Keo lá tràm. Tốc độ sinh trưởng của cây hom đời F1 nhanh hơn cây hạt và cây hom của những xuất xứ sinh trưởng nhanh nhất trong các loài bố mẹ. Ví dụ, ở Ba Vì (Hà Tây), Bình Thanh (Hoà Bình), Bình Phước… ở cả phương thức trồng rừng thâm canh hay quảng canh thì sinh trưởng của Keo lai cũng vượt trội hơn hẳn Keo lá tràm và Keo tai tượng về cả đường kính, chiều cao và thể tích. Tuy nhiên, giữa các dòng Keo lai được khảo nghiệm cũng có sự khác biệt rõ rệt về tốc độ sinh trưởng, chất lượng thân cây và tỷ trọng gỗ. Một số dòng tuy có sinh trưởng nhanh nhưng các chỉ tiêu chất lượng không đạt yêu cầu. Một số dòng vừa có sinh trưởng nhanh vừa có các chỉ tiêu chất lượng tốt như: BV10, BV16, BV32, BV33, TB3, TB6… có thể nhân nhanh hàng loạt để phát triển vào sản xuất.
Khi nghiên cứu sự thoái hoá và phân ly của cây Keo lai, GS.TS Lê Đình Khả khẳng định: không nên dùng hạt của cây Keo lai để gây trồng rừng mới [16]. Keo lai đời F1 có hình thái trung gian giữa hai loài bố mẹ và tương đối
đồng nhất, đồng thời có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng và nhiều đặc trưng ưu
việt khác. Đến đời F2 Keo lai có biểu hiện thoái hoá và phân ly khá rõ rệt thành các dạng cây khác nhau. Cây lai F2 không những có sinh trưởng kém hơn cây lai đời F1 mà còn có biến động rất lớn về sinh trưởng. Tác giả cũng khẳng định rằng: để phát triển giống lai vào sản xuất phải dùng phương pháp nhân giống hom hoặc nuôi cấy mô cho những dòng Keo lai tốt nhất đã được chọn lọc và đánh giá qua khảo nghiệm.
Nghiên cứu nhân giống hom Keo lai của Lê Đình Khả, Đoàn Thị Bích, Nguyễn Đình Hải (1995, 1999) [21] cho thấy: Khi cắt cây để tạo chồi thì Keo lai cho rất nhiêu chồi và từ đó cắt được một lượng hom khá lớn (trung bình 289 hom/gốc). Các hom này có tỷ lệ ra rễ trung bình là 47%, trong đó có 11 dòng có tỷ lệ ra rễ 57-85%. Dùng thuốc kích thích ra rễ Indol Butiric Axit (IBA) dạng bột (tức TTG1) nồng độ 0,75% có thể cho tỷ lệ ra rễ trung bình của Keo lai là 86,7-93,3%.
Các nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tân, Trần Hồ Quang, Ngô Thị Minh
Duyên, Đoàn Thị Mai (1995, 1998) [23], [30] về nuôi cấy mô Keo lai cho thấy: Có thể nhân nhanh Keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô trong môi trường MS với BAP 2mg/l thì số chồi nhân lên 20-21 lần và có thể cho các chồi ra rễ bằng biện pháp giâm hom thông thường trên nền cát sông được phun sương trong nhà kính. Các tác giả đã xác định được môi trường thích hợp và tỷ lệ các nguyên tố đa lượng, vi lượng, tỷ lệ các chất kích thích sinh trưởng cũng như điều kiện môi trường tốt nhất (chế độ nhiệt, cường độ chiếu sáng) cho nuôi cấy mô Keo lai.
Kết quả nghiên cứu tiềm năng bột giấy gỗ Keo lai [11], [13], [14] đã chỉ ra rằng: gỗ Keo lai có tỷ trọng trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm và thấp hơn Bạch đàn trắng (xuất xứ Petford).
Các dòng Keo lai được lựa chọn có tỷ trọng gỗ và tính co rút của gỗ khác nhau, trong đó dòng BV32 có tỷ trọng gỗ cao nhất, dòng BV16 có gỗ ít bị nứt nhất khi phơi sấy khô.
Bảng 1.2. Tỷ trọng và mức độ nứt của gỗ ở các dòng Keo lai
được chọn và các loài bố mẹ
Tỷ trọng gỗ | Mức độ nứt vỏ | |||
Khô tự nhiên | Khô kiệt | Số vết nứt trên mặt cắt | Chiều rộng TB vết nứt | |
Keo lai | ||||
BV 5 | 0,583 | 0,498 | 1,5 | 2,83 |
BV10 | 0,528 | 0,467 | 1,0 | 2,27 |
BV16 | 0,577 | 0,480 | 0 | 0 |
BV29 | 0,511 | 0,474 | 1,67 | 3,17 |
BV32 | 0,629 | 0,537 | 1,33 | 1,67 |
BV33 | 0,617 | 0,494 | 1,67 | 4,83 |
Trung bình | 0,574 | 0,491 | 1,20 | 2,46 |
A.m. Pongaki | - | 0,474 | 1,22 | 3,89 |
A.au. Coen R | 0,555 | 0,493 | 0,60 | 1,00 |
A.au. Morehed R | 0,576 | 0,541 | 1,00 | 2,50 |
E.ca. Petfpord | 0,633 | 0,576 | 0,94 | 1,44 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bước đầu nghiên cứu một số nguyên nhân gây gãy ngang thân Keo lai Acacia Mangium x Acacia Auriculiformis ở Trạm thực nghiệm Hàm Yên, Tuyên Quang - 1
- Bước đầu nghiên cứu một số nguyên nhân gây gãy ngang thân Keo lai Acacia Mangium x Acacia Auriculiformis ở Trạm thực nghiệm Hàm Yên, Tuyên Quang - 3
- Phương Pháp Thu Thập Số Liệu Trên Các Ô Tiêu Chuẩn
- So Sánh Sinh Trưởng Giữa Nhóm Cây Bình Thường Với Nhóm Cây Bị Gãy Ngang Thân Trong Lâm Phần
Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.
Kết quả phân tích thành phần hoá học gỗ Keo lai so với 2 loài bố mẹ và một số loài cây khác [11], [13], [14] cho trong bảng 1.3 ở dưới.
Bảng 1.3. Thành phần hoá học gỗ Keo lai và các cây nguyên liệu giấy khác
Xenlulo (%) | Linhin (%) | Pentozan (%) | |
Keo tai tượng (4 tuổi) | 49,05 | 22,55 | 22,27 |
Keo lá tràm (4 tuổi) | 47,64 | 25,65 | 20,06 |
Keo lai (4 tuỉi) | 49,00 | 25,65 | 20,52 |
Bồ đề | 45,36 | 23,40 | 14,76 |
Mì | 46,56 | 30,17 | 17,16 |
Bạch đàn Caman (7 tuổi) | 48,10 | 27,50 | 19,60 |
Bạch đàn Uro (7 tuổi) | 47,64 | 25,46 | 19,21 |
Qua nghiên cứu, các tác giả đã khẳng định: Hàm lượng xelulo của một số dòng Keo lai cao hơn hẳn các loài cây làm nguyên liệu thông dụng đang
được sử dụng làm bột giấy hiện nay. Trong đó, dòng BV33 có hàm lượng xellulo cao nhất, tiếp đến là các dòng BV10, BV5 (ở tuổi 5). Đánh giá một cách tổng hợp về hàm lượng các chất trong gỗ có thể nói dòng BV10 là dòng có giá trị cao nhất. Ngoài có hàm lượng xellulo cao, dòng BV10 còn có hàm lượng linhin, hàm lượng các chất tan trong Cồn, benzel và hàm lượng chất tan trong nước nóng (hàm lượng tạp chất) thấp, trong lúc hàm lượng pentozan tương đối cao, tạo điều kiện cho xellulo dễ phân bố đều trên bề mặt giấy. Đây là dòng được đánh giá là có hiệu suất bột giấy cao nhất và tiếp đến là các dòng BV32, BV5, BV16 và BV29. Giấy được sản xuất từ các dòng Keo lai được chọn có độ dài đứt và độ chịu gấp cao hơn rõ rệt so với hai loài Keo bố mẹ và Bạch đàn trắng caman.
Khi nghiên cứu về nốt sần và khả năng cải tạo đất của Keo lai, các tác giả
đã khẳng định: các dòng Keo lai được lựa chọn không những sinh trưởng, có hình dáng thân cây đẹp mà còn có một lượng nốt sần cố định đạm cao, đồng thời có khả năng cải tạo đất tốt hơn cả hai loài cây bố mẹ [22], [43]. Trong điều
kiện tự nhiên ở giai đoạn vườn ươm 3 tháng tuổi, Keo lai có số lượng và khối lượng nốt sần trên rễ nhiều gấp 3-10 lần hai loài Keo bố mẹ. Tuy nhiên, một số dòng lại có tính chất trung gian. Sau khi nhiễm khuẩn một năm ở vườn ươm Keo tai tượng có tăng trưởng mạnh hơn Keo lá tràm, tăng trưởng của Keo lai có tính chất trung gian giữa hai loài bố mẹ. Dưới tán rừng 5 tuổi, số tế bào vi sinh vật và vi khuẩn cố định đạm trong 1g đất dưới tán rừng Keo lai cao hơn rõ rệt so với Keo tai tượng và Keo lá tràm đất dưới tán rừng Keo lai được cải thiện hơn đất dưới tán các loài bố mẹ cả về hoá tính, lý tính và vi sinh vật đất [22]. Vũ Tấn Phương (2001) [29] khi nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh trưởng của Keo lai và một số tính chất của đất ở Ba Vì cho kết quả: độ ẩm đất dưới rừng Keo lai ở các tuổi khác nhau được cải thiện một cách rõ rệt so với nơi không có rừng. Độ ẩm đất, độ phì, dung trọng của đất cũng biến đổi theo hướng tích cực khi tuổi rừng tăng đặc biệt ở tầng đất từ 0 - 20 cm.
Bảng 1.4. Nốt sần tự nhiên trên rễ cây ươm và số tế bào vi khuẩn cố định đạm trong bầu đất của Keo lai và các loài bố mẹ ở giai đoạn 3 tháng tuổi (Ba Vì)
Số nốt sần/cây | Khối lượng nốt sần/cây | Số TB vi khuẩn cố định đạm/g đất (x105) | ||
Khô (g/cây) | Tươi (g/cây) | |||
Keo lai | ||||
BV5 | 80,3 | 0,080 | 0,41 | 18,61 |
BV10 | 54,7 | 0,089 | 0,33 | 15,42 |
BV16 | 50,1 | 0,126 | 0,43 | 12,45 |
BV32 | 59,7 | 0,120 | 0,41 | 9,04 |
BV33 | 39,9 | 0,116 | 0,39 | 5,38 |
Trung bình | 56,5 | 0,110 | 0,41 | 12,62 |
Keo lá tràm hạt | 16,9 | 0,015 | 0,15 | 16,62 |
Keo lá tràm hom | 6,6 | 0,011 | 0,075 | 10,79 |
Keo tai tượng hạt | 6,0 | 0,017 | 0,097 | 3,18 |
Keo tai tượng hom | 8,7 | 0,011 | 0,099 | 5,66 |
Nghiên cứu khả năng chịu hạn của một số dòng Keo lai được lựa chọn tại Ba Vì cho thấy: các dòng Keo lai có sự khác nhau về cường độ thoát hơi nước, áp suất thẩm thấu, độ ẩm cây héo và thể hiện tính chịu hạn cao hơn các loài Keo bố mẹ. Trong đó dòng BV32, có sức chịu hạn tốt nhất, tiếp đó là các dòng BV5, BV10, BV16 [17], [20].
Những nghiên cứu chọn lọc cây trội, nhân giống và bước đầu trồng khảo nghiệm dòng vô tính Keo lai của Phạm Văn Tuấn, Lưu Bá Thịnh, Phạm Văn Chiến (1995) [35] ở Đông Nam Bộ đã đưa ra kết luận: hom chồi của Keo lai cho tỷ lệ ra rễ cao nhất nếu được giâm từ tháng thứ 5 đến tháng 7 và được xử lý bằng iba dạng bột, nồng độ 0,7% va 1%. Trong đó, hom của các cá thể Keo lai khác khau có tỷ lệ ra rễ khác nhau. Kết quả khảo nghiệm dòng vô tính cho thấy, chỉ một số dòng Keo lai là có sinh trưởng nhanh hơn so với Keo tai tượng và Keo lá tràm, đã chọn được các dòng Keo lai 3, 5, 6 và 12 có sinh trưởng nhanh có thể nhân giống đại trà cho trồng rừng sản xuất ở Đông Nam Bộ và các địa phương có điều kiện tương tự.
Kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ rhizobium cho Keo lai ở vườn
ươm và rừng trồng của Lê Quốc Huy và Nguyễn Minh Châu cho thấy: áp dụng bón chế phẩm rhizobium đa chủng cho Keo lai ở vườn ươm đã có tác dụng tăng tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng (Hn, Do, và sinh khối), bình quân đạt từ 180- 200%. Còn tại rừng trồng Keo lai khi áp dụng chế phẩm rhizobium đa chủng (20g/cây) cũng có tác dụng tăng sinh trưởng các chỉ tiêu về chiều cao,
đường kính, bình quân đạt 128-130% sau trồng 10 tháng và 118-120% sau 24 tháng [10]
Các công trình nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật thâm canh để tăng năng suất rừng trồng Keo lai có rất nhiều. Trong đó, nổi lên là công trình nghiên cứu của tác giả Lê Đình Khả và Hồ Quang Vinh (1998) [19]. Kết quả cho ở bảng 1.5 ở dưới:
Bảng 1.5. Sinh trưởng của Keo lai và các loài bố mẹ ở các điều kiện thâm canh khác nhau tại Ba Vì (trồng tháng 10/1996 và đo vào tháng 7/1998)
Quảng canh | Thâm canh cao | |||||
H (m) | D1.3 (cm) | V (dm3/cây) | H (m) | D1.3 (cm) | V (dm3/cây) | |
Keo lai | 4,4 | 3,7 | 4,7 | 6,3 | 6,3 | 19,6 |
Keo tai tượng hom, pongaki | 2,4 | 2,5 | 1,2 | 3,7 | 4,6 | 6,1 |
Keo tai tượng hạt, Đồng Nai | 2,4 | 2,5 | 1,2 | 3,2 | 4,3 | 4,6 |
Keo lá tràm hom, coen R | 2,2 | 1,8 | 0,6 | 3,2 | 3,3 | 2,7 |
Keo lá tràm hạt. Đồng Nai | 2,1 | 1,4 | 0,2 | 3,2 | 2,5 | 1,6 |
Ghi chú: Quảng canh: Không làm đất, bón 50gNPK/hố
Thâm canh : Cày toàn diện, bón mỗi hố 4 kg phân chuồng và 100g NPK
Như vậy, cải thiện giống và các biện pháp kỹ thuật thâm canh khác đều có vai trò rất quan trọng để nâng cao năng suất rừng trồng. Muốn tăng năng suất rừng trồng cao nhất phải áp dụng tổng hợp các biện pháp cải thiện giống kết hợp với các biện pháp thâm canh. Sự kết hợp giữa giống được cải thiện với các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh mới tạo sẽ đạt được năng suất cao trong sản xuất lâm nghiệp. Các giống Keo lai đã được chọn lọc sau khảo nghiệm có năng suất cao hơn rất nhiều so với các loài bố mẹ [19].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Thế Dũng, Ngô Văn Ngọc (2006)
[6] về biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng ở Bình Phước cho thấy: Keo lai sinh trưởng nhanh trong 3 năm đầu, và có thể trồng Keo lai trên nhiều loại
đất ở vùng Đông Nam Bộ nhưng trên đất xám bạc màu phù sa cổ cần thiết phải bón phân khi trồng. Trong điều kiện đất dốc, không nhất thiết phải san ủi thực bì mà có thể phát dọn thủ công để trồng rừng, không nên đốt thực bì mà sử dụng chúng làm lớp thảm rải đều trên mặt đất. Trên đất feralit phát triển trên phù sa cổ và trên đất xám bạc màu vùng Đông Nam Bộ có thể bón lót hỗn hợp
phân vi sinh Sông Danh với NPK theo liều lượng 0,5kg+0,1kg/hố trước khi trồng. Tuỳ theo điều kiện có thể bón thúc bằng phân vi sinh và NPK vào năm thứ 2-3 nếu cây sinh trưởng kém. Trồng mật độ 1428 cây/ha nếu làm nguyên liệu giấy. Trường hợp muốn sử dụng gỗ nhỡ và gỗ lớn nên trồng với mật độ 1111 cây/ha và nghiên cứu tiếp về vấn đề tỉa thưa. Phun thuốc diệt cỏ ridweed 2 lần/năm, trong hai năm đầu cho sinh trưởng cây tốt hơn và có thể thay thế phương pháp dãy cỏ thông thường. Tỉa cành 2 lần khi rừng 8 và 20 tháng tuổi cho cây sinh trưởng tốt nhất. Chăm sóc rừng thủ công 2 năm, với 3 lần/năm vào các tháng 4, 8 và 12 tốt hơn chỉ chăm sóc 2 lần vào tháng 4 và tháng 12.
¸p dụng tổng hợp các giải pháp kỹ thuật thâm canh rừng, có thể cho tăng trữ lượng cao nhất tới 84,21% so với trồng rừng quảng canh.
Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu khác về biện pháp thâm canh rừng trồng Keo lai. Ví dụ, công trình nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Thanh Minh, Bùi Thanh Hằng, Nguyễn Toàn Thắng (2005) về “¶nh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh đến sinh trưởng rừng trồng Keo lai ở Đông Nam Bộ”, …
Năm 2003, tác giả Nguyễn Trọng Nhân đã nghiên cứu cây Keo lai theo hướng sử dụng gỗ làm nguyên liệu sản xuất ván dăm. Tác giả đã khẳng định [26], độ bền uốn tĩnh, độ bền kéo vuông góc, tỷ lệ trương nở chiều dày của ván phụ thuộc vào khối lượng thể tích của ván và vào tuổi của cây. Độ bền uốn tĩnh,
độ bền kéo vuông góc tăng theo khối lượng thể tích ván và tăng theo cấp tuổi cây. Tỷ lệ trương nở chiều dày tăng theo khối lượng thể tích ván và giảm khi cấp tuổi cây tăng. Ván dăm gỗ Keo lai 6 tuổi, loại ván 3 lớp, chất kết dính urea- formadehyde, keo lớp ngoài 12%, keo lớp trong 8%, với khối lượng thể tích 0,70g/cm3, 0,75g/cm3 độ bền uốn tĩnh tương đương là 16,15 MPa, 17,73 MPa,
độ bền kéo vuông góc đạt 0,34 MPa, 0,36 MPa. Nhìn chung, các loại ván này
đáp ứng yêu cầu loại ván 1A trong tiêu chuẩn cấp ngày 04TCN2-1999. Cũng
trong năm đó, khi nghiên cứu khuyết tật gỗ của một số loài Keo (trong đó có Keo lai) làm nguyên liệu sản xuất đồ mộc xuất khẩu, tác giả Nguyễn Trọng Nhân khẳng định: Gỗ Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm là nguyên liệu hiện
được sử dụng để sản xuất dăm giấy xuất khẩu. Không những thế, các loại gỗ này còn được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất đồ mộc xuất khẩu, trong đó có bàn ghế dùng ngoài trời. Trong các loại gỗ được khảo sát, Keo lai và Keo lá tràm khuyết tật do mắt gỗ chiếm tỷ lệ lớn. Khi sử dụng gỗ của 3 loại Keo trên làm nguyên liệu sản xuất bàn ghế xuất khẩu dùng ngoài trời, phôi các chi tiết có thể giảm tới 30% số lượng do có những khuyết tật mắt sống có đường kính trung bình lớn hơn 2cm, mắt mục, gỗ biến màu và gỗ bị hà [27].
Gần đây, năm 2004 - 2005 tác giả Nguyễn trọng Bình đã tiến hành nghiên cứu và lập ra biểu thể tích, biểu cấp đất, biểu sản lượng và biểu sản phẩm tạm thời cho rừng Keo lai thuần loài. Với mục tiêu nghiên cứu là phục vụ cho công tác điều tra, kinh doanh rừng trồng Keo lai, các nghiên cứu của tác giả đã cung cấp những hiểu biết nhất định về qui luật sinh trưởng, sản lượng làm cơ sở xác định qui mô, phạm vi gây trồng và kinh doanh loài cây này một cách có hiệu quả [1], [2], [3].
Tóm lại, Keo lai là loài cây đa tác dụng. Chúng vừa có sinh trưởng nhanh, cho năng suất rừng trồng cao, vừa có khả năng cải tạo, nuôi dưỡng, bảo vệ môi trường sinh thái. Từ năm 1995 trở lại đây, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về loài cây này. Tuy nhiên, những nghiên cứu tập trung chủ yếu ở lĩnh vực giống, trồng rừng (như nghiên cứu khảo nghiệm giống; kỹ thuật tạo giống; các biện pháp kỹ thuật trồng và thâm canh rừng…), một số nghiên cứu thuộc về lĩnh vực điều tra - sản lượng (nghiên cứu lập các biểu sản lượng) và một số thuộc về lĩnh vực chế biến lâm sản (nghiên cứu sử dụng gỗ làm nguyên liệu giấy, nguyên liệu ván dăm…). Và đặc biệt, các số liệu công bố của các tác giả hầu hết đều lấy từ rừng trồng trong các Trung tâm nghiên cứu, rất ít số liệu