Như vậy nếu không thuộc các trường hợp ngoại lệ mà pháp luật Australia đặt ra, và đăng hình không vì mục đích thương mại thì pháp luật Australia cho phép việc chụp hình, đăng hình mà không cần có sự đồng ý của chủ thể hình ảnh.
Cấp độ thứ tư là: được chụp hình tự do, được đăng hình, sử dụng hình ảnh, đăng hình với mục đích thương mại nhưng không coi là vi phạm. Cấp độ này phổ biến ở nước Mỹ.
Trong đạo luật chung của Mỹ thì ai cũng được phép chụp ảnh những gì họ muốn khi họ ở nơi công cộng hoặc những nơi họ được phép chụp ảnh, nếu như pháp luật Việt Nam quy định rất chặt chẽ về quyền phải xin phép trước khi chụp ảnh hoặc đăng ảnh thì tại Mỹ không phải xin phép và được tự do đăng ảnh trừ các trường hợp ngoại lệ sau là cần phải được sự cho phép mới được chụp và đăng ảnh:
Một là: Khu vực xung quanh ngôi nhà của cá nhân cần phải có sự đồng ý của cá nhân đó. Còn ngoài ranh giới của ngôi nhà thì việc chụp ảnh là hoàn toàn hợp pháp.
Hai là: Khu vực vũ khí quân sự hoặc kho quân sự thì chỉ huy khu vực đó có quyền chấp thuận hay không khi họ cho rằng việc chụp ảnh này sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Ngoài ra, Bộ Quốc Phòng Mỹ cũng có lệnh cấm đối với những bức ảnh chỉ rõ các thiết bị vũ khí hạt nhân.
Nếu trước đây Việt Nam chỉ đứng ở cấp độ bảo hộ thứ tư về quyền hình ảnh thì hiện nay pháp luật nước ta đã đổi mới, cùng với đó là tăng cường các biện pháp bảo vệ cụ thể, do đó Việt Nam chúng ta đang đứng ở cấp độ bảo hộ thứ hai về quyền nhân thân về hình ảnh. Xong có một thực tế cho thấy là việc áp dụng cấp độ bảo hộ quyền nhân của cá nhân về hình ảnh ở Việt Nam chúng ta đang là diễn ra như thế nào? Vì thực tế thì nội dung bảo vệ quyền cá nhân đối với hình ảnh gần như chỉ áp dụng đối với ca sỹ, các nhà
chính trị gia nổi tiếng mà thôi. Những hình ảnh của người nông dân, công nhân, người dân bình thường khi xuất hiện những hành vi xâm phạm về hình ảnh có rất ít trường hợp lên tiếng để yêu cầu bảo vệ quyền của mình, do đó cơ quan nhà nước cũng khó có thể can thiệp để bảo vệ.
1.2.4. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân
Có thể nói rằng sự ra đời và phát triển của những chế định bảo vệ quyền nhân thân của pháp luật Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Trước hết là đối với mỗi cá nhân, chính là những chủ sở hữu quyền hình ảnh thì “hình ảnh” là một yếu tố tinh thần gắn với bản thân của mỗi cá nhân, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của họ, mỗi hành vi xâm phạm hình ảnh của cá nhân trên thực tế không chỉ xâm phạm đến quyền cá nhân về hình ảnh mà còn xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân đó. Do đó, việc bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân có ý nghĩa quyết định trong việc ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm đến quyền hình ảnh của cá nhân, đối với các trường hợp đã xảy ra hậu quả vi phạm thì các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền hình ảnh của cá nhân sẽ giúp cho các chủ thể bị thiệt hại được quyền của họ, đồng thời giúp họ khắc phục được các hậu quả về vật chất cũng như tinh thần. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các chủ thể đó yên tâm tham gia vào hoạt động lao động xã hội của mình.
Có thể bạn quan tâm!
- Quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật Việt Nam - 2
- Khái Quát Chung Về Quyền Nhân Thân Gắn Với Hình Ảnh Của Cá Nhân
- Quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật Việt Nam - 4
- Hành Vi Sử Dụng Hình Ảnh Với Mục Đích Thương Mại Không Được Sự Đồng Ý Của Chủ Thể Có Hình Ảnh
- Hành Vi Xâm Phạm Quyền Nhân Thân Đối Với Hình Ảnh Của Cá Nhân Vi Phạm Pháp Luật Dân Sự Chuyển Hóa Sang Vi Phạm Pháp Luật Hình Sự Trong Xã Hội Phát
- Nhận Xét Về Thực Trạng Các Dạng Hành Vi Xâm Phạm Quyền Nhân Thân Của Cá Nhân Về Hình Ảnh
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Đối với nhà nước thì việc bảo vệ quyền cá nhân về hình ảnh đã góp phần thực thi hiệu quả các chính sách pháp luật của nhà nước về bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân. Mọi chủ trương, chính sách, quy định pháp luật của nhà nước liên quan đến vấn đề hình ảnh được đưa vào áp dụng trong cuộc sống một cách thuận lợi, biện pháp bảo vệ phù hợp thì dẫn đến nội dung được áp dụng triệt để. Phù hợp với từng đối tượng.
Đối với xã hội thì việc bảo vệ hình ảnh của cá nhân sẽ tạo điều kiện cho
trật tự xã hội được bảo đảm, mọi cá nhân sẽ ý thức được việc không xâm phạm và tôn trọng hình ảnh riêng tư của cá nhân khác, từ đó quyền lợi của các chủ thể trong xã hội được bảo đảm. Mọi người dân đều có ý thức trong việc tôn trọng quyền cá nhân về hình ảnh.
1.3. Mối liên hệ giữa quyền hình ảnh và các quyền khác
1.3.1. Mối liên hệ giữa quyền hình ảnh và quyền về bí mật đời tư BLDS năm 2005 đã ghi nhận quyền cá nhân đối với hình ảnh, bất cứ
chủ thể nào muốn sử dụng hình ảnh của cá nhân thì phải có sự đồng ý của người đó. Trong trường hợp người đã chết, chưa đủ 15 tuổi hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì việc sử dụng hình ảnh của cá nhân đó phải được sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con, hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý.
Như vậy, thông thường thì hình ảnh sẽ được công khai theo ý chí của cá nhân có hình ảnh đó.
Ví dụ: Đối tượng trong hình ảnh của cá nhân đó là cá nhân A, thì lúc này cá nhân A sẽ có đầy đủ các quyền để phản đối lại các hành vi muốn sử dụng hình ảnh của mình.
Lúc này quyền nhân thân đối với hình ảnh sẽ xuất phát từ quyền bí mật đời tư. Mà quyền bí mật đời tư được hiểu là:
Những thông tin, tư liệu (gọi chung là thông tin) về tinh thần, vật chất, quan hệ xã hội hoặc nhưng thông tin khác có liên quan đến cá nhân trong quá khứ cũng như trong hiện tại, được pháp luật bảo vệ và những thông tin đó được bảo mật bằng những biện pháp mà pháp luật thừa nhận [20].
Vậy, trước khi sử dụng hình ảnh của một cá nhân nào đó phải bảo đảm việc không làm tổn hại đến đời sống cá nhân, hình tượng riêng của họ, đồng thời cũng phải bảo đảm được sự đồng ý của cá nhân đó. Còn trong trường hợp
các bức ảnh vượt qua khuôn khổ đời tư, người có hình ảnh được chụp trong các buổi lễ hội hoặc biểu tình công khai thì cá nhân có hình ảnh trong bức ảnh có thể yêu cầu xử lý sao cho hình ảnh của mình không thể nhận dạng tại bức ảnh đó. Vì vậy, trong một số trường hợp nhất định quyền cá nhân đối với hình ảnh có liên quan đến quyền bí mật đời tư.
Trong trường hợp hình ảnh của cá nhân là hình ảnh riêng tư, cá nhân không muốn tiết lộ thì việc công bố hình ảnh đó là xâm phạm đến bí mật đời tư hoặc là hình ảnh riêng của cá nhân cần giữ kín và việc giữ kín này được pháp luật tôn trọng và bảo vệ, hay nói cách khác việc tiết lộ hình ảnh đó có thể gây hậu quả về vật chất, tinh thần cho chủ thể có hình ảnh thì được coi là bí mật đời tư của cá nhân.
Trong thực tiễn hiện nay thì có nhiều hành vi sử dụng trái phép hình ảnh xâm phạm đến quyền bí mật đời tư như: Hành vi quay phim, chụp ảnh, công bố những thước phim, hình ảnh về đời sống của một người mà chưa được sự đồng ý của người đó. Khi có những hành vi xâm phạm trên đây thì cá nhân đó có quyền khởi kiện bởi hành vi xâm phạm đó.
Bên cạnh sự tương tác giữ quyền nhân thân của cá nhân về hình ảnh thì quyền nhân thân của cá nhân gắn với hình ảnh cũng mang những đặc điểm khác biệt so với quyền bí mật đời tư như:
Quyền nhân thân về hình ảnh có đối tượng hẹp hơn quyền bí mật đời tư vì đối tượng của quyền nhân thân về hình ảnh là những đối tượng cụ thể, là chính những hình của một cá nhân nhất định, còn đối tượng của quyền bí mật đời tư là nhưng thông tin, tài liệu về quá khứ, hiện tại liên quan đến cá nhân đó.
Hơn nữa quyền bí mật đời tư chỉ mang tính tương đối. Bởi vì, dưới góc độ này đối với mỗi cá nhân cụ thể là không phải che đậy hay giữ kín nhưng ở góc độ khác thì những bí mật này không cần phải che dấu. Hay nói cách khác bí mật đời tư của cá nhân đó chỉ duy nhất cá nhân đó hoặc giới hạn một số người hạn chế biết được.
Thêm vào đó thì trong khi quyền nhân thân của cá nhân chỉ phụ thuộc, chịu sự chi phối của duy nhất cá nhân đó thì ngược lại quyền bí mật đời tư còn chịu ảnh hưởng bởi thói quen sống, phong tục tập quán, công việc nhất định...
Từ các phân tích trên đây cho thấy quyền nhân thân của cá nhân về hình ảnh có mối liên hệ đối với quyền bí mật đời tư của cá nhân, bên cạnh góc độ xuất phát điểm giống nhau thì hai quyền này cũng có những đặc điểm khác nhau.Tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể mới nhận biết được hai quyền này.
1.3.2. Mối liên hệ giữa quyền hình ảnh và quyền về danh dự uy tín, nhân phẩm
Như chúng ta đã biết thì hình ảnh của cá nhân sẽ gắn liền với danh sự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân đó. Do đó, quyền nhân thân đối với mỗi cá nhân về hình ảnh cũng sẽ gắn bó mật thiết với quyền được bảo vệ danh sự, nhân phẩm, uy tín. Yếu tố liên hệ này thể hiện ở sự tăng giảm các giá trị cá nhân về danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Muốn hiểu được mối liên hệ này thì trước hết chúng ta phải hiểu khái niệm về danh dư, nhân phẩm, uy tín.
Danh dự trước hết được hiểu là sự đánh giá của xã hội đối với một cá nhân cụ thể về các mặt đạo đức, phẩm chất chính trị, năng lực của người đó từ khi sinh ra đến thời điểm hiện tại mà họ đang sống. Danh dự của một cá nhân được hình thành từ hành động và cách cư xử của người đó thông qua công cuộc lao động và thành tích học tập mà người đó có được thông qua những công việc và sự đóng góp cụ thể được ghi nhận theo những tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức xã hội cụ thể.
Uy tín được hiểu là những giá trị về mặt đạo đức và tài năng của một cá nhân được công nhận trong hoạt động thực tiễn của mình mà tới mức mọi người trong một tổ chức, một dân tộc cảm phục tôn kính, tin tưởng và tự nguyện noi theo.
Ví dụ như: Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn luôn có uy tín đặc biệt đối với toàn thể nhân dân Việt Nam trong suốt quá trình hoạt động các mạng trong kháng chiến cứu nước trước đây, cũng như công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay.
Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà con người có được. Nói cách khác nhân phẩm là giá trị phản ánh và tạo nên phẩm chất của từng cá nhân, mỗi một con người đều có những giá trị cốt cách riêng của chính mình. Khi nói một người có nhân phẩm là một người có lương tâm, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, luôn thực hiện tốt những nghĩa vụ đối với xã hội và người khác, biết tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ. Người có phẩm chất sẽ được xã hội đánh giá cao và kính trọng.
Như vậy, danh dự là một khái niệm rộng bao hàm cả uy tín lẫn nhân phẩm xong vẫn có những điểm khác biệt như: Nếu danh dự là một khái niệm áp dụng cho cả cá nhân lẫn tổ chức thì nhân phẩm lại là một khái niệm áp dụng cho mình chủ thể là cá nhân. Nếu nhân phẩm tồn tại ngay từ khi con người mới sinh ra, tồn tại ngay trong tính cách của mỗi cá nhân thì danh dự lại được hình thành thông qua năm tháng hoạt động của người đó.
Vậy khi nói quyền nhân thân về hình ảnh của mỗi cá nhân có mối liên hệ mật thiết với quyền được bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm là nói đến sự tác động hai chiều
Một là: Hình ảnh của một cá nhân làm tăng giá trị danh dự, uy tín của cá nhân đó. Tức là hình ảnh của mỗi cá nhân khi xuất hiện trước công chúng thông qua các phương tiện thông tin, được phản ánh chân thực những thành công trong cuộc sống, sự nghiệp của một cá nhân đó thì cá nhân đó sẽ ngày càng được nhiều người yêu mến, ngưỡng mộ, từ đó các giá trị bản thân không ngừng được nâng cao.
Hai là: Hình ảnh của cá nhân mang ý nghĩa ngược lại là làm giảm sút,
ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân. Điều này thể hiện ở chỗ: Khi những hình ảnh xấu bị phát tán sẽ gây ra những hậu quả vô cùng to lớn về mặt tinh thân, cả những ảnh hưởng về mặt vật chất.
Ví dụ: Việc phát tán hình ảnh của một người trên mạng để làm tít quảng cáo cho một nội dung không lành mạnh nhằm mục đích bôi nhọ hình ảnh của cá nhân đó. Lúc này danh dự, uy tín của cá nhân đó sẽ bị giảm sút, có thể là hủy hoại bởi những hình ảnh trên.
Bên cạnh sự tương tác với nhau thì quyền cá nhân về hình ảnh còn khác với quyền bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm ở những đặc điểm sau đây:
Một là: Về chủ thể thực hiện hành vi, nếu chủ thể thực hiện quyền cá nhân về hình ảnh có thể là cá nhân đầy đủ năng lực hành vi khi còn sống và đối với người đã chết, người mất năng lực hành vi dân sự, người chưa đủ mười lăm tuổi thì sẽ được cha, mẹ, chồng, vợ, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật quy định khác thì chủ thể của quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín chỉ được do chính chủ thể đó thực hiện và không ai có thể thực hiện thay họ.
Hai là: Nếu quyền nhân thân về hình ảnh của cá nhân và quyền bảo vệ nhân phẩm chỉ áp dụng cho một cá nhân thì quyền bảo vệ nhân phẩm, uy tín lại có thể áp dụng cho cả tổ chức lẫn cá nhân.
Ba là: Về dạng hành vi xâm phạm: Nếu dạng hành vi xâm phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân chỉ là đăng ảnh, quay phim, phát tán ảnh...khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu ảnh thì ngược lại quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín lại có dạng hành vi là những lời lẽ hoặc hành động thiếu văn hóa ứng sử khiến xã hội đánh giá sai về chủ thể đó.
Như vậy, quyền cá nhân về hình ảnh và quyền bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm của mỗi cá nhân có tuy có một số điểm khác nhưng hai quyền này
luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thông qua những hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân sẽ ảnh hưởng đến quyền danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân theo các chiều hướng khác nhau. Nhưng có một thực tế đặt ra hiện này là: Ngày càng nhiều hình ảnh của cá nhân được cắt xén, thêm vào những nội dung không đúng với thực tế làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của cá nhân đó. Chính bởi điều này mà khoản 2 Điều 31 BLDS năm 2005 đã bổ sung thêm quy định: “nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh” [28, Điều 31]. Điều này có nghĩa là việc sử dụng hình ảnh của cá nhân dù hợp pháp, có sự đồng ý của cá nhân đó nhưng nếu xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì cũng được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Với quy định này của pháp luật nước ta cũng đã phần nào hạn chế được việc sử dụng hình ảnh cá nhân trái phép trên các phương tiện truyền thông hiện nay.