Thực Trạng Các Qui Định Pháp Luật Về Chấm Dứt Kinh Doanh Du Lịch

Trên thực tế, có quá nhiều doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cố tình vi phạm luật. Có nhiều đơn vị du lịch chưa có giấy phép kinh doanh lữ hành vẫn tổ chức chương trình cho khách. Chưa kể nhiều doanh nghiệp chưa có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, vẫn quảng cáo và tổ chức phục vụ khách đi du lịch quốc tế... Trong công tác hướng dẫn, đa phần các đơn vị kinh doanh nội địa, đều sử dụng hướng dẫn viên chưa có thẻ (mà chủ yếu là nhân viên của chính công ty mình). Hướng dẫn viên không đeo thẻ khi tác nghiệp, doanh nghiệp lữ hành không thường xuyên có những khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho hướng dẫn viên...

Cơ chế chính sách về phát triển dịch vụ du lịch còn thiếu, chưa đồng bộ chưa có sự gắn kết giữa các ngành, các địa phương. Một số qui đinh đặt ra của ngành du lịch như lĩnh vực lữ hành chưa phù hợp với luật đầu tư và các cam kết quốc tế [13].

Tuy có nhiều chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch nhưng hệ thống các văn bản pháp qui liên quan đến đầu tư vào các khu du lịch vẫn chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Ban hành các văn bản hướng dẫn còn thiếu đồng bộ, thống nhất về đầu tư và kinh doanh, các văn bản liên quan đến pháp luật về quyền sử dụng đất về huy động vốn, pháp luật về lao động, pháp luật về thuế đặc biệt là cách tính thuế và thu thuế. Cụ thể Nghị định 108/NĐ-CP ngày 22/09/2006 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư, song trên thực tế những chính sách ưu đãi chưa đi vào cuộc sống do chưa có văn bản hướng dẫn thi hành [22].

Đến nay ngành du lịch vẫn chưa được vay tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước theo Nghị định 151/NĐ-CP ngày 20/12/2006 (thay thế Nghị định 106/NĐ-CP ngày 01/04/2006. Việc thực hiện cơ chế đấu thầu chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quyết định 22/2003/QĐ-BTC ngày 18/02/2003 để tạo nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch vẫn chưa được triển khai mạnh tại các địa phương do vướng Luật Đất đai năm 2005 và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Đối với tiền thuê sử dụng đất ở các khu du lịch vẫn

tính cả khu vực cây xanh, cảnh quan. Trong khi đối với các khu du lịch lớn, đặc biệt là khu du lịch sinh thái thì diện tích cây xanh, cảnh quan, mặt nước chiếm từ 70-90 % diện tích cả khu du lịch. Việc áp giá điện, nước đối với các khu du lịch vẫn cao hơn các ngành sản xuất khác dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp và hạn chế thu hút các nhà đầu tư vào các khu du lịch lớn. Đối với các dự án mà việc bồi thường và giải phóng mặt bằng thuộc trách nhiệm của các nhà đầu tư thì việc giá đất theo qui định khá chênh lệch so với giá thị trường và sự phối hợp của các cấp chính quyền địa phương chưa chặt chẽ dẫn đến khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng [12].

Điều 59 của Luật Du lịch cũng quy định: phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch có "biển hiệu riêng" được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón trả khách du lịch tại điểm du lịch, cơ sở lưu trú... Mẫu biển hiệu do Bộ Giao thông vận tải thống nhất ban hành sau khi thỏa thuận với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương. Ngày 26-3-2007, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành quy định vận tải khách bằng ô-tô theo tuyến cố định, hợp đồng và vận tải khách du lịch bằng ô-tô, quy trình cấp, v.v...

Mặc dù vậy, cho đến nay, việc cấp biển hiệu vẫn chưa thể thực hiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Bộ Giao thông Vận tải chưa ban hành được tiêu chuẩn công nhận: thế nào là xe du lịch, cơ quan quản lý du lịch nào có thẩm quyền xác nhận xe đạt tiêu chuẩn vận chuyển khách du lịch để doanh nghiệp có thể hoàn chỉnh hồ sơ xin cấp phù hiệu, biển hiệu.

Về đầu tư trong lĩnh vực vận chuyển khách du lịch, hiện nay thuế nhập khẩu các phương tiện vận chuyển khách du lịch quá cao, các doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch trong nước phải nhập khẩu xe đã qua sử dụng, nên chất lượng dịch vụ không đảm bảo.

Trong hệ thống các văn bản pháp luật, có văn bản tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch vào Việt Nam (Pháp lệnh Xuất nhập cảnh), nhưng cũng có văn bản chưa điều chỉnh được hết đặc điểm phương tiện vận chuyển lưu thông khách du lịch bằng đường bộ trong khu vực ASEAN nên các doanh

nghiệp du lịch gặp nhiều khó khăn khi khách du lịch muốn sử dụng phương tiện giao thông của họ tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Tính đến nay, Chính phủ mới ban hành được Nghị định 92/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật (ban hành ngày 1-6-2007) và Nghị định 149/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch (ban hành ngày 9-10-2007). Nhưng nhiều quy định trong Nghị định 92/2007/NĐ-CP không thể phát huy hiệu lực, do chưa có thông tư hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

* Tăng cường công tác "hậu kiểm" sau đăng ký kinh doanh

Quy chế pháp lý của thương nhân trong kinh doanh du lịch tại Việt Nam - 12

- Công tác quản lý nhà nước đối với thương nhân sau khi đăng ký kinh doanh còn bị buông lỏng. Do đó, tình trạng chốn thuế, kinh doanh trái phép, kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký xảy ra khá phổ biến, việc tăng cường công tác "hậu kiểm" là một yêu cầu cấp thiết.

- Theo Luật Doanh nghiệp qui định các doanh nghiệp có nghĩa vụ" kê khai và định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh, khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo là không chính xác, không đầy đủ hoặc giả mạo thì phải kịp thời hiệu đính lại các thông tin đó với cơ quan đăng ký kinh doanh". Nhưng những qui định như vậy là chưa đầy đủ và chưa có tính cưỡng chế.


2.4. THỰC TRẠNG CÁC QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẤM DỨT KINH DOANH DU LỊCH

Chấm dứt hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp tuân thủ các quy định chung được qui định trong Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Phá sản, Luật Thương mại hay Bộ luật Dân sự. Trong đó chủ yếu chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2005.

Nhìn chung các quy định về chấm dứt kinh doanh du lịch đã được quy định một cách cụ thể: Như giải thể, phá sản, hết thời hạn hoạt động... Nhưng có thể nói giải thể là hình thức được các doanh nghiệp lựa chọn khi kết thúc

kinh doanh. Đây cũng xuất phát từ thực tiễn các quy định của pháp luật mà đặc biệt là sự kém hiệu quả trong việc thực thi luật phá sản. Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại hoạt động của doanh nghiệp. Về nguyên tắc các thành viên tự góp vốn để thành lập doanh nghiệp thì họ cũng có quyền quyết định giải thể doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp không chỉ liên quan đến bản thân doanh nghiệp mà còn tác động, liên quan đến các tổ chức khác. Do đó, sự chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của các thành viên cũng như của các chủ nợ của doanh nghiệp. Để đảm bảo quyền lợi của những đối tượng trên, pháp luật đó qui đinh cụ thể về điều kiện, thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Theo thống kê của Vụ Lữ hành Tổng cục Du lịch từ năm 2003 đến năm 2009 có 86 doanh nghiệp rút giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Trong đó có hai doanh nghiệp vi phạm các qui định của pháp luật về điều kiện kinh doanh; hai doanh nghiệp rút giấy phép kinh doanh do thay đổi tổ chức, cơ cấu; còn lại các doanh nghiệp rút giấy đăng ký kinh doanh do kinh doanh không hiệu quả.

* Đối với các doanh nghiệp nước ngoài

Việc chấm dứt kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam chấm dứt hoạt động thì có nhiều nguyên nhân khác nhau: Theo đề nghị của doanh nghiệp nước ngoài; doanh nghiệp du lịch nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của nước nơi doanh nghiệp thành lập hoặc đăng ký kinh doanh; Hết thời hạn hoạt động theo giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện mà không đề nghị gia hạn; bị thu hồi giấy phép thành lập do chi nhánh, văn phòng không chính thức đi vào hoạt động trong thời gian 6 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép. Ngừng hoạt động 6 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan cấp giấy phép thành lập

Đối với các doanh nghiệp, văn phòng đại diện việc tuân thủ các quy định về chấm dứt kinh doanh được doanh nghiệp tuân thủ nghiêm túc, đồng thời các cơ quan quản lí nhà nước cũng tạo điệu kiện để việc chấm dứt kinh doanh đúng quy định của pháp luật.

2.5. NGUYÊN NHÂN NHỮNG KHIẾM KHUYẾT CỦA QUI CHẾ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI THƯƠNG NHÂN TRONG KINH DOANH DU LỊCH TẠI VIỆT NAM

Hội nhập với tốc độ phát triển của ngành du lịch ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Du lịch Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Các hình thức kinh doanh du lịch ngày càng đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh du lịch cũng không thể tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do chưa có môi trường pháp lý bình đẳng cho các doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động kinh doanh du lịch.

Qui chế pháp lý đối với thương nhân trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam mang tính chỉ đạo chiến lược hơn là mạng tính pháp qui. Trong xu thế hội nhập cần có hệ thống pháp luật thông thoáng, phù hợp với tình hình mới. Luật Du lịch ban hành trước khi ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên chắc chắn phải bổ sung cho phù hợp.

Luật ban hành còn chung chung chưa được cụ thể vì vậy cần chi tiết hơn như các văn bản dưới luật, nghị định, thông tư để hướng dẫn cụ thể giúp việc áp dụng được dễ dàng. Muốn tìm hiểu luật phải có ít nhất ba loại văn bản như: luật, nghị định, thông tư hướng dẫn. Vì vậy việc tìm hiểu luật, thực hiện, áp dụng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay cơ chế, chính sách đầu tư vào khu du lịch liên quan đến nhiều nội dung và nằm trong hệ thống văn bản pháp qui hiện hành như luật đầu tư, Luật Du lịch, luật đất đai… và các văn bản dưới luật như các nghị định, các quyết định, các loại pháp luật thuế liên quan đến khu du lịch, chưa có và cơ chế ưu đãi đặc thù cho từng địa phương cụ thể nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

Chưa có quy định xác định khu du lịch, điều kiện về diện tích, về tài nguyên, về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và lượng khách, xác định các chủ thể quản lý và nội dung quản lý đối với khu du lịch, tuyến, điểm du lịch để tạo điều kiện cho công tác quản lý khu du lịch, điểm du lịch đi vào nề nếp và hoạt động có hiệu quả góp phần khắc phục tình trạng lộn xộn trong

hoạt động kinh doanh dịch vụ, hàng hoá không đảm bảo trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại một số khu, tuyến, điểm du lịch.

Những vướng mắc về cơ chế chính sách trong thu hút đầu tư các khu du lịch là một trong những nguyên nhân khiến du lịch Việt Nam chưa có những khu du lịch cao cấp, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Để góp phần cải thiện môi trường đầu tư trong lĩnh vực du lịch.

Việc triển khai Luật Du lịch đến các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh, nhiều địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Qui mô các doanh nghiệp nhỏ, ở vùng sâu vùng xa, nên Sở du lịch không đủ kinh phí để triển khai các văn bản hướng dẫn Luật Du lịch đến với từng doanh nghiệp du lịch.

Về thống kê du lịch, việc thống kê về lượng khách và thu nhập xã hội từ du lịch chưa được thống nhất, các sở quản lý nhà nước về du lịch gặp rất nhiều khó khăn trong công tác này. Thông thường các sở căn cứ vào báo cáo số liệu của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú... trên địa bàn tổng hợp lại nên dễ bị chồng chéo, số liệu không chính xác. Việc phối hợp liên ngành với các cơ quan công an, thuế, hải quan... trong thống kê du lịch cũng gặp nhiều khó khăn.

Có nhiều văn bản pháp luật không phát huy đầy đủ hiệu lực của nó không phải do bản thân các qui định đó mà do công tác chỉ đạo triển khai trong việc thực hiện các tiêu chuẩn, qui định đã được ban hành còn chưa đồng đều, chặt chẽ chưa cụ thể mà mới hướng dẫn một cách cơ bản như: kinh doanh lưu trú cần cụ thể về tính ràng buộc phân hạng và kiểm soát hạng sao, tiêu chuẩn xếp hạng theo thực tế và duy trì hạng sao đó công tác phối hợp giữa những cơ quan, tổ chức ở cấp trung ương và địa phương chưa tốt hoặc hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa có hiệu quả. Việc ban hành một số hướng dẫn thi hành luật còn chậm. Đây là nguyên nhân chủ quan làm giảm hiệu lực khiến cho một số qui định khó thực hiện được trên thực tế.

Về đào tạo và cấp thẻ hướng dẫn viên gặp nhiều vướng mắc khi Nghị định 92/2007 thay thế Nghị định 27/2001 - có hiệu lực từ tháng 7/2007. Theo

Nghị định 27/2001, căn cứ chương trình khung do Tổng cục Du lịch và hai Bộ Văn hóa - Thông tin, Giáo dục - Đào tạo ban hành, các cơ sở đào tạo xây dựng đề cương riêng để mở lớp cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn - điều kiện quan trọng hàng đầu để được cấp thẻ hướng dẫn viên. Song, theo khoản 4, Điều 33 Nghị định 92/2007/NĐ-CP, Bộ Văn hóa, Thể thao - Du lịch có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, công bố điều kiện, nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch để thực hiện thống nhất trong cả nước. Do đó, mặc nhiên loại chứng chỉ trên không còn giá trị pháp lý để xem xét cấp thẻ hướng dẫn viên. Hơn nữa, mẫu thẻ hướng dẫn viên chính thức có giá trị không xác định thời hạn, song Luật Du lịch quy định chỉ có giá trị trong 3 năm. Do vậy, nhiều Sở quản lý du lịch vẫn cấp thẻ hướng dẫn viên theo "lệ" cũ, nhưng có Sở - như Sở Du lịch Hà Nội - ngừng cấp từ tháng 7.2007. Nhưng ngày 10/9, Tổng cục Du lịch mới hướng dẫn các sở: tiếp tục cấp thẻ hướng dẫn viên cho những người đáp ứng đầy đủ điều kiện tại Điều 33 Nghị định 92/2007, nhưng vẫn chấp nhận loại chứng chỉ được đào tạo theo đề cương cũ và sử dụng mẫu thẻ không xác định thời hạn theo Nghị định 27/2001. Hiện nay Bộ Văn hóa, Thể thao - Du lịch chưa có quy định mới về những thẻ hướng dẫn viên không xác định thời hạn đã cấp trước đây [28].

Bên cạnh đó, những quy định mang yếu tố ràng buộc tích cực trong quản lý hoạt động du lịch cũng chưa phát huy được hiệu lực cũng bởi sự chậm trễ trong xây dựng các văn bản, quy định hướng dẫn thực hiện. So với Pháp lệnh Du lịch, Luật Du lịch có nhiều tiến bộ vượt trội, đơn cử như hướng dẫn viên cho khách nội địa cũng phải có thẻ hành nghề, nhằm nâng cao chất lượng, chuẩn hóa và quản lý đội ngũ lao động ngày càng quan trọng này. Mẫu thẻ và các điều kiện để được cấp thẻ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định, nhưng đến nay cũng chưa có, khiến chất lượng hướng dẫn viên nội địa vẫn bị buông lỏng như trước khi có Luật Du lịch. Trong khi đó, khoản 4, điều 10 Nghị định 149/2007 (có hiệu lực từ tháng 11-2007) lại cho phép phạt tiền từ 2 đến 3 triệu đồng đối với người hướng dẫn khách du lịch mà không có thẻ hướng dẫn viên du lịch.

Ngành du lịch đang đối mặt với một thực trạng hết sức nan giải là tình trạng thiếu hướng dẫn viên.

Như trước đây, các doanh nghiệp hoạt động du lịch có thể "tận dụng" nguồn nhân lực khác nhau để làm hướng dẫn viên thì đến nay, hoạt động này đang vấp phải rào cản lớn là những quy định pháp luật. Luật Du lịch quy định: Chỉ được sử dụng hướng dẫn viên người Việt Nam, có thể để hướng dẫn khách du lịch nước ngoài. Theo qui định này thì các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn; khi mà ngành du lịch không đủ năng lực đào tạo; không đáp ứng được nhu cầu hướng dẫn viên cho các doanh nghiệp.

Đây đúng là một mâu thuẫn rất gay gắt giữa phát triển du lịch và quy định hành chính. Hiện Việt Nam chỉ có khoảng 5.750 hướng dẫn viên. Đây là con số quá ít để đáp ứng cho các doanh nghiệp. Nhưng bất cập hơn thế khi thị trường khách Nhật Bản hiện đứng thứ ba với hơn 5 vạn lượt/năm; thế nhưng số hướng dẫn viên biết tiếng Nhật chỉ chiếm 8%. Do không đáp ứng được nhu cầu hướng dẫn viên, các doanh nghiệp buộc phải thuê hướng dẫn viên nước ngoài hoạt động chui.

Theo thống kê của thanh tra Tổng cục Du lịch: trong 1 tháng kiểm tra tại Hà Nội, thanh tra phát hiện tới 40 trường hợp vi phạm, trục xuất gần 20 hướng dẫn viên chui. Đây là vấn đề Tổng cục Du lịch không giải quyết nổi. Còn các doanh nghiệp thì cho biết: Để kinh doanh, doanh nghiệp buộc phải vi phạm vì nếu không sẽ không thể hoạt động.

Về nhân lực, hiện toàn Việt Nam có 10 trường đào tạo nhân lực cho lĩnh vực du lịch, con số này quá ít chưa đáp ứng được nhu cầu cấp bách để phát triển du lịch như hiện nay.

Đặc biệt, trong khi xu hướng phát triển du lịch là miễn thị thực, bảo vệ môi trường... thì Việt Nam vẫn duy trì cơ chế thị thực với rất nhiều thị trường du lịch. Tổng cục Du lịch đã nhiều lần đề nghị dỡ bỏ rào cản này, song đến nay vẫn chưa thực hiện. Đây cũng là lý do khiến khách du lịch ngại đến, ngại quay lại Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2022