Tổng Quan Về Hoạt Động Kinh Doanh Lữ Hành Nội Địa Tại Khối Dlnđ - Saigontourist


Nếu xét theo tổng thể thì đa số các người trả lời câu hỏi khảo sát đến từ các công ty lữ hành tại Tp.HCM. Kết quả khảo sát sẽ mang tính khách quan và làm cơ sở cho kết quả nghiên cứu của đề tài là quản trị rủi ro tại Khối Du lịch nội địa - Saigontourist.

Bảng 2.2: Xác định loại hình doanh nghiệp



Loại hình doanh nghiệp


Tỷ lệ %


Tần suất

Doanh nghiệp tư nhân

82,83

82

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

0.00

0

Doanh nghiệp liên doanh với đối tác trong nước

0.00

0

Doanh nghiệp liên doanh với đối tác nước ngoài

0.00

0

Doanh nghiệp cổ phần (có vốn nhà nước từ 51%

trở lên)

12,12

12

Doanh nghiệp nhà nước

3,03

3

Khác

2,02

2

Tổng cộng

100

51

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa tại khối du lịch nội địa Công ty TNHH MTV dịch vụ lữ hành Saigontourist 1681114527 - 8

(Nguồn: Tác giả khảo sát, 2017)

Qua số liệu thống kê như trên có thể thấy đa phần các doanh nghiệp được hỏi đến từ các doanh nghiệp tư nhân.

Bảng 2.3: Xác định lĩnh vực kinh doanh lữ hành



Hoạt động trong lĩnh vực nào


Tỷ lệ %


Tần suất

Du lịch nội địa

64,65

64

Du lịch Nước ngoài (Outbound)

5,05

5

Du lịch Quốc tế (Inbound)

6,06

6

Khác

24,24

24

Tổng cộng

100

99

(Nguồn: Tác giả khảo sát, 2017)


Về lĩnh vực hoạt động thì đa phần các câu trả lời là hoạt động trong lĩnh vực du lịch nội địa. Trong mục khác, cần ghi rõ, thì có đến 24,24% các công ty hoạt động chủ yếu cả 03 lĩnh vực Du lịch nội địa, Du lịch Nước ngoài, Du lịch quốc tế.

Bảng 2.4: Xác định thời gian công tác trong lĩnh vực lữ hành



Thời gian công tác trong lĩnh vực lữ hành


Tỷ lệ %


Tần suất

Dưới 3 năm

8.00

8

Từ 3 đến dưới 5 năm

19.00

19

Từ 5 đến dưới 10 năm

32.00

32

Từ 10 năm trở lên

41.00

41

Tổng cộng

100

100

(Nguồn: Tác giả khảo sát, 2017)

Tỷ lệ trả lời câu hỏi này là hơn 70% người được hỏi công tác trong lĩnh vực lữ hành ít nhất từ 5 năm trở lên. Với thời gian công tác trong lĩnh vực lữ hành từ 5 năm trở lên thì các câu trả lời sẽ được đánh giá là khách quan và nhiều kinh nghiệm.

2.8.2. Đánh giá mức độ rủi ro

Câu hỏi số 05 được đặt ra trong bảng câu hỏi dành cho các đơn vị lữ hành là nhằm xác định mức độ rủi ro của các rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa. Bảng khảo sát sau khi được xử lý đã đưa ra kết quả đánh giá bằng phương pháp bình quân gia quyền, giúp cho người nghiên cứu đánh giá được mức độ rủi ro ưu tiên cần tập trung xử lý. Trong đó, có 10 loại rủi ro được đánh giá với mức độ rủi ro từ rất cao đến rủi ro cao mà các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cần lưu ý và tập trung xử lý. Qua việc đánh giá mức độ rủi ro này sẽ rút ra những cơ sở để kết luận, đánh giá về các rủi ro mà Khối Du lịch nội địa cần phải xem xét và đưa vào mô hình quản trị rủi ro của Khối Du lịch nội địa


Bảng 2.5: Thống kê mô tả (Rủi ro cao)


Số TT


RỦI RO

Rủi ro rất cao

Rủi ro cao

Rủi ro vừa

Ít rủi ro

Không có rủi

ro

Tổng cộng

Bình quân gia

quyền

1

Thất thoát chất xám (tình trạng nhảy

việc)

Tỷ lệ %

33.00

46.00

14.00

7.00

0.00



Tần suất

33

46

14

7

0

100

1.95

2

Chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh

tranh

Tỷ lệ %

34.00

39.00

18.00

7.00

2.00



Tần suất

34

39

18

7

2

100

2.04

3

Sự gian lận, thiếu trung thực trong kinh

doanh của nhân viên

Tỷ lệ %

35.00

37.00

19.00

6.00

3.00



Tần suất

35

37

19

6

3

100

2.05

4

Cạnh tranh không lành mạnh của các

công ty du lịch

Tỷ lệ %

23.00

52.00

20.00

4.00

1.00



Tần suất

23

52

20

4

1

100

2.08

5

Giá cả của đối thủ cạnh tranh

Tỷ lệ %

35.35

29.29

24.24

10.10

1.01



Tần suất

35

29

24

10

1

99

2.12

6

Nội bộ mất đoàn kết

Tỷ lệ %

36.36

29.29

21.21

8.08

5.05



Tần suất

36

29

21

8

5

99

2.16

7

Thiếu đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm

Tỷ lệ %

13.13

54.55

23.23

9.09

0.00



Tần suất

13

54

23

9

0

99

2.28


Số TT


RỦI RO

Rủi ro rất cao

Rủi ro cao

Rủi ro vừa

Ít rủi ro

Không có rủi

ro

Tổng cộng

Bình quân gia

quyền

8

Khoảng cách đối với đối thủ cạnh tranh

Tỷ lệ %

16.00

46.00

31.00

7.00

0.00



Tần suất

16

46

31

7

0

100

2.29

9

Thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ

chuyên môn

Tỷ lệ %

13.00

55.00

22.00

8.00

2.00



Tần suất

13

55

22

8

2

100

2.31

10

An toàn đường bộ

Tỷ lệ %

31.25

28.13

20.83

15.63

4.17



Tần suất

30

27

20

15

4

96

2.33

11

Tính thời vụ của sản phẩm du lịch

Tỷ lệ %

16.00

47.00

25.00

11.00

1.00



Tần suất

16

47

25

11

1

100

2.34


12

Sự sao chép/bắt chước của du khách/công ty du lịch khác đối với

chương trình du lịch

Tỷ lệ %

17.00

45.00

27.00

8.00

3.00



Tần suất

17

45

27

8

3

100

2.35

13

Chi phí vận chuyển cao

Tỷ lệ %

10.00

46.00

40.00

4.00

0.00



Tần suất

10

46

40

4

0

100

2.38

14

Thiên tai (bão, lũ...)

Tỷ lệ %

27.00

32.00

20.00

18.00

3.00



Tần suất

27

32

20

18

3

100

2.38


Số TT


RỦI RO

Rủi ro rất cao

Rủi ro cao

Rủi ro vừa

Ít rủi ro

Không có rủi

ro

Tổng cộng

Bình quân gia

quyền

15

Các hoạt động khủng bố/biểu tình/gây

rối trật tự

Tỷ lệ %

27.00

36.00

15.00

13.00

9.00



Tần suất

27

36

15

13

9

100

2.41

16

Cháy nổ

Tỷ lệ %

32.00

23.00

20.00

19.00

6.00



Tần suất

32

23

20

19

6

100

2.44

17

Chi phí nhiên liệu biến động tăng/giảm

Tỷ lệ %

16.00

42.00

26.00

13.00

3.00



Tần suất

16

42

26

13

3

100

2.45

18

Dịch bệnh

Tỷ lệ %

21.00

35.00

25.00

15.00

4.00



Tần suất

21

35

25

15

4

100

2.46

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp kết quả nghiên cứu, 2017)


Bằng cách tính bình quân gia quyền, đã xác định được một số loại rủi ro được xếp loại từ cao đên thấp. Trong nghiên cứu này, mức độ rủi ro được chia thành 3 nhóm mức độ: Rủi ro cao (Số thứ tự từ 1-18), Rủi ro trung bình (Số thứ tự từ 19-37), Rủi ro thấp (Số thứ tự từ 38-55) theo nguyên tắc từ cao đến thấp, được phân bổ theo bảng thống kê mô tả được cập nhật ở phần Phụ lục. Nhóm rủi ro cao phải được bao gồm trong mô hình quản lý rủi ro của doanh nghiệp, vì nó phản ánh được tính đại diện. Nhóm rủi ro cao này đòi hỏi sự chú ý nhiều hơn khi xác định nguyên nhân của những rủi ro này, đánh giá và phản ứng được phát triển để giảm thiểu bất kỳ tác động tiêu cực nào của rủi ro bên trong hoặc bên ngoài để có biện pháp phòng ngừa, né tránh rủi ro, thu lợi ích tối đa khi khai thác các rủi ro.

Đối với nhóm rủi ro trung bình hoặc thấp, không có nghĩa là những rủi ro này có thể bị loại ra khỏi mô hình quản lý rủi ro vì một có một số rủi ro có thể được coi là rất thấp đối với người khảo sát dựa trên ý kiến chủ quan của doanh nghiệp, mà rủi ro này có thể là rất cao đối với doanh nghiệp khác. Điều đó nói lên rằng người làm công tác quản trị rủi ro hoặc các chủ doanh nghiệp phải nhận thức sâu sắc hơn về rủi ro dựa trên khả năng phán đoán có thể xảy ra rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro để đánh giá và nhận định rủi ro nào phải được ưu tiên phòng ngừa, giải quyết trước, và dựa trên khả năng về nguồn nhân lực, khả năng trong cạnh tranh, đấu thầu…để sớm có những quyết định đúng đắn và không lưỡng lự hoặc rập khuôn cho tất cả các tình huống phát sinh.


Tóm tắt chương 2


Chương 2 của luận văn mô tả các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong suốt luận văn. Việc nghiên cứu luận văn này, với đề tài “Quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa tại khối du lịch nội địa Công ty TNHH MTV DVLH Saigontourist” thì dữ liệu sơ cấp sẽ được sử dụng chủ yếu vì mục tiêu của cuộc nghiên cứu này là tìm hiểu sâu sắc mức độ rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa. Vì thế luận văn sử dụng phương pháp thu thập số liệu; phỏng vấn chuyên gia; phân tích – tổng hợp; và thống kê mô tả. Chương 2 của luận văn cũng đề cập đến công cụ nghiên cứu, quy trình lấy mẫu và cỡ mẫu; quy trình khảo sát; và phân tích kết quả nghiên cứu.


Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Khối DLNĐ - Saigontourist

3.1.1. Khái quát về Saigontourist

Thành lập năm 1975, Công ty TNHH MTV DVLH Saigontourist hiện là đơn vị lữ hành hàng đầu và duy nhất tại Việt Nam kinh doanh hiệu quả trên cả 3 lĩnh vực du lịch quốc tế, du lịch nước ngoài, du lịch trong nước. Tôn chỉ hoạt động của Công ty là luôn cam kết nỗ lực mang lại những giá trị dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, đối tác, bảo đảm sự phát triển bền vững, hài hòa lợi ích doanh nghiệp và cộng đồng xã hội.

Sự phát triển toàn diện, không ngừng đổi mới sáng tạo, hoàn thiện công nghệ quản lý, định chuẩn quy trình phong cách phục vụ cùng nguồn nhân lực dồi dào, giàu kinh nghiệm, yêu nghề là nền tảng tạo nên sức mạnh, giá trị đẳng cấp cho thương hiệu Lữ hành Saigontourist.

Thương hiệu Lữ hành Saigontourist ngày càng mở rộng phạm vi nhận diện trong và ngoài nước. Hiện nay, Công ty TNHH MTV DVLH Saigontourist quan hệ chặt chẽ với nhiều công ty, đại lý du lịch trên toàn cầu như Pháp, Đức, Nhật Bản, Nga, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Bắc Âu, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, các nước khu vực ASEAN… và là thành viên chính thức của Hiệp hội du lịch quốc tế (PATA, ASTA, USTOA, JATA), Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VTA), Hiệp hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh (HTA), Câu lạc bộ du lịch MICE Việt Nam.

Hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV DVLH Saigontourist bao gồm: Du lịch quốc tế; Du lịch tàu biển quốc tế và đại lý hàng hải; Du lịch MICE (Meeting, Incentive, Conference and Event); Dịch vụ BTS (Business Travel Service); Du lịch nước ngoài; Du lịch nội địa; Dịch vụ du lịch cao cấp – Premium Travel; Du lịch tiết kiệm – IKO Travel: Mọi người đều có thể du lịch; Dịch vụ đặt vé máy bay quốc tế và quốc nội; Dịch vụ cho thuê xe; Dịch vụ Xuất khẩu lao động; Dịch vụ Du học; Dịch vụ cho thuê Hướng dẫn, Phiên dịch.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 10/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí