022