ngoài làm việc tại công ty không tuân thủ những quy định của pháp luật, chưa thực hiện thông báo thay đổi địa điểm trụ sở. (Minh Hòa, 2016)
1.6.3 Bài học kinh nghiệm
Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh lữ hành có thể do vô tình hay cố ý, nhưng tất cả các rủi ro này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khách du lịch, cũng như ảnh hưởng đến ngành du lịch của một quốc gia. Nếu không có kế hoạch phòng ngừa và xử lý rủi ro thì từ các rủi ro nhỏ có thể phát triển thành khủng hoảng, để lại những hậu quả khôn lường. Vì vậy, các doanh nghiệp lữ hành cần phải rút ra bài học kinh nghiệm trong việc quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành từ những kinh nghiệm trong và ngoài nước. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, cần xem xét tất cả những rủi ro, từ rủi ro rất nhỏ đến những rủi ro có thể trở thành cuộc khủng hoảng, đặc biệt là bắt đầu từ rủi ro hoạt động là loại rủi ro gây ra tổn thất do các nguyên nhân như con người, sự không đầy đủ hoặc vận hành không tốt các quy trình, hệ thống; các sự kiện khách quan bên ngoài...
Từ lý luận và thực tiễn hoạt động kinh doanh lữ hành, một số bài học kinh nghiệm dành cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nhằm tăng cường quản trị rủi ro được tổng kết lại như sau:
Thứ nhất, nhận thức được tầm quan trong của hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành.
Tất cả các cấp từ hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, và tất cả các nhân viên đều phải nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro. Hội đồng quản trị phải thuê tư vấn để xây dựng khung quản trị rủi ro phù hợp cho doanh nghiệp của mình và môi trường kinh doanh. Trong đó, hai vấn đề chủ chốt cần được đầu tư là: Xây dựng và hoàn thiện chiến lược cho quản trị rủi ro và hoàn thiện cấu trúc quản trị rủi ro, đặc biệt là cấu trúc tổ chức. Chiến lược quản trị rủi ro thường bao gồm các vấn đề sau đây: (i) xác định rủi ro và nhận biết các nguyên nhân gây rủi ro, (ii) mô tả rủi ro, (iii) Mô tả về các trách nhiệm quản lý rủi ro hoạt động vào tổng thể quản lý rủi ro nói chung của doanh nghiệp.
Thứ hai, xây dựng ý thức về quản trị rủi ro trong toàn hệ thống, lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên để thiết lập các chốt kiểm soát về rủi ro.
Tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp cần được đào tạo để hiểu biết và tham gia tự xác định rủi ro, xác định nguyên nhân, đánh giá trong tất cả các rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cần xác định và đánh giá rủi ro trong tất cả các rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của doanh nghiệp. Cần phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục thẩm định trước khi giới thiệu sản phẩm mới, thực hiện các hoạt động, quy trình và hệ thống.
Thứ ba, xây dựng ngân hàng dữ liệu về rủi ro và sử dụng công nghệ hiện đại trong phân tích, xử lý rủi ro
Các doanh nghiệp nên nhanh chóng xây dựng các quy trình hướng dẫn để thu thập thêm các thông tin tổn thất. Nếu có điều kiện, tối ưu hóa công nghệ hiện đại để phân tích, đánh giá và xử lý rủi ro.
Thứ tư, xây dựng quy trình quản trị rủi ro hiệu quả và giám sát thực hiện quy trình
Các doanh nghiệp nên có chính sách, quy trình và thủ tục để kiểm soát và đưa ra chương trình giảm thiểu rủi ro. Các doanh nghiệp nên xem xét lại theo định kỳ các ngưỡng rủi ro và chiến lược kiểm soát và nên điều chỉnh hồ sơ rủi ro cho phù hợp bằng cách sử dụng các chiến lược thích hợp với rủi ro tổng thể và rủi ro đặc trưng. Cần có báo cáo thường xuyên cho lãnh đạo cấp cao và Hội đồng quản trị để hỗ trợ chủ động quản lý rủi ro
Thứ năm, quản trị rủi ro một cách có hệ thống, từ rủi ro xuất phát từ nội tại, đến các rủi ro từ bên ngoài doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần phải triển khai thực hiện công tác quản trị rủi ro một cách có hệ thống, không xem nhẹ bất kỳ một rủi ro nào có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động.
Doanh nghiệp cần phải có kế hoạch duy trì kinh doanh đảm bảo khả năng hoạt động liên tục, hạn chế tổn thất trong trường hợp rủi ro xảy ra bất ngờ.
Tóm tắt chương 1
Trong chương 1, luận văn đã hệ thống lại một số khái niệm về lữ hành, kinh doanh lữ hành, khái niệm về rủi ro, về quản trị rủi ro, phân loại về rủi ro; mô hình quản trị rủi ro… dựa trên các yêu cầu của hoạt động quản trị rủi ro, chính sách quản trị rủi ro, quy trình quản trị rủi ro, các loại rủi ro thường xảy ra trong hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, cũng như một số bài học kinh nghiệm trong hoạt động quản trị rủi ro, để trên cơ sở đó, tác giả sẽ nghiên cứu thực tiễn các hoạt động quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Khối Du lịch nội địa - Saigontourist.
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp Thu thập số liệu
Dữ liệu cần thiết cho một cuộc nghiên cứu khoa học thì rất phong phú và đa dạng, có thể tìm kiếm hay thu thập nhiều loại dữ liệu khác nhau, từ nhiều nguồn khác nhau nhưng không phải loại dữ liệu nào cũng sử dụng được mà còn phải tùy thuộc vào tính chất và mục tiêu của cuộc nghiên cứu mà dữ liệu được thu thập một cách thích hợp.
Thông thường có hai nguồn dữ liệu được sử dụng nhiều nhất là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu được khai thác, thu thập trực tiếp từ đối tượng cung cấp thông tin, họ là những cá nhân, gia đình hay các tổ chức kinh tế - xã hội khác. Những thông tin thu thập được sẽ được dùng cho những mục đích riêng tức thời hoặc được sử dụng nhiều lần theo thời gian.
Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu được sưu tập sẵn và được công bố thông qua các tài liệu nào đó với mục đích khác như qua sách vở, báo chí, tạp chí chuyên ngành, trang mạng xã hội, báo cáo nội bộ, những số liệu đã được thống kê, những thông tin lấy từ niên giám….
Đối với những cuộc nghiên cứu chỉ mang tính tổng hợp báo cáo thì loại dữ liệu thứ cấp là thích hợp hơn. Nhưng đối với việc nghiên cứu luận văn này, với đề tài “Quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa tại khối du lịch nội địa Công ty TNHH một thành viên DVLH Saigontourist” thì dữ liệu sơ cấp sẽ được sử dụng chủ yếu vì mục tiêu của cuộc nghiên cứu này là tìm hiểu sâu sắc mức độ rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa.
Ngoài ra để có cơ sở đánh giá, nhận định thực trạng của công tác quản trị rủi ro, lập kế hoạch nghiên cứu và thực hiện phân tích dữ liệu thì phải sử dụng đến dữ liệu thứ cấp liên quan đến đối tượng nghiên cứu như số liệu doanh thu, phương hướng hoạt động …qua các tài liệu chuyên ngành khác.
2.2. Phương pháp Phỏng vấn chuyên gia
Quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành là một trong những nghiên cứu còn khá mới mẽ. Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về quản trị rủi ro trong kinh doanh, tuy nhiên đa phần các nghiên cứu tập trung ở lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bất động sản, các dự án khác… rất hiếm đề tài liên quan đến kinh doanh lữ hành, đặc biệt là trong kinh doanh lữ hành nội địa.
Vì vậy, phương pháp phỏng vấn chuyên gia được xem là phương pháp được đánh giá cao trong việc sử dụng để đánh giá các vấn đề có tính “ước định” để làm sáng tỏ các vấn đề có tính chất nhận định, đánh giá, định hướng chuyên ngành để làm cơ sở cho việc đưa ra các kết luận có tính khoa học và thực tiễn. Đề tài này đã thu thập ý kiến của các chuyên gia là các nhà quản lý cấp cao trong doanh nghiệp để làm cơ sở triển khai nghiên cứu của đề tài
2.3. Phương pháp Phân tích – tổng hợp
Thông qua các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, nghị quyết của Đảng bộ Tổng công ty Du lịch Saigon, của Công ty TNHH một thành viên DVLH Saigontourist các tài liệu lý luận và các kết quả nghiên cứu thực tiễn (sách báo, luận văn, luận án, bài báo khoa học, các công trình nghiên cứu…) trong và ngoài nước, người nghiên cứu đi sâu phân tích và đánh giá công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa làm cơ sở phát triển cho đề tài được nghiên cứu.
2.4. Phương pháp Thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Trong luận văn này, người nghiên cứu quan tâm, tổng kết các số liệu liên quan đến các loại rủi ro và mức độ rủi ro...từ đó, đưa ra nhận định, kết luận, đánh giá chung cho thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Khối Du lịch nội địa – Saigontourist
2.5. Công cụ nghiên cứu
Công cụ nghiên cứu cho đề tài này là bảng câu hỏi được thiết kế sẵn gồm các câu hỏi và các tình huống trả lời để đối tượng nghiên cứu lựa chọn và hoàn tất bảng câu hỏi một các phù hợp nhất đối với họ.
Bảng câu hỏi dùng cho đề tài nghiên cứu này đã được thiết kế dựa trên những tài liệu tham khảo từ những nguồn dữ liệu thứ cấp khác liên quan đến các loại rủi ro thường gặp trong kinh doanh lữ hành nội địa.
Để đánh giá thực trạng của công tác quản trị rủi ro tại Khối Du lịch nội địa - Saigontourist, người nghiên cứu đã thiết kế bảng khảo sát dành cho Cán bộ Công nhân viên của Công ty.
2.6. Quy trình lấy mẫu và cỡ mẫu
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, học viên cao học dựa trên số liệu thu thập từ cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại Tp.HCM, tổng số doanh nghiệp lữ hành nội địa tại Tp.HCM tính đến 30 tháng 6 năm 2017 là 565 đơn vị nên chỉ lấy ra một mẫu nghiên cứu gồm 100 phần tử là các cá nhân đang công tác trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành để thu được những ý kiến chung đại diện cho cả tổng thể đó dựa vào công thức Slovin tính cỡ mẫu:
N
n =
1 + (N.e2)
Trong đó:
n: cỡ mẫu
N: Số lượng tổng thể
e: +/- 10% sai số tiêu chuẩn
Việc chọn mẫu được thực hiện một cách ngẫu nhiên, không thiên kiến, có nghĩa là tất cả các phần tử của tổng thể đều có cơ hội đồng đều để được lựa chọn làm phần tử của mẫu nghiên cứu.
Đối với bảng câu hỏi dành cho CBCNV - Saigontourist, người nghiên cứu đã lấy ý kiến của 51/150 CBCNV chính thức của Khối Du lịch nội địa. Với cỡ mẫu này, người nghiên cứu cũng dựa trên công thức tính cỡ mẫu trên và nhận định mẫu nghiên cứu đã đáp ứng được tính đại diện và khách quan của mẫu được nghiên cứu.
2.7. Quy trình khảo sát
Quy trình khảo sát sẽ được tiến hành sau khi mọi công tác chuẩn bị đã được hoàn tất. Trong giai đoạn này, mục tiêu đề ra là phải tối đa hóa việc thu thập thông tin và giảm sai lầm đến mức tối thiểu.
Sau đây là phần báo cáo về công tác thu thập dữ liệu thực tế:
a) Thời gian thực hiện và địa điểm thực hiện: Cuộc khảo sát được tiến hành tại nơi tổ chức offline của Diễn đàn các doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ (VTF). Tại nơi tổ chức offline tổ chức vào sáng thứ 5 hàng tuần tại trung tâm Tp.HCM sẽ có mặt của các thành viên của diễn đàn này đang công tác tại các doanh nghiệp lữ hành. Đây là nơi rất thuận tiện để người nghiên cứu có thể phát phiếu khảo sát và thu thập ý kiến nhanh chóng và tập trung.
b) Người thực hiện: Người thực hiện cuộc khảo sát cũnng chính là học viên cao học, tác giả của luận văn này. Trước khi tiến hành cuộc khảo sát, người nghiên cứu đã chuẩn bị kỹ về mục đích của cuộc khảo sát để hướng dẫn đối tượng nghiên cứu trả lời bảng câu hỏi đã được soạn sẵn. Sẵn sàng giải thích cho đối tượng về mục đích của cuộc khảo sát để đối tượng khảo sát an tâm về tính bảo mật của thông tin.
c) Đánh giá tình hình khảo sát: Trong quá trình khảo sát, người nghiên cứu chỉ phát bảng câu hỏi khảo sát cho những đối tượng đồng ý tham gia. Cũng có một số đối tượng không đồng ý tham gia vì một số lý do khách quan như cảm thấy mất thời gian, cảm thấy không đủ kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực được hỏi.
Nhìn chung, những đối tượng tham gia vào cuộc khảo sát đa phần là những người có kinh nghiệm, có thâm niên công tác trong ngành và có chức danh quản lý như trưởng phòng, phó giám đốc, giám đốc các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa.
Việc lấy ý kiến khảo sát của CBCNV - Saigontourist rất thuận lợi, do CBCNV công tác tại văn phòng chính của Khối Du lịch nội địa và đa phần CBCNV đều đồng thuận với mục đích của cuộc khảo sát là khách quan và kỳ vọng sẽ đem lại một kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng vào thực tiễn của công việc tại Khối Du lịch nội địa - Saigontourist.
2.8. Phân tích kết quả nghiên cứu
Trong nội dung xác định mức độ rủi ro đối với các loại rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa qua đánh giá của đối tượng nghiên cứu là đại diện các công ty lữ hành tại Tp.HCM và một số tỉnh thành khác. Dữ liệu được phân tích thống kê qua phần mềm thống kê thích hợp và đã cho ra kết quả như sau:
2.8.1 Đặc điểm của người trả lời bảng khảo sát
Nội dung của Tiểu mục này mô tả đặc điểm của người trả lời các bảng khảo sát của học viên cao học theo các đặc điểm, nổi bật là: Nơi làm việc; loại hình của doanh nghiệp nơi họ làm việc; lĩnh vực hoạt động của doanh nghiêp của người trả lời các bảng hỏi; thời gian họ đã từng công tác trong lĩnh vực lữ hành tính đến thời điểm hiện nay.
Bảng 2.1. Xác định nơi làm việc
Tỷ lệ % | Tần suất | |
Thành phố Hồ Chí Minh | 88,89 | 88 |
Thủ đô Hà Nội | 0.00 | 0 |
Thành phố Đà Nẵng | 2,02 | 2 |
Thành phố Cần Thơ | 9,09 | 0 |
Khác | 9,09 | 9 |
Tổng cộng | 100 | 51 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Loại Theo Phương Pháp Quản Trị Rủi Ro Truyền Thống
- Các Yêu Cầu Của Hoạt Động Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh
- Các Loại Rủi Ro Phổ Biến Trong Kinh Doanh Lữ Hành Nội Địa
- Xác Định Thời Gian Công Tác Trong Lĩnh Vực Lữ Hành
- Saigontourist Nhận Giải Thưởng Thương Hiệu Quốc Gia 2016
- Thực Trạng Hoạt Động Quản Lý Rủi Ro Tại Khối Du Lịch Nội Địa
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tác giả khảo sát, 2017)