Quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật Việt Nam - 4

Một là: Quyền nhân thân gắn với hình ảnh của cá nhân là quyền nhân thân của cá nhân

Đặc trưng quyền nhân thân gắn với hình ảnh là quyền nhân thân của cá nhân nhằm mục đích phân biệt với quyền nhân thân về gắn với chủ thể là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Trên thực tế thì quyền nhân thân gắn với hình ảnh chỉ thuộc về chủ thể là cá nhân mà thôi vì nếu nói tới hình ảnh của tổ chức thì rất khó có thể hình dung hình ảnh cụ thể đó là gì? Hơn nữa pháp luật thừa nhận hình ảnh của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác thông qua cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà cụ thể là nhãn hiệu được bảo hộ.

Mặt khác, khi chúng ta sống trong một xã hội với nhiều biến động như ngày nay thì mỗi cá nhân là một tế bào của xã hội xong họ lại là một chỉnh thể riêng biệt, không ai giống ai. Từ hình dạng, đặc điểm cho đến hình ảnh cụ thể bên ngoài, nếu có xuất hiện sự giống nhau thì cũng chỉ là sự tương đồng rất nhỏ, trong các trường hợp sinh đôi cũng không hoàn toàn giống nhau. Do vậy hình ảnh của cá nhân là một đặc tính không thể tách rời mà nó luôn gắn liền với một cá nhân cụ thể.

Hai là: Quyền nhân thân gắn với hình ảnh của cá nhân là quyền nhân thân không gắn với tài sản

Theo cách hiểu thông thường thì nhóm quyền nhân thân được chia ra làm hai loại: Đó là quyền nhân thân không gắn liền với tài sản bao gồm từ Điều 26 đến Điều 51 BLDS năm 2005, còn quyền nhân thân gắn liền với tài sản gồm hai điều quy định Khoản 2 Điều 738 và mục a khoản 1 Điều 751 BLDS năm 2005. Như vậy, quyền nhân thân gắn với hình ảnh thuộc nhóm quyền nhân thân không gắn liền với tài sản. Nhưng có một vấn đề hiện nay là khi mà xu thế toàn cầu hóa, giao lưu thương mại phát triển thì các hình ảnh của cá nhân đang được đem ra khai thác, sử dụng với mục đích thương mại ngay càng cao, nhất là trong hoạt động in sách báo, ấn phẩm tranh ảnh.

Ví dụ như: Việc các hãng thời trang sử dụng ảnh của các diễn viên hay ca sỹ nổi tiếng và sẵn sàng chi trả cho họ một khoản tiền lớn để có được quyền sử dụng hình ảnh họ mới mục đích quảng cáo sản phẩm thương hiệu của mình, dường như mọi người đang có xu hướng coi quyền hình ảnh là một quyền tài sản. Vậy nhận định này đúng hay sai?

Đứng trên khía cạnh bản chất thì chúng ta đã biết một vấn đề gọi là “Quyền tài sản khi tham gia giao dịch”, vậy khi nói đến quyền tài sản đối với hình ảnh là sẽ nói đến việc sử dụng hình ảnh trong giao dịch thương mại, các hoạt động quảng cáo giống như ví dụ ở trên. Khi đó quyền tài sản này được phép mang ra kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Nhưng khi chủ thể khác sử dụng hình ảnh của cá nhân với mục đích quảng cáo mà thì cần phải có sự đồng ý của cá nhân đó.

Từ phân tích trên cho thấy: Quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân là quyền nhân thân không gắn với tài sản, thay vào đó quyền nhân thân này chỉ gắn liền với mỗi cá nhân cụ thể và được xã hội mặc nhiên công nhận.

Nhưng có một vấn đề đặt ra hiện nay là sự cần thiết phải có sự phân biệt giữa quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh và quyền sở hữu từng hình ảnh cụ thể. Trên thực tế hiện nay có rất nhiều trường hợp cá nhân sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác. Có trường hợp vi phạm, cũng có trường hợp không vi phạm. Sẽ vi phạm trong trường hợp việc sử dụng những bức ảnh đó không có sự đồng ý của chủ sở hữu bức ảnh hoặc có sự đồng ý nhưng hành vi sử dụng lại gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của chủ thể trong bức ảnh. Có nghĩa là quyền cá nhân đối với hình ảnh lúc này không thể chuyển giao cho bất cứ chủ thể nào và cũng không có chủ thể nào được phép xâm phạm đến quyền hình ảnh đó của cá nhân. Ngược lại quyền sở hữu từng hình ảnh cụ thể là quyền của chủ sở hữu hình ảnh có quyền tự do định đoạt đối với từng bức ảnh của cá nhân đó. Điều này xuất phát từ khái niệm hình

ảnh cụ thể là những hình đã được chụp và đã trở thành một sản phẩm vật chất nhất định. Nếu quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân sẽ tồn tại vô thời hạn thì quyền đối với từng hình ảnh cụ thể sẽ phải chấm dứt khi hình ảnh của cá nhân đó đã được sử dụng đúng mục đích và được cá nhân đó đồng ý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Ví dụ như: Người mẫu Thanh Hằng nhận lời chụp bộ ảnh Áo dài Việt Nam để đăng trong báo phụ nữ trong số đầu xuân và quyền của người mẫu Thanh Hằng sẽ chấm dứt khi sau khi bộ ảnh này được chụp xong theo như thỏa thuận mà Thanh Hằng đã ký và báo phụ nữ khi chụp bộ ảnh này. Đồng thời thời điểm kết thúc việc chụp hình, hoàn tất hợp đồng cũng là thời điểm chấm dứt quyền của người mẫu Thanh Hằng đối với bộ ảnh áo dài. Điều này cũng có nghĩa là nếu sau đó một công ty chuyên thiết kế áo dài muốn sử dụng những bức ảnh này làm quảng cáo cho thương hiệu may của mình thì sẽ phải xin phép báo phụ nữ chứ không phải là người mẫu Thanh Hằng. Bởi vì lúc này hình ảnh cụ thể là hình ảnh của người mẫu Thanh Hằng đã được chụp lại và bức ảnh đó đã trở thành một sản phẩm vật chất. Và cá nhân Thanh Hằng đã tự định đoạt việc chụp bức ảnh này, thỏa thuận các bức ảnh của mình thuộc quyền sở hữu của báo phụ nữ.Vậy, hình ảnh của mỗi cá nhân khi tham gia giao dịch là quyền tài sản đối với hình ảnh. Hình ảnh khi được chụp lại thành các bức ảnh cụ thể đã trả thành một tài sản và được phép tham gia giao dịch bản quyền còn quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân không thể chuyển giao vì nó là quyền nhân thân không gắn với tài sản.

Hay nói cách khác quyền sở hữu của cá nhân đối với từng hình ảnh cụ thể có cơ sở xuất phát từ quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh. Quyền sở hữu của cá nhân đối với từng hình ảnh cụ thể thường được áp dụng nhằm mục đích khai thác danh tiếng của cá nhân trong các bức ảnh cụ thể, đặc biệt là những người nổi tiếng. Cũng chính bởi tính chất này mà quyền sở hữu của cá nhân đối với từng hình ảnh cụ thể được phép chuyển giao còn ngược lại quyền nhân thân của cá nhân gắn với hình ảnh thì không được phép chuyển giao.

Quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật Việt Nam - 4

Từ phân tích trên cho thấy: Quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân là quyền nhân thân không gắn với tài sản mà quyền nhân thân này chỉ gắn liền với mỗi cá nhân đó và được mặc nhiên công nhận.

Ba là: Quyền nhân thân gắn với hình ảnh của cá nhân thuộc nhóm quyền nhân thân mang tính cá biệt hóa cá nhân.

Quyền nhân thân cá biệt hóa cá nhân là những quyền nhân thân ghi lại những đặc điểm của mỗi cá nhân, tập hợp những đặc điểm bên ngoài giúp chúng ta phân biệt cá nhân này với cá nhân khác thông qua các hình thức, công cụ khác nhau như: Tên gọi, hình ảnh, các yếu tố lí lịch...Và trong các công cụ cá biệt hóa này thì hình ảnh của cá nhân là công cụ cơ bản, thể hiện sự cá biệt hóa rõ ràng nhất.

Ví dụ như: Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, sơ yếu lý lịch, các bằng cấp quan trọng của mỗi cá nhân bao giờ cũng có hình ảnh đứng cạnh họ tên của cá nhân đó. Bởi vì nếu chỉ thông qua họ tên thì rất có thể sẽ xuất hiện sự nhầm lẫn, khi đó hình ảnh mới là yếu tố nhận dạng rõ nhất.

Thông qua hình ảnh chúng ta có được sự hình dung ban đầu về chủ thể, điều này tác động rất lớn vào các mối quan hệ trong dân sự. Điều này xuất phát từ việc mỗi cá nhân khi tham gia vào một quan hệ pháp luật đều độc lập với các chủ thể khác, đồng thời quyền cá nhân cũng các cá nhân này cũng được bảo đảm tuyệt đối bằng các cơ chế của luật pháp, hay nói cách khác hình ảnh của một cá nhân mang tính chất phân biệt, cá biệt hóa cá nhân này với cá nhân khác.

Cũng bởi tính chất cá biệt hóa cá nhân này mà quyền nhân thân gắn với hình ảnh không những có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định quyền, nghĩa vụ của chủ thể mà còn có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm pháp lý của các chủ thể đó khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ pháp luật dân sự nói riêng.

Bốn là: Quyền nhân thân gắn với hình ảnh của cá nhân được bảo hộ khi có yêu cầu

Điều này xuất phát từ việc quyền cá nhân về hình ảnh là một độc lập của từng cá nhân, do đó khi có xâm phạm về quyền hình ảnh của của cá nhân thì chỉ có cá nhân đó mới nhận định được quyền nhân thân của mình trong trường hợp đó có bị xâm phạm hay không? Và có yêu cầu nhà nước bảo vệ mình trước sự xâm phạm đó không? Vì cơ quan nhà nước chỉ can thiệp khi có yêu cầu của người bị xâm phạm quyền nhân thân về hình ảnh. Khi đó thì quyền nhân thân gắn với hình ảnh của cá nhân mới được bảo hộ.

Nhưng có một thực tế là hiện nay thì có rất nhiều hình ảnh của các chủ thể khác nhau được phát tán rộng rãi trên các kênh, mạng xã hội khác nhau mà hầu như không có sự đồng ý của cá nhân có hình ảnh bị phát tán hoặc cá nhân là chủ sở hữu hình ảnh. Hơn nữa những người này còn không hề biết hình ảnh của mình đã được sử dụng mới mục đích gì? Dẫn đến nhiều vụ xâm phạm đến hình ảnh của cá nhân, gây hậu quả nghiêm trọng.

Bên cạnh đó thì yếu tố tham gia của cơ quan tư pháp vào hoạt động bảo vệ quyền hình ảnh không nhiều. Bởi vì, Tòa án chỉ can thiệp khi có đơn yêu cầu của chính chủ thể có quyền hoặc từ phía những người đại diện hợp pháp của họ. Do đó, quyền nhân thân gắn với hình ảnh của cá nhân chỉ bảo hộ khi có yêu cầu từ phía các chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Năm là: Quyền nhân thân gắn với hình ảnh là quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn

Có thể nói, đây là tính chất thể hiện sự bảo hộ của nhà nước đến quyền nhân thân gắn với hình ảnh của cá nhân một cách rõ ràng nhất. Tính chất này thể hiện ở chỗ: Quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân được pháp luật ghi nhận và bảo hộ vĩnh viễn. Tại khoản 2 Điều 31 BLDS năm 2005 đã quy định:

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải cha, mẹ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác [28, Điều 31].

Điều này có nghĩa là: Khi chủ thể đó còn sống, cũng như khi chủ thể này không còn nữa thì những người liên quan (bao gồm cha, mẹ, vợ, chồng, con) cũng được quyền yêu cầu pháp luật bảo vệ khi có hành vi xâm phạm hình ảnh của người đã khuất.

Ví dụ như: Kênh 24 giờ muốn sử dụng hình ảnh của ca sỹ Hồng Nhung thì phải được ca sỹ Hồng Nhung hoặc người đại diện của ca sỹ Hông Nhung đồng ý.

Hay việc, một ca sỹ A lúc còn sống đã bị trang báo chí X phát tán những hình ảnh xâm phạm đến đời tư của mình và ca sỹ A đã có đơn yêu cầu cơ quan nhà nước bảo vệ trước hành vi vi phạm của tổ chức có trang báo X này. Không may cô A chết thì hình ảnh này của cô A vẫn sẽ được pháp luật bảo vệ bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của những người thân thích của cô A còn sống tại thời điểm đó.

Nhưng thực tế đặt ra hiện nay là: Mức độ bảo hộ về hình ảnh ở nước ta tới đâu? Và đang có xu hướng phát triển như thế nào?

Hiện nay trên thế giới nhìn chung có bốn cấp độ bảo hộ lần lượt là:

Cấp độ thứ nhất là: Cứ chụp ảnh là vi phạm. Đây là cấp độ bảo hộ hình ảnh ở cấp cao nhất như: Thổ Nhĩ kỳ trở thành một quốc gia nghiệm cấm mạng xã hội do nỗi lo từ sự trống đối của phe đối lập. Do đó việc chụp ở nơi đây đang trở nên hết sức khó khăn.

Cấp độ thứ hai: Chia làm hai trường hợp: Một là chụp hình mà công bố

là vi phạm, trường hợp hai là cũng chụp hình nhưng mà không công bố thì coi như không vi phạm. Điều này phổ biến ở các nước như: Việt Nam, Pháp.

Trong BLDS Pháp thì các quy định về quyền nhân thân phổ biến hơn là quy định trong án lệ, và vẫn được sử dụng rộng rãi. Vì BLDS Pháp không quy định chi tiết về quyền nhân thân cụ thể mà chỉ khái quát thành một điều luật chung quy định về quyền con người. Đó là, tại Điều 9 quy định: Cá nhân có quyền được tôn trọng đời tư. Bí mật đời tư ở đây được hiểu là bao gồm cả quyền hình ảnh. Còn khi xét xử thì việc áp dụng các án lệ là điều đương nhiên. Trong trường hợp xâm phạm quyền có hình ảnh, thông thường sẽ có những câu chữ thống nhất ghi lại trong phần đầu bản án là: Xét rằng mỗi cá nhân đều có quyền được tôn trọng đời tư và có toàn quyền định đoạt đối với hình ảnh, một yếu tố nhân thân trong việc sử dụng hình ảnh đó, có quyền phản đối việc phát hành hình ảnh đó mà không có sự đồng ý rõ ràng và đặc biệt của mình.

Như vậy án lệ của pháp luật Pháp đã bổ sung cho việc không quy định cụ thể quyền nhân thân về hình ảnh của cá nhân trong BLDS Pháp. Ngoài ra pháp luật Pháp còn có quy định về biện pháp bồi thường đối với hành vi vi phạm. Tại BLDS Pháp ngày 16/6/2000 đã quy định: Mọi cá nhân đều có quyền được tôn trong theo nguyên tắc vô tội, có nghĩa là trong trường hợp có hành vi vi phạm, trước ngày xử mà một người bị giới thiệu công khai như là người thực hiện những hành vi đang bị điều tra, thì ngoài quyết định yêu cầu bồi thường thiệt hại với người đó, thẩm phán còn có thể quyết định mọi biện pháp, kể cả theo thủ tục khẩn cấp tạm thời như yêu cầu cải chính, đăng thông báo, nhằm buộc chấm dứt hành vi vi phạm theo nguyên tắc suy đoán vô tội. Và chi phí cho việc này do bên có hành vi vi phạm đó có nghĩa vụ phải trả.

Cùng đứng chung về cấp độ bảo hộ quyền nhân thân, xong pháp luật Việt Nam cũng có những điểm giống và khác pháp luật Pháp như sau:

Điểm giống là: Cả pháp luật Việt Nam và pháp luật Pháp đều chấp nhận việc không xin phép nhưng chỉ chụp hình mà không đăng. Còn không chấp nhận việc chụp hình rồi đăng ảnh mà không xin phép chủ sở hữu.

Điểm khác ở chỗ nếu như BLDS Pháp không có những quy định về quyền cá nhân về hình ảnh, và chủ yếu quy định điều này trong án lệ thì tại Việt Nam không sử dụng án lệ mà quy định trực tiếp trong điều luật, quy định nội dung của quyền nhân thân của cá nhân về hình ảnh tại điều 31 BLDS năm 2005, ngoài ra trong từng lĩnh vực lại quy định riêng về việc sử dụng hình ảnh cá nhân.

Cấp độ thứ ba là: Đăng hình không vi phạm. Chỉ trong trường hợp đăng hình vì mục đích thương mại mới vi phạm. Cấp độ này phổ biến ở nước Australia.

Tại Australia thì việc chụp hình một người mà chưa được sự chấp thuận của người đó không bị coi là bất hợp pháp, điều này đã được các nhà làm luật ở đây giải thích là việc một người nhìn thấy một người khác thì người này có quyền chụp ảnh và cách tốt nhất để nếu người có hình ảnh không muốn làm phiền là che mặt chứ không được tịch thu người có mánh ảnh và đang chụp.

Nhưng pháp luật Australia cũng quy định những trường hợp ngoại lệ về việc chụp ảnh và đăng hình, trong đó thì việc sử dụng hình ảnh mà vì mục đích thương mại là điều không cho phép. Điều này đã được quy định tại đạo luật thực hành thương mại liên bang năm 1974, theo đó thì “các bức ảnh không nhằm mục đích thương mại là các bức ảnh được chụp mà không cần sự đồng ý bằng văn bản của người xuất hiện trong bức ảnh” [32]. Nếu thợ chụp ảnh hoặc nhà xuất bản không có sự đồng ý của chủ nhân bức ảnh (thường là dưới dạng nhượng lại có ký tên) mà đã sử dụng hình ảnh của người này nhằm mục đích thương mại thì họ đã vi phạm quy định của đạo luật này và phải chịu phạt.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/12/2023