Tỷ Lệ Các Loại Chi Phí Lưu Kho So Với Giá Trị Dự Trữ

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG


1. MRP là hệ thống hoạch định và xây dựng lịch trình về những nhu cầu nguyên liệu, linh kiện cần thiết cho sản xuất trong từng giai đoạn, dựa trên việc phân chia nhu cầu nguyên vật liệu thành nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc. Nó được thiết kế nhằm trả lời các câu hỏi:

- Doanh nghiệp cần những loại nguyên vật liệu gì?

- Cần bao nhiêu?

- Khi nào cần và trong khoảng thời gian nào?

- Khi nào cần phát đơn hàng bổ sung hoặc lệnh sản xuất?

- Khi nào nhận được hàng?

2. Để đảm bảo mục tiêu của MRP cần phải nghiên cứu và thực hiện đầy đủ các yêu cầu đối với MRP.

3. Việc xây dựng MRP được bắt đầu từ lịch trình sản xuất sản phẩm cuối cùng sau đó chuyển đổi thành nhu cầu về các bộ phận, chi tiết và nguyên liệu cần thiết trong những giai đoạn khác nhau. Dựa vào cấu trúc của hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu người ta xác định MRP theo các bước sau :

- Bước 1: Phân tích kết cấu sản phẩm

- Bước 2: Tính tổng nhu cầu

- Bước 3: Tính nhu cầu thực

- Bước 4: Xác định thời gian phát đơn đặt hàng hoặc lệnh sản xuất

4. Để xác định kích cỡ lô hàng có thể sử dụng các phương pháp khác nhau :

- Phương pháp đưa hàng theo lô ứng với nhu cầu;

- Phương pháp đặt hàng cố định theo một số giai đoạn;

- Phương pháp cân đối các giai đoạn bộ phận;

- Phương pháp xác định cỡ lô hàng theo mô hình EOQ.

5. Để đảm bảo sự thích ứng của hệ thống MRP với những thay đổi của môi trường, hệ thống MRP cần được cập nhật các thông tin mới đồng thời cũng phải đảm bảo sự ổn định tương đối các hoạt động sản xuất trong môi trường luôn biến động.

Để đảm bảo MRP thích ứng với những thay đổi của môi trường, có thể dùng các kỹ thuật sau:

- Phát hiện tìm hiểu nguyên nhân;

- Hạch toán theo chu kỳ;

- Cập nhật thông tin;

- Thiết lập khoảng thời gian bảo vệ.

CÂU HỎI ÔN TẬP


Câu 1. Phương pháp hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu – MRP là gì? Phân biệt MRP với các mô hình quản trị hàng dự trữ truyền thống.

Câu 2. Mục tiêu và lợi ích của MRP là gì? Để áp dụng MRP cần đáp ứng những yêu cầu gì? Tại sao?

Câu 3. Có những loại hóa đơn nguyên vật liệu gì? Tại sao người ta phải thiết lập những loại hóa đơn nguyên vật liệu đó?

Câu 4. Tại sao trong phương pháp MRP cần phân tích cấu trúc sản phẩm theo hình cây? Phân biệt giữa nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc.

Câu 5. Hãy cho biết hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu bao gồm những yếu tố cơ bản nào?

Câu 6. Hãy cho biết trình tự các bước trong hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu.

Câu 7. Có những phương pháp nào trong xác định kích cỡ lô hàng? Cho biết ưu nhược điểm của từng phương pháp đó.

Câu 8. Tại sao cần đảm bảo kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu thích ứng với sự thay đổi trên thị trường. Có những kỹ thuật thích ứng chủ yếu nào. Cho biết ưu nhược điểm của từng kỹ thuật.

BÀI TẬP


Bài 1

Để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm U cần 3 đơn vị hàng D và 2 đơn vị hàng Q, mỗi Q cần 1 đơn vị hàng N và 4 đơn vị hàng m, mỗi D cần 2 đơn vị hàng N và 2 đơn vị hàng M, mỗi N cần 1 M và 2 T. Yêu cầu: Hãy vẽ sơ đồ cấu trúc 10 sản phẩm U, tính toán nhu cầu các loại hàng để lắp ráp.

Bài 2

Cũng số liệu ví dụ trên, cho thời gian lắp ráp các loại hàng như sau:

Đơn vị: tuần


Hàng

U

D

Q

M

N

T

m

Thời gian lắp ráp

1

3

2

2

1

2

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Quản trị sản xuất tác nghiệp - 23

Xây dựng sơ đồ cấu trúc sản phẩm trên theo thời gian

Bài 3

Để lắp ráp 1 đơn vị sản phẩm Y cần 3H, 4I và 2J. Mỗi H cần 1K và 1L; mỗi I cần 2M và 4N; mỗi J cần 1O và 1P; mỗi M cần 2Q và 1K;mỗi O cần 1R và 1S; mỗi Q cần 2L và 4T; mỗi R cần 1U và 2V

Biết thời gian phân phối các mặt hàng như sau:

Y: 1 tuần ; H: 2 tuần; I: 2 tuần; J: 2 tuần; K: 1 tuần; L: 3tuần; M: 2 tuần; N:3 tuần; O: 3tuần; P:1 tuần; Q:2 tuần; R:2 tuần; S: 2tuần; T: 3tuần; U: 3 tuần; V:1 tuần

Yêu cầu:

a. Hãy vẽ sơ đồ cấu trúc 7 sản phẩm Y.

b. Sơ đồ trên có bao nhiêu cấp.

c. Hãy vẽ sơ đồ cấu trúc về mặt thời gian và nêu tiến độ cung ứng nguyên vật liệu để sản xuất 7 sản phẩm Y.

Bài 4

Để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm U cần 3A, 2B và 1C.Mỗi A cần 3D, 3E; mỗi B cần 3E và 4F; mỗi C cần 2G và 1H; mỗi D cần 2I và 1J; mỗi F cần 3K & 2L.

Biết thời gian phân phối các mặt hàng như sau:

A: 1 tuần ; B: 2 tuần; C: 3 tuần; D: 1 tuần; E: 2 tuần; F:2tuần; G: 1 tuần; H:3 tuần; I: 2tuần; J:2 tuần; K:2 tuần; L:3 tuần; U: 1tuần.

Yêu cầu:

a. Hãy vẽ sơ đồ cấu trúc 12 sản phẩm U.

b. Hãy vẽ sơ đồ cấu trúc về mặt thời gian & nêu tiến độ cung ứng NVL để sản xuất 12 sản phẩm U.

Bài 5

Một sản phẩm được lắp ráp từ 3 bộ phận chi tiết (3A, 2B, 4C). Công ty phải trả100 sản phẩm vào tuần thứ 5 và 200 sản phẩm vào tuần thứ 8.

Biết rằng: A - tự sản xuất mất 1 tuần;B - thuê gia công ngoài hết 2 tuần còn C phải nhập khẩu với thời gian cung ứng là 3 tuần. Thời gian để lắp ráp sản phẩm là 1 tuần. Hiện dự trữ trong kho của công ty về các chi tiết này như sau: A không có; B là 40 chi tiết và C là 20 chi tiết.

Yêu cầu:

a. Hãy vẽ sơ đồ kết cấu của sản phẩm.

b. Hãy lập bảng MRP đối với đặt hàng theo nhu cầu thực.

c. Hãy lập bảng MRP đối với đặt hàng theo kích cỡ với quy mô là 50 sản phẩm A, 120 sản phẩm B và 150 sản phẩm C.

Bài 6

Keebock là công ty chuyên sản xuất giày thể thao. Công ty dự trữ đế giày thể thao cỡ 13 với chi phí dự trữ là 25$/đơn vị/năm. Chi phí thiết lập đơn hàng là 50$/đơn hàng. Dự trữ đầu kỳ bằng 0 và thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận được là 1 tuần. Số liệu trong bảng sau cho biết nhu cầu thực của một chu kỳ sản xuất.

Đơn vị: nghìn đôi


Tuần

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Nhu cầu

thực tế

0

35

30

45

0

10

40

30

0

30

35

Yêu cầu: Hãy xác định chi phí của công ty theo các phương pháp:

a. Mô hình EOQ.

b. Mua theo lô.

c. Cân đối theo các giai đoạn bộ phận.

CHƯƠNG 8. QUẢN TRỊ HÀNG DỰ TRỮ


8.1. Khái quát chung về hàng dự trữ

8.1.1. Hàng dự trữ và vai trò của hàng dự trữ

Trong các doanh nghiệp sản xuất và thương mại người ta phải dự trữ các lọai nguyên vật liệu, bán thành phẩm, dụng cụ phụ tùng, thành phẩm... Hàng dự trữ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của doanh nghiệp (thông thường chiếm 40 – 50%). Do vậy việc quản lý, kiểm soát tốt hàng dự trữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục và có hiệu quả.

Bản thân vấn đề quản trị hàng dự trữ có hai mặt trái ngược nhau: Để đảm bảo sản xuất liên tục, tránh gián đoạn, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, cần phải tìm cách tăng dự trữ; ngược lại dự trữ tăng kéo theo các chi phí liên quan đến dự trữ cũng tăng.

Do vậy các doanh nghiệp cần phải tìm cách xác định điểm cần bằng giữa mức độ đầu tư cho hàng dự trữ và lợi ích thu được do thoả mãn nhu cầu sản xuất và nhu cầu khách hàng với chi phí thấp nhất.

Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà các dạng hàng dự trữ và nội dung hoạch định, kiểm soát hàng dự trữ cũng khác nhau.

Đối với các doanh nghiệp làm công tác dịch vụ, sản phẩm là vô hình như lời khuyên của công ty tư vấn, sự giải trí của người tiêu dùng thông qua các hoạt động giải trí thì hàng dự trữ chủ yếu là các dụng cụ, phụ tùng và phương tiện vật chất kỹ thuật dùng vào hoạt động của họ. Đối với lĩnh vực này, nguyên vật liệu, sản phẩm dự trữ có tính chất tiềm tàng và có thể nằm trong kiến thức tích tụ, tích lũy trong năng lực và kiến thức của nhân viên làm những công việc đó.

Đối với lĩnh vực thương mại, doanh nghiệp mua bán kiếm lời, hàng dự trữ của họ chủ yếu là hàng mua về và hàng chuẩn bị chuyển đến tay người tiêu dùng. Trong lĩnh vực này, doanh nghiệp hầu như không có dự trữ là bán thành phẩm trên dây chuyền những lĩnh vực sản xuất.

Đối với lĩnh vực sản xuất, sản phẩm phải trải qua một quá trình chế biến đầu vào nguyên vật liệu thành sản phẩm ở đầu ra nên hàng dự trữ bao gồm hầu hết các loại từ nguyên vật liệu đến bán thành phẩm trên dây chuyền và thành phẩm cuối cùng trước khi đến tay người tiêu dùng.

Khi nghiên cứu quản trị hàng dự trữ, hai vấn đề cơ bản cần giải quyết, đó là:

- Lượng đặt hàng bao nhiêu là tối ưu?

- Thời điểm đặt hàng vào lúc nào là thích hợp?

8.1.2. Chi phí dự trữ

Quản trị dự trữ thường đề cập đến các loại chi phí có liên quan sau đây:

1. Chi phí đặt hàng: là toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc thiết lập các đơn hàng. Nó bao gồm các chi phí tìm nguồn hàng, thực hiện quy trình đặt hàng (giao dịch, ký kết hợp đồng, thông báo qua lại) và các chi phí chuẩn bị và thực hiện việc chuyển hàng hoá đến kho của doanh nghiệp.

2. Chi phí lưu kho: là những chi phí phát sinh trong thực hiện hoạt động dự trữ, như chi phí về nhà cửa và kho tàng; chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện; chi phí về nhân lực cho hoạt động quản lý dự trữ; phí tổn cho việc đầu tư vào hàng dự trữ; thiệt hại hàng dự trữ do mất mát... Những chi phí này có thể thống kê theo bảng dưới đây:

Bảng 8.1: Tỷ lệ các loại chi phí lưu kho so với giá trị dự trữ


Nhóm chi phí

Tỷ lệ so với giá trị dự trữ

1. Chi phí về nhà cửa và kho tàng

- Tiền thuê hoặc khấu hao nhà cửa

- Chi phí bảo hiểm nhà kho, kho hàng

- Chi phí thuê nhà đất


Chiếm 3 – 10%

2. Chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện

- Tiền thuê hoặc khấu hao dụng cụ, thiết bị

- Chi phí năng lượng

- Chi phí vận hành thiết bị


Chiếm 1 – 4%

3. Chi phí về nhân lực cho hoạt động quản lý dự trữ

Chiếm 3 – 5%

4. Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng dự trữ

- Thuế đánh vào hàng dự trữ

- Chi phí vay vốn

- Chi phí bảo hiểm hàng dự trữ


Chiếm 6 – 24%

5. Thiệt hại hàng dự trữ do mất mát, hư hỏng hoặc

không sử dụng được

Chiếm 2 – 5%

Tỷ lệ từng loại chi phí phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, địa điểm phân bố, lãi suất hiện hành... Thông thường chi phí lưu kho hàng năm chiếm xấp xỉ 40% giá trị hàng dự trữ.

3. Chi phí mua hàng: là chi phí được tính từ khối lượng hàng của đơn hàng và giá trị mua một đơn vị. Thông thường chi phí mua hàng không ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn mô hình dự trữ, trừ mô hình khấu trừ theo lượng mua.

8.1.3. Kỹ thuật phân tích ABC trong phân loại hàng dự trữ

Trong sản xuất kinh doanh, dự trữ hàng hoá, nguyên vật liệu là cần thiết khách quan, vì duy trì tốt hàng dự trữ có những vai trò sau:

- Đảm bảo sự gắn bó, liên kết chặt chẽ giữa các khâu, các giai đoạn của quá trình sản xuất.

Khi cung và cầu về một loại hàng dự trữ nào đó không đều đặn giữa các thời kỳ, thì việc duy trì thường xuyên một lượng dự trữ nhằm tích luỹ đủ cho thời kỳ cao điểm là một vấn đề hết sức cần thiết. Nhờ duy trì dự trữ, quá trình sản xuất sẽ được tiến hành liên tục, tránh được sự thiếu hụt đứt quãng của quá trình sản xuất.

- Đảm bảo kịp thời nhu cầu của khách hàng, trong bất kỳ thời điểm nào. Đây cũng là cách tốt nhất để duy trì và tăng số lượng khách hàng của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, việc duy trì một khách hàng là rất khó khăn, ngược lại, để mất đi một khách hàng là rất dễ. Vì vậy, doanh nghiệp cũng cần phải bỏ ra một số chi phí nhất định để thoả mãn nhu cầu của họ.

Tuy nhiên, không phải loại hàng hoá dự trữ nào cũng có vai trò như nhau, được quan tâm như nhau trong việc bảo quản. Để đáp ứng được yêu cầu về hiệu quả kinh tế trong việc dự trữ, doanh nghiệp cần phải áp dụng phương pháp phân tích ABC trong phân loại nguyên vật liệu, hàng hoá dự trữ.

Kỹ thuật phân tích ABC được đề xuất dựa vào nguyên tắc Pareto. Kỹ thuật phân tích ABC phân loại toàn bộ hàng dự trữ của doanh nghiệp thành 3 nhóm: A, B, C, căn cứ vào mối quan hệ giữa giá trị dự trữ hàng năm với số lượng chủng loại hàng.

Giá trị hàng hoá dự trữ hàng năm được xác định bằng tích số giữa giá bán một đơn vị dự trữ với lượng dự trữ hàng năm.

Số lượng chủng loại hàng là số các loại hàng hoá dự trữ của doanh nghiệp trong năm. Tiêu chuẩn cụ thể của từng nhóm hàng dự trữ được xác định như sau:

- Nhóm A, bao gồm những loại hàng hoá dự trữ có giá trị hàng năm cao nhất, chiếm 70 – 80% tổng giá trị hàng dự trữ, nhưng về mặt số lượng, chủng loại chúng chỉ chiếm 15% tổng số chủng loại hàng dự trữ.

- Nhóm B, bao gồm những loại hàng dự trữ có giá trị hàng năm ở mức trung bình, chiếm từ 15 – 25% tổng giá trị hàng dự trữ, nhưng về số lượng, chủng loại chúng chiếm khoảng 30% tổng số chủng loại hàng dự trữ.

- Nhóm C bao gồm những loại hàng có giá trị hàng năm nhỏ, chỉ chiếm khoảng 5% tổng giá trị các loại hàng hoá dự trữ, tuy nhiên số lượng chủng loại chiếm khoảng 55% tổng số chủng loại hàng dự trữ.

Dùng đồ thị có thể biểu diễn tiêu chuẩn của các nhóm hàng dự trữ theo kỹ thuật ABC trong hình 8.1.

Hình 8.1: Phân loại hàng dự trữ theo kỹ thuật ABC

Ví dụ: Một công ty quản lý dự trữ 10 loại nguyên liệu có ký hiệu từ A1001 – A1010. Các số liệu về nhu cầu hàng năm, giá một đơn vị hàng, giá trị hàng năm, tỷ lệ phần trăm của mỗi loại hàng dự trữ, tỷ lệ % về lượng được tính toán trong bảng. Dùng kỹ thuật ABC có thể phân loại 10 nguyên liệu trên thành 3 nhóm như sau:

Bảng 8.2: Phân nhóm nguyên liệu bằng kỹ thuật ABC


Ký hiệu nguyên liệu

% so với tổng số loại hàng

Lượng yêu cầu hàng năm

Giá mua 1 đơn vị

Giá trị hàng năm

% so với tổng giá trị năm


Xếp loại

A1001


20

1000

90

90.000

38,78


A

A1002

500

154

77.000

33,18

A1003


30

1550

17

26.350

11,35


B

A1004

350

42,86

15.001

6,46

A1005

1000

12,50

12.500

5,39

A1006


50

600

14,17

8.520

3,67


C

A1007

2000

0,60

1.200

0,52

A1008

100

8,50

850

0,37

A1009

1200

0,42

504

0,22

A1010

250

0,60

150

0,06


100



232.057

100


Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí