Kết Quả Chấm Điểm Tín Dụng Khcn Của Agribank Chi Nhánh Yên Phong


Bảng 2.9. Kết quả chấm điểm tín dụng KHCN của Agribank Chi nhánh Yên Phong‌


Đơn vị tính: triệu đồng


Loại xếp hạng tín

dụng


Năm 2018


Năm 2019


Năm 2020

Chênh lệch


2018/2017

Chênh lệch


2019/2018


Giá trị


%


Giá trị


%


Giá trị


%


+/-


%


+/-


%

AA

3.758.058

97,3

4.708.046

97,8

5.241.820

93,5

949.988

25,3

533.774

11,3

A

80.723

2,09

94.353

1,96

293.206

5,23

13.631

16,9

198.852

210,8

BB

17.381

0,45

7.221

0,15

49.895

0,89

-10.160

-58,5

42.674

591,0

B

6.180

0,16

4.333

0,09

21.304

0,38

-1.847

-29,9

16.971

391,7

C

0

0

0

0

0

0

0

-

0

-

TỔNG

3.862.341

100

4.813.953

100

5.606.225

100

951.612

24,6

792.272

16,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong - 10


(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, Agribank Chi nhánh Yên Phong)

Thực tế, hầu hết số lần xếp hạng khách hàng được thực hiện 04 lần trong năm vào cuối mỗi quý, khi khách hàng có sự thay đổi thông tin thì ít khi chấm điểm xếp hạng lại. Như vậy, Agribank Chi nhánh Yên Phong chưa thực hiện đầy đủ yêu cầu của Agribank về tần suất xếp hạng khách hàng.

Tác giả tiến hành khảo sát 45 cán bộ, nhân viên đang làm việc tại chi nhánh về hoạt động đo lường rủi ro tín dụng, kết quả điều tra được xử lý bằng phần mềm Excel.


Bảng 2.10. Kết quả khảo sát về công tác đo lường rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Yên Phong

STT

Nội dung

Số lượng người đánh giá

Điểm

Ý nghĩa

1

2

3

4

5


1

Phương pháp đo lường rủi ro tín dụng đang sử dụng tại Chi nhánh là phù hợp


0


0


8


15


22


4,37


Rất tốt


2

Mô hình đo lường rủi ro tín dụng được sử dụng tại Chi nhánh là hợp lý


7


10


25


3


0


2,53

Trung bình


3

Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng được sử dụng tại Chi nhánh là phù hợp với thực tế tại Chi nhánh


0


0


17


24


4


3,71


Tốt


4

Hoạt động đo lường rủi ro tín dụng được tính toán một cách chính xác


0


0


21


18


6


3,67


Tốt

Nguồn: Kết quả khảo sát

Bảng trên cho thấy, hoạt động đo lường rủi ro đang được Agribank Chi nhánh Yên Phong thực hiện rất tốt với hầu hết các nội dung phỏng vấn đều đạt số điểm ở mức đồng ý và rất đồng ý, cụ thể:

Phương pháp đo lường rủi ro tín dụng đang sử dụng tại Chi nhánh là phù hợp: Qua phân tích kiểm định giá trị trung bình là 4,37; được đánh giá mức 5, mức rất tốt. Điều này thể hiện Chi nhánh đã sử dụng phương pháp đo lường rủi ro tín là đúng, phù hợp cụ thể số lượng ý kiến rất đồng ý là 22 người; đồng ý là 15 người; bình thường là 8 người; không có ý kiến nào không đồng ý.

Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng được sử dụng tại Chi nhánh là phù hợp với thực tế tại Chi nhánh: Qua phân tích kiểm định giá trị trung bình là 3,71 (trong đó số lượng ý kiến rất đồng ý là 4 người; đồng ý là 24 người; bình thường là 17 người; không có ý kiến nào không đồng ý) được đánh giá mức tôt. Điều này thể hiện Chi nhánh đã sử dụng các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng là đúng, chính xác. Hoạt động đo lường rủi ro tín dụng được tính toán một cách chính xác: giá trị trung bình


là 3,67 (số lượng ý kiến rất đồng ý là 6 người; đồng ý là 18 người; bình thường là 21 người); không có ý kiến nào không đồng ý); được đánh giá mức tốt. Điều này thể hiện Chi nhánh đã tiến hành hoạt động đo lường rủi ro tín dụng tương đối kỹ và chính xác. Tuy nhiên, hoạt động đo lường rủi ro của Agribank Chi nhánh Yên Phong còn một số nhược điểm mô hình đo lường không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế. Một mô hình điểm số không linh hoạt có thể đe dọa đến chương trình tín dụng của ngân hàng, bỏ sót những khách hàng lành mạnh, làm giảm lòng tin của cộng đồng vào dịch vụ ngân hàng, điều này được đánh giá thông qua kết quả khảo sát sau: Mô hình đo lường rủi ro tín dụng được sử dụng tại Chi nhánh là hợp lý: Qua phân tích kiểm định giá trị trung bình là 2,53 (số lượng ý kiến rất không đồng ý là 7 người; không đồng ý là 10 người; bình thường là 25 người; đồng ý là 3 người); không có ý kiến nào rất đồng ý; được đánh giá mức trung bình.

2.3.2.3 Thực trạng phòng ngừa và kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN


Hiện nay, Agribnak Chi nhánh Yên Phong thực hiện phòng ngừa RRTD trong cho vay KHCN bằng cách bảo đảm tài sản và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN gồm 2 nội dung: Trích lập dự phòng cụ thể và trích lập dự phòng chung.

- Dự phòng cụ thể: dùng để dự phòng cho các rủi ro xảy ra liên quan đến các khoản nợ quá hạn.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với năm nhóm nợ như sau: Nhóm 1: 0%, Nhóm 2: 5%, Nhóm 3: 20%, Nhóm 4: 50%, Nhóm 5: 100%. Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, TCTD trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của Agribank trong từng thời kỳ.

- Dự phòng chung: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định. Trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng dư nợ và giá trị cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 4 theo quy định.

Theo quy định hiện hành, việc trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng được thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày


30/03/2012 và Quyết định số 530/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 12/04/2012 của Chủ tịch HĐTV Agribank Việt Nam.

Agribank Chi nhánh Yên Phong thực hiện định kỳ xem xét, đề nghị xử lí nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ nhóm 5, nợ của cá nhân chết, mất tích từ nguồn trích dự phòng cụ thể; các khoản nợ xấu đã phát mại tài sản nhưng không đủ để thu hết nợ từ nguồn trích dự phòng chung.

Bảng 2.11: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Yên Phong giai đoạn 2018- 2020



Chỉ tiêu


Năm 2018


Năm 2019


Năm 2020

Chênh lệch 2019/2018

Chênh lệch 2020/2019


Giá trị


%


Giá trị


%


Giá trị


%


Giá trị


%


Giá trị


%

Dự phòng cụ thể


13.641


55,7


9.829


68,1


8.728


51,5


-3.812


-27,9


-1.101

- 11,2

Dự phòng chung


10.851


44,3


4.592


31,8


8.226


48,5


-6.259


-57,7


3.634


79,1

Tổng dự phòng


24.492


100


14.431


100


16.954


100

- 10.061


-41,1


2.523


17,5


(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, Agribank Chi nhánh Yên Phong)


Lập quỹ dự phòng rủi ro được coi là một trong những biện pháp quan trọng tăng khả năng chống đỡ rủi ro cho Ngân hàng, giúp Ngân hàng có thể ổn định và phát triển được hoạt động kinh doanh trong trường hợp rủi ro xảy ra.

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN giảm mạnh trong năm 2019 khi trước đó vào năm 2018 trích lập dự phòng 24,492 triệu đồng thì vào năm 2019 Agribank Chi nhánh Yên Phong chỉ trích lập 14,431 triệu đồng giảm 41,1% tương ứng giảm 10,1% so với năm 2018. Trong khi đó vào năm 2020 tỷ lệ trích lập dự phòng có xu hướng tăng nhẹ trở lại khi trích lập 16,954 triệu đồng, mặc dù nợ xấu vào năm 2020 là cao nhưng song song đó tỷ lệ thu nợ của 2020 lại đạt cao nhất trong 3 năm.


Có thể nhìn nhận thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của Agribank Chi nhánh Yên Phong càng lúc càng tốt qua từng năm, công tác càng ngày càng được hoàn thiện hơn. Minh chứng cho điều đó khi năm 2018 Agribank Chi nhánh Yên Phong đã phải trích lập hơn 24 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN thì đến năm 2020 con số này đã giảm xuống còn gần 17 tỷ đồng mặc dù nợ xấu vào năm 2018 là 77,688 triệu đồng ít hơn nhiều so với năm 2020 là 145,762 triệu đồng. Điều này chứng tỏ Agribank Chi nhánh Yên Phong đã đưa ra và thực hiện tốt các chính sách quản trị rủi ro, các nhân viên tín dụng đã làm tốt công việc thu hồi nợ mặc dù đang trong tình trạng nợ xấu, chứng tỏ được trình độ nghiệp vụ tốt của các cán bộ Ngân hàng Agribank trong công tác quản trị và xử lí nợ tín dụng trong cho vay KHCN. Cũng như việc ban giám đốc Ngân hàng tạo điều kiện cho các cán bộ tín dụng được đi tham gia các lớp đào tạo về nghiệp vụ cũng đã góp phần tạo nên sự vững chắc về nghiệp vụ tín dụng, nâng cao kĩ năng xử lý các khoản vay vốn của khách hàng tại Agribank Chi nhánh Yên Phong.

Kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN bao gồm: kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN là sử dụng các biện pháp, các kỹ thuật, các công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất. Một số nguyên tắc nhằm kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Yên Phong như sau:

- Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho một khách hàng, một ngành nghề lĩnh vực, các nhóm khách hàng, ngành nghề lĩnh vực có liên quan đến nhau, một loại tiền tệ và tại một địa bàn.

- Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn phải được thực hiện theo chế độ lập thể (nhiều thành viên cùng tham gia quyết định cho vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động của hội đồng tín dụng), bảo đảm tính khách quan.

-Áp dụng hạn mức quyết định cấp tín dụng và/hoặc thời hạn cấp tín dụng tuỳ thuộc vào năng lực của Chi nhánh.

Đồng thời, Agribank Chi nhánh Yên Phong trong giai đoạn 2018 - 2020 đã xây dựng cho mình các chính sách tín dụng nhằm định hướng, quy định cho hoạt động tín dụng cá nhân của đơn vị, để từ đó ứng phó với các rủi ro tín dụng có thể xảy ra.


Khi nợ xấu, nợ quá hạn phát sinh, ngân hàng tiến hành phân loại để xác định mức độ rủi ro của các khoản nợ, xác định có khả năng thu hồi, khó thu hồi hoặc không có khả năng thu hồi để đưa ra kế hoạch xử lý phù hợp.

Đối với các khoản nợ có khả năng thu hồi, ngân hàng gặp gỡ khách hàng để tìm kiếm sự hợp tác từ khách hàng, phân tích nguyên nhân của sự thiếu hụt nguồn tiền thanh toán. Đối với những khoản nợ không có khả năng thu hồi, Chi nhánh thực hiện việc xử lý tài sản thế chấp. Hầu hết tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và nhà ở. Việc xử lý những tài sản này hết sức khó khăn vì liên quan đến nhiều cơ quan và chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật. Hơn nữa, Chi nhánh còn vấp phải những vấn đề liên quan đến tình cảm xã hội, tâm lý người ở nông thôn rất ngại mua tài sản của những người quen biết, người không may bị thua lỗ... Để tháo gỡ khó khăn này, Chi nhánh thường động viên gia đình có nợ khó đòi tự nguyện bán tài sản trả nợ, đồng thời tìm kiếm sự hỗ trợ của chính quyền, đoàn thể nơi người vay cư trú để phối hợp thu hồi nợ.

Đối với cán bộ tín dụng để phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn nhiều, Chi nhánh sẽ không bố trí nhiệm vụ cho vay mà chỉ tập trung cho công tác thu hồi nợ. Đối với bộ phận có nợ xấu >5% trong vòng 02 tháng, Agribank Chi nhánh Yên Phong yêu cầu thành lập tổ thu nợ chuyên trách, trực tiếp trưởng bộ phận đó làm tổ trưởng. Tổ thu nợ chuyên trách được giao kế hoạch thu nợ hàng tháng, hàng quý và gắn kết quả thu hồi nợ với công tác thi đua và các khoản thu nhập khác. Chi nhánh cũng thực hiện xếp lương cho cán bộ kinh doanh theo hiệu quả công việc, trong đó nợ xấu, thu hồi nợ sau xử lý rủi ro là những chỉ tiêu có trọng số cao trong những chỉ tiêu giao khoán cho cán bộ tín dụng.


Bảng 2.12. Kết quả khảo sát về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Yên Phong



STT


Nội dung

Số lượng người đánh giá

Điểm

TB


Ý nghĩa

1

2

3

4

5


1

Sự quan tâm của lãnh đạo Chi nhánh với công tác quản trị rủi ro tín dụng

trong cho vay KHCN là lớn


0


0


10


15


20


4,22


Rất đồng ý


2

Công tác lên kế hoạch cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN được thực hiện một cách

nghiêm túc


0


0


22


9


14


3,82


Đồng ý


3

Các kế hoạch hoạt động của từng bộ phận được quy định cụ thể, rõ ràng


6


16


20


3


0


2,44


Trung bình


4

Kết quả công tác tổ chức quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN là khá phù hợp với diễn biến thực tế tại Chi nhánh qua

các năm


0


0


15


17


13


3,95


Đồng ý


5

Cơ cấu bộ máy tổ chức quản trị rủi ro tín dụng t r o n g c h o v a y

K H C N là hợp lý


9


18


14


4


0


2.29


Trung bình


Nguồn: Kết quả khảo sát


Tác giả tiến hành khảo sát 45 cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Chi nhánh về hoạt động quản trị và giảm thiểu rủi ro tín dụng, kết quả điều tra được xử lý bằng phần mềm Excel. Qua kết quả khảo sát về hoạt động tổ chức quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN được cán bộ đánh giá khá cao, dao động trong khoảng 2,29 - 4,22, trong đó có 01 biến quan sát đạt mức rất đồng ý và 02 biến quan sát đạt mức đồng ý. Lãnh đạo ngân hàng thường xuyên quan tâm đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN, công tác xây dựng kế hoạch được triển khai kịp thời


và đồng bộ. Đây là những điểm mạnh của Chi nhánh cần phát huy trong thời gian tới. Tuy nhiên, cần cải thiện công tác lập kế hoạch chi tiết theo từng bộ phận, bố trí cơ cấu nhân sự hợp lý để phát huy hiệu quả công việc tốt nhất.

2.3.2.4 Thực trạng xử lý và tài trợ RRTD trong cho vay KHCN


Hiện nay, Agribank Chi nhánh Yên Phong sử dụng 3 biện pháp xử lý và tài trợ RRTD trong cho vay KHCN chính, bao gồm: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, sử dụng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xử lý tài sản bảo đảm.

- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Đối với những Khách hàng ở Nợ nhóm 2, xảy ra quá hạn do dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bị chậm, tình hình hoạt động kinh doanh của Khách hàng vẫn diễn ra ổn định nhưng vì tính chất thời vụ hoặc một số yếu tố ngoại cảnh tác động do thị trưởng đem lại, dẫn đến việc thực hiện nghĩa vụ tín dụng với Ngân hàng bị chậm trễ, Agribank Chi nhánh Yên Phong có thể thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ của Khách hàng cho phù hợp với hoạt động kinh doanh thực tế hiện tại.

Bảng 2.13. Dư nợ cho vay KHCN được cơ cấu lại thời hạn trả nợ


ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2018


Năm 2019

Năm 2020

Chênh lệch 2019/2018

Chênh lệch 2020/2019

Giá trị

%

Giá trị

%

1. Dư nợ cho vay KHCN được cơ cấu

lại thời hạn trả nợ


1.545


3.370


3.364


1.825


118,1


-6


-0,2

2. Dư nợ cho vay KHCN


3.862.341


4.813.953


5.606.225


951.612


25


792.272


17

3. Tỷ lệ dư nợ cho vay KHCN được cơ cấu lại thời hạn trả nợ/ Tổng dư nợ

KHCN


0,04%


0,07%


0,06%






(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, Agribank Chi nhánh Yên Phong)

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/07/2023