mà họ không muốn hoặc chưa muốn tiết lộ ra ngoài, không biết là vô tình hay cố ý nên những hình ảnh này đã được công khai lên các trang mạng mà chưa có sự đồng ý hay xin phép quyền hình ảnh đối với cá nhân người đó đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống cá nhân không chỉ họ mà cả gia đình của họ. Và nếu như chúng ta thử nghĩ xem chúng ta sẽ cư xử thế nào đối với những người bị mắc căn bệnh HIV? Khi những hình ảnh của họ được đưa lên các diễn đàn mà chưa có sự đồng ý của họ thì hành vi này đã vi phạm nghiêm trọng đến quyền bí mật đời tư của phản thân cũng như người thân của họ.
2.1.4. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân vi phạm pháp luật dân sự chuyển hóa sang vi phạm pháp luật hình sự Trong xã hội phát triển hiện nay, dưới sự hỗ trợ của các phương tiện
hiện đại, các thiết bị mấy chụp ảnh, máy quay phim ngày càng hiện đại, với nhiều chức năng hơn đã vô hình những kể có hành vi vi phạm ghi lại được những hình ảnh “không đẹp” của một số cá nhân, đồng thời chính điều này đã làm tăng tính chất nguy hiểm của hành vi xâm phạm về hình ảnh đối với xã hội, từ đó hành vi xâm phạm hình ảnh của cá nhân không chỉ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự mà nó còn chuyển hóa sang xâm phạm đến các quan hệ được pháp luật Hình sự điều chỉnh. Một số tội hình sự cụ thể như: Tội truyền bá văn hóa phẩm đồ trụy theo Điều 253 Bộ luật hình sự, tội làm nhục người khác theo Điều 121 Bộ luật Hình sự... một số vụ việc điển hình trên thực tế như: “Tại thành phố Hồ Chí Minh đã từng xảy ra một vụ án gây xôn xao dư luận khi cựu hoa hậu L.T.T đã bị chính người giúp việc bỏ thuốc mê và chụp một loạt ảnh khỏa thân để dùng vào mục đích tống tiền” [17].
Hay như vụ việc ngày 7/3/2013, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã nhận được đơn của chị Trần Thị H.T sinh năm 1992 quê ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, là sinh viên khoa toán tin, năm cuối trường Đại học Hà Tĩnh tố cáo Phạm Thanh Bình sinh năm 1992, quê ở Hương Sơn – Hà Tĩnh đã có hành vi làm nhục
người khác bằng cách thức đưa các hình ảnh nhạy cảm của mình lên facebook cá nhân do Bình lập ra và lấy tên của chính cô [10].
Trước đây nạn nhân và Phạm Thanh Bình từng là người yêu của nhau, nhưng đến khoảng 10 năm 2012 thì chia tay. Dịp tết dương lịch 2013, Bình bắt đầu có thái độ dọa dẫm và nhiều lần viết thông tin sai sự thật tung lên mạng, lập địa chỉ facebook để đưa ảnh, viết bậy về nữ sinh đại học Hà Tĩnh. Tối ngày 28 tháng 2 năm 2013, Bình đã tung ảnh nóng của hai người lên mạng và đưa ra nhiều thông tin xúc phạm, hạ nhục chị. Sau khi tiếp nhận thông tin, văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Tĩnh đã tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, khôi phục các chứng cứ mà Bình đã xóa trước đây. Có đầy đủ chứng cứ tài liệu, ngày 1 tháng 4 năm 2013 cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, ngày 4 tháng 4 năm 2013, tống đạt quyết định khởi tố bị can Phạm Thanh Bình về tội làm nhục người khác theo Điều 121 Bộ luật hình sự.
Qua vụ việc này cho thấy, hành vi khách quan của Phạm Thanh Bình là người yêu cũ của nạn nhân là tung hàng loạt ảnh sex của nữ sinh T. nhằm mục đích hạ thấp hoặc làm mất nhân phẩm, danh dự, uy tín của nữ sinh T. đối với bạn bè, nhà trường, gia đình và xã hội. Động cơ, mục đích của thủ phạm được chứng minh qua hành vi nêu trên và mối quan hệ từ trước tới nay đối với nạn nhân và đặc biệt là qua các tin nhắn mà thủ phạm gửi cho nạn nhân. Hành vi phạm tội trên đã xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của nữ sinh T vì các căn cứ sau đây:
Thứ nhất, dư luận xã hội hết sức bất bình và lên án về hành vi của thủ phạm. Hành vi này không chỉ để lại hậu quả cho nữ sinh T. mà còn đi ngược với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Thứ hai, T hiện đang là một sinh viên thực tập, là một cô giáo tương lai. Những tháng năm của thời sinh viên càng đẹp, lãng mạn…và nhiều ước
mơ bao nhiêu thì sau khi bị tung một loạt ảnh từ chính tay bạn tình cũ của mình, đã gây nên cú sốc lớn đối với cô. Và ở một góc độ nào đó dù mọi người có hiểu và thông cảm cho T. Thì hình ảnh T trong mắt bạn bè, gia đình và xã hội không còn được nguyên vẹn như trước nữa.
Có thể bạn quan tâm!
- Quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật Việt Nam - 4
- Ý Nghĩa Của Việc Bảo Vệ Quyền Nhân Thân Đối Với Hình Ảnh Của Cá Nhân
- Hành Vi Sử Dụng Hình Ảnh Với Mục Đích Thương Mại Không Được Sự Đồng Ý Của Chủ Thể Có Hình Ảnh
- Nhận Xét Về Thực Trạng Các Dạng Hành Vi Xâm Phạm Quyền Nhân Thân Của Cá Nhân Về Hình Ảnh
- Các Biện Pháp Bảo Vệ Quyền Nhân Thân Đối Với Hình Ảnh Của Cá Nhân Quyền Đối Với Hình Ảnh Của Cá Nhân Là Một Trong Những Quyền Nhân
- Quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Thứ ba, thời điểm mà thủ phạm tung hàng loạt ảnh sex lại là thời gian mà nữ sinh T. Đang thực tập nên sẽ ảnh hưởng không chỉ đến tinh thần mà còn kéo theo cả kết quả không tốt cho việc học tập của T.
Như vậy, hành vi tung ảnh sex của bạn gái lên mạng của Phạm Thanh Bình không chỉ xâm phạm quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của nữ sinh T mà còn chuyển hóa sang tội làm nhục người khác theo Điều 121 Bộ luật hình sự.
Từ các vụ việc thực tế trên đây cho thấy các quy định của pháp luật hình sự về những tội trên cho thấy mối quan hệ giữa các ngành luật trong thể thống nhất pháp luật Việt Nam đã góp phần bổ xung vào việc bảo vệ quyền nhân thân về hình ảnh của cá nhân.
2.1.5. Hoạt động báo chí xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân trong một số trường hợp
Quyền tự do báo chí được quy định tại Điều 69 của hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, rồi đến Điều 4 luật báo chí năm 1989, theo đó công dân có quyền được thông tin qua báo chí về tình hình mọi mặt của đất nước và thế giới. Tương ứng với quyền đó thì báo chí cũng có nhiệm vụ thông tin trung thực, làm diễn đàn ngôn luận của nhân dân. Trong khi tác nghiệp, báo chí có quyền đăng hình ảnh để truyền tải thông tin tới người dân.
Theo khoản 6 Điều 4 Nghị định 133 của Hội đồng bộ chưởng ngày 20/4/1992 của Hội đồng bộ trưởng thì việc đăng, phát ảnh người thật phải được chủ nhân hoặc người được giao quyền sử dụng đồng ý trừ ảnh thông tin
các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn văn nghệ, thể dục thể thao. Từ quy định này có thể thấy rằng quyền hình ảnh của cá nhân có xu hướng được bảo vệ rất chặt chẽ. Đây là một điểm khác biệt giữa pháp luật nước ta và pháp luật nước khác trong thời gian này. Trong pháp luật Australia thì việc đăng hình ảnh không cần sự đồng ý của chủ nhân bức ảnh đó miễn là không thuộc vào một trong các trường hợp cấm mà pháp luật quy định.
Như vậy, việc liệt kê đóng kín các trường hợp không phải xin phép trong nghị định trên sẽ dẫn đến sự hạn chế đáng kể trong hoạt động của báo chí, mâu thuẫn với quyền được thông tin của công dân về mọi mặt của đời sống xã hội.
Ví dụ như: Vụ sập cầu Cần Thơ, nếu áp dụng quy định của nghị định trên thì báo chí lúc này không thể đưa hình ảnh về các nạn nhân để phản ánh mức độ nghiêm trọng của vụ tai nạn khi chưa có sự đồng ý của người đó hoặc người thân của người đó đồng ý. Nhận thức được vấn đề này thì tại Nghị định 21/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định hướng dẫn chi tiết luật báo chí đã điều chỉnh vấn đề này theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan báo chí. Theo đó thì “các cơ quan báo chí không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín danh dự của cá nhân đó trừ một số trường hợp cụ thể” [5,Điều 5]. Theo quy định này thì các cơ quan báo chí lúc này đã được quyền đăng hình ảnh cá nhân mà không cần xin phép nhưng phải có ghi chú thích hợp và không được làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó. Việc đăng hình ảnh không hạn chế trong các sự kiện chính thức, các hoạt động tập thể, mà có thể bao gồm cả sinh hoạt hằng ngày và đời sống riêng tư. Quy định tại nghị định này đã loại bỏ yêu cầu cần phải có sự đồng ý của chủ nhân hoặc người được giao quyền sử dụng hình ảnh.
Như vậy có thể thấy rằng, các nội dung quy định về phạm vi quyền hình ảnh tại Nghị định 21/NĐ-CP quy định hướng dẫn chi tiết luật báo chí dường như không phù hợp với tinh thần của BLDS năm 2005 về quyền cá nhân đối với hình ảnh. Dù nội dung điều luật trong Nghị định này nghiêm cấm việc đăng, phát hình ảnh khỏa thân có tính chất khiêu dâm hay hình ảnh không phù hợp với thuần phong mỹ tục của văn hóa Việt Nam nhưng điều này không đủ để bảo vệ quyền hình ảnh của cá nhân. Việc pháp luật cho phép báo chí có quyền đăng phát hình ảnh về đời sống riêng tư mà không cần có sự đồng ý của người đó là hoàn toàn không phù hợp với tinh thần bảo vệ quyền hình ảnh của cá nhân trong BLDS năm 2005.
Hay tại Điều 2 của luật báo chí sửa đổi bổ sung năm 1999 cũng đã quy định:
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động...Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng [27, Điều 2].
Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 quy định chi tiết thi hành luật báo chí, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật báo chí. Trong hoạt động của mình, báo chí cung cấp rất nhiều thông tin, hình ảnh về đời sống. Đặc biệt các bản tin truyền hình thường tập trung chủ yếu vào hình ảnh vì thực tế cho thấy chỉ khi phát sóng hình ảnh thì người xem mới hình dung ra thực tế sự việc là như thế nào? Nội dung ra sao?
Ví dụ như: Các hình ảnh về lũ lụt ở vùng Quảng Nam, Đà Nẵng nếu cơ quan phát sóng, báo chí không đưa những hình ảnh cụ thể thực tế thì làm sao chúng ta biết được sự khốc liệt và tàn phá của thiên tai ảnh hưởng đến đời
sống của người dân ra sao? Nhưng ngược lại nếu hoạt động báo chí xuất phát từ những hành vi của những nhà báo cố tình làm sai lệch vấn đề khi viết về hoạt động của có những công ty, doanh nghiệp, họ đã đăng những thông tin sai trái. Và vấn đề là nếu những thông tin không đúng sự thật này khi được phát tán ra ngoài thì sẽ ảnh hưởng đến tình hình phát triển của công ty, lượng cổ phiếu trên sàn giao dịch bị giảm sút...hàng loạt vấn đề phát sinh.
Từ dẫn chứng các điều luật và việc phân tích trên đây chúng ta có thể thấy rằng hiện nay việc xung đột giữa các quy định trong BLDS năm 2005 với các quy định trong luật báo chí về hình ảnh đã đẫn đến việc một số tổ chức báo chí đã lợi dụng quyền hạn của mình để xâm phạm đến bí mật đời tư, đăng những hình ảnh câu khách, chạy theo thị hiếu tầm thường của một số người dân. Một số vụ việc đã xảy ra trên thực tế như:
Trước hết và việc đăng hình các phiên tòa, các hình ảnh kèm theo lời khai của bị can, bị cáo và thân nhân của bị can, bị cáo đã tổn thương nghiêm trọng về mặt tinh thần, dẫn đến hậu quả thương tâm xảy ra: Dư luận đã bị sốc khi nghe tin con gái của một cán bộ ngành công an đã tự tử vì không chịu nổi áp lực tâm lý khi tin tức liên quan đến cha mình được thông tin trên nhiều trang báo. Ngoài ra cũng có những vụ án xảy ra đã nhiều năm, bị cáo đã thi hành xong án nhưng khi có vụ việc nào liên quan đến vụ việc đó thì cơ quan báo chí thỉnh thoảng vẫn sử dụng lại hình ảnh của các bị can, bị cáo để chứng minh cho bài viết của mình. Điều đáng quan tâm hơn nữa là ngay cả khi trong các giai đoạn điều tra thì việc đưa tin, hình ảnh liên quan đến bị can, bị cáo và đời tư của họ vẫn được thực hiện mặc dù lúc này chưa có kết luận điều tra. Vậy, liệu việc đăng hình ảnh trong trường hợp trên là đúng hay sai theo quy định của pháp luật dân sự?.
Có thể thấy một thực tế là ở Việt Nam hiện nay việc đưa tin kèm theo hình ảnh của bị can, bị cáo trên các tạp chí là rất phổ biến. Vấn đề đặt ra ở đây
là có được quay phim, chụp ảnh tại phiên Tòa? Nếu được thì việc sử dụng hình ảnh đó như thế nào?
Luật báo chí quy định: Nhà báo có quyền và nghĩa vụ thông tin chung thực, phản ánh nguyện vọng của nhân dân, góp phần thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Tại Điều 5 Nghị định 51/2002/NĐ-CP hướng dẫn một số điều luật báo chí cũng đã quy định: Không được đăng hình ảnh riêng của cá nhân đó mà không có sự chú thích rõ ràng làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, của cá nhân đó trừ “Ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, hoạt động lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh trong các buổi xét xử công khai của tòa án, những người phạm tội trong các vụ án đã bị tuyên án” [5, Điều 5]. Như vậy, theo quy định tại Nghị định này thì hoạt động báo chí cho phép đăng hình, đưa tin về bị cáo trong các buổi xét xử công khai trên tòa, những người phạm tội đã bị tuyên án. Xong trên thực tế thì việc thực hiện quy định này như thế nào? Khi chụp hình trong phiên tòa thì các cơ quan báo chí chỉ được chụp bị cáo hay cả cảnh quanh phiên tòa, những người có mặt trong phiên tòa...hơn nữa ngay trong các quy định của Bộ luật Hình sự cũng chưa có quy định về khái niệm “vụ án công khai” nên rất khó xác định.
Nếu như tại điều 31 quy định về quyền cá nhân đối với hình ảnh của mình, thì tại điều 7 Bộ luật tố tung dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 cũng đã quy định: “công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật” [30, Điều 7].
Từ điều luật trên cho thấy, trong giai đoạn điều tra đối với bị can, hay trong quá trình xét xử đối với bị cao thì họ vẫn chưa bị coi là có tội và quyền cá nhân đối với hình ảnh của họ vẫn phải được bảo vệ. Nếu sau khi xét xử mà bị cáo được tuyên vô tội thì họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tinh thần
và gặp nhiều khó khăn ở giai đoạn tái hòa nhập cộng đồng sau đó bởi những hình ảnh của họ đã bị phát tán công khai trên các trang báo, các kênh thông tin truyền thông.
Như vậy, các quy định về quyền cá nhân về hình ảnh giữa BLDS năm 2005, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và luật báo chí mâu thuẫn với nhau. Dẫn đến trường hợp đăng hình của bị cáo tại một phiên tòa đã hay như việc đăng hình bị can ngay từ khi họ mới bị bắt đã làm ảnh hưởng đến quyền cá nhân của họ.
Đối chiếu với pháp luật của một số quốc gia chúng ta thấy: Nếu pháp luật Pháp nghiêm cấm việc quay phim, chụp hình tại các phiên tòa, vì theo họ việc cấm quay phim, chụp hình sẽ đảm bảo cho người bị xét xử không bị ánh đèn chụp ảnh, hoặc thao tác khác có thể tác động lên tâm lý và khả năng nhận thức khi trả lời các câu hỏi, đồng thời điều này cũng thể hiện sự tôn trọng đối với quyền cá nhân về hình ảnh.
Đối chiếu với thực tế áp dụng pháp luật tại Mỹ và Australia trong hoạt động quay phim, chụp ảnh khi cảnh sát thực thi công việc của mình chúng ta sẽ thấy điểm khác biệt:
Theo Hiệp hội Dân quyền Mỹ (ACLU): “việc quay phim chụp ảnh ở Mỹ là hợp pháp, miễn là nó nằm ở khu vực công cộng, hoặc nếu ở các khu vực tư nhân thì cần được sự cho phép của chủ” [37]. Các nơi được phép bao gồm hình ảnh của tòa nhà liên bang, giao thông và cảnh sát. Nhiếp ảnh là một hình thức giám sát của công chúng đối với chính phủ và có tầm quan trọng trong một xã hội tự do, cũng theo ACLU “nếu hoạt động quay phim chụp ảnh ở khu vực tư nhân thì các chủ sở hữu có quyền hạn chế các hoạt động trên tài sản của họ” [37]. Cảnh sát đang điều tra hoặc đang thực thi công vụ không được phép xóa nội dung trên thiết bị của người quay phim chụp ảnh. Về mặt pháp lý, cảnh sát có quyền yêu cầu công dân dừng quay phim chụp ảnh nếu họ can thiệp vào công việc thực thi pháp luật.