Dư Nợ Cho Vay Khcn Được Xử Lý Bằng Sử Dụng Trích Lập Dự Phòng Rủi Ro Tín Dụng


Theo thống kê, tỷ lệ các khoản dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ những năm gần đây của Agribank chi nhánh Yên Phong có xu hướng tăng vào năm 2019 từ 0,04% lên 0,07%, nhưng đã giảm xuống 0,06% vào năm 2020, cho thấy chi nhánh đã tìm ra được biện pháp xử lý rủi ro tốt hơn.

- Xử lý tài sản bảo đảm

Với những Khách hàng thuộc nhóm Nợ xấu, không có khả năng cơ cấu lại khoản nợ, Ngân hàng thực hiện xử lý tài sản đảm bảo thông qua việc phát mãi tài sản, căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015.

Bảng 2.14. Dư nợ được xử lý bằng TSĐB


ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2018


Năm 2019

Năm 2020

Chênh lệch 2019/2018

Chênh lệch 2020/2019

Giá trị

%

Giá trị

%

1. Dư nợ được xử lý bằng tài sản đảm bảo


6.952


26.958


34.759


20.006


287,8


7.800


28,9

2. Dư nợ cho vay KHCN


3.862.341


4.813.953


5.606.225


951.612


25


792.272


17

3. Tỷ lệ dư nợ được xử lý bằng TSĐB/ Tổng dư nợ

KHCN


0,18%


0,56%


0,62%





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong - 11


(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, Agribank Chi nhánh Yên Phong)


Theo thống kê, tỷ lệ các khoản dư nợ được xử lý bằng tài sản đảm bảo tăng qua các năm cho thấy đây là biện pháp được Chi nhánh ưu tiên xử dụng trong thời gian gần đây.

- Sử dụng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Với những Khách hàng thuộc nhóm Nợ xấu, không có khả năng cơ cấu lại khoản nợ và cũng không có tài sản đảm bảo, Chi nhánh thực hiện sử dụng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để bù đắp rủi ro.


Bảng 2.15. Dư nợ cho vay KHCN được xử lý bằng sử dụng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2018


Năm 2019

Năm 2020

Chênh lệch 2019/2018

Chênh lệch 2020/2019

Giá trị

%

Giá trị

%

1. Dư nợ cho vay KHCN được xử lý bằng sử dụng

trích lập dự phòng RRTD


772


1.444


1.121


672


87,0


-323


-22,4

2. Dư nợ cho vay KHCN


3.862.341


4.813.953


5.606.225


951.612


25


792.272


17

3. Tỷ lệ dư nợ cho vay KHCN được xử lý bằng sử dụng trích lập dự phòng RRTD / Tổng

dư nợ KHCN


0,02%


0,03%


0,02%





(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, Agribank Chi nhánh Yên Phong)

Theo thống kê, tỷ lệ các khoản dư nợ được xử lý bằng bằng sử dụng trích lập dự phòng RRTD của chi nhánh tương đối thấp và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2019-2020.

Bảng 2.16. Kết quả khảo sát về tài trợ và xử lý rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Yên Phong


STT


Nội dung

Số lượng người đánh giá


Điểm TB


Ý nghĩa

1

2

3

4

5


1

Công tác xử lý rủi ro tín dụng được thực hiện một cách hợp


0


0


8


18


19


4,24


Rất tốt


2

Chi nhánh luôn quan tâm đến các quỹ tài trợ cho rủi ro tín dụng


0


0


7


15


23


4,36


Rất tốt


3

Chi nhánh luôn chú trọng đến các phương án xử lý rủi ro tín dụng


6


15


19


5


0


2,51

Trung bình


4

Đối với các trường hợp cụ thể Chi nhánh luôn lựa chọn phương thức xử lý rủi ro phù

hợp, tránh thất thoát


4


19


16


6


0


2,53


Trung bình

Nguồn: Kết quả khảo sát


Tác giả tiến hành khảo sát 45 cán bộ, nhân viên đang làm việc tại chi nhánh về hoạt động xử lý rủi ro tín dụng, kết quả điều tra được xử lý bằng phần mềm Excel. Kết quả khảo sát về hoạt động xử lý rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Yên Phong được đánh giá khá cao. Các biến quan sát dao động trong khoảng 2,51 - 4,36 cho thấy hoạt động xử lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh đã được triển khai khá đồng bộ, triệt để và rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực liên quan.

Công tác xử lý rủi ro tín dụng được thực hiện một cách hợp lý: Qua kết quả điều tra giá trị trung bình là 4,24 (trong đó số lượng ý kiến rất đồng ý là 19 người; đồng ý là 18 người; bình thường là 8 người; không có ý kiến nào không đồng ý) được đánh giá mức 5, mức rất tốt. Cho thấy Chi nhánh đã tiến hành công tác quản lý rủi ro tín dụng tương đối phù hợp. Chi nhánh luôn quan tâm đến các quỹ tài trợ cho rủi ro tín dụng: Qua kết quả điều tra giá trị trung bình là 4,36 (trong đó số lượng ý kiến rất đồng ý là 23 người; đồng ý là 15 người; bình thường là 7 người; không có ý kiến nào không đồng ý); được đánh giá mức rất tốt. Cho thấy Chi nhánh luôn quan tâm đến công tác tài trợ rủi ro tín dụng.

Tuy nhiên, trong công tác xử lý rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh Yên Phong vẫn còn một số hạn chế, trong đó các phương án xử lý rủi ro và cách lựa chọn phương thức xử lý rủi ro chưa hợp lý, qua kết quả khảo sát, cán bộ nhân viên tại Chi nhánh chỉ đánh giá ở mức độ trung bình với số điểm lần lượt là 2,51 (số lượng ý kiến rất không đồng ý là 6 người; không đồng ý là 15 người; bình thường là 19 người; đồng ý là 5 người) và 2,53 (số lượng ý kiến rất không đồng ý là 4 người; không đồng ý là 19 người; bình thường là 16 người; đồng ý là 6 người).

2.3.3 Thực trạng các chỉ tiêu phản ánh kết quả QTRRTD trong cho vay KHCN tại Agribank – chi nhánh Yên Phong

- Thực trạng về nợ quá hạn trong cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Yên Phong giai đoạn 2018 - 2020:


Bảng 2.17: Tình hình nợ quá hạn trong cho vay KHCN Agribank Chi nhánh Yên Phong giai đoạn 2018-2020


ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Chênh lệch 2019/2018

Chênh lệch 2020/2019

Giá trị

%

Giá trị

%

1. Các khoản cho vay KHCN

có nợ quá hạn (Nhóm 2,3,4,5)

69.522

96.279

140.156

26.757

38,5

43.877

45,6

Từ 10 – 90 ngày

17.959

35.807

31.723

17.847

99,4

-4.083

-11,4

Từ 91 – 180 ngày

7.493

3.454

2.517

-4.040

-53,9

-936

-27,1

Từ 181 – 360 ngày

9.780

8.252

32.854

-1.528

-15,6

24.603

298,2

Nợ quá hạn trên 360 ngày

34.290

48.767

73.061

14.478

42,2

24.293

49,8

2. Dư nợ cho vay KHCN

3.862.341

4.813.953

5.606.225

951.612

24,6

792.272

16,5

3. Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho

vay KHCN (%)

1,8

2

2,5

-

-

-

-


(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, Agribank Chi nhánh Yên Phong)


Chỉ tiêu nợ quá hạn phản ánh khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn, bao gồm các khoản nợ khách hàng không có khả năng thanh toán nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn. Trong đó các khoản nợ quá hạn, một số khoản nợ chuyển sang nợ khó đòi và khi đó sẽ làm rủi ro tín dụng càng tăng mạnh hơn. Tỷ lệ nợ này càng cao thì mức độ gia tăng rủi ro của ngân hàng càng cao. Nợ quá hạn có sức ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro thanh khoản cũng như phản ánh chính xác độ an toàn của ngân hàng.

Nợ quá hạn luôn là một vấn đề được các ngân hàng quan tâm khi mà trong nền kinh tế thị trường rủi ro trong hoạt động kinh doanh đó là một vấn đề khách quan và nợ quá hạn sẽ là một điều tất yếu mà không một ngân hàng khó có thể tránh khỏi. Nhưng nếu ngân hàng có quá nhiều khoản nợ quá hạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh vì khả năng ngân hàng bị mất vốn lớn từ đó dẫn đến mất khả năng thanh toán, giảm đi thu nhập.


Nhìn vào bảng trên có thể thấy từ năm 2018 đến năm 2020 tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay KHCN trên tổng dư nợ cho vay KHCN đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tăng từ 1,8% vào năm 2018 đến năm 2019 đạt 2,0% và tiếp tục tăng đến 2,5% vào năm 2020. Theo như chỉ tiêu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3% là chấp nhận được.

Xét về nguyên nhân của sự biến động nhóm nợ có thể xem là do ảnh hưởng của thiên tai, khi mà thời tiết không thuận lợi và kém kèm theo đó là cú sốc cung sản lượng nông nghiệp cũng gây áp lực về giá lương thực, thực phẩm vào tháng 10 năm 2020 tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước, hay các sự cố môi trường tình hình kinh tế - chính trị trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn, khiến khách hàng vay vốn kinh doanh, sản xuất thu hồi vốn bị chậm trễ dẫn đến không thể thanh toán các khoản nợ khi đến hạn.

Xét về các khoản nợ phân theo thời gian thì các khoản nợ từ 10 – 90 ngày và khoản nợ quá hạn trên 360 ngày chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả 3 năm 2018 – 2020. Nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày đạt tỷ trọng cao nhất vào năm 2019 và chiếm 36,4%/tổng các khoản nợ quá hạn. Các khoản nợ này được phân loại nợ vào nhóm 2 (Nợ cần chú ý) các khoản vay này/nợ này được ngân hàng điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán lần 1 tuy nhiên ngân hàng vẫn có thể xem xét cho khách hàng cho vay vốn nhưng sẽ khó khăn hơn so với nợ nhóm 1. Trong các khoản nợ quá hạn trong cho vay KHCN, khả năng mất vốn lớn nhất thuộc về nợ quá hạn trên 360 ngày, chiếm tỷ lệ cao vào năm 2020 khi đạt 52,6%/tổng các khoản nợ quá hạn. Có một sự tăng mạnh như vậy dễ hiểu khi Agribank là một ngân hàng lớn, đóng vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng, đặc biệt là thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, sự ảnh hưởng của thời tiết, giá cả lương thực có thể khiến khách hàng không thể chi trả được khoản vay buộc lòng những khoản vay đó dễ dàng bị nhảy nhóm như vậy. Đối với khoản nợ khó đòi này thì phương pháp thu hồi vốn hiệu quả nhất là xử lý tài sản thế chấp, tuy nhiên phương pháp này kéo dài và có thể chịu chi phí giao dịch lớn. Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay KHCN tăng cho thấy rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN là không thể tránh khỏi. Mặc dù tăng nhưng nợ quá hạn trong cho vay KHCN vẫn được khống chế ở mức an toàn, đây là thành quả của tập thể cán bộ và lãnh đạo của Agribank Chi nhánh Yên Phong trong


việc chủ động kiểm soát các khoản nợ quá hạn, công tác thẩm định, kiểm tra và thu hồi vốn vay đối với đối tượng khách hàng cá nhân có tham gia vốn vay tại ngân hàng đạt hiệu quả.

- Thực trạng nợ xấu trong cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Yên Phong giai đoạn 2018 - 2020

Bảng 2.18: Tình hình nợ xấu trong cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Yên Phong giai đoạn 2018 – 2020


ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu


Năm 2018


Năm 2019


Năm 2020

Chênh lệch 2019/2018

Chênh lệch 2020/2019

Giá trị

%

Giá trị

%

1. Dư nợ cho vay KHCN

3.862.341

4.813.953

5.606.225

951.612

24,6

792.272

16,5

Nhóm 1

3.792.819

4.717.674

5.466.069

924.855

24,4

748.395

15,9

Nhóm 2

17.959

35.807

31.723

17.847

99,4

-4.083

-11,4

Nhóm 3

7.493

3.454

2.517

-4.040

-

53,9

-936

-27,1

Nhóm 4

9.780

8.252

32.854

-1.528

-

15,6

24.603

298,2

Nhóm 5

34.290

48.767

73.061

14.478

42,2

24.293

49,8

2. Tổng nợ xấu trong cho

vay KHCN (Nhóm 3,4,5)

51.563

60.472

108.432

8.910

17,3

47.960

79,3

3. Tỷ lệ nợ xấu trong cho

vay KHCN (%)

1,34

1,26

1,93

-

-

-

-


(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, Agribank Chi nhánh Yên Phong)


Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên số đồng vốn cho vay. Trước những khó khăn của nền kinh tế thì vấn đề nợ xấu đang là mối đe dọa lớn của ngành ngân hàng nói chung và Agribank Chi nhánh Yên Phong nói riêng. Cùng với chỉ tiêu nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu trong cho vay KHCN cũng phản ánh rõ mức độ rủi ro và hiệu quả hoạt động trong cho vay KHCN của Agribank Chi nhánh Yên Phong.


Từ năm 2018-2020, tỷ lệ nợ xấu của toàn chi nhánh cũng như đối với lĩnh vực cho vay cá nhân ngân hàng cũng được hạn chế ở mức cho phép. Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay KHCN trên tổng dư nợ cho vay KHCN đã có sự biến động qua 3 năm, cụ thể vào năm 2018 ở mức 1,34% nhưng đến năm 2019 con số này đã hạ xuống và đạt mức 1,26% chứng tỏ ngân hàng đã thực hiện thành công những công tác đốc thúc thu hồi nợ của cán bộ tín dụng chú ý đến khâu thẩm định vốn vay, trích lập dự phòng và xử lí rủi ro đối với từng khoản vay, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay, công tác quản trị rủi ro trong việc thu hồi vốn vay mà giám đốc đã đề ra vào năm trước đó, tuy nhiên đến năm 2020 khi nền kinh tế có nhiều sự biến động cũng như việc Agribank thực hiện các nghị quyết của chính phủ tạo điều kiện vay vốn cho khách hàng phát triển các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, có những khoản nợ đã kéo dài mà không thể thu hồi lại vốn được buộc phải nhảy qua nhóm nợ xấu (nhóm

5) đẩy tỷ trọng nợ xấu/tổng dư nợ vào năm này ở mức cao 1,93% cao hơn nhiều so với 2 năm trước đó.

Hiện tại đây là một con số khá khả quan tuy nhiên đứng trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động như hiện nay, Agribank Chi nhánh Yên Phong cần phải nỗ lực hơn trong các công tác đã đề ra để từ đó có thể duy trì ổn định những con số này ở mức an toàn. Tập trung vào các công tác hoàn thiện giảm thiểu nợ nhảy nhóm nhất là các nhóm nợ xấu trong cho vay KHCN.

- Hệ số rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Yên Phong

Bảng 2.19: Hệ số rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Yên Phong



Chỉ tiêu


Năm 2018


Năm 2019


Năm 2020

Chênh lệch

2019/2018

Chênh lệch

2020/2019

Giá trị

Giá trị

Giá trị

Giá trị

%

Giá trị

%

Tổng dư nợ cho vay

KHCN

3.793

4.718

5.466

925

24,4

748

15,9

Tổng tài sản

7.613

9.033

9.813

1.420

18,7

780

8,6

Hệ số rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN (%)


49,8


52,2


55,7


-


-


-


-


(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, Agribank Chi nhánh Yên Phong)


Thông qua bảng trên có thể thấy hệ số rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN có sự biến động qua 3 năm cụ thể vào năm 2018, hệ số rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Yên Phong là 49,8% đến năm 2019 tăng lên 52,2% và khi đến cuối năm 2020 hệ số này lại tăng 55,7%. Hệ số rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của Agribank Chi nhánh Yên Phong tăng lên qua các năm phản ánh tỷ trọng của cho vay KHCN trong tổng tài sản của chi nhánh ngày càng cao, khiến chi nhánh tiềm ẩn rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN nhiều hơn.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong

2.4.1. Những kết quả đạt được


Trong những năm qua, công tác quản lý RRTD của Agribank Chi nhánh Yên Phong đã thực hiện ngày càng bài bản hơn và hiểu quả hơn.

- Mô hình quản trị rủi ro tương đối hoàn chỉnh và chuyên nghiệp

Theo quy trình, công tác quản trị rủi ro được thực hiện ở tất cả các bộ phận, đảm bảo sự nhất quán, logic, hợp lý và chính xác trong quá trình thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng về phía khách hàng. Sự phân cấp, ủy quyền cũng rất rõ ràng và đảm bảo mọi quyết định trong công tác quản lý rủi ro tín dụng đưa ra đều đúng thẩm quyền. Đối với những khoản vay vượt thẩm quyền ở các chi nhánh, chi nhánh sẽ thực hiện trình phê duyệt, Phó giám đốc hoặc Giám đốc ở Hội sở của Ngân hàng.

- Các nội dung trong công tác phòng ngừa RRTD đã được triển khai thực hiện và dần đi vào nề nếp. Agribank Chi nhánh Yên Phong đã thiết lập được hoạt động dự báo RRTD thông qua hệ thống thu thập thông tin từ bên trong và bên ngoài hệ thống. Ngoài các thông tin có sẵn của hệ thống ngân hàng trong nước, Agribank Chi nhánh Yên Phong tích cực thu thập thông tin qua cán bộ tín dụng, qua tiếp cận khách hàng và thực thi xếp hạng tín nhiệm khách hàng thông qua phương pháp chấm điểm.

Agribank Chi nhánh Yên Phong đã thực hiện phòng ngừa RRTD theo quy định của ngân hàng Nhà nước và của Agribank. Các phương án phòng ngừa RRTD đã được đưa vào kế hoạch công tác hàng năm của Chi nhánh. Các yêu cầu liên quan

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/07/2023