Tóm tắt chương 4
Dựa trên cơ sở lý luận của chương 1, kết quả nghiên cứu, phân tích và đánh giá trong chương 2 và 3 cho thấy rõ mức độ quan trọng của công tác quản trị rủi ro, nhận thức của người làm công tác quản trị rủi ro, mức độ rủi ro của rủi ro sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mà trong đó, kinh doanh lữ hành nội địa là một trong những nội dung kinh doanh còn mới mẽ, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến.
Để thực hiện tốt mục tiêu phát triển Khối Du lịch nội địa, cũng như của Công TNHH MTV DVLH Saigontourist trong những năm tiếp theo, tác giả luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị liên quan đến công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành của Khối Du lịch nội địa.
KẾT LUẬN
Quản trị rủi ro càng ngày càng trở nên quan trọng với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành để nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn có thể tác động xấu đến các hoạt động và có biện pháp kịp thời để phòng ngừa, ứng phó với các rủi ro, góp phần hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh. Điều này cũng không là ngoại lệ đối với Công ty TNHH MTV DVLH Saigontourist. Xuất phát từ quan điểm đó, luận văn đã đi sâu nghiên cứu và giải quyết các nội dung cơ bản sau:
Về lý luận, luận văn đã hệ thống hóa một cách có chọn lọn các khái niệm và vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. Luận văn cung cấp những luận cứ làm rõ hơn tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, tác giả luận văn đã nghiên cứu và đề xuất vận dụng mô hình quản trị rủi ro trong du lịch của tác giả G.K.Shaw với đề tài “ Mô hình quản trị rủi ro trong du lịch của Nam Phi” trong quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa tại Việt Nam. Đây là đóng góp lý luận thiết thực cho Khối Du lịch nội địa - Saigontourist nói riêng, cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa tại Tp.HCM nói chung.
Trên cơ sở đó, tác giả đã tiến hành cuộc khảo sát với mẫu khảo sát gồm đại diện các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành để phân tích, đánh giá mức độ rủi ro đối với một số loại rủi ro thường gặp trong kinh doanh lữ hành nội địa. Dựa trên cơ sở đó phân tích, đánh giá, kết hợp với khả năng khả năng phán đoán có thể xảy ra rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro để đánh giá và nhận định rủi ro nào phải được ưu tiền phòng ngừa, giải quyết trước, khả năng về nguồn nhân lực, khả năng trong cạnh tranh, đấu thầu…Khối Du lịch nội địa Cty TNHH MTV DVLH Saigontourist nói riêng, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa nói chung sớm có những quyết định đúng đắn và không lưỡng lự hoặc rập khuôn cho tất cả các tình huống phát sinh và có biện pháp kịp thời để phòng ngừa, ứng phó với các rủi ro, góp phần hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu luận văn, học viên cao học chỉ đề cập đến các rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh lữ hành nội địa đối với nhà tổ chức, chưa xem
xét đến các rủi ro có thể xảy ra đối với các bên liên quan như nhà cung ứng và du khách. Với kiến thức và kinh nghiệm nhất định, luận văn mới chỉ đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị mang tính chất ngắn hạn, phù hợp với một giai đoạn cụ thể tại Khối Du lịch nội địa.
Luận văn luôn xác định: Không có rủi ro, khủng hoảng nào giống rủi ro, khủng hoảng nào. Rủi ro, khủng hoảng trong kinh doanh lữ hành nội địa khác với rủi ro khủng hoảng trong kinh doanh lữ hành quốc tế. Cũng không có sách nào, trường lớp nào có thể trang bị đầy đủ kiến thức để đối phó với một cuộc khủng hoảng thật sự, một rủi ro nào đó. Mỗi một trường hợp rủi ro, khủng hoảng lại có những đặc điểm riêng biệt. Kinh nghiệm cho thấy rằng lý thuyết, sách vở, những cuộc tập dượt, các kế hoạch chỉ có thể là những định hướng, với những giả định tiếp cận thực tiễn. Trong khi việc chuẩn bị đối phó cho từng tình huống cụ thể trong thực tế rất khó khăn, thì điều quan trọng là cần hiểu rõ những nguyên tắc, vai trò và trách nhiệm để khi rủi ro, khủng hoảng du lịch xảy ra thì tất cả các cá nhân và tổ chức liên quan trong kinh doanh du lịch nội địa nói riêng và kinh doanh du lịch nói chung, có thể hợp tác, phối hợp với nhau một cách trôi chảy. Đối với bất cứ loại rủi ro, khủng hoảng nào, thì phòng ngừa bao giờ cũng quan trọng và tốt hơn là chạy chữa. Nghiên cứu về rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa cũng không kém phần phức tạp như nghiên cứu rủi ro trong kinh doanh lữ hành quốc tế. Đây là những vấn đề mở, bỏ ngỏ nhiều, nhưng luôn phải nghĩ đến nó.
Tác giả luận văn rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, góp ý của Thầy hướng dẫn, của Quý Thầy, Cô giáo trong hội đồng đánh giá luận văn, Quý Thầy, Cô giáo trường Đại học Công Nghệ Tp.HCM và Ban Lãnh đạo Khối DLNĐ, Ban Lãnh đạo Công ty TNHH MTV DVLH Saigontoursit và Quý Anh, Chị, Em đồng nghiệp trong ngành du lịch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.TIẾNG VIỆT
1. Bộ Chính Trị (2005), Nghị quyết Trung ương số 48 – NQ/TW, ban hành ngày 24 tháng năm 2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật việt nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội
2. Bộ Chính Trị (2017), Nghị quyết Trung ương số 08 - NQ/TW, ban hành ngày 16 tháng 01 năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Nội
3. Công ty TNHH MTV DVLH Saigontourist (2015), Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Saigontourist nhiệm kỳ 2015 – 2020, Tp.HCM
4. Trương Quốc Dũng (2013), Quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách tại Công ty cổ phần Du lịch Tân Định Fiditourist, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
5. Jonathan Reuvid (2014), Quản lý rủi ro kinh doanh – Những hướng dẫn thực tế để bảo vệ hoạt đông kinh doanh của bạn, NXB Hồng Đức
6. Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương (2009), Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, Trường Đại học Kinh tế quốc dân (lưu hành nội bộ)
7. Nguyễn Quyết Thắng (2015), Giáo trình Tổng quan du lịch, Trường Đại học Hutech (lưu hành nội bộ)
8. Hoàng Xuân Tuyên (2016), Xây dựng chiến lược phát triển cho Công ty TNHH MTV 756 giai đoạn 2016 – 2020, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Tài Chính – Marketing
9. Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt và Hà Đức Sơn (2013), Quản trị rủi ro và khủng hoảng, NXB Lao Động – Xã hội
10. Quốc Hội (2005), Luật Du lịch, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
II.TIẾNG ANH
11. Charles Brossman (2016), Building a Travel Risk Management Program: Traveler Safety and Duty of Care for any Organization, Cambridge USA
12. Sophie Harwood (2017), When business travel goes wrong (and the lessons learned, https://betravelwise.com/business-travel-goes-wrong-lessons-learned/, access May 15, 2017
13. Jim Hutton (2015), Lessons Learned from the Nepal Crisis, http://www.oncallinternational.com/app_media/news/Print-NepalCrisis_8_19_15.pdf, access April 28, 2017
14. Tom McClurg (2016), Risk Management, Human Resources & the Business Traveller, https://www.gbta.org/Lists/Resource%20Library/GBTA%20Toolkit/GBTA
%20Toolkit_revised_DR7.pdf, access May 15, 2017
15. Saul Shanagher (2016), Top 5 security considerations for business travellers, https://betravelwise.com/top-5-security-considerations-for-business-travellers/, access May 15, 2017
16. G.K.Shaw (2010), A risk management model for the tourism industry in South Africa, North-West University
17. Mehul Srivastava (2017), Tourists return to Turkey after Russian ban and terror attacks, https://www.ft.com/content/340b5762-5c0d-11e7-9bc8-8055f264aa8b, access June 30, 2017
18. Maria Oroian and Marinela Gheres (2011), Developing a risk management model in travel agencies activity: An empirical, Romania
19. Andy Prior (2017), Travel Risk Management – an overview of legal responsibilities in the UK, https://betravelwise.com/beginnersguideforlegalresponsibilities/, access at May 16, 2017.
III.INTERNET:
20. Bùi Xuân Chung và Tô Xuân Hùng (2012), Quản trị rủi ro doanh nghiệp - Bài học tốt từ khủng hoảng, nguồn https://www.baomoi.com/quan-tri-rui-ro-doanh-nghiep-bai-hoc-tot-tu-khung-hoang/c/9548910.epi, truy cập ngày 10/03/2017
21. Chứng khoán Bảo Việt (2014), Quản trị rủi ro - Mất bò mới lo làm chuồng, nguồn http://www.bvsc.com.vn/News/2014626/295407/quan-tri-rui-ro-mat-bo-moi-lo-lam-chuong.aspx#, truy cập ngày 01/08/2017
22. Nguyễn Hoài (2016), Đánh giá tác động môi trường Formosa sơ sài, người phê duyệt nói gì?, Bản tin Xã hội của Báo Tiền Phong ngày 20/07/2016, nguồn http://www.tienphong.vn/xa-hoi/dtm-cua-formosa-khong-nhac-toi-quy-hoach-xu-ly-chat-thai-1027697.tpo, truy cập ngày 20/04/2017
23. Thùy Linh (2016), Quản trị rủi ro: Yếu tố quan trọng cho phát triển bền vững, Bản tin Doanh nhân của VnEconomy ngày 21/07/2016, nguồn http://vneconomy.vn/doanh-nhan/quan-tri-rui-ro-yeu-to-quan-trong-cho-phat-trien-ben-vung-2016071802547817.htm, truy cập ngày 08/03/2017
24. Nhân Lưu (2015), Cách giải quyết rủi ro trong kinh doanh giảm thiểu tổn thất cho công ty, nguồn http://me.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiki.aspx?StoreID=23773, truy cập ngày 20/05/2017
25. Minh Hòa ( 2016), Ngành Du lịch mạnh tay với hoạt động kinh doanh lữ hành, nguồn http://baoquocte.vn/nganh-du-lich-manh-tay-voi-hoat-dong-kinh-doanh-lu-hanh-31792.html, truy cập ngày 28/04/2017
26. Vy An (2016), Nhiều công ty du lịch phát hiện bị sửa thông tin trên Google, https://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/viet-nam/nhieu-cong-ty-du-lich-phat-hien-bi-sua-thong-tin-tren-google-3517837.html, truy cập ngày 27/04/2017
27. Thanh Thủy (2017), Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực vượt khủng hoảng, http://www.nhandan.com.vn/thegioi/item/33050702-du-lich-tho-nhi-ky-no-luc-vuot-khung-hoang.html, truy cập ngày 3/6/2017
PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT – BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHẢO SÁT DÀNH CHO CB CNV LỮ HÀNH SAIGONTOURIST
PHẦN 01: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT DÀNH CHO CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN SAIGONTOURIST
Người trả lời: ………………………….. | |
Người khảo sát: Đoàn Thị Lộc | Nam/Nữ: ………………………………. |
Ngày khảo sát: …../…../2017 | Email: …………………………………. |
Chức vụ: …….…………………………. |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Hoạt Động Quản Lý Rủi Ro Tại Khối Du Lịch Nội Địa
- Bối Cảnh Và Định Hướng, Quan Điểm Tăng Cường Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Lữ Hành Nội Địa Của Saigontourist
- Quan Điểm Của Khối Du Lịch Nội Địa Saigontourist Về Tăng Cường Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh
- Quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa tại khối du lịch nội địa Công ty TNHH MTV dịch vụ lữ hành Saigontourist - 14
- Quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa tại khối du lịch nội địa Công ty TNHH MTV dịch vụ lữ hành Saigontourist - 15
- Quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa tại khối du lịch nội địa Công ty TNHH MTV dịch vụ lữ hành Saigontourist - 16
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
PHẦN 1. GIỚI THIỆU
Xin chào Quý Ông/Bà/Anh/Chị, tôi là học viên cao học của Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Trong kế hoạch nghiên cứu luận văn của mình, tôi đến Quý đơn vị để xin tìm hiểu về công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa. Trên cơ sở đó, tôi tìm hiểu việc quản trị rủi ro ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, nhận diện được các rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa, những yếu tố nào có thể phòng tránh rủi ro và giải pháp để quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa.
Cuộc trao đổi lấy ý kiến này là hoàn toàn tự nguyện và những thông tin thu thập hôm nay rất quan trọng, chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Kính xin Quý Ông/Bà/Anh/Chị vui lòng trả lời một số câu hỏi duới đây.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý Ông/Bà/Anh/Chị.
Đoàn Thị Lộc Đại học Hutech
Email: doanlocsgt.1978@gmail.com
PHẦN 2. BẢNG HỎI
Câu 1. Quý Ông/Bà cho biết tên Khối/Phòng/Chi Nhánh mà Quý Ông/Bà đang làm việc ?
----------------------------------------------------------------------------------------
Câu 2. Ông bà có cho rằng rủi ro có thể nhận diện, dự báo và nếu có quản trị rủi ro tốt có thể hạn chế được rủi ro?
Có thể quản lý, giảm thiểu được Có thể, nhưng khó thực hiện được Không có tác dụng
Câu 3. Cá nhân ông (bà) có am hiểu các biện pháp phòng ngừa rủi ro?
Không hiểu rõ
Có hiểu, nhưng không nhiều Hiểu rõ
Câu 4. Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, cá nhân ông (bà) có cho rằng quản trị rủi ro là một vấn đề quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp?
Không cần thiết Bình thường Rất quan trọng
Câu 5. Theo Ông/Bà có cần thiết xây dựng một bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro tại Khối/Phòng/Chi nhánh của Ông/Bà đang công tác hay không?
Không cần thiết Cần thiết
Rất cần thiết