DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GIẢI NGHĨA | |
ACB | Asia Commercial Joint Stock Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu |
ALCO | The Asset/ Liability Committee of the Board Ủy ban quản lý tài sản nợ - tài sản có |
Agribank | Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam |
ALM | Asset and liability management Quản trị tài sản nợ - tài sản có |
BĐH | Ban điều hành |
BIDV | Bank for Investment and Development of Vietnam Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam |
CAR | The Capital Adequacy Ratio Hệ số an toàn vốn |
FTP | Funds Transfer Pricing Định giá điều chuyển vốn nội bộ |
GTCG | Giấy tờ có giá |
HĐTV | Hội đồng thành viên |
HĐQT | Hội đồng quản trị |
IPCAS | The Modernization of Interbank payment and Customer Accounting System Dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng |
KT – KSNB | Kiểm tra – Kiểm soát nội bộ |
KtoNB | Kiểm toán nội bộ |
LCR | Liquidity Coverage Ratio Tỷ lệ bảo đảm thanh khoản |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản trị thanh khoản tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - 1
- ?khoảng Trống” Trong Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Luận Án
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Thanh Khoản Của Ngân Hàng Thương Mại.
- Trạng Thái Thanh Khoản Ròng Của Ngân Hàng Thương Mại
Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.
Loan to Deposit Ratio Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi | |
MIS | Management Information System Hệ thống thông tin quản lý |
NCS | Nghiên cứu sinh |
NHTM | Ngân hàng thương mại |
NHTW | Ngân hàng trung ương |
NHNN | Ngân hàng Nhà nước |
NHNNg | Ngân hàng nước ngoài |
NHTMCP | Ngân hàng thương mại cổ phần |
NHTMNN | Ngân hàng thương mại Nhà nước |
NLP | Net liquidity position Trạng thái thanh khoản ròng |
NSFR | Net stable funding ratio Tỷ lệ tài trợ ổn định ròng |
OMO | Open market operations Nghiệp vụ thị trường mở |
QTTK | Quản trị thanh khoản |
QLRR | Quản lý rủi ro |
Repo | Repurchase Agreement Thỏa thuận mua lại |
ROA | Return on Assets Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản |
ROE | Return on Equity Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu |
RRLS | Rủi ro lãi suất |
RRTD | Rủi ro tín dụng |
RRTK | Rủi ro thanh khoản |
TCTD | Tổ chức tín dụng |
Trách nhiệm hữu hạn | |
TTTK | Trạng thái thanh khoản |
TSN - TSC | Tài sản nợ - Tài sản có |
UBQLRR | Ủy ban quản lý rủi ro |
USD | Đô la Mỹ |
VAMC | Vietnam asset management company Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam |
VCB | Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam |
Vietinbank | Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam |
VND | Việt Nam đồng |
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1. Quy trình hoạt động của cơ chế quản lý vốn phân tán của NHTM 31
Sơ đồ 1.2. Quy trình hoạt động của cơ chế quản lý vốn tập trung 33
của NHTM 33
Sơ đồ 1.3. Mô hình quản trị thanh khoản hiện đại của NHTM 35
Sơ đồ 2.1. Bộ máy cơ cấu tổ chức của Agribank 68
Sơ đồ 2.2. Cơ chế điều hòa thanh khoản theo cơ chế phân tán của Agribank 91
Sơ đồ 2.3. Cơ cấu tổ chức QTTK tại Trụ sở chính của Agribank 92
Sơ đồ 3.1. Đề xuất mô hình tổ chức bộ máy QTTK tại Agribank 124
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1. Quy mô vốn huy động của Agribank giai đoạn 2013 –
2018 ..........................................................................................................71
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu vốn huy động thị trường 1 theo nhóm khách hàng
của Agribank giai đoạn 2013 - 2018 72
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu vốn huy động thị trường 1 theo kỳ hạn của Agribank giai đoạn 2013 - 2018 73
Biểu đồ 2.4. Quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản của Agribank giai đoạn
2013 - 2018...............................................................................................74
Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ nợ xấu của Agribank và một số NHTM khác giai
đoạn 2013 - 2018 75
Biểu đồ 2.6. Hệ số ROE của Agribank và một số NHTM khác giai đoạn
2013 - 2018...............................................................................................76
Biều đồ 2.7. Hệ số ROA của Agribank và một số NHTM khác giai đoạn
2013 - 2018...............................................................................................77
Biểu đồ 2.8. Chỉ số trạng thái tiền mặt của một số NHTM giai đoạn
2013 - 2018...............................................................................................78
Biểu đồ 2.9. Chỉ số đầu tư chứng khoán của một số NHTM giai đoạn
2013 - 2018...............................................................................................80
Biểu đồ 2.10. Chỉ số chứng khoán thanh khoản của một số NHTM giai
đoạn 2013 - 2018 81
Biểu đồ 2.11. Tình hình vay nợ trên thị trường tiền tệ của Agribank giai
đoạn 2013 - 2018 105
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mức độ nghiêm trọng của các chỉ số cảnh bảo sớm 38
Bảng 1.2. Trạng thái thanh khoản ròng của NHTM 45
Bảng 1.3. Trạng thái thanh khoản ròng trong một ngày cho các kịch bản
kinh tế khác nhau 46
Bảng 2.1. Một số chỉ số phản ánh quy mô hoạt động của Agribank giai
đoạn 2013 - 2018 70
Bảng 2.2. Quy mô và cơ cấu vốn huy động thị trường 1 của Agribank giai
đoạn 2013 - 2018 72
Bảng 2.3. Tỷ lệ an toàn vốn của Agribank và một số NHTM khác giai đoạn
2013 - 2018 ....................................................................................................... 74
Bảng 2.4. Tỷ lệ khả năng chi trả của một số NHTM giai đoạn 2013 - 2018 80
Bảng 2.5. Chỉ số năng lực cho vay của một số NHTM giai đoạn 2013 - 2018 82
Bảng 2.6. Tỷ lệ LDR của một số NHTM giai đoạn 2013 - 2018 83
Bảng 2.7. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của một số NHTM giai
đoạn 2013 - 2018 84
Bảng2.8. Một số chỉ tiêu phản ánh mục tiêu chiến lược QTTK và khẩu vị
RRTK của Agribank giai đoạn 2013 - 2018 87
Bảng 2.9. Các giới hạn thanh khoản của Agribank giai đoạn 2013 - 2018 101
Bảng 2.10. Tình hình dự trữ sơ cấp, thứ cấp của Agribank giai đoạn 2013 - 2018 102
Bảng 2.11. Tình hình đầu tư và phát hành chứng khoán của Agribank giai
đoạn 2013 - 2018 103
Bảng 2.12. Tình hình sử dụng các công cụ phái sinh của Agribank giai đoạn
2013 - 2018 ..................................................................................................... 104
Bảng 2.13. Tình hình vay nợ trên thị trường tiền tệ của Agribank giai đoạn
2013 - 2018 ..................................................................................................... 104
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
NHTM là doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, nguồn vốn chủ yếu là huy động từ các tổ chức kinh tế và cá nhân với độ biến động cao do phụ thuộc vào nhu cầu rút tiền của người gửi. Trong khi đó tài sản có lớn nhất của NHTM là cho vay và đầu tư - những tài sản cón tính lỏng thấp, chỉ thu hồi được khi đến hạn. Chính vì vậy, thanh khoản luôn là vấn đề sống còn trong hoạt động kinh doanh của mỗi NHTM.
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng dựa trên chữ tín và có tính hệ thống. Thực tế từ các cuộc khủng hoảng ngân hàng trên thế giới như: khủng hoảng ngân hàng Argentina năm 2001, khủng hoảng ngân hàng Nga năm 2004, khủng hoảng ngân hàng Mỹ năm 2008 đã cho thấy sự sụp đổ ngân hàng có nguồn gốc sâu xa từ việc rút tiền ồ ạt của khách hàng khi ngân hàng giảm/ mất uy tín. Khi một ngân hàng đổ vỡ thì có thể trở thành hiệu ứng lây lan, đe dọa đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng và gây hậu quả nặng nề đối với quốc gia. Do đó, QTTK luôn là vấn đề trọng tâm trong quản trị hoạt động kinh doanh của NHTM.
Tại Việt Nam, từ sau cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ năm 2008, NHNN càng chú trọng đến vấn đề thanh khoản và QTTK của các NHTM. NHNN đã ban hành nhiều văn bản pháp lý về bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng với các quy định này ngày càng tiến bộ, tiếp cận hơn với thông lệ quốc tế. Về phía các NHTM, nguồn vốn huy động từ tiền gửi luôn chiếm tỷ trọng chi phối so với phát hành giấy tờ có giá và đều cho phép khách hàng có thể rút trước hạn. Tuy nhiên, các NHTM vẫn gặp khó khăn trong huy động vốn do NHNN thực hiện chính sách tiền tệ kiềm chế lạm phát, trong khi sức ép cho vay trung và dài hạn là rất lớn. Bên cạnh đó, xu thế hội nhập và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm cho môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng gia tăng. Đứng trước những vấn đề đó, các nhà quản trị ngân hàng đã nhận thức được tầm quan trọng của QTTK và QTTK tại các NHTM Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây.
Agribank là một trong bốn NHTM lớn nhất Việt Nam và là ngân hàng chủ yếu phục vụ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn - lĩnh vực kinh tế chủ chốt của Việt Nam, hoạt động kinh doanh của Agribank có tác động lớn đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, giai đoạn 2013 - 2018, hoạt động kinh doanh của Agribank bộc lộ nhiều yếu kém như: nợ xấu còn cao và tiềm ẩn, dư nợ tín dụng còn chiếm tỷ trọng chi phối trong tổng tài sản; nhiều sai phạm trong quản trị điều hành ở một số chi nhánh hoặc ở một số hoạt động của Agribank để lại hậu quả nghiêm trọng về tài chính, mất lòng tin với khách hàng; hoạt động quản trị kinh doanh nói chung, QTTK nói riêng chậm cải thiện đã tác động đến vấn đề thanh khoản và RRTK tại Agribank. Vì vậy, QTTK tại Agribank đang là một trong những vấn đề đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng trong những năm tới và ngân hàng cần phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, thực hiện các giải pháp theo lộ trình thích hợp nhằm hoàn thiện QTTK.
Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu trong nước về vấn đề thanh khoản, RRTK, quản trị RRTK của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về QTTK tại Agribank một cách toàn diện và có hệ thống.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” là thực sự cần thiết, có ý nghĩa cả về phương diện lý thuyết và thực tiễn trong QTTK tại Agribank hiện nay.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
2.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến QTTK của NHTM. Các công trình tập trung vào các vấn đề cơ bản như: thanh khoản, RRTK, quản trị RRTK, quản lý thanh khoản của NHTM. Trong đó phải thể kể đến những công trình nghiên cứu điển hình:
Nghiên cứu của Aspachs & cộng sự (2005) [58]: “Liquydity, Banking Regulation and macroeconomics”; Nghiên cứu của Praet & Herzberg (2008) [72]: “Market liquidity and banking liquidity: linkages, vulnerabilities and role of