với vai trò là cơ quản quản lý vĩ mô của ngành ngân hàng, NHNN cần ban hành quy định giới hạn chỉ số này nhằm giám sát thanh khoản tại NHTM Việt Nam.
- NHNN cần sớm triển khai sửa đổi quy định về tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày theo hướng quy định rõ lộ trình nâng dần tỷ lệ này lên để có thể rút ngắn khoảng cách giữa quy định của Việt Nam và quy định của Basel, đặc biệt là Basel 3.
- NHNN cần xem xét lại sự cần thiết của quy định giới hạn đầu tư trái phiếu Chính phủ của NHTM và sự phù hợp của giới hạn này với Basel 2 và 3. Bởi vì, quy định của NHNN về tỷ lệ tối đa đầu tư trái phiếu Chính phủ của NHTM có ý nghĩa trong việc: Khuyến khích các NHTM đẩy mạnh cho vay nền kinh tế hơn là tập trung mua trái phiếu Chính phủ; Giúp NHTM quản lý tốt hơn các vấn đề RRTK liên quan đến kỳ hạn, do trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn dài. Tuy nhiên, trên thực tế, trái phiếu Chính phủ là một kênh đầu tư sinh lời và là kênh dự trữ thanh khoản hiệu quả đang được các NHTM chú trọng khai thác. Như vậy, theo NCS, NHNN nên xem xét lại quy định này có can thiệp quá sâu vào tính thương mại của NHTM hay không? và nên điều chỉnh như thế nào để phù hợp với thông lệ quốc tế?
3.4.2.3. Nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát các ngân hàng thương mại
Khi nền kinh tế thị trường phát triển, các NHTM ngày càng chạy theo mục đích lợi nhuận nhiều hơn mục đích bảo đảm an toàn thanh khoản. Điều này khiến họ luôn phải đối mặt với rủi ro, thậm chí là phá sản, từ đó gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. Vì vậy, với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng; NHNN cần nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát các NHTM nhằm nâng chất bảo đảm an toàn cho hệ thống.
Giai đoạn 2013 - 2018, hoạt động thanh tra, giám sát các NHTM đã được NHNN đổi mới, tăng cường: (i) các văn bản điều chỉnh hoạt động này được cập nhât, thay đổi, bổ sung; (ii) triển khai các công cụ, phương pháp thanh tra, giám sát gắn với ứng dụng công nghệ thông tin như mô hình dự báo tài chính (FPM), stress testing, đo lường - đánh giá hiệu quả hoạt động (DEA); (iii) nội dung thanh tra giám sát mở rộng bao gồm việc giám sát tuân thủ pháp luật, chấp hành các tỷ lệ, giới hạn an toàn hoạt động và đánh giá, cảnh báo rủi ro trong hoạt động của TCTD. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn một số hạn chế như đã nêu ở chương 2. Do đó,
NHNN cần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát các NHTM.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về hoạt động thanh tra, giám sát các NHTM phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Việt Nam và các thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
- Nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ thanh tra ngân hàng.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động thanh tra, giám sát nhằm tăng khả năng phát hiện tức thì những dịch chuyển tài sản đáng ngờ từ ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn Thiện Hệ Thống Công Cụ Hạn Mức Thanh Khoản
- Nâng Cao Hiệu Quả Giám Sát Và Báo Cáo Thanh Khoản
- Kiến Nghị Đối Với Chính Phủ, Các Bộ, Ngành Liên Quan
- Ông/bà Đang Làm Việc Tại Chi Nhánh/ Phòng Giao Dịch ?
- Quản trị thanh khoản tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - 24
- Quản trị thanh khoản tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - 25
Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.
- Xây dựng hệ thống “Cảnh báo sớm khủng hoảng”, đưa ra cảnh bảo về rủi ro đối với các ngân hàng.
- Triển khai thường xuyên việc đánh giá khả năng chịu đựng của hệ thống ngân hàng với các tình huống giả định đầy đủ ở nhiều mức độ khác nhau. Các quy định và tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của NHTM cần được xác định dựa trên kết quả của hoạt động này thay vì chỉ dựa trên các dự báo định tính.
- Xây dựng hệ thống thông tin toàn diện nhằm cung cấp tất cả các thông tin cụ thể về các ngân hàng trong hệ thống, từ các thông tin tổng hợp như bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính … đến những thông tin về khách hàng đã phản hồi bằng các biện pháp:
+ Xây dựng hệ thống “Giám sát an toàn vĩ mô”.
+ Tăng cường phối hợp hoạt động và chia sẻ thông tin với các cơ quan giám sát chuyên ngành khác như Trung tâm thông tin tín dụng, Bảo hiểm tiền gửi, Ủy ban chứng khoán... Các đơn vị này sẽ giúp NHNN giám sát hoạt động kinh doanh của NHTM và đưa ra những cảnh báo sớm một cách đúng đắn và kịp thời.
- Tăng cường đánh giá năng lực các NHTM, từ đó phát hiện và có những biện pháp xử lý, chấn chỉnh hữu hiệu với một số ngân hàng có nguy cơ mất khả năng chi trả.
3.4.2.4. Tăng cường giám sát và xử lý vi phạm về tuân thủ chế độ thông tin báo cáo của ngân hàng thương mại
Kết quả khảo sát kinh nghiệm QTTK tại một số NHTM ở chương 1 cho thấy: Việc các NHTM thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thông tin minh bạch không
những giúp họ tránh bị rơi vào những tin đồn thất thiệt, ảnh hưởng đến uy tín và gây nên sự hoang mang dẫn đến hành động rút tiền ồ ạt của người gửi, mà còn giúp NHNN nắm bắt được chính xác tình trạng kinh doanh của các ngân hàng để có các quyết định quản lý phù hợp đảm bảo sự an toàn và phát triển hệ thống. Vì vậy, NHNN yêu cầu các ngân hàng phải thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo, thường xuyên và định kỳ công bố về cơ cấu vốn, chỉ tiêu an toàn thanh khoản theo quy định, các chỉ tiêu này phải được tính toán trên cơ sở các số liệu phản ánh trung thực tình hình hoạt động của ngân hàng. Thực tế,việc thực hiện điều này ở các NHTM Việt Nam còn hạn chế. Để cải thiện tình hình đó, NHNN cần:
- Hoàn thiện hệ thống luật pháp về minh bạch thông tin trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đồng bộ, chặt chẽ, có quy định rõ trách nhiệm đối với người lãnh đạo cao nhất của NHTM.
- Có cơ chế khen thưởng, đãi ngộ hoặc xử phạt phù hợp, tạo động lực tối đa cho các NHTM cam kết thực hiện minh bạch thông tin.
3.4.2.5. Thận trọng trong việc xử lý khủng hoảng truyền thông
Trường hợp ACB năm 2003 xảy ra sự cố về khủng hoảng thanh khoản, nguyên nhân không bắt nguồn từ hiệu quả hoạt động kinh doanh mà là từ vấn đề truyền thông. Điều này cho thấy vấn đề về xử lý khủng hoảng truyền thông là rất quan trọng với QTTK của NHTM và để thực hiện được thì NHTM luôn cần các biện pháp hỗ trợ hiệu quả từ NHNN. Bao gồm: Thông báo về tình hình của NHTM một cách thận trọng, nhằm ngăn chặn làn sóng sợ hãi của công chúng; Luôn sẵn sàng hỗ trợ và kêu gọi các TCTD khác cùng hỗ trợ cho ngân hàng nếu thiếu thanh khoản; yêu cầu các NHTM có sự chuẩn bị trước và lên kế hoạch đối phó kỹ lưỡng trong trường hợp bất khả kháng phải công bố về các thông tin tiêu cực liên quan đến NHTM.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng QTTK tại Agribank giai đoạn 2013 - 2018 ở chương 2, những nhận định về cơ hội và thách thức đối với QTTK tại Agribank trong thời gian tới và định hướng QTTK tại Agribank đến năm 2025, NCS đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị hoàn thiện QTTK tại Agribank đến năm 2025. Các vấn đề cơ bản được nghiên cứu ở chương 3 là:
Thứ nhất, định hướng QTTK của Agribank giai đoạn 2019 - 2025 trên cơ sở định hướng hoạt động kinh doanh của Agribank và định hướng phát triển NHTM Việt Nam đến năm 2025.
Thứ hai, phân tích những cơ hội và những thách thức đối với QTTK của Agribank trong điều kiện hội nhập và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp QTTK tại Agribank đến năm 2025. Các giải pháp chủ yếu tập trung vào các vấn đề: Tái cơ cấu tổ chức bộ máy QTTK; tổ chức thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung; sắp xếp và kiện toàn nhân sự; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ QTTK; hoàn thiện các phương pháp và công cụ QTTK; nâng cao hiệu quả kiểm soát và giám sát thanh khoản; nâng cao uy tín và vị thế của Agribank.
Thứ tư, để tạo điều kiện cho QTTK tại Agribank, NCS đã đề xuất với Chính Phủ, bộ ban ngành và NHNN một số kiến nghị, tập trung các vấn đề: Hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến QTTK ngân hàng; phát triển thị trường tài chính và thị trường mua bán nợ; điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả; nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát NHTM; đầy nhanh quá trình cổ phần hóa Agribank.
KẾT LUẬN
Luận án với đối tượng nghiên cứu là QTTK của NHTM, nên tập trung làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến QTTK của NHTM. Về lý luận, luận án trình bày hệ thống cơ sở lý luận về QTTK của NHTM, nghiên cứu kinh nghiệm xử lý các tình huống trong QTTK của một số NHTM nhằm rút ra các bài học QTTK cho Agribank. Về thực tiễn, luận án phân tích thực trạng thanh khoản của Agribank giai đoạn 2013 - 2018; phân tích và đánh giá đúng thực trạng QTTK tại Agribank giai đoạn 2013 – 2018 làm cơ sở đề ra các giải pháp hoàn thiện QTTK tại Agribank đến năm 2025.
Bên cạnh những kết quả đạt được, luận án còn một số khía cạnh chưa thực hiện được như sau: (i) Luận án chưa nghiên cứu mở rộng nhiều NHTM Việt Nam cũng như trong khu vực và trên thế giới; (ii) Luận sử dụng nguồn dữ liệu từ các báo cáo thường niên và báo cáo tài chính đã kiểm toán của từng NHTM và qua điều tra khảo sát bằng bảng hỏi mà không sử dụng mô hình định lượng.
NCS mong muốn những vấn đề đã được đề cập trong luận án sẽ góp phần nhỏ cho các nhà quản trị ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng trong việc nghiên cứu, triển khai QTTK tại NHTM trong thời gian tới. Đồng thời, những khía cạnh chưa thực hiện được của luận án có thể được các nghiên cứu tiếp theo thực hiện. NCS rất mong nhận được nhiều ý kiến nhận xét, đóng góp của các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo và Hội đồng khoa học để tiếp tục hoàn thiện nghiên cứu của mình.
Trân trọng cám ơn!
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Hoàng Thị Thanh Huyền, Bài báo “Quản trị rủi ro thanh khoản tại một số ngân hàng trên thế giới và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí tài chính, Kỳ 1, tháng 04/2019 (702).
2. Hoàng Thị Thanh Huyền, Bài báo “Khả năng thanh khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và dự báo, số 11, tháng 04/2019.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Việt
1. Agribank (2013 - 2018), Báo cáo tài chính.
2. Agribank (2013 - 2018), Báo cáo thường niên.
3. Agribank (2012), Quyết định số 856/ QĐ- HĐTV- UBQLRR về quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban quản lý rủi ro.
4. Agribank (2015), Quyết định số 510/ QĐ- HĐTV về quản lý thanh khoản của Agribank.
5. Agribank (2016), Quyết định số 558/ QĐ- HĐTV-TCTL, Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống Agribank.
6. Agribank (2016), Quyết định số 1891/ QĐ-HĐTV-KHNV về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 510 của HĐTV về quản lý thanh khoản.
7. Agribank (2017), Quyết định số 819/ QĐ-HĐTV-TCTL về quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Kế hoạch - Nguồn vốn.
8. Agribank (2017), Quyết định số 823/ QĐ- HĐTV-TCTL về quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kiểm tra - kiểm soát nội bộ.
9. Agribank (2017), Quyết định số 810/ QĐ-HĐTV-TCTL về quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm vốn.
10. Agribank (2019), Quyết định số 175/ QĐ-NHNo-TCTL về quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng rủi ro.
11. BIDV (2013 - 2018), Báo cáo tài chính
12. BIDV (2013 - 2018), Báo cáo thường niên
13. Đàng Quang Vắng (2018), Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
14. Frederic S.Míhkin (1995), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
15. Nguyễn Bảo Huyền (2016), Rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà Nội.
16. Nguyễn Đức Trung (2012), Đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt nam trên cơ sở áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà Nội.
17. Nguyễn Hải Long (2017), Quản trị rủi ro thanh khoản tại Agribank, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà Nội.
18. Nguyễn Thanh Phương (2012), Phát triển bền vững Agribank, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Thu Cúc (2014), Quản lý nợ xấu tại Agribank, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội.
20. Nguyễn Trọng Tài (2012), Khủng hoảng và quản lý rủi ro thanh khoản ở ngân hàng thương mại, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 406, tháng 3/2012.
21. NHNN (2009), Thông tư 15/2009/TT - NHNN quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn đối với TCTD.
22. NHNN (2010), Thông tư 13/2010/TT - NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn của TCTD.
23. NHNN (2010), Thông tư 19/2010/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN.
24. NHNN (2014), Thông tư 36/2014/TT - NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh NHNNg.
25. NHNN (2016), Thông tư 06/2016/TT - NHNN về việc sử đổi bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN.
26. NHNN (2016), Thông tư 41/2016/TT - NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh NHNNg.
27. NHNN (2018), Thông tư 13/ 2018/TT - NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh NHNNg.
28. Peter S.Rose (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính.