Các Doanh Nghiệp Lữ Hành Trên Địa Bàn Hà Nội Theo Thành Phần Kinh Tế Tính Đến Tháng 3Năm 2007

bao gồm doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch, doanh nghiệp kinh doanh lưu trú và ăn uống du lịch, doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ du lịch khác…

- Về số lượng các doanh nghiệp du lịch:


Doanh nghiệp lữ hành:


Đến tháng 3 năm 2007, trên địa bàn Hà Nội có 213 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lữ hành quốc tế. Trong đó có 33 doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn là 118, công ty cổ phần là 59, công ty liên doanh là 02, công ty tư nhân là 01.

Có 25 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa.Trong đó có 02 doanh nghiệp nhà nước, 07 doanh nghiệp cổ phần,16 công ty trách nhiệm hữu hạn.

Bảng 2.2: Các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội theo thành phần kinh tế tính đến tháng 3năm 2007


Thành phần

kinh tế


Doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhà nước

Công ty liên doanh

Công ty cổ phần

Công ty TNHH

Công ty tư nhân

Tổng số

Doanh nghiệp

lữ hành quốc tế

33

02

59

118

01

213

Doanh nghiệp lữ hành nội địa

02


07

16


25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội - 6

Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội.


So với năm 2001, trên địa bàn Hà Nội có 320 doanh nghiệp lữ hành, trong đó chỉ có 33 doanh nghiệp có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế thì đến tháng 3 năm 2007, trên địa bàn Hà Nội có 238 doanh nghiệp lữ hành nhưng có tới 213

doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Chứng tỏ trong những năm gần đây, các doanh nghiệp lữ hành có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế tại Hà Nội đã tăng nhanh chóng, các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa giảm mạnh. So sánh về các thành phần kinh tế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội tính đến tháng 3 năm 2007 với năm 2001 cho thấy, năm 2001 chưa có doanh nghiệp lữ hành nào chuyển sang cổ phần hóa, thì năm 2007 số lượng các doanh nghiệp du lịch lữ hành quốc tế và nội địa trên địa bàn Hà Nội chuyển sang loại hình cổ phần hóa tương đối lớn. Điều này thể hiện sự phát triển của các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội, khả năng linh hoạt, chuyển đổi và nắm bắt nhanh nhu cầu thị trường trong điều kiện hội nhập hiện nay.

Tính đến hết tháng 9 năm 2007, Hà Nội có khoảng 300 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, 277 doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. [23]

Cơ sở lưu trú:

Kinh doanh lưu trú là một hoạt động chính trong kinh doanh du lịch tại Hà Nội hiện nay, các doanh nghiệp lưu trú chiếm khoảng 59,44% trong tổng số các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội. Tớnh đến quớ I/2007, trờn địa bàn Hà Nội cú 516 cơ sở lưu trỳ du lịch với 12.894 phũng, trong đú, cú 181 khỏch sạn đó được xếp hạng với 8.562 phũng. Năm 2006, Hà Nội cú 8 khỏch sạn 5 sao với

2.361 phũng; 6 khỏch sạn 4 sao với 1.074 phũng; 20 khỏch sạn 3 sao với 1.708 phũng; 82 khỏch sạn 2 sao với 2.407 phũng; 56 khỏch sạn 1 sao với 909 phũng.


Bảng 2.3: Số lượng khỏch sạn và phũng trờn địa bàn Hà Nội theo hạng năm 2006


Hạng khỏch sạn

Số lượng Khỏch sạn

Tổng số phũng

8

2.316

4 sao

6

1.074

3 sao

20

1.708

2 sao

82

2.407

1 sao

56

909

Tổng

145

8.414

5 sao

Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội Doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch:

Hiện nay, Hà Nội có khoảng hơn 100 doanh nghiệp và hộ cá thể kinh doanh vận chuyển khách du lịch với hơn 1000 đầu xe ô tô các loại, các phương tiện đường sắt, đường thủy, đường bộ cũng đang được đầu tư. Hà Nội có khoảng gần 30 hãng taxi, có 4 tàu du lịch chạy trên sông Hồng, 4 công ty có 300 xe xích lô du lịch, 5 công ty có toa tàu hỏa du lịch tuyến Hà Nội – Lào Cai.

- Về quy mô của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội:


Doanh nghiệp lữ hành:


Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành ở Hà Nội chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, với số vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và lao động không quá 30 người. Các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có uy tín tập trung phần lớn ở các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần. Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn chiếm số lượng lớn nhất, khoảng 56% trong tổng số các doanh nghiệp lữ hành cả nội địa và quốc tế, chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp nhỏ, số vốn đầu tư thấp, tuy nhiên ưu điểm của các doanh nghiệp này là năng động. Các doanh nghiệp lữ hành được coi là lớn như Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội, Tổng công ty du lịch Hà Nội cũng chỉ có quy mô, doanh thu, số lượng khách hàng năm chỉ bằng hoặc nhỉnh hơn đại lý lữ hành hạng ba của Nhật.

Năng lực kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp được phản ánh thông qua tổng số vốn đầu tư, số lượng lao động hàng năm mà doanh nghiệp tập trung cho kinh doanh lữ hành. Vậy chúng ta có thể thấy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành ở Hà Nội còn thấp. Việc khai thác thị trường khách du lịch quốc tế chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các công ty gửi khách ở nước ngoài. Các doanh nghiệp lữ hành tại Hà Nội sẽ rất khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn nước ngoài khi hội nhập.

Cơ sở lưu trú:


Tớnh đến quớ I/2007, trờn địa bàn Hà Nội cú 516 cơ sở lưu trỳ du lịch với 12.894 phũng. Như vậy, tính trung bình cứ 1 cơ sở lưu trú thì có 25 phòng. Đây là mức tỷ lệ trung bình. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm số lượng cơ sở lưu trú thấp, chiếm 15% cơ sở lưu trú đã được xếp hạng trên địa bàn Hà Nội, chỉ bằng 21,43% so với doanh nghiệp nhà nước và 6,63% so với công ty tư nhân, nhưng lại có số phòng và số giường lớn - bằng 98,01% số phòng, 107,47% số giường so với công ty tư nhân; bằng 103,92% số phòng, 81,75% số giường so với doanh nghiệp nhà nước. Điều này chứng tỏ quy mô cơ sở lưu trú của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khá lớn. Các công ty tư nhân chiếm số lượng đông nhưng có quy mô về cơ sở lưu trú nhỏ, thường là các khách sạn mini, có số lượng phòng từ 10 đến 40.

Tất cả các cơ sở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội đều đã được xếp hạng, trong khi các cơ sở lưu trú nhà nước có khoảng 40% cơ sở lưu trú được xếp hạng, công ty tư nhân có khoảng 20% cơ sở lưu trú được xếp hạng. Như vậy, các cơ sở lưu trú của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội không chỉ có quy mô lớn mà còn có cơ sở hạ tầng tốt hơn các cơ sở lưu trú của doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Trong đó, khách sạn Sofitel Metropol Hà Nội được nhận danh hiệu khách sạn dành cho thương gia tốt nhất Hà Nội năm

2007 do bạn đọc tạp chí Business Traverller Asia Pacific bình chọn dựa trên các tiêu chí như địa điểm, tiện nghi trong phòng, trình độ công nghệ, chất lượng phục vụ cũng như đồ ăn uống.

Nhìn vào bảng số lượng khỏch sạn và phũng trờn địa bàn Hà Nội theo hạng năm 2006 ở trên, chúng ta thấy các khách sạn từ 3 đến 5 sao của Hà Nội còn chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 23% tổng số khách sạn đã được xếp hạng từ 1 đến 5 sao trên địa bàn Hà Nội. Trong khi đó nhu cầu của khách du lịch đối với các khách sạn cao cấp tại Hà Nội trong giai đoạn hiện nay tương đối lớn. Số phũng khỏch sạn từ năm 2000 đến 2006 gia tăng chậm so với số lượng khỏch đến Hà Nội. Từ năm 2000 đến 2006 số phũng chỉ tăng từ 9.207 lờn 12.425 (tăng 35%), trong khi số khỏch tăng từ

500.000 đến 1.200.000 lượt (tăng 60%). Theo Quy hoạch tổng thể phỏt triển du lịch Hà Nội giai đoạn 1997-2000 và Bỏo cỏo tổng hợp bổ sung điều chỉnh quy hoạch tổng thể phỏt triển du lịch giai đoạn 2002-2010, để đún được 2 triệu khỏch quốc tế và 10 triệu khỏch nội địa vào năm 2010, thành phố sẽ cần khoảng 26.000 phũng từ 3 sao trở lờn. Như vậy, từ nay đến năm 2010, mỗi năm Hà Nội cần xõy thờm khoảng 4.000 phũng khỏch sạn từ 3 sao trở lờn. Đây là một bài toán lớn và khó khăn cho ngành du lịch Hà Nội.

Doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch: chủ yếu là các công ty nhỏ, tính trung bình mỗi công ty kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch trên địa bàn Hà Nội có khoảng 100 đầu xe ô tô. Công ty trách nhiệm hữu hạn và hộ cá thể chiếm phần lớn trong tổng số doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch tại Hà Nội.

- Về lao động của các doanh nghiệp du lịch ở Hà Nội:


Trình độ học vấn của lao động trong các doanh nghiệp du lịch tại Hà Nội khá cao, 66% tốt nghiệp đại học ở các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Trong đó có khoảng 13% có trình độ đại học chuyên ngành về du lịch được đào tạo cơ bản,

31% tốt nghiệp đại học ngoại ngữ tiếng Anh, 21% tốt nghiệp đại học các ngành khác. Nhân lực du lịch trong các doanh nghiệp ở Hà Nội tuy được đánh giá cao hơn các tỉnh thành khác song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ và khả năng thực hành.

Việc sử dụng lao động có trình độ chuyên môn về du lịch trong các doanh nghiệp còn xem nhẹ, chủ yếu quan tâm đến trình độ ngoại ngữ và hình thức của người lao động.

Lao động trong các doanh nghiệp lữ hành tại Hà Nội:

Theo thống kê từ 20 công ty lữ hành hàng đầu tại Hà Nội về trình độ nhân sự thì đại học có 52%; cao đẳng 12%; trung học chuyên nghiệp 9% thuộc chuyên ngành du lịch và 27% không có chuyên môn liên quan đến du lịch (con số này có bao gồm cả các nhân viên như kế toán, thủ quỹ, bảo vệ…). Như vậy, so với các công ty lữ hành nội địa hay các đơn vị cung cấp dịch vụ khác như vận chuyển, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí thì nhân viên trong các công ty lữ hành tại Hà Nội có trình độ đại học thuộc chuyên ngành du lịch chiếm tỷ lệ cao.

Về hướng dẫn viên: về số lượng, theo thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, tính đến tháng 9 năm 2007, Hà Nội có 1.264 hướng dẫn viên được cấp thẻ. Tuy nhiên, trong số này thì phần lớn là hướng dẫn viên nội địa, một số có khả năng sử dụng tiếng Anh, một số ít sử dụng tiếng Trung Quốc và tiếng Pháp. Với các thị trường với ngôn ngữ khác thì lượng hướng dẫn viên còn rất thiếu. Ví dụ, đối với thị trường khách Hàn Quốc năm 2006 có 143.910 lượt khách đến Hà Nội, có nghĩa là trung bình mỗi ngày Hà Nội đón khoảng 400 lượt khách Hàn Quốc. Nhưng cho đến nay theo thống kê của Sở Du lịch Hà Nội thì mới có 11 người được cấp thẻ hướng dẫn viên tiếng Hàn. Như vậy, trung bình mỗi ngày 01 hướng dẫn viên phải làm việc với khoảng 36 khách du lịch Hàn Quốc. Con số này là không thích hợp, đặc biệt là khách Hàn Quốc thường đi theo đoàn nhỏ khoảng 15 người. Cơ bản có

thể ước lượng rằng, hướng dẫn viên cho thị trường khách du lịch sử dụng tiếng Hàn hiện mới đáp ứng được 30% nhu cầu.

Như vậy, xét tổng thể thì số lượng hướng dẫn viên của Hà Nội có thể đáp ứng, nhưng sự phân chia theo từng thị trường là chưa hợp lý. Sự bất cập đó đã thể hiện qua việc các công ty du lịch Hà Nội đã sử dụng cả các hướng dẫn viên chưa được cấp thẻ và hạn chế về trình độ.

Về chất lượng của hướng dẫn viên tại các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội: số lượng hướng dẫn viên thiếu trong một thời gian có thể đào tạo đủ vì theo quy định thì chỉ cần công dân Việt Nam đã có bằng đại học và qua lớp đào tạo ngắn hạn về hướng dẫn viên du lịch khoá từ 3 đến 6 tháng là có thể được cấp thẻ hướng dẫn, nhưng một vấn đề khác đặt ra là trình độ của hướng dẫn viên.

Theo kết quả phân tích từ số liệu thống kê của Sở Du lịch Hà Nội năm 2006 thì số lượng hướng dẫn viên có trình độ đại học chuyên ngành Du lịch, Khách sạn- Du lịch hay Địa lý-Du lịch, Văn hoá-Du lịch chiếm 32,78%; hướng dẫn viên có trình độ đại học không thuộc chuyên ngành du lịch chiếm 60,95%; hướng dẫn viên có trình độ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp chiếm 6,27%. Như vậy, số hướng dẫn viên không được đào tạo chuyên ngành du lịch nhiều gần gấp đôi hướng dẫn viên được đào tạo cơ bản về du lịch. Lý giải cho hiện tượng này một phần xuất phát từ đào tạo chuyên ngành trong các trường đại học không đảm bảo được yêu cầu của kiến thức chuyên môn và kỹ năng ngoại ngữ. Nhiều khoa Du lịch hay Khách sạn-du lịch tập trung vào đào tạo chuyên môn và trong quá trình đó thì ngoại ngữ cũng chỉ được coi như một trong 50 đến 60 môn học khác của 4-5 năm đại học. Chính điều này làm cho các sinh viên du lịch có thể có kiến thức tốt về chuyên môn nhưng đa phần lại kém về ngoại ngữ. Con số 60,95% số lượng hướng dẫn viên không được đào tạo từ chuyên ngành du lịch thì phần lớn được đào tạo từ các chuyên ngành ngoại ngữ.

Đội ngũ hướng dẫn viên cũng chưa đáp ứng được các yêu cầu của nghề nghiệp, đặc biệt các kỹ năng giao tiếp và tất cả các doanh nghiệp lữ hành đều bỏ qua dịch vụ sau khi kết thúc chương trình du lịch. Khách du lịch quốc tế đánh giá các kỹ năng giao tiếp, khả năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý đoàn khách và khả năng truyền đạt thông tin của hướng dẫn viên du lịch ở Hà Nội chưa cao, đặc biệt là việc sử dụng phương pháp phân tích so sánh khi thuyết minh và thể hiện các quan điểm đánh giá khác nhau trước một vấn đề. Khách du lịch nội địa cũng có những đánh giá tương tự đối với các kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ của hướng dẫn viên, đặc biệt là các kiến thức sâu rộng về tự nhiên, xã hội, kinh tế được đánh giá là thấp.

Lao động trong các cơ sở lưu trú tại Hà Nội:


Lao động trong các cơ sở lưu trú tại Hà Nội chiếm số lượng đông, khoảng 68,22% tổng số lao động trong ngành du lịch của Hà Nội. Các khách sạn cao cấp của Hà Nội có quy trình tuyển chọn nhân viên khá kỹ lưỡng cả về số lượng và năng lực chuyên môn. Ví dụ, đối với lễ tân khách sạn 5 sao thì buộc phải thông thạo 2 ngoại ngữ trở lên. Chú trọng đến vấn đề tuyển dụng giúp hệ thống các khách sạn từ 3 sao trở lên tại Hà Nội có được đội ngũ nhân viên phục vụ tương đối tốt.

Lao động trong các doanh nghiệp du lịch khác trên địa bàn Hà Nội:


Lao động trong các doanh nghiệp du lịch khác trên địa bàn Hà Nội bao gồm lao động trong các nhà hàng, quán bar, khu vui chơi giải trí, các công ty vận chuyển du lịch… Lao động thuộc nhóm này có trình độ không cao bằng lao động trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn, số lượng lao động trong các doanh nghiệp này được đào tạo bài bản chiếm 19,35%; đào tạo ngắn hạn 48,76% và chưa qua đào tạo 31,89%.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023