Một Số Thị Trường Xuất Khẩu Trọng Điểm Của Việt Nam

Bảng 10: Cơ cấu thị trường xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2001 – 2006

Đơn vị: Triệu USD, %


Nội dung

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006


KN

Tỷ trọng

KN

Tỷ trọng

KN

Tỷ trọng

KN

Tỷ trọng

KN

Tỷ trọng

KN

Tỷ trọng

Tổng XK hàng hóa

15.029

100

16.706

100

20.149

100

26.503

100

32.442

100

39.605

100

Châu Á

8.610

37,3

8.684

52,0

9.756

48,4

12.634

47,7

16.383

50,5

17.226

43,5

ASEAN

2.556

17,0

2.437

14,6

2.958

14,7

3.885

14,7

5.450

16,8

6.379

16,5

Trung Quốc

1.418

9,4

1.495

8,9

1.748

8,7

2.735

10,3

3.082

9,5

3.150

8

Nhật Bản

2.510

16,7

2.438

14,6

2.909

14,4

3.502

13,2

4.639

14,3

5.250

13

Châu Âu

3.515

23,4

3.640

21,8

4.326

21,5

5.412

20,4

5.872

18,1

7.600

19,2

EU-25

3.152

21,0

3.311

19,8

4.017

19,9

4.971

18,8

5.450

16,8

6.770

17,1

Châu Mỹ

1.342

8,9

2.774

16,6

4.327

21,5

5.642

21,3

6.910

21,3

9.150

23,1

Hoa kỳ

1.065

7,1

2.421

14,5

3.999

19,9

4.992

18,8

6.553

20,2

8.000

21,7

Châu Phi

176

1,2

131

0,8

211

1,0

427

1,6

681

2,1

2.099

5,3

Châu Đại Dương

1.072

7,1

1.370

8,2

1.455

7,2

1.879

7,1

2.595

8,0

3.540

8,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu của Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 9

(Nguồn: Bộ Công Thương, 2006)


Trong giai đoạn này, Việt Nam tiếp tục mở rộng thị trường trên tất cả các châu lục, khai thông các thị trường Châu Âu, Châu Phi và Châu Mỹ. Theo đó, cơ cấu thị trường tiếp tục có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ những thị trường truyền thống của Việt Nam như Đông Âu, Châu Á sang các thị trường đầy tiềm năng nhưng rất khó tính đó là thị trường Tây Âu và Hoa Kì. Việc bắt đầu thực hiện Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ từ cuối năm 2001 không những giúp Việt Nam có thể cải thiện và tăng cường các quan hệ kinh tế thương mại song phương, khu vực và quốc tế khác mà còn đem đến kết quả cụ thể là xuất khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ tăng đột biến, đưa nước này trở thành khách hàng lớn nhất đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam (tỷ trọng xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng từ 7,1% năm 2001 lên 21,7% năm 2006)

Đến năm 2006, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã được mở rộng đến 220 nước và vùng lãnh thổ. Từ chỗ chúng ta phải lệ thuộc hoàn toàn vào khu vực thị trường Đông Âu và Liên xô (cũ), từ năm 1991 đến nay, thị trường ngày càng được mở rộng từ ASEAN đến châu Á, châu Âu và châu Mỹ, châu Phi. Nếu như từ năm 2000 trở về trước thị trường xuất khẩu thị trường chủ yếu của nước ta chủ yếu ở khu vực châu Á, thì từ năm 2001, thị trường đã được đa dạng hoá.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường châu Mỹ tăng đều trong giai đoạn này (từ 8.9% năm 2001 lên 23,2% năm 2006). Thị trường Hoa Kỳ vẫn là đối tác chính của Việt Nam về xuất khẩu với kim ngạch 8 tỉ USD, chiếm tỷ trọng 86,8%, các nước khác chỉ chiếm 13,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Mỹ.

Trong khi đó, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn đối với xuất khẩu giày dép nhưng thị trường châu Âu vẫn duy trì được tỷ trọng 19-20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước từ năm 2004 đến nay. Các nước EU chiếm tỷ trọng 89,2% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Âu (6,81 tỉ USD), tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2005.

Riêng châu Á, kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng rất lớn so với các châu lục khác, bởi đây là thị trường lớn nhất từ trước tới nay. Ngoài ra, việc số liệu thống kê về xuất khẩu vào châu Đại Dương được tính gộp vào châu Á (kể từ năm nay) đã làm tăng thêm tỷ trọng của khu vực này (châu Đại Dương chiếm tỷ trọng 8,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước). Trong đó, khu vực Đông Bắc Á chiếm tỷ trọng 51,8%, đạt kim ngạch 10,79 tỉ USD; khu vực Đông Nam Á chiếm tỷ trọng 31,5%, đạt kim ngạch 6,56 tỉ USD; châu Đại Dương chiếm tỷ trọng 15,87%, đạt kim ngạch 3,3 tỉ USD...trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Á.

Như vậy, trong giai đoạn này, các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam theo thứ tự là Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia. Kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường này đều tăng trưởng ấn tượng: xuất khẩu vào EU tăng

2.8 lần, vào Nhật tăng 2.3 lần và vào ASEAN tăng 2.8 lần. Đáng chú ý nhất là việc

gia tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Nếu như năm 2001, giá trị xuất khẩu sang thị trường lớn nhất thế giới này chỉ là 1065,3 triệu USD thì đến năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đã đạt đến 8 tỉ USD, tăng xấp xỉ 8 lần vào năm 2001.

Việt Nam cũng đã đi đúng định hướng trong việc lựa chọn thị trường xuất khẩu đó là đa dạng hóa thị trường, gia tăng xuất khẩu sang các nước Châu Âu, Châu Mỹ và giảm xuất khẩu sang các nước Châu Á.

1.2. Sau khi gia nhập WTO (2007 đến nay)

Tiếp tục quán triệt phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa thị trường, chính sách lựa chọn và phát triển thị trường xuất khẩu của nước ta trong thời kì này đó là “tích cực và chủ động thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế đầy đủ và sâu rộng để tạo điều kiện tiếp cận thị trường rộng lớn cho hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của Việt Nam. Tăng cường củng cố các thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc... và khai phá mạnh các thị trường mới ở Trung Đông, châu Phi và Mỹ La- tinh cho phát triển xuất khẩu; Mở cửa sớm các thị trường dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu tiên tiến, hiện đại cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu”.

(Văn kiện Đại hội Đảng X, 2006)

Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong thời gian này vẫn được xác định là Châu á (Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông); EU; Mỹ và Châu Đại Dương. Ngoài ra, cần tiếp tục khai thác một số thị trường truyền thống hoặc thị trường mới như Nga, Trung Đông, Mỹ LaTinh, Châu Phi.

Việc hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là việc gia nhập WTO đã làm tăng cơ hội thâm nhập thị trường nước ngoài cho các sản phẩm của nước ta, điều kiện tiếp cận thị trường nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam sẽ rộng mở hơn. Với tư cách là thành viên của WTO, ngoài những thị trường truyền thống có được từ trước đây, Việt Nam còn được hưởng lợi từ việc tham gia vào một thị trường xuất khẩu lớn bao gồm 150 nước thành viên WTO với các rào cản thương mại ở mức thấp hơn, giành được nhiều cam kết ưu đãi và mở rộng thị trường hoàng hóa, dịch vụ và đầu tư thông qua tự do hóa thương mại và vòng đàm phán mở cửa thị trường giữa các thành viên WTO. Đồng thời, việc gia nhập WTO

cũng tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam duy trì và mở rộng những thị trường nhập khẩu lớn của thế giới như Mỹ, EU và Nhật Bản, củng cố và gia tăng thị phần ở những thị trường tương đối quen thuộc như các nước ASEAN khác, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ.

Thực tế đã cho thấy, từ khi gia nhập WTO cho đến nay, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã liên tục được mở rộng và đa dạng hóa, hàng hóa của nước ta đã thâm nhập hầu hết các thị trường trọng điểm trên thế giới. Không những thế, chúng ta đã đột phát xuất khẩu thành công vào thị trường Mỹ và ngày càng đứng vững hơn trong thị trường lớn nhất thế giới này. Bên cạnh đó, chúng ta đã giảm dần được thị phần ở thị trường Châu Á, củng cố thị trường EU, khôi phục thị trường Nga và Đông Âu, mở rộng thị trường Châu Đại Dương, khai phá mạnh mẽ thị trường Trung Đông, Châu Phi và Mỹ La – tinh. Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 230 nước trên thế giới, trong đó hàng hóa của ta xuất sang hơn 220 nước.

Năm 2007, sau 1 năm gia nhập WTO, thị trường xuất khẩu đã có những biến động nhất định, đó là sự gia tăng xuất khẩu tại những thị trường khó tính bên cạnh đó các thị trường truyền thống về xuất khẩu vẫn được duy trì. Cụ thể:

- Thị trường châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn (49,11%) với kim ngạch đạt xấp xỉ 24 tỷ USD, tăng 18,5% so với năm 2006 nhưng lại có xu hướng giữ nguyên hoặc giảm dần, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản và ASEAN.

- Thị trường châu Âu chiếm 20,5% với kim ngạch đạt 9,96 tỷ USD, tăng 28,2% so với năm 2006, trong đó tập trung chủ yếu vào thị trường khối EU với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tới 91,3%, số còn lại là thị trường Liên bang Nga, các nước SNG và một số nước Đông Âu ngoài EU;

- Thị trường châu Mỹ chiếm 24,3% với kim ngạch 11,68 tỷ USD, tăng 29,4% so với năm 2006, trong đó chủ yếu là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch trên 10 tỷ USD, chiếm 21,3% tổng xuất khẩu của cả nước.

- Thị trường châu Phi – Tây Nam Á hiện tỷ trọng còn khiêm tốn là 2,4% với kim ngạch đạt 1,2 tỷ USD. Các thị trường nhỏ lẻ còn lại ở khu vực chiếm tỷ trọng gần 5%, kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 2 tỷ USD. Ngoại trừ các thị trường Cô-oét, Irắc và Pakistan tình hình chính trị còn nhiều bất ổn nên khả năng xuất khẩu còn

hạn chế, các thị trường khác có mức tăng trưởng khá, trong đó có Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel.

(Bộ Công Thương, 2007)

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã ảnh hưởng đáng kể đến thị trường xuất khẩu của nước ta. Trước khó khăn với những thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản...hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta đã được đẩy mạnh sang tìm kiếm, khai thác và đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mới hoặc đã thâm nhập trước đó. Theo báo cáo của Bộ Công thương năm 2008, mức tăng trưởng của các khu vực thị trường trong năm nay có sự thay đổi, đó là xuất khẩu sang thị trường châu Phi đã tăng tới 95,7%, châu Á tăng 37,8%; châu Đại dương tăng 34,9%, nhưng tăng chậm lại đối với châu Mỹ (21,9%), châu Âu (26,3%).

Năm 2009, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn nên kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường có xu hướng giảm. Trong bối cảnh xuất khẩu chung năm nay gặp nhiều khó khăn nên kim ngạch xuất khẩu sang từng khu vực thị trường vẫn ở trong xu hướng giảm. Theo báo cáo tổng kết của Bộ Công Thương năm 2009, cơ cấu thị trường xuất khẩu chung năm 2009 chỉ tăng nhẹ đối với khu vực châu Phi và châu Âu, nhưng lại giảm đối với các khu vực còn lại. Kim ngạch xuất khẩu sang khu vực châu Á giảm khoảng 20% so với 2008, trong đó, riêng xuất khẩu sang các nước ASEAN giảm trên 22%, còn với các nước còn lại giảm ít hơn. Kim ngạch xuất khẩu sang châu Âu lại tăng 4%, trong đó, với các nước EU giảm khoảng 14%, nhưng xuất khẩu sang các nước châu Âu khác lại tăng mạnh, nhất là với Thuỵ Sĩ, nhờ tăng xuất khẩu mặt hàng vàng từ những tháng đầu năm. Xuất khẩu sang châu Đại Dương lại giảm mạnh với mức 48% so năm 2008, trong khi đó, xuất khẩu sang châu Mỹ nói chung và Mỹ nói riêng chỉ giảm nhẹ. Xuất khẩu sang châu Phi tăng gần 30% so với năm 2008 chủ yếu nhờ tăng xuất khẩu gạo và hàng tiêu dùng.

Do một số thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ, Nhật bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế do đó bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường truyền thống, chúng ta đã có các hoạt động chuyển hướng mở rộng xuất khẩu sang các thị trường ít chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế Châu Phi và

Trung Đông. Các thị trường này hiện tiếp tục duy trì được nhu cầu nhập khẩu ổn định và không có đột biến trong chính sách thương mại, đòi hỏi về yêu cầu chất lượng sản phẩm không quá khắt khe, không đặt ra nhiều rào cản thương mại, còn nhiều tiềm năng cho hàng hoá của Việt Nam. Chính vì vậy, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, nghiên cứu thị trường nhằm thâm nhập một cách toàn diện hơn vào các thị trường này cũng là định hướng của Việt Nam trong những năm tới.

2. Một số thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam

2.1 Thị trường Trung Quốc

Cải cách, mở cửa và tăng trưởng kinh tế trong một đất nước hơn 1,3 tỷ người đã làm cho thu nhập dân cư tăng nhanh, Trung Quốc được xem là một thị trường khổng lồ có tiềm năng lớn nhất thế giới. Nền kinh tế Trung Quốc trong một vài năm trở lại đây đang trỗi dậy với sức phát triển rất mạnh mẽ.

Nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc là thị trường láng giềng lớn nhất của Việt Nam. Hai nước có chung đường biên giới dài trên 1450 km, phong tục tập quán, nền văn hóa có nhiều nét tương đồng, hệ thống chính trị và mô hình phát triển kinh tế cơ bản giống nhau. Chính vì lẽ đó, Trung Quốc là một thị trường xuất khẩu trọng điểm đầy tiềm năng mà Việt Nam đang hướng tới.

Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong những năm gần đây

Kể từ sau năm 1991, sau khi bình thường hóa quan hệ, thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc đã không ngừng tăng lên, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của mỗi nước. Bên cạnh đó, giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng có nhiều hiệp định thương mại quan trọng, điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hợp tác, buôn bán giữa hai nước phát triển theo cả chiều sâu và chiều rộng. Đặc biệt kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã có những thay đổi đáng kể.

Bảng 11: Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc 2000 – 2009

Đơn vị: Tỷ USD, %



Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Bình

quân

Kim

ngạch

1.417

1.518

1.883

2.899

3.228

3.243

3.646

4.536

4.747


Tốc độ tăng

trưởng

(%)


-


7.12


24.04


53.95


11.35


4.65


12.42


24.41


4.65


17.82

(Nguồn: Tổng hợp từ tổng cục thống kê)

Thị trường Trung Quốc ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với thị trường Việt Nam. Trong những năm vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng với tốc độ rất nhanh. Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO (2001), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng liên tục qua các năm từ 1.417 tỷ USD lên đến 4.747 tỷ USD năm 2009.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2009 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 17.82%/năm. Đây là tốc độ tăng trưởng khá cao. Đặc biệt, năm 2004 là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất, Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu đứng thứ ba của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tăng 53.95%.

Năm 2008, Trung Quốc cũng là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (chỉ đứng sau Mỹ và Nhật Bản) với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 4.536 tỷ USD và chiếm khoảng 7.2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ tăng 4.65%, giảm 19.76% so với năm 2008.

Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và Trung Quốc tương tự nhau nhưng chính điều đó giúp Việt Nam thâm nhập vào thị trường này thuận lợi hơn. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc có thể chia thành 3

nhóm hàng chính gồm nhóm hàng nguyên, nhiên liệu và khoáng sản; nhóm hàng nông sản, thủy sản; nhóm hàng công nghiệp.

Nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất chiếm khoảng 55% trong tổng kim ngạch xuất khẩu (gồm dầu thô, than đá, quặng sắt, cromit, dược liệu, các loại tinh dầu, cao su thiên nhiên) tiếp đến là nông sản và thủy sản (chiếm trung bình khoảng 15%, gồm gạo, nông sản, hoa quả, thủy hải sản tươi sống và đông lạnh…) và cuối cùng là hàng công nghiệp (chiếm khoảng 10%, gồm các sản phẩm dệt may, giày dép, xà phòng…). Nhóm hàng này đang có mức tăng trưởng cao và sẽ là động lực tăng trưởng chính của xuất khẩu Việt Nam trong tương lai.

Bảng12: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc năm 2009

Đơn vị: USD, %


Mặt hàng chủ yếu

Trị giá

Tỷ trọng

Than đá

935.843.407

19

Cao su

856.712.920

17.5

Sắn và các sản phẩm từ sắn

506.104.085

10.3

Dầu thô

462.623.331

9.4

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

287.186.672

5.9

Gỗ và các sản phẩm từ gỗ

197.904.038

4

Hạt điều

177.476.333

3.6

Máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác

133.594.762

2.7

Hàng thủy sản

124.857.336

2.5

Xăng dầu

118.139.059

2.4

Quặng và khoáng sản khác

103.632.823

2.1

Giày dép

98.016.953

2

(Nguồn: Tổng cục hải quan, 2009)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022