Thực Chất Của Điều Độ Sản Xuất Trong Doanh Nghiệp

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG


1. Hoạch định tổng hợp là việc kết hợp các nguồn lực một cách hợp lý vào quá trình sản xuất nhằm cực tiểu hóa các chi phí trong toàn bộ các quá trình sản xuất, đồng thời giảm đến mức thấp nhất mức dao động của công việc và mức tồn kho cho một tương lai trunghạn.

2. Xét về mặt thời gian có 3 loại kế hoạch, đó là kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch trung hạn và kế hoạch dài hạn, trong đó kế hoạch trung hạn là hạt nhân của hoạch định tổng hợp.

3. Căn cứ vào các tiêu tức khác nhau, chiến lược hoạch định tổng hợp có thể phân thành các loại khác nhau.

- Chiến lược thuần tuý và chiến lược hỗn hợp.

- Chiến lược chủ động và chiến lược bị động.

4. Các chiến lược thuần tuý bao gồm :

- Thay đổi mức tồn kho;

- Thay đổi nhân lực theo mức cầu;

- Thay đổi cường độ lao động của nhân viên;

- Hợp đồng phụ;

- Sử dụng nhân công làm việc bán thời gian;

- Tác động đến cầu;

- Đặt cọc trước;

- Sản xuất sản phẩm hỗn hợp theo mùa.

5. Chiến lược hỗn hợp là loại chiến lược kết hợp hai hay nhiều chiến lược đơn thuần có khả năng kiểm soát được.

6. Để hoạch định tổng hợp có thể sử dụng các phương pháp khác nhau:

- Phương pháp trực giác: là phương pháp định tính dùng trực giác để lập kế hoạch.

- Phương pháp biểu đồ và phân tích chiến lược: Phương pháp hoạch định tổng hợp bằng biểu đồ và phân tích chiến lược được áp dụng ở nhiều doanh nghiệp vì chúng dễ áp dụng và có hiệu quả cao, do việc phân tích các chi phí khá tỉ mỉ, từ đó chọn phương án có chi phí thấp hơn và có nhiều ưu điểm, ít nhược điểm hơn các phương pháp khác.

- Phương pháp cân bằng tối ưu: Phương pháp cân bằng tối ưu cho phép thực hiện việc cân bằng giữa cung và cầu trên cơ sở huy động tổng hợp các nguồn, các khả năng khác nhau nhằm mục tiêu đảm bảo tổng chi phí nhỏ nhất.

CÂU HỎI ÔN TẬP


Câu 1. Hoạch định tổng hợp là gì? Cho biết mục đích của hoạch định tổng hợp. Tại sao nói hoạch định tổng hợp là cầu nối giữa kế hoạch sản xuất dài hạn và kế hoạch tác nghiệp?

Câu 2. Chiến lược hoạch định tổng hợp là gì? Có những loại chiến lược hoạch định tổng hợp nào?

Câu 3. Cho biết nhiệm vụ và yêu cầu chủ yếu trong hoạch định tổng hợp.

Câu 4. Cho biết thực chất, ưu nhược điểm và khả năng ứng dụng của chiến lược sử dụng hàng dự trữ.

Câu 5. Cho biết thực chất, ưu nhược điểm và khả năng ứng dụng của các chiến lược hoạch định tổng hợp thuần túy trong sử dụng lao động.

Câu 6. Phân biệt giữa các chiến lược tác động đến khả năng sản xuất của doanh nghiệp và các chiến lược tác động đến cầu.

Câu 7. Cho biết ưu nhược điểm của phương pháp cân bằng tối ưu trong hoạch định tổng hợp.

BÀI TẬP


Bài 1

Công ty Y có số liệu về nhu cầu và chi phí trong 6 tháng như sau:


Tháng

Nhu cầu dự báo

(Đơn vị: sản phẩm)

Số ngày sản xuất

(Đơn vị: ngày)

1

2.200

26

2

2.500

24

3

3.600

26

4

3.200

26

5

3.500

27

6

3.600

26

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Quản trị sản xuất tác nghiệp - 17

- Số liệu về chi phí:

+ Chi phí lưu kho 1 đơn vị sản phẩm: 1USD/tháng;

+ Lương trong giờ cho lao động chính thức: 10USD/ngày;

+ Lương làm thêm giờ cho lao động chính thức: 2USD/giờ;

+ Chi phí cho sử dụng lao động thuê ngoài: 3USD/giờ;

+ Chi phí cho thôi việc: 100USD/1 công nhân;

+ Chi phí tuyển dụng thêm: 50USD/công nhân.

- Các số liệu khác:

+ Thời gian sản xuất trung bình hao phí 2 giờ/sản phẩm;

+ Số lao động chính thức hiện có: 24 người;

+ Dự trữ đầu kỳ: không có.

Yêu cầu: Hãy lập các chiến lược thuần túy và chọn chiến lược có tổng chi phí nhỏ nhất.

Bài 2

Cho biết nhu cầu khả năng cung ứng và thông tin về chi phí của công ty X như sau:


Quý

Khả năng cung ứng từ: (ĐVT: 1.000 sản phẩm)


Nhu cầu

Lao động chính

thức

Lao động thêm

giờ

Lao động thuê

ngoài

I

25

5

6

40

II

28

4

6

35

III

30

8

6

30

IV

29

6

7

30

- Dự trữ sản phẩm đầu kỳ: 4000 sản phẩm;

- Chi phí lao động chính thức: 20USD/sản phẩm;

- Chi phí cho lao động làm thêm giờ: 25USD/sản phẩm;

- Chi phí lao động thuê ngoài: 30USD/sản phẩm;

- Chi phí lưu kho: 1USD/sản phẩm/quý.

Yêu cầu: Lập kế hoạch sản xuất cho công ty X sao cho tổng chi phí là nhỏ nhất.

Bài 3

Nhà máy sản xuất X đã dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm của mình từ tháng 1 đến tháng 6 như sau:

Tháng

Nhu cầu dự báo (sản phẩm)

Số ngày sản xuất

Nhu cầu mỗi ngày (sản phẩm)

1

900

22

41

2

700

18

39

3

800

21

38

4

1.200

21

57

5

1.500

22

68

6

1.100

20

55

Tổng số

6.200

124


Các số liệu khác được cho trong bảng sau:


Loại chi phí

Đơn vị tính

Chi phí

Chi phí lưu kho

1.000 đồng/sản

phẩm/tháng

5

Lượng công nhân chính thức bình quân

1.000 đồng/giờ

5

Lương làm thêm giờ

1.000 đồng/giờ

7

Chi phí thuê và đào tạo nhân công

1.000 đồng/công nhân

400

Chi phí cho thôi việc 1 nhân công

1.000 đồng/công nhân

600

Chi phí thuê gia công ngoài

1.000 đồng/sản phẩm

15

Số giờ trung bình để sản xuất 1 sản phẩm

Giờ/sản phẩm

1.6

Yêu cầu: Hãy lập các chiến lược thuần túy và chọn chiến lược có tổng chi phí nhỏ nhất.

Bài 4

Nhà máy sản xuất Bùi Khánh đã dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm của mình từ tháng 1 đến tháng 6 như sau:

Nhu cầu dự báo (sản phẩm)

Số ngày sản xuất

Nhu cầu mỗi ngày (sản phẩm)

1

800

22

45

2

750

18

38

3

850

22

35

4

1.100

22

56

5

1.300

21

64

6

1.200

22

52

Tổng số

6.000

127


Tháng

Các số liệu khác được cho trong bảng sau:


Loại chi phí

Đơn vị tính

Chi phí

Chi phí lưu kho

1.000 đồng/sản

phẩm/tháng

4

Lượng công nhân chính thức bình quân

1.000 đồng/giờ

5

Lương làm thêm giờ

1.000 đồng/giờ

6

Chi phí thuê và đào tạo nhân công

1.000 đồng/công nhân

300

Chi phí cho thôi việc 1 nhân công

1.000 đồng/công nhân

500

Chi phí thuê gia công ngoài

1.000 đồng/sản phẩm

12

Số giờ trung bình để sản xuất 1 sản phẩm

Giờ/sản phẩm

1.6

Yêu cầu: Hãy lập các chiến lược thuần túy và chọn chiến lược có tổng chi phí nhỏ nhất.

CHƯƠNG 6. ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP


6.1. Thực chất, vai trò của điều độ sản xuất

6.1.1. Thực chất của điều độ sản xuất trong doanh nghiệp

Điều độ sản xuất là khâu tổ chức, chỉ đạo triển khai hệ thống tổ chức sản xuất đã được thiết kế, nhằm biến các mục tiêu dự kiến và kế hoạch sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ thành hiện thực. Vì vậy, kết quả của điều độ sản xuất phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của hoạt động thiết kế và hoạch định hệ thống sản xuất, đặc biệt là các khâu như dự báo, thiết kế sản phẩm, lựa chọn và thiết kế quá trình, đào tạo công nhân.

Thực chất của điều độ sản xuất trong doanh nghiệp là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối, phân giao công việc cho từng người, từng nhóm người, từng máy và sắp xếp thứ tự các công việc ở từng nơi làm việc nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả khả năng sản xuất hiện có của doanh nghiệp. Điều độ sản xuất phải giải quyết tổng hợp các mục tiêu trái ngược nhau như giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng, chi phí dự trữ, thời gian sản xuất, đồng thời với sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp. Do đó, nhiệm vụ cơ bản của điều độ sản xuất là tìm ra phương án khả thi đảm bảo giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các mục tiêu trên. Trong quá trình điều độ thường có rất nhiều phương án được đặt ra. Mỗi phương án phù hợp với những điều kiện cụ thể và có những mặt tích cực riêng.

Nhiệm vụ chủ yếu của điều độ sản xuất là lựa chọn phương án tổ chức, triển khai kế hoạch sản xuất đã đề ra nhằm khai thác, sử dụng tốt nhất khả năng sản xuất hiện có của doanh nghiệp ; giảm thiểu thời gian chờ đợi vô ích của lao động, máy móc thiết bị và lượng dự trữ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ với chi phí thấp.

Để lựa chọn phương án quyết định tối ưu, người ta có thể sử dụng kỹ thuật máy tính trong công tác điều độ sản xuất. Nhưng trong nhiều trường hợp, hệ thống máy tính hiện đại cũng khó có thể tìm được giải pháp tối ưu do tính chất đa dạng của các loại hình sản xuất, dịch vụ và các công việc cần thực hiện. Trong điều độ nhiều khi phải phối hợp các nhiệm vụ các thống nhất hoặc mâu thuẫn nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ đã đề ra. Để điều độ sản xuất có hiệu quả đòi hỏi cán bộ quản lý phải có sự am hiểu cặn kẽ mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nắm chắc kế hoạch sản xuất tổng hợp trong từng thời kỳ, có trình độ chuyên môn sâu, am hiểu thực tế của doanh nghiệp và có khả năng linh hoạt cao trong quá trình ra quyết định.

Quá trình điều độ sản xuất bao gồm các nội dung chủ yếu sau :

- Xây dựng lịch trình sản xuất, bao gồm các công việc chủ yếu là xác định số lượng và khối lượng công việc, tổng thời gian phải hoàn thành tất cả các công việc,

thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của từng công việc, cũng như thứ tự thực hiện các công việc;

- Dự tính số lượng máy móc thiết bị, nguyên liệu và lao động cần thiết để hoàn thành khối lượng sản phẩm hoặc các công việc đã đưa ra trong lịch trình sản xuất;

- Điều phối, phân giao công việc và thời gian phải hoàn thành trong những khoảng thời gian nhất định cho từng bộ phận, từng người từng máy...;

- Sắp xếp thứ tự các công việc trên các máy và nơi làm việc nhằm giảm thiểu thời gian ngừng máy và chờ đợi trong quá trình chế biến sản phẩm;

- Theo dòi, phát hiện những biến động ngoài dự kiến có nguy cơ dẫn đến không hoàn thành lịch trình sản xuất hoặc những hoạt động lãng phí làm tăng chi phí, đẩy giá thành sản phẩm lên cao, từ đó đề xuất những biện pháp điều chỉnh kịp thời.

6.1.2. Đặc điểm của điều độ sản xuất trong hệ thống sản xuất khác nhau

Khi tổ chức, triển khai điều độ sản xuất, cần tính tới các nhân tố khác nhau. Một trong những nhân tố có tầm quan trọng hàng đầu là loại quá trình sản xuất. Cách thức bố trí sản xuất và dây chuyền công nghệ trong phân xưởng là nhân tố tác động lớn nhất, mạnh mẽ nhất chi phối công tác điều độ sản xuất. Mỗi quá trình sản xuất và cách bố trí mặt bằng khác nhau đòi hỏi phải áp dụng những phương pháp điều độ tương ứng phù hợp. Phương pháp điều độ trong hệ thống sản xuất khối lượng lớn liên tục khác với phương pháp sử dụng trong hệ thống sản xuất gián đoạn.

Quá trình sản xuất khối lượng lớn đòi hỏi sản phẩm và thiết bị tiêu chuẩn hóa cao, các hoạt động tương đối đồng nhất và tương tự, sản phẩm di chuyển qua suốt dây chuyền công nghệ. Đây là hệ thống sản xuất mang tính dòng chảy.Vì vậy, mục tiêu là đảm bảo sự hoạt động nhịp nhàng, cân đối của toàn bộ dây chuyền nhằm sử dụng tốt nhất khả năng về máy móc, thiết bị, lao động và vật liệu. Do bản chất của hệ thống và sự lặp lại của công việc nên rất nhiều thứ tự các công việc và các quy trình đã được hình thành ngay từ khâu thiết kế hệ thống. Các chi tiết, bộ phận di chuyển theo một trình tự hoạt động như nhau.

Hệ thống sản xuất khối lượng lớn và liên tục là hệ thống sản xuất mang tính dòng chảy, cân đối của toàn bộ dây chuyền nhằm sử dụng tốt nhất khả năng về máy móc thiết bị, lao động và vật liệu. Trong quá trình xây dựng lịch trình sản xuất, phải cân nhắc, phân tích kỹ mối quan hệ chặt chẽ liên hoàn giữa nguyên liệu, lao động, quá trình, đầu ra và tiêu thụ. Để điều hành hệ thống sản xuất này một cách có hiệu quả, cần phân tích đánh giá thận trọng các yếu tố sau :

- Thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ;

- Hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa;

- Những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng;

- Tính tin cậy và đúng hạn của hệ thống cung ứng;

- Chi phí và khả năng sản xuất của dây chuyền sản xuất.

Trong hệ thống sản xuất gián đoạn, do đặc điểm sản xuất nhiều chủng loại, khối lượng sản xuất nhỏ, các công việc tại nơi làm việc thường xuyên thay đổi nên công tác điều độ sẽ khó khăn và phức tạp hơn. Nội dung chủ yếu của quá trình điều độ sản xuất này tập trung vào xây dựng, chỉ đạo thực hiện lịch trình sản xuất, phân giao công việc cho nơi làm việc, người lao động và máy. Mỗi hoạt động này đòi hỏi phải cân nhắc tới những yếu tố riêng biệt mang tính đặc thù. Chẳng hạn, khi xây dựng lịch trình sản xuất, cần chú ý tới những vấn đề như:

- Độ lớn của loạt sản xuất;

- Thời gian thực hiện từng công việc;

- Thứ tự của công việc;

- Phân bổ công việc giữa các nơi làm việc

Việc sắp xếp, phân giao công việc cho nơi làm việc, máy hoặc người lao động cần tính tới các yếu tố như:

- Đặc điểm, tính chất của công việc;

- Những đòi hỏi về công nghệ;

- Công dụng, tính năng của máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ;

- Trình độ và khả năng của công nhân.

6.1.3. Lập lịch trình sản xuất

Các kế hoạch tổng hợp và tác nghiệp cho thấy khối lượng và thời gian cần thiết để sản xuất sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm theo tháng nhưng chưa nói lên lịch sản xuất cụ thể cho những khoảng thời gian ngắn hơn. Việc xác định khi nào cần sản xuất và sản xuất bao nhiêu trong từng tuần có ý nghĩa rất lớn, giúp cho công tác chuẩn bị đầy đủ kịp thời các nguồn lực dự trữ đúng theo yêu cầu của sản xuất, với chi phí nhỏ nhất. Chi phí mua dự trữ tại những thời điểm có nhu cầu. Việc xây dựng lịch trình sản xuất theo tuần là hết sức cần thiết và quan trọng.

Lịch trình sản xuất cho biết cụ thể khối lượng, thời gian hoàn thành đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó trong từng tuần có tính đến khối lượng sản phẩm sẽ tiêu thụ và khối lượng dự trữ hiện có, đảm bảo cân đối công suất của máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, hệ thống nhà xưởng kho tàng và lao động giữa dự kiến kế hoạch và khả năng sản xuất thực có. Lịch trình sản xuất dùng để điều độ, theo dòi và đánh giá tình hình sản xuất, nhưng nó cũng cần điều chỉnh kịp thời nếu tình hình bên ngoài có những thay đổi bất thường.

Xây dựng lịch trình sản xuất là quá trình xác định số lượng và thời gian mà từng chi tiết, bộ phận hoặc sản phẩm phải hoàn thành, thông thường được tính cho khoảng thời gian 8 tuần. Để lập lịch trình sản xuất cần xem xét, phân tích thông tin về ba yếu tố đầu vào cơ bản là:

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí