Hành Vi Sử Dụng Hình Ảnh Với Mục Đích Thương Mại Không Được Sự Đồng Ý Của Chủ Thể Có Hình Ảnh

Chương 2

CÁC HÌNH THỨC XÂM PHẠM QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH

2.1. Các dạng hành vi xâm phạm

Quyền nhân thân của cá nhân về hình ảnh trong những năm gần đây đang là một vấn đề lớn đặt ra cho cho xã hội cũng như cho các nhà lập pháp của nước ta hiện nay. Các hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân về hình ảnh xảy ra ngày một gia tăng, tuy chưa có số liệu thống kê chính thức từ phía các cơ quan chức năng xong thực tế cho thấy các trường hợp xâm phạm đến quyền nhân thân có chiều hướng đa dạng và phức tạp hơn. Vậy để hiểu rõ về nội dung xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân về hình ảnh thì trước hết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các dạng hành vi xâm phạm điển hình quyền cá nhân về hình ảnh.

2.1.1. Hành vi sử dụng hình ảnh với mục đích thương mại không được sự đồng ý của chủ thể có hình ảnh

Hiện nay lĩnh vực thương mại đang là một trong những trọng điểm phát triển kinh tế hàng đầu ở nước ta. Các hoạt động thương mại sử dụng hình ảnh của cá nhân thường là các hoạt động quảng cáo cho các nhãn hiệu, sản phẩm nổi tiếng, chủ thể hình ảnh trong hoạt động thương mại thường là các ca sỹ, diễn viên, người nổi tiếng, cũng có thể là một cá nhân bất kỳ. Vậy, việc sử dụng hành vi với mục đích thương mại không có sự đồng ý của chủ thể có hình ảnh là dạng hành vi sử dụng hình ảnh của các tổ chức thương mại mà không có sự chấp thuận của cá nhân có quyền hình ảnh. Hình thức vi phạm thường là: Việc dùng hình ảnh của những người nổi tiếng để quảng cáo sản phẩm của họ và không xin phép chủ thể có ảnh. Những vụ việc thuộc loại hành vi này xảy ra trên thực tế rất nhiều như:

Tháng 1 năm 2003, bà Phan Thị Như Quỳnh đã khiếu nại Tổng cục Du

lịch Việt Nam về hành vi sử dụng hình ảnh của bà với bức ảnh mang tên “Nụ cười Việt Nam” [23] mà không xin phép.

Bởi vì, bức ảnh trên là do ông Vũ Quốc Khánh chụp năm 1994 trong lần đi sáng tác của mình và được sự đồng ý của bà Quỳnh, bà xem đó là một kỷ niệm, đến năm 2000 bức ảnh được tổng cục chọn làm biểu tượng Việt Nam. Sau đó một thời gian bức ảnh này lại vô tình được tổng cục Du lịch chọn là biểu tượng của “Việt Nam – điểm đến thiên nhiên kỷ mới” [39], từ đó bức ảnh liên tục được xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang báo khác nhau mà chưa có sự đồng ý của chị Quỳnh. Vụ việc này lên đến đỉnh điểm khi bức ảnh được in trên hàng nghìn tấm vé ra vào tại Festivanl Huế năm 2000. Lúc này tổng cục Du lịch đã sử dụng hình ảnh của bà Quỳnh vào mục đích thương mại mà chưa xin phép.

Năm 2010 sau khi Trần Nguyễn Uyên Linh đạt giải nhất cuộc thi Việt Nam Idol, trên các phương tiện truyền thông ca ngợi cô như là hiện tượng hiếm có trong làng ca nhạc. Uyên Linh lúc đó mới chỉ 22 tuổi, mặc dù không được đào tạo bài bản về kỹ thuật thanh nhạc nhưng đã chinh phục được đông đảo khán giả. Trong lúc cơn sốt Uyên Linh còn chưa hạ nhiệt, Công ty Cổ phần dịch vụ phần mềm Trò chơi Việt (Cty Trò chơi Việt) lại tung ngay một game online đã được tung ra với cái tên vô cùng câu khách: "Em muốn làm Uyên Linh" để thu lợi nhuận” [14].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Điều đáng nói, cách thức của trò chơi này lại là một sự bôi nhọ chính Uyên Linh và các thành viên của Vietnam Idol 2010 như nhạc sĩ Quốc Trung, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, nhà báo Diễm Quỳnh, ca sĩ Siu Black, MC Phan Anh, Văn Mai Hương, Lều Phương Anh...Theo mặc định của trò chơi, người chơi sẽ phải chọn ra 5 đối thủ để thi đấu bằng cách ném trứng vào mặt. Các "đối thủ" bị ném trứng chính là những cái tên nêu trên.

Ví dụ dưới đây là hình ảnh trong nội dung trò chơi


Hình 2 1 Hình ảnh trò chơi Em muốn làm Uyên Linh Từ nội dung và các hình ảnh 1

Hình 2.1. Hình ảnh trò chơi “Em muốn làm Uyên Linh”


Từ nội dung và các hình ảnh miêu tả trò chơi trên cho thấy: Đây là một sự bôi nhọ hình ảnh của cả Uyên Linh và các thành viên khác của Vietnam Idol. Nhà sản xuất chương trình trò chơi game online có được quyền tự do sử dụng hình ảnh những người của công chúng, khi mà chưa có thỏa thuận với họ để kinh doanh. Sử dụng quyền hình ảnh của cá nhân vào mục đích thương mại mà chưa có sự cho phép của bản thân cá nhân đó. Bởi lẽ nếu Công ty Trò chơi Việt muốn sử dụng hình ảnh của ca sỹ Uyên Linh để khai thác thì công ty phải thực hiện công việc thỏa thuận, nếu được sự đồng ý của Uyên Linh thì ký hợp đồng. Phải sau khi ký hợp đồng thì Công ty Trò chơi Việt mới có quyền sản xuất game online.

Như vậy, lúc này Uyên Linh hoàn toàn có quyền khởi kiện game online Trò chơi Việt "Em muốn được làm Uyên Linh" [14] yêu cầu bồi thường về danh dự và vật chất. Căn cứ vào quy định tại Điều 25 BLDS năm 2005 về quyền nhân thân thì Uyên Linh cũng như những người trong cuộc hoàn toàn có quyền yêu cầu Công ty Trò chơi Việt hoặc cơ quan có thẩm quyền buộc

chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Điều 31 BLDS năm 2005 đã quy định về quyền của cá nhân với hình ảnh như sau: Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Cũng là hành vi xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh với mục đích thương mại:

Năm 2008 người mẫu Nguyễn Kim Tiến đã tiến hành khởi kiện công ty Organon về hành vi sử dụng hình ảnh của cô để quảng cáo thuốc Mercilon mà chưa nhận được sự đồng ý nào từ phía cô. Đồng thời cô cũng yêu cầu công ty phải ngưng ngay hành động quảng cáo trên, buộc công ty công khai xin lỗi trên 3 số báo, cùng với số tiền bồi thường 20.000 USD [14].

Hay như việc: Ông Vi Toàn Nghĩa (Hà Nội) phản ánh Công ty Trách nhiệm hữu hạn Amway Việt Nam giả mạo, tự ý sử dụng hình ảnh ông để quảng cáo. Cụ thể tại trang 9 Bản tin nội bộ Amagram tháng 3 năm 2014 của Amway Việt Nam đã sử dụng hình ảnh của ông Vi Toàn Nghĩa và vợ là Nguyễn Thị Ngọ. Theo ông Nghĩa, việc Amway Việt Nam dùng hình ảnh ông đăng trên Amagram khi không được sự nhất trí của ông Nghĩa là vi phạm pháp luật [1].

Như vậy, công ty Trách nhiệm hữu hạn Amway Việt Nam đã vi phạm pháp luật khi giả mạo tài liệu, hình ảnh của riêng ông Nghĩa, đồng thời đăng tải hình ảnh riêng ông Nghĩa với mục đích quảng cáo khi chưa được phép của Ông. Vì vậy, Công ty Amway phải thu hồi toàn bộ ấn phẩm đã trái phép dùng hình ảnh của ông Nghĩa, công khai xin lỗi, bồi thường danh dự. Tại điểm 2 của Điều 31 BLDS 2005 chỉ rõ: Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi

dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác. Và điểm 3 của Điều luật này quy định: “Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh” [28, Điều 31]. Do đó, Ông Nghĩa được quyền yêu cầu Công ty Amway Việt Nam phải chấm dứt việc sử dụng hình ảnh ông Nghĩa trên các ấn phẩm trang tin, bản tin nội bộ, tờ rơi quảng cáo…của Amway. Nếu như việc yêu cầu của ông Nghĩa không được Amway thực hiện ông Nghĩa có thể gửi đơn đến cơ quan công an can thiệp.Bên cạnh đó nếu chứng minh được việc sử dụng hình ảnh trên Bản tin nội bộ tháng 3 năm 2004 của Amway Việt Nam, gây ảnh hưởng đến uy tín và danh dự, nhân phẩm của ông Nghĩa, ông Nghĩa có thể khởi kiện Amway Việt Nam ra tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại do đã có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Từ các phân tích và những vụ việc cụ thể trên đây cho thấy hành sử dụng hình ảnh của cá nhân vào mục đích thương mại xuất hiện ngày càng nhiều và dưới nhiều dạng khác nhau. Đối tượng tập trung lớn vào các ca sỹ, diễn viên, người nổi tiếng. Nhằm thu lợi nhuận thương mại từ việc sử dụng trái phép hình ảnh của họ vào mục đích quảng cáo sản phẩm.

2.1.2. Hành vi phát tán hình ảnh cá nhân nhằm mục đích xâm hại tới danh dự, nhân phẩm uy tín của người đó

Tại khoản 2 Điều 31 BLDS năm 2005 quy định: Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh” [28, Điều 31].

Theo quy định này thì ngay cả khi việc sử dụng hình ảnh của cá nhân có sự đồng ý của người đó nhưng việc sử dụng hình ảnh này lại xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của họ thì hành vi này được xem là vi phạm pháp luật.

Nói cách khác hành vi phát tán hình ảnh cá nhân nhằm mục đích xâm hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được thực hiện bằng cách thức là: Khi có được hình ảnh của một người mà những hình ảnh này thuộc đời sống riêng tư của cá nhân, những hình ảnh thuộc loại “nhạy cảm” có thể do “tư thù” hoặc vì bất cứ lý do nào mà họ đã tung lên mạng, những phương tiện thông tin khác mà nhằm mục đích bôi xấu danh dự, nhân phẩm, uy tín của một người. Đối tượng của loại hành vi này trước hết cũng là người nổi tiếng:

Cách đây không lâu thì những hình ảnh sexy girl của ca sỹ Minh Hằng bắt đầu được phát tán mạnh mẽ trên cộng đồng mạng xã hội. Tất cả mọi người lúc đầu cho rằng đó chỉ là trò ghép ảnh của một kẻ ác ý nào đó thì ngay sau đó Minh Hằng đã thẳng thắn thừa nhận những bức ảnh trên là của cá nhân cô chụp cách đây 2 năm khi nhận được món quà sinh nhật độc đáo này của mẹ mình, đồng thời khẳng định những bức ảnh trên nằm trong quyền cá nhân của riêng cô. Đáng tiếc là bộ ảnh này đã lọt ra ngoài khi cô bị kẻ trộm lấy đi laptop và máy ảnh cá nhân của cô [2].

Sau khi vụ việc này được các cơ quan pháp luật vào cuộc, điều tra và làm sáng tỏ thì mới biết người đã tung những bức ảnh nhạy cảm này lên mạng là một thanh niên sinh năm 1991 sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy hành vi tung ảnh nhạy cảm, thuộc quyền riêng tư của ca sỹ Minh Hằng là hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến quyền cá nhân về hình ảnh. Khi những bức ảnh đó được phát tán ra bên ngoài đã gây không ít những hiểu lầm, tai tiếng cho bản thân ca sỹ Minh Hằng cũng như người nhà của cô. ảnh hướng xấu đến công việc ca hát hiện tại của cô.

Tháng 5 năm 2004 nữ ca sỹ Hồng Nhung bị người tình cũ phát tán một số hình ảnh của cô lên các trang báo. Đến tháng 10 năm 2004 hoa hậu Hà

Kiều Anh cùng ca sỹ Mỹ Uyên bị phát tán những hình ảnh lộ trần khi đi tắm suối. Tháng 1 năm 2005 người mẫu, diễn viên Bảo Hòa bị phát tán những hình ảnh khỏa thân. Tháng 3 năm 2005 đoạn phim giữa nữ diễn viên Yến Vy và người tình cũ bị xuất hiện trên Internet.

Hay như những “hình ảnh trong clip của Hoàng Thùy Linh với bạn trai đã từng làm dậy sóng dư luận trong một thời gian dài[38]. Những hình ảnh nhạy cảm này đã bị một thanh niên phát tán trên mạng xã hội một cách chóng mặt và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của ca sỹ.

Tháng 11 năm 2011 hàng loạt các hình ảnh của khỏa thân của hoa hậu Ngọc Trinh được phát tán trên mạng. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của cô trong mắt công chúng.

Đối tượng thứ hai của loại hành vi này chính là những mỗi chúng ta. Hiện nay khi mà xã hội ngày càng phát triển, các bạn trẻ có những cách sống khác nhau đã vô tình tiếp tay cho những kẻ lợi dụng để đăng tải những hình ảnh ảnh hưởng xấu đến cá nhân người trong ảnh.

Ví dụ: Như những bức ảnh nhạy cảm của các nữ sinh được đăng công khai lên trang cá nhân facebook đã bị một số kẻ cắt ghép, xuyên tạc hình ảnh thành những biểu tượng xấu rồi tung lên mạng để “câu like”.

Như vậy, hành vi phát tán hình ảnh cá nhân nhằm mục đích xâm hại tới danh dự, nhân phẩm uy tín của cá nhân đang diễn ra ngày càng nhiều, có số lượng vụ vi phạm tăng lên.

2.1.3. Hành vi sử dụng hình ảnh xâm phạm đến bí mật đời tư

Trước khi tìm hiểu về hành vi sử dụng hình ảnh xâm phạm đến bí mật đời tư thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thế nào hình ảnh riêng tư của cá nhân? Hình ảnh riêng tư của cá nhân được hiểu là những hình ảnh của riêng của cá nhân mà bản thân cá nhân đó không muốn tiết lộ ra bên ngoài vì việc công bố hình ảnh sex xâm phạm đến bí mật đời tư của họ, hoặc cũng có thể hiểu là

những hình ảnh mà cá nhân giữ kín được pháp luật tôn trọng và bảo vệ, hoặc có thể hình ảnh đó được thể hiện chung với người khác mà cá nhân đó không muốn tiết lộ, công khai. Điều quan trọng là một khi những hình ảnh này được tiết lộ sẽ có thể gây hậu quả về vật chất, tinh thần cho chủ thể của hình ảnh đó.

Vậy hành vi sử dụng hình ảnh xâm phạm đến bí mật đời tư được hiểu là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức tiết lộ hoặc phát tán ra bên ngoài những hình ảnh riêng tư, nó thuộc đời sống sinh hoạt riêng tư của một chủ thể nhất định mà chưa có sự đồng ý của chủ thể đó. Lúc này cá nhân bị xâm phạm có quyền kiện người có hành vi vi phạm này.

Nhưng có một thực tế đặt ra hiện nay là: Càng ngày thì càng có nhiều hành vi sử dụng hình ảnh xâm phạm đến bí mật đời tư của cá nhân. Các hành vi này thì thường tồn tại dưới dạng: Quay phim, chụp ảnh, công bố những cảnh hoặc những bức ảnh về đời sống riêng tư của một người mà mình đã quay, đã chụp được mà chưa có sự đồng ý của người được quay, được chụp... Mà những hình ảnh này phải là những hình ảnh riêng tư hoặc hình cần giữ bí mật và việc sử dụng hình ảnh đó mà chưa được sự cho phép của chủ sở hữu hình ảnh.

Hiện nay đối tượng bị ảnh hưởng, xâm phạm nhiều nhất hình ảnh về bí mật đời tư đó chính là những ca sỹ của Việt Nam. Như chúng ta đã biết Minh Hằng là một ca sỹ có tiếng trong dòng nhạc trẻ của Việt Nam, hoạt động sự nghiệp của cô vẫn không ngừng được phát triển cho đến khi trên một trang báo những hình ảnh thuộc về mối quan hệ bí mật đời tư của cô với một ca sỹ nam trong làm giải trí được công khai, đã làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của cô.

Hay như những hình ảnh của những nam ca sỹ, nữ ca sỹ đồng tính, những người thuộc thế giới thứ ba khi mà hằng ngày họ vẫn sống cuộc sống như bình thường xong ẩn sâu trong con người họ là những sự thật về giới tính

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 21/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí