Khối Du lịch nội địa với đầy đủ các phòng/bộ phận chức năng như một công ty lữ hành nội địa riêng biệt. Đội ngũ CBCNV có kỹ năng chuyên môn cao, có thâm niên, kinh nghiệm luôn kề vai sát cánh cùng tập thể Khối.
Môi trường làm việc chuyên nghiệp, CBCNV được trang bị các kiến thức về thị trường, về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Tập thể Khối Du lịch nội địa ủng hộ đồng thuận cao đối với chủ trương phát triển một quy trình quản trị rủi ro chuyên nghiệp trong toàn hệ thống lữ hành Saigontourist trên cả nước.
Khối Du lịch nội địa là đơn vị đầu tiên xây dựng quy trình xử lý sự cố phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh lữ hành. Quy trình này đã phát huy được tính hiệu quả và được nhân rộng cho các Khối/Phòng/Chi nhánh khác của Công ty TNHH MTV DVLH Saigontouirst chia sẽ và ứng dụng vào thực tiễn của từng Khối/Phòng/Chi nhánh khác. Đây cũng là một trong những cơ sở tiền đề về nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và nhân viên của Khối Du lịch nội địa trong công tác phối hợp xây dựng quy trình quản trị rủi ro theo định hướng chỉ đạo của cấp trên.
b) Nguyên nhân của ưu điểm:
Với bề dày kinh nghiệm thực tiễn, được trãi nghiệm và chứng kiến rất nhiều rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa, nên việc nhận thức và đánh giá về rủi ro, cách thức phản ứng để hạn chế hậu quả của rủi ro của Khối Du lịch nội địa là có cơ sở, rất rõ ràng và cụ thể. Cũng chính từ nhận thức đó đã tạo điều kiện cho Khối Du lịch nội địa quyết tâm xây dựng thành một quy trình cụ thể để ghi nhận rủi ro, phát triển phản hồi đối với rủi ro và quan trọng hơn hết là hạn chế được rất nhiều hậu quả phát sinh, đem lại hiệu quả cụ thể và hỗ trợ các kế hoạch, chính sách, chiến lược kinh doanh của Khối du lịch nội địa, góp phần phát triển đáp ứng yêu cầu của thị trường và đạt được những thành tích nổi bật trong thi đua khen thưởng.
Ban Lãnh đạo Công ty luôn đánh giá cao sự nổ lực, năng động, sáng tạo của tập thể Khối Du lịch nội địa, luôn tạo điều kiện tốt nhất cho Khối Du lịch nội địa phát huy thế mạnh trong kinh doanh và cạnh tranh.
Các Phụ trách Phòng/Bộ phận trong Khối du lịch nội địa đã được tập huấn, nâng cao nhận thức về công tác quản trị rủi ro thông qua các buổi tập huấn tập trung, các buổi làm việc trực tiếp với chuyên gia
Có thể bạn quan tâm!
- Xác Định Thời Gian Công Tác Trong Lĩnh Vực Lữ Hành
- Saigontourist Nhận Giải Thưởng Thương Hiệu Quốc Gia 2016
- Thực Trạng Hoạt Động Quản Lý Rủi Ro Tại Khối Du Lịch Nội Địa
- Quan Điểm Của Khối Du Lịch Nội Địa Saigontourist Về Tăng Cường Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh
- Quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa tại khối du lịch nội địa Công ty TNHH MTV dịch vụ lữ hành Saigontourist - 13
- Quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa tại khối du lịch nội địa Công ty TNHH MTV dịch vụ lữ hành Saigontourist - 14
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
3.3.2.Hạn chế và nguyên nhân
a) Những hạn chế:
Có thể nói là không có rủi ro, khủng hoảng nào giống rủi ro, khủng hoảng nào. Rủi ro, khủng hoảng trong kinh doanh lữ hành nội địa khác với rủi ro khủng hoảng trong kinh doanh lữ hành quốc tế. Cũng không có sách nào, trường lớp nào có thể trang bị đầy đủ kiến thức để đối phó với một cuộc khủng hoảng thật sự, một rủi ro nào đó. Mỗi một trường hợp rủi ro, khủng hoảng lại có những đặc điểm riêng biệt, đòi hỏi một phản ứng riêng cho phù hợp với rủi ro, khủng hoảng đó.
Khối du lịch nội địa xây dựng quy trình xử lý rủi ro phát sinh trên cơ sở giải quyết các phát sinh đã xảy ra. Chưa đầu tư phát triển thành một quy trình quản lý rủi ro một cách bài bản và khoa học. Chưa nhận diện đầy đủ các rủi ro, chưa có phương án phòng ngừa rủi ro cho tất cả các rủi ro thường xảy ra trong hoạt động, và tận dụng cơ hội trong các rủi ro. Điều này không tránh khỏi việc phản ứng với rủi ro thiếu cơ sở khoa học, dẫn đến sẽ phát sinh thêm rủi ro khác, nếu không xử lý tốt sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn và có nguy cơ phát triển thành khủng hoảng
b) Nguyên nhân của những hạn chế:
Nhận thức chưa đầy đủ và đồng bộ trong toàn thể CBCNV Khối du lịch nội địa, chỉ mới tập trung ở một số cá nhân, một số bộ phận chuyên trách có liên quan.
Do điều kiện kinh doanh, áp lực trong việc duy trì và phát triển kinh doanh trực tiếp, nên chưa có sự đầu tư nghiên cứu, nhận diện rủi ro tiền ẩn và đề xuất ứng dụng các phản hồi đối với rủi ro một cách bài bản và khoa học
Tóm tắt chương 3
Trên cơ sở lý luận và phân tích kết quả nghiên cứu ở chương 1 và 2, tác giả đã nghiên cứu và phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Khối Du lịch nội địa - Saigontourist có những ưu điểm và hạn chế nhất định.
Với nỗ lực và quyết tâm của tập thể CBCNV, Khối Du lịch nội địa cần có nhìn nhận một cách thấu đáo hơn để có những giải pháp thực hiện thành công công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh Lữ hành Nội địa trong những năm tới. Góp phần phát triển Khối du lịch nội địa nói riêng và toàn hệ thống Lữ hành Saigontourist nói chung.
Chương 4: ĐỀ XUẤT - GIẢI PHÁP
4.1. Bối cảnh và định hướng, quan điểm tăng cường quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa của Saigontourist
4.1.1. Bối cảnh, định hướng và quan điểm phát triển du lịch Việt Nam
Nghị quyết Trung ương số 08-NQ/TW, ban hành ngày 16 tháng 01 năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã nêu rõ: Mười lăm năm qua, ngành Du lịch đã có bước phát triển rõ rệt và đạt được những kết quả quan trọng, rất đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đạt 10,2%/năm, khách du lịch nội địa đạt 11,8%/năm. Năm 2016, số lượng khách du lịch quốc tế đạt 10 triệu lượt người, tăng hơn 4,3 lần so với năm 2001; khách du lịch nội địa đạt 62 triệu lượt người, tăng 5,3 lần so với năm 2001; đóng góp trực tiếp ước đạt 6,8% GDP, cả gián tiếp và lan tỏa đạt 14% GDP. Hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch ngày càng phát triển. Loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch ngày càng phong phú và đa dạng. Chất lượng và tính chuyên nghiệp từng bước được nâng cao. Lực lượng doanh nghiệp du lịch lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, tạo được một số thương hiệu có uy tín ở trong nước và quốc tế. Bước đầu hình thành một số địa bàn và khu du lịch trọng điểm.
Sự phát triển của ngành Du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
Tuy nhiên, ngành Du lịch còn một số hạn chế, yếu kém. Du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng của xã hội. Sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn và có sự khác biệt, khả năng cạnh tranh chưa cao. Chất lượng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng yêu cầu. Hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch chưa cao. Môi trường du lịch, an toàn thực phẩm và an toàn giao thông còn nhiều bất cập. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế về nguồn lực, sự phối hợp và tính chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao. Nguồn nhân lực du lịch vừa
thiếu vừa yếu. Doanh nghiệp du lịch chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; vốn, nhân lực và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế. Vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch chưa được phát huy.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém nêu trên là do các cấp, các ngành chưa thực sự coi du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa và hội nhập quốc tế cao, mang nội dung văn hóa sâu sắc; thiếu chính sách quốc gia phù hợp để du lịch phát triển theo đúng tính chất của một ngành kinh tế vận hành theo quy luật thị trường. Thể chế, chính sách phát triển du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, vẫn còn nặng tư tưởng bao cấp. Sự phối hợp liên ngành, liên vùng hiệu quả còn thấp; đầu tư còn dàn trải, chưa huy động được nhiều nguồn lực của xã hội cho phát triển du lịch. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâm đúng mức.
Dưa trên cơ sở đó, Trung ương đã ban hành nghị quyết 08 với những quan điểm và mục tiêu cụ thể như sau:
Quan điểm phát triển du lịch Việt Nam:
- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, nhưng không nhất thiết địa phương nào cũng xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.
- Phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao; xã hội hóa cao và có nội dung văn hóa sâu sắc; tăng cường liên kết trong nước và quốc tế, chú trọng liên kết giữa ngành Du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị hình thành nên các sản phẩm du lịch.
- Phát triển đồng thời cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa; tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân và du khách quốc tế tham quan, tìm hiểu, khám phá cảnh quan, di sản thiên nhiên và văn hóa của đất nước; tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch từ tất cả các thị trường.
- Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
- Phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; tập trung nguồn lực quốc gia cho phát triển du lịch.
Mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam:
- Đến năm 2020, ngành Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực.
Thu hút được 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỉ USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỉ USD; tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp.
- Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành Du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Với quan điểm và mục tiêu trên, chúng ta cần có nhận thức rõ du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao và nội dung văn hóa sâu sắc; có khả năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, đối ngoại và an ninh, quốc phòng.
Cần có sự đổi mới mạnh mẽ tư duy, phát triển du lịch theo quy luật kinh tế thị trường, bảo đảm nhất quán từ quan điểm, mục tiêu, chương trình hành động và
có thể chế, chính sách đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong xây dựng, bảo vệ hình ảnh, môi trường, góp phần phát triển bền vững, không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu và sức thu hút của du lịch Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện, mục tiêu đề ra tại chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là: Đến năm 2020 du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và trên thế giới. Phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.
Mục tiêu cụ thể, về lượng khách du lịch quốc tế và nội địa: Phấn đấu đến năm 2020 thu hút 14 – 15 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng bình quân 12 – 14%/ năm trong giai đoạn 2015 – 2020. Về chỉ tiêu kinh tế, phấn đấu đến năm 2020 ngành du lịch sẽ đóng góp 9 – 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 29 – 32,5 tỷ USD, tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 1 triệu việc làm trực tiếp.
4.1.2. Định hướng và phát triển của Khối du lịch nội địa Saigontourist
Đối với tình hình tại đơn vị, Nghị quyết Đại hội đảng bộ Saigontourist nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã đề ra mục tiêu và phương hướng hoạt động cho toàn doanh nghiệp.
Với mục tiêu ổn định và tăng trưởng bền vững, phấn đấu doanh thu tăng trưởng bình quân 10%/năm và đạt hơn 4.800 tỷ đồng vào năm 2020. Số lượng khách tăng 5 – 10% hằng năm; GOP tăng 5 – 10% hằng năm. Tập trung thực hiện các chiến lược, cơ chế đầu tư tập trung, chọn lọc, hiệu quả, phù hợp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh, tiếp tục đảm bảo tốc độ tăng trưởng, tạo sự khác biệt và phát triển đột phá, mở rộng thị trường và thị phần du lịch trong và ngoài nước, trong các lĩnh vực sản phẩm, chất lượng, tiếp thị, phát triển kinh doanh, dịch vụ khách hàng, nhân lực, tài chính, quản trị…
Gắn chặt với nghị quyết của Đảng ủy Công ty, Khối Du lịch nội địa xây dựng mục tiêu phát triển kinh doanh với tốc độ tăng trưởng bình quân là 10%/năm. Với doanh thu tuyệt đối, mức độ tăng trưởng 10% năm là cả một sự nổ lực vượt bậc của cả tập thể Khối Du lịch nội địa.
Biểu đồ 3.2: Kế hoạch doanh thu trong các năm tiếp theo
(Nguồn: Khối Du lịch nội địa – Cty TNHH MTV DVLH Saigontourist, 2016)
Để thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Khối Du lịch nội địa ngoài việc tập trung vào mục tiêu phát triển doanh thu, cũng cần phải tập trung phát triển đồng bộ các công tác khác như tăng cường năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng, tập trung công tác tiếp thị, dịch vụ khách hàng, công tác quản lý và nhân sự…
Tiếp tục quán triệt và phát huy hiệu quả chủ trương liên kết nội bộ trong hệ thống Lữ hành Saigontourist nhằm xây dựng và khai thác sản phẩm, dịch vụ phong phú, đồng bộ về chất lượng, chi phí cạnh tranh. Tiếp tục phát huy hiệu quả là đầu tàu trong lĩnh vực khách lẻ nội địa, tạo điều kiện tối đa cho các Chi nhánh trong cả nước phát triển kinh doanh sản phẩm du lịch nội địa, tạo nên thế mạnh của toàn hệ