Thực Chất Và Yêu Cầu Của Hoạch Định Nhu Cầu Nguyên Vật Liệu (Mrp)

Trong trường hợp bài toán phân công công việc được đặt ra với hai mục tiêu:

- Tổng chi phí hoặc thời gian thực hiện công việc là tối thiểu;

- Chi phí thực hiện từng công việc hoặc thời gian thực hiện từng công việc không được vượt quá 1 mức nào đó thì chúng ta chỉ cần loại bỏ các số hạng bằng hoặc vượt quá mức đã quy định bằng cách thay chúng bằng những dấu x, sau đó tiến hành giải bình thường.

Xem xét ví dụ trên, với yêu cầu tìm phương án bố trí công việc sao cho tổng chi phí thực hiện các công việc là nhỏ nhất và chi phí thực hiện cho mỗi công việc phải nhỏ hơn 55 phút.

Công việc Nhân viên

I

II

III

IV

A

18

52

x

39

B

x

x

19

48

C

35

x

8

x

D

27

25

14

16

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Quản trị sản xuất tác nghiệp - 20


Công việc Nhân viên


I


II


III


IV

A

0

34

x

21

B

x

x

0

29

C

27

x

0

x

D

13

11

0

2


1

0

Công việc Nhân viên

I

II

III

IV

A

0

23

x

19

B

X

x

0

27

C

2

7

x

0

x

D

3

0

0

0

0

32

0

Công việc Nhân viên

I

II

III

IV

A

4

x

B

X

x

0

8

C

27

x

0

X

D

0

1

9


0

0

32

0

Công việc Nhân viên

I

II


III


IV

A

x

4

B

x

x

0

0

C

19

x

0

x

D

0

2

8


Như vậy ta bố trí:

Nhân viên A thực hiện công việc 1 với thời gian là 18 phút; Nhân viên B thực hiện công việc 4 với thời gian là 48 phút; Nhân viên C thực hiện công việc 3 với thời gian là 8 phút; Nhân viên D thực hiện công việc 2 với thời gian là 25 phút;

Tổng thời gian thực hiện công việc của cả 4 nhân viên là 99 phút.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG


1. Điều độ sản xuất là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối, phân giao công việc cho từng người, từng nhóm người, từng máy và sắp xếp thứ tự các công việc ở từng nơi làm việc nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả khả năng sản xuất hiện có của doanh nghiệp.

2. Mỗi loại hình sản xuất có đặc điểm riêng, do vậy đối với mỗi hệ thống sản xuất đòi hỏi phải áp dụng những phương pháp điều độ sản xuất tương ứng phù hợp.

3. Lịch trình sản xuất cho biết cụ thể khối lượng, thời gian hoàn thành đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó trong từng tuần có tính đến khối lượng sản phẩm sẽ tiêu thụ và khối lượng dự trữ hiện có, đảm bảo cân đối công suất của máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, hệ thống nhà xưởng kho tàng và lao động giữa dự kiến kế hoạch và khả năng sản xuất thực có. Lịch trình sản xuất dùng để điều độ, theo dòi và đánh giá tình hình sản xuất, nhưng nó cũng cần điều chỉnh kịp thời nếu tình hình bên ngoài có những thay đổi bất thường.

4. Khi phân giao công việc trên một máy trong hệ thống sản xuất bố trí theo quá trình thường áp dụng các nguyên tắc sau:

- Đến trước làm trước (FCFS);

- Bố trí theo thời hạn hoàn thành sớm nhất (EDD);

- Công việc có thời gian thực hiện ngắn nhất làm trước (SPT);

- Công việc có thời gian thực hiện dài nhất làm trước (LPT).

5. Các phương pháp phân giao công việc trên nhiều đối tượng, bao gồm:

- Phương pháp Johnson bố trí thứ tự thực hiện n công việc trên 2 máy;

- Lập lịch trình n công việc cho 3 máy;

- Lập lịch trình n công việc trên m máy;

- Sử dụng bài toán Hungary trong phân giao n công việc cho n đối tượng.

CÂU HỎI ÔN TẬP


Câu 1. Thực chất, mục tiêu và nhiệm vụ của điều độ sản xuất là gì?

Câu 2. Cho biết những đặc điểm của điều độ sản xuất trong hệ thống sản xuất khác nhau.

Câu 3. Lịch trình sản xuất là gì? Để lập được lịch trình sản xuất cần biết những thông tin gì? Cho biết cách lập lịch trình sản xuất.

Câu 4. Cho biết những nguyên lý ưu tiên trong phân công công việc cho người và máy. Tại sao lại đưa ra các nguyên lý ưu tiên đó?

Câu 5. Giải thích rò ý nghĩa của việc tính chỉ số tới hạn. Tại sao nói chỉ số tới hạn có tính động?

Câu 6. Cho biết mục tiêu và điều kiện cần thiết để thực hiện phương pháp Johnson trong phân giao công việc cho 2 đối tượng. Lấy một ví dụ cụ thể để minh họa cho phương pháp đó.

Câu 7. Phân giao n công việc cho n đối tượng nhằm mục tiêu gì? Lấy ví dụ minh họa. Cho biết điều kiện cần thiết để thực hiện phương pháp Hungary trong phân giao công việc cho nhiều đối tượng.

Câu 8. Thực chất của phương pháp phân giao công việc ở trạng thái động là gì?

Cho biết mục tiêu và ưu điểm của phương pháp này.

BÀI TẬP


Bài 1

Có 5 hợp đồng sau được làm trên 1 máy. Tính thời gian hoàn tất trung bình, số công việc trung bình và số ngày chậm trễ trung bình theo nguyên tắc FCFS, SPT.

Đơn vị: ngày


Công việc

Thời gian thực hiện

Thời gian giao hàng

A B C D

E

9

23

13

24

17

25

44

21

33

29

Bài 2

Có 5 hợp đồng sau được làm trên 1 máy. Tính thời gian hoàn tất trung bình, số công việc trung bình và số ngày chậm trễ trung bình theo nguyên tắc LPT, EDD.

Đơn vị: ngày


Công việc

Thời gian thực hiện

Thời gian giao hàng

A B C D

E

8

23

13

21

17

25

42

22

33

31

Bài 3

Có 5 công việc phải thực hiện lần lượt trên máy khoan và máy tiện, có thời gian cho trong bảng sau:

Đơn vị: giờ


Công việc

Thời gian thực hiện các công việc

1- Máy khoan

2- Máy tiện

A

5

2

B

3

6

C

8

4

D

10

7

E

7

12

Hãy sắp xếp thứ tự các công việc để có tổng thời gian thực hiện chúng là min?

Bài 4

Có 6 công việc phải được làm tuần tự trên 2 thiết bị I và II với số giờ gia công như sau:

Đơn vị: ngày


Công việc

Số giờ gia công trên thiết bị I

Số giờ gia công trên thiết bị II

A B C D E

F

10

6

7

8

3

6

6

12

7

4

9

8

Bài 5

Sắp xếp thứ tự thực hiện các công việc để có tổng thời gian nhỏ nhất.

Đơn vị: giờ



Công việc

Thời gian thực hiện các công việc

Máy 1 (t1)

Máy 2 (t2)

Máy 3 (t3)

A

13

5

9

B

5

3

7

C

6

4

5

D

7

2

6

Bài 6

Các công việc sau đây được làm tuần tự trên 3 máy: I, II, III. Hãy điều độ sao cho khoảng thời gian gia công là nhỏ nhất.

Đơn vị: giờ


Công việc

Thời gian thực hiện

Máy I

Máy II

Máy III

A

7

5

8

B

7

4

8

C

8

2

14

D

12

6

11

E

11

5

10

Bài 7

Trong một tổ sản xuất có 4 công việc I, II, III, IV cần bố trí cho 4 công nhân A, B, C, D. Thời gian thực hiện cho mỗi công việc (tính theo phút) của từng công nhân được cho ở bảng sau:

Đơn vị: phút


Công việc


Nhân viên


I


II


III


IV

A

17

51

62

37

B

74

56

19

46

C

33

54

8

62

D

26

23

15

16

Yêu cầu: Tìm phương án bố trí công việc sao cho tổng thời gian thực hiện các công việc là thấp nhất.

CHƯƠNG 7. HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU


7.1. Thực chất và yêu cầu của hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP)

7.1.1. Khái niệm hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

Mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau và ngày càng có xu thế đa dạng hoá các loại sản phẩm của mình. Để sản xuất các sản phẩm khác nhau đòi hỏi các nguyên vật liệu khác nhau về số lượng, chủng loại và chất lượng. Ngoài ra nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu cũng phải thường xuyên thay đổi theo thời gian. Do vậy, danh mục các loại vật tư, nguyên liệu của doanh nghiệp rất nhiều và vô cùng phức tạp, đòi hỏi phải cập nhật thường xuyên. Quản lý tốt nguồn vật tư, nguyên liệu này góp phần quan trọng đảm bảo cho sản xuất diễn ra nhịp nhàng, thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng, đồng thời là biện pháp quan trọng để giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.

Để đảm bảo yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu chi phí dự trữ trong quá trình sản xuất, cung cấp các loại nguyên vật liệu, linh kiện đúng thời điểm khi có nhu cầu, người ta dùng phương pháp hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu. Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu là một nội dung cơ bản của quản trị sản xuất được xây dựng trên cơ sở trợ giúp của kỹ thuật máy tính được phát hiện và đưa vào sử dụng lần đầu tiên ở Mỹ vào những năm 70.

MRP là hệ thống hoạch định và xây dựng lịch trình về những nhu cầu nguyên liệu, linh kiện cần thiết cho sản xuất trong từng giai đoạn, dựa trên việc phân chia nhu cầu nguyên vật liệu thành nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc. Nó được thiết kế nhằm trả lời các câu hỏi:

- Doanh nghiệp cần những loại nguyên vật liệu gì?

- Cần bao nhiêu?

- Khi nào cần và trong khoảng thời gian nào?

- Khi nào cần phát đơn hàng bổ sung hoặc lệnh sản xuất?

- Khi nào nhận được hàng?

Kết quả thu được là hệ thống kế hoạch chi tiết về các loại nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận với thời gian biểu cụ thể nhằm cung ứng đúng thời điểm cần thiết. Hệ thống kế hoạch này thường xuyên được cập nhật những dữ liệu cần thiết cho thích hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sự biến động của môi trường bên ngoài.

7.1.2. Mục tiêu của hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

Sự phát triển và đưa vào ứng dụng rộng rãi phương pháp hoạch định các nguồn lực trong doanh nghiệp thể hiện ý nghĩa quan trọng của nó trong thực tế. Vai trò của

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí