3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bắc Ninh
- Chống cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng, NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả toàn bộ hoạt động kinh doanh của các NHTM, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn, đúng pháp luật, tránh tối đa rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng.
- Ứng dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu (25 nguyên tắc về giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel) trong thực thi chức năng của một cơ quan quản lý nhà nước và giám sát thị trường, hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống giám sát ngân hàng được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh nói chung và cấp tín dụng nói riêng, thực hiện cảnh báo sớm cho các NHTM, đảm bảo thị trường phát triển bền vững.
- Nghiên cứu và triển khai các công cụ bảo hiểm tín dụng như hoán đổi tín dụng (Credit swap) ... Đây là các công cụ của một thị trường tài chính phát triển cao nhằm giúp các NHTM phòng ngừa và bảo hiểm RRTD, san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản cho vay của mỗi ngân hàng.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của Trung tâm CIC Ngân hàng Nhà nước: Để nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, có thể nghiên cứu chuyển đổi Trung tâm này sang hình thức một công ty cổ phần có sự góp vốn của các NHTM. Nghiên cứu và cho áp dụng mô hình công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập ở Việt Nam để hỗ trợ cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, có thể thu hút sự chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm của các công ty xếp hạng tín dụng trên thế giới.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Có thể bạn quan tâm!
- Dư Nợ Cho Vay Khcn Được Xử Lý Bằng Sử Dụng Trích Lập Dự Phòng Rủi Ro Tín Dụng
- Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi
- Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi
- Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong - 15
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
- Ngân hàng cần xây dựng chiến lược quản trị RRTD toàn diện và đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Chiến lược quản trị RRTD phải làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình quản trị rủi ro phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngân hàng, chính sách cấp tín
dụng cho các đối tượng khách hàng, các sản phẩm tín dụng, các ngành, lĩnh vực kinh tế, khu vực địa lý, đồng tiền cấp tín dụng, thời hạn cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng, chính sách lãi suất và phi lãi suất, cơ chế xử lý các trường hợp ngoại lệ và các vấn đề khác.
+Chiến lược quản trị RRTD phải phản ánh được mức độ chấp nhận rủi ro (khẩu vị rủi ro) của ngân hàng và mức sinh lời mà ngân hàng kỳ vọng khi chấp nhận các rủi ro tín dụng;
+Chiến lược quản trị RRTD cần xem xét, đánh giá các mục tiêu về chất lượng tín dụng, thu nhập và tăng trưởng trong mối tương quan qua lại, trong quan hệ với tiềm năng nội tại của ngân hàng và với môi trường kinh doanh tổng thể.
+Chiến lược quản trị rủi ro phải gắn với lựa chọn phương thức quản trị rủi ro phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngân hàng. Đó chính là cơ chế đánh giá, định lượng rủi ro và các biện pháp ứng phó, đưa ra các quyết định quản trị rủi ro phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngân hàng.
Ngân hàng cần thực hiện phương thức quản trị RRTD hiện đại (theo Basel II) gồm các giai đoạn:
+Giai đoạn 1: thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm tính toán ba cấu phần PD (xác suất không trả được nợ), LGD (tỷ lệ tổn thất dự kiến), EAD (số dư nợ rủi ro), ngân hàng sẽ phát triển các ứng dụng trong quản trị rủi ro tín dụng trên nhiều phương diện, mà ứng dụng đầu tiên là tính toán, đo lường rủi ro tín dụng qua các thước đo EL (tổn thất dự kiến) và UL (tổn thất ngoài dự kiến) tại cấp độ một khách hàng cụ thể.
+Giai đoạn 2: quản trị rủi ro danh mục đầu tư bằng cách lượng hóa mức tổn thất dự kiến (ELP) và ngoài dự kiến (ULP) của cả danh mục đầu tư dựa trên việc xác định độ rủi ro tương quan giữa các tài sản/ mức vỡ nợ của các tài sản có rủi ro và mức rủi ro tập trung của cả danh mục.
+Giai đoạn 3: dựa trên các giải pháp quản trị rủi ro danh mục đầu tư, ngân hàng có thể quản trị vốn kinh tế và định giá khoản vay theo mức rủi ro tương ứng.
+Giai đoạn 4: thay vì quản trị rủi ro danh mục một cách thụ động, ngân hàng hướng đến việc quản trị rủi ro danh mục tín dụng chủ động (ACPM - Active credit portfolio management) bằng việc xác định và chuyển giao rủi ro một cách chủ động
thông qua việc sử dụng ngân quỹ tín dụng và chứng khoán hóa khoản vay (Credit Treasury and Securitisation).
+Giai đoạn 5: mô hình toàn diện nhất là quản trị rủi ro trên cơ sở giá trị (Value
- based management - VBM). Theo đó, tất cả các giá trị đã được điều chỉnh rủi ro của khoản tín dụng đơn lẻ cho đến danh mục đầu tư đều được xác định, giúp công tác quản trị rủi ro tín dụng được hiệu quả.
Trong quá trình xây dựng mô hình quản trị RRTD, Agribank cần xây dựng theo các giai đoạn nêu trên, từ việc thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ với 3 cấu phần PD (xác suất không trả được nợ), LGD (tỷ lệ tổn thất dự kiến), EAD (số dư nợ rủi ro); đến giai đoạn quản trị rủi ro theo danh mục, quản trị vốn kinh tế, chuyển từ giai đoạn quản trị rủi ro thụ động sang quản trị danh mục tín dụng chủ động và giai đoạn cao nhất là quản trị rủi ro trên cơ sở giá trị.
- Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
Trong lĩnh vực ngân hàng, công nghệ thông tin đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Các hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại được nối mạng với nhau, có thể cung cấp dịch vụ 24/24h, đồng thời nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng và quản lý vốn cho ngân hàng. Theo tính toán và kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài, công nghệ thông tin có thể làm giảm 76% chi phí hoạt động ngân hàng, góp phần làm giảm đáng kể thời gian và nhân lực phục vụ cho công việc.
Tuy nhiên, hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng vẫn chưa hỗ trợ được việc lập báo cáo phục vụ quản lý rủi ro lãi suất. Việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc dự báo, kiểm soát rủi ro còn gặp nhiều khó khăn. Khi cần dự báo dựa vào số liệu quá khứ, việc trích lọc số liệu mất rất nhiều thời gian, nhiều số liệu không thể tách ra theo từng kỳ hạn. Bên cạnh đó, ngân hàng chưa có công cụ phân tích độ nhạy của lãi suất để xác định ảnh hưởng của việc thay đổi lãi suất đối với kết quả hoạt động kinh doanh khi thị trường thay đổi.
Nếu được sự hỗ trợ từ các công nghệ, kỹ thuật tiến tiến, công tác thu thập và xử lý thông tin của ngân hàng sẽ nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều. Chính vì vậy, có thể nhận thấy, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là mục tiêu hết sức cấp
thiết đối với Agribank chi nhánh Yên Phong nói riêng và với hệ thống NHTM Việt Nam nói chung.
IPCAS là hệ thống sử dụng công nghệ thông tin để quản lý các hoạt động của Ngân hàng, cho phép: thực hiện cân đối kế toán chi tiết tong ngày giao dịch trong toàn hệ thống; quản lý khách hàng tiền gửi, tiền vay trong toàn hệ thống, đảm bảo mỗi khách hàng chỉ được cấp một mã khách hàng duy nhất, có thể quản lý và truy vấn mọi thông tin của khách hàng về tiền gửi, tiền vay, bảo đảm tiền vay, lịch sử giao dịch… Thực hiện thanh toàn quốc tế trực tiếp với nước ngoài; tiền gửi một nơi rút nhiều nơi; giao dịch thanh toán thẻ quốc tế,…
Tiếp tục chỉ đạo triển khai áp dụng hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng (RMS) nhằm thực hiện chính sách khách hàng và phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Nghiên cứu nghiệp vụ xây dựng chương trình báo cáo phân tích RRTD tự động trên IPCAS để phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán; quản lý hạn mức tiền mặt, hạn mức phê duyệt trên hệ thống IPCAS
Xây dựng các công cụ hỗ trợ lấy số liệu trên IPCAS để đo lường RRTD và làm cơ sở để xây dựng các giới hạn tín dụng tại ngân hàng; phát huy các lợi ích của công cụ điều hành từ việc phân tích số liệu đồng thời giảm thiểu những hạn chế.
- Thường xuyên tiến hành công tác kiểm toán nội bộ nhằm lành mạnh hóa hoạt động của toàn hệ thống Agribank.
- Xây dựng các chuẩn mực quản lý toàn diện theo thông lệ quốc tế.
- Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, thường xuyên mở các lớp tập huấn đào tạo nâng cao nghiệp vụ, đặc biệt là những kiến thức về pháp luật và những kỹ năng nghiệp vụ.
- Thiết lập và cung cấp cho toàn hệ thống cơ sở dữ liệu về khách hàng, các ngành kinh tế, dự án đầu tư để các Chi nhánh dễ dàng tiếp cận tạo điều kiện thuận lợi cho việc thẩm định trước khi cho vay.
-Thực hiện phân cấp uỷ quyền trong hoạt động tín dụng một cách hợp lý, nâng cao quyền lợi cũng như trách nhiệm của mỗi cá nhân và làm giảm áp lực công việc cho cán bộ quản lý cấp trên.
- Xây dựng chương trình hóa hệ thống cảnh báo, hệ thống thông tin quản lý nhóm khách hàng liên quan.
- Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin ngày càng hiện đại hơn, áp dụng tin học hóa trong quản trị rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống.
- Nâng cấp hệ thống quản lý TSĐB toàn hệ thống của Agribank nhằm phục vụ tốt công tác định giá TSĐB của cán bộ tín dụng cũng như hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh từ TSĐB.
KẾT LUẬN
Ngày nay, quản trị rủi ro tín dụng trở thành vấn đề mang tính sống còn, là thước đo năng lực quản lý, đồng thời là bộ phận trung tâm trong chiến lược hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nội dung, làm cơ sở cho Agribank Chi nhánh Yên Phong nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại Chi nhánh, với một số kết quả như sau:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về cho vay KHCN, rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN và quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN; đưa ra được các khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, quy trình, các chỉ tiêu phản ánh kết quả quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN. Đồng thời, luận văn cũng chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN, kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của một số chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và bài học kinh nghiệm đối với Agribank Chi nhánh Yên Phong.
- Tập trung phân tích thực trạng cũng như các nhân tố tác động đến quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của Agribank Chi nhánh Yên Phong trong giai đoạn 2018 - 2020, qua đó đánh giá thành tựu và hạn chế, rút ra nguyên nhân. Đây là cơ sở quan trọng để Agribank Chi nhánh Yên Phong xây dựng giải pháp trong quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN.
- Trên cơ sở định hướng, mục tiêu, phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của Agribank Chi nhánh Yên Phong nói riêng và hệ thống Agribank nói chung, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị đối với cơ quan hữu quan nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Yên Phong.
Có thể nói đề tài này đã đề xuất một số giải pháp giúp Agribank Chi nhánh Yên Phong quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN chặt chẽ hơn, kiểm soát được các khoản nợ xấu, các khoản nợ có vấn đề, nhận diện sớm hơn rủi ro để từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và nước ngoài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Phạm Ngọc Ánh (2019), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. Phan Thu Hà, Đàm Văn Huệ (2010), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
3. Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (2011), Tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Hương (2019), Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ, Học viện Tài chính
5. Nguyễn Quang Hiện (2016), Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009), Nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Quyết định số 780/QĐ- NHNN ngày 23/04/2012 Quy định về phân loại nợ đối với các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công văn số 2506/NHNN-CSTT ngày 24/4/2012, về việc giải pháp về hoạt động tín dụng.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 18/2007/QĐ - NHNN - ngày 25/4/2007, về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.
10. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, ban hành quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
11. Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Yên Phong, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2018 - 2020.
12. Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2018, Ban hành Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Agribank.
13. Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Sổ tay tín dụng.
14. Perter S. Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính.
15. Đào Minh Phúc, Giới thiệu một số mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng - giải pháp giảm thiểu nợ xấu, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Hoài Phương (2011), Áp dụng những nguyên tắc của Basel trong quản lý nợ xấu Ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 10, trang 10 - 12.
17. Nguyễn Thị Hoài Phương (2012), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
18. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Nguyễn Văn Tiến (2009), Quản trị rủi ro trong Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
20. Nguyễn Đào Tố (2008), Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng từ những ứng dụng nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu, Tạp chí Ngân hàng, (5), tr.17-22.
21. Trần Thanh Tùng (2020), Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
22. Hoàng Minh Tiến (2018), Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành Đông, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
23. Hà Thị Thúy Vân (2007), Quản lý nợ xấu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng: Giải pháp nào giảm thiểu rủi ro, Báo Tài chính Doanh nghiệp, số 4, trang 18 - 19.
Tài liệu nước ngoài:
24. Basel Committee on Banking Supervision (2005), International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards (A Revised Framework)
25. Cosin D.H Pirotte (2001), Advanced credit risk analysis.