Định Hướng Phát Triển Hoạt Động Tín Dụng Của Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi Nhánh Bắc Quảng Bình Trong Thời Gian Tới.


đầu vào chính xác, nếu nguồn thông tin này không đáng tin cậy thì cho dù cán bộ tín dụng là người có nhiều kinh nghiệm, kiến thức vững vàng, các điều kiện khách quan thuận lợi thì mọi đánh giá đưa ra đều không đúng. Ngoài việc cung cấp thông tin không trung thực từ phía khách vay vốn thì một yếu tố khác đó là do chi nhánh trước khi tiến hành phân tích đánh giá tài liệu mà khách hàng vay vốn cung cấp, chi nhánh phải sử dụng các biện pháp phù hợp để kiểm tra tính chính xác, trung thực của tài liệu. Nhưng thực tế lại chưa có biện pháp nào để kiềm tra tính chính xác các hồ sơ khách hàng cung cấp.

- Trình độ quản lý, năng lực tài chính yếu kém của khách hàng vay.

Các doanh nghiệp đang có dư nợ tại BIDV Bắc Quảng Bình vẫn còn thiếu kinh nghiệm quản lý, khả năng chống đỡ và đáp ứng những thay đổi của thị trường còn nhiều hạn chế, nhất là những thay đổi về giá cả, cung cầu, lãi suất... dẫn đến quyết định đầu tư không đúng hướng nên hàng sản xuất râ không tiêu thụ, xuất khẩu được dẫn đến không có khả năng thanh toán các khoản công nợ, nhất là nợ vay ngân hàng. Năng lực tài chính của doanh nghiệp yếu , khả năng sinh lợi thấp, cơ cấu bố trí vốn không hợp lý, vốn vay dài hạn lớn, vốn tự có ít hoặc không có do vậy công trình đầu tư chủ yếu bằng vốn vay. Do đó thua lỗ, rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xảy ra sẽ tác động tới ngân hàng. Trường hợp doanh nghiệp bị phá sản thì BIDV có khả năng mất vốn.

- Khách hàng chây ỳ, thiếu thiện chí trong việc trả nợ.

Một số khách hàng kinh doanh vẫn có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Họ chây ỳ với hy vọng có thể quỵt nợ hoặt sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.

+ Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, tình hình tài chính yếu kém thiếu minh bạch, gây khó khăn trong việc thẩm định, định giá doanh nghiệp.

Thực tế tại BIDV diễn ra rất phổ biến tình trạng doanh nghiệp cung cấp báo cáo quyết toán hàng năm chậm, không chính xác, thường che dấu những khoản lỗ để tiếp tục được vay, thậm chí có doanh nghiệp xây dựng hồ sơ pháp lý ma, lập hợp đồng kinh tế giả, cấu kết với người bán, để lừa đảo ngân hàng. Một số khách hàng


lại sử dụng vốn sai mục đích, sử dụng tiền vay của ngân hàng để dùng cho những chi phí không nằm trong phương án kinh doanh đã trình cho ngân hàng trước đây, Họ luôn tìm cách luồn lách tránh các quy định của pháp luật, các quy định của cơ quan quản lý và sự kiểm soát của ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.


KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Quảng Bình - 11

Như vậy, công tác hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Quảng Bình về cơ bản đáp ứng được phần nào yêu cầu trong hoạt động kinh doanh của đơn vị. Vẫn còn một số hạn chế nhất định, theo tác giả nhận thấy một số nguyên nhân chủ yếu như sau:

- Nguyên nhân thứ nhất là Quy trình cho vay và quản lý tín dụng của BIDV chưa thực sự hoàn chỉnh, dẫn đến trong quá trình thực hiện ở chi nhánh trong thời gian qua còn gặp nhiều vướng mắc.

- Nguyên nhân thứ hai là Đội ngũ nhân viên được trẻ hóa, có trình độ nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong công tác tín dụng, thẩm định khách hàng.

- Nguyên nhân thứ ba là Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả và không thường xuyên.

- Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác ảnh hưởng tác động đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng như: khách hàng chây ỳ, thiếu thiện chí trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng, hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN còn thiếu hiệu quả, cơ chế và biện pháp xử lý vi phạm chưa thực sự đủ sức răn đe, Nguồn thông tin tín dụng tại NHNN còn sơ sài, chưa được cập nhật thật chi tiết, đầy đủ và kịp thời… phần nào cũng đã ảnh hưởng đến hoạt động quản trị tín dụng của Ngân hàng.

Vì vậy việc tìm ra các biện pháp để cải thiện hoạt động quản trị tín dụng của Chi nhánh, nhằm mang lại nguồn lợi cho Ngân hàng thì phải xây dựng cho mình một kế hoạch quản trị rủi ro tín dụng hoàn chỉnh trong từng khâu, từng bộ phận để từ đó hướng mọi thành viên cùng tham gia vào công quản trị rủi ro tín dụng.

Để giải quyết vấn đề này, Chi nhánh Bắc Quảng Bình cần phải nhanh chóng đưa ra được các giải pháp và kế hoạch triển khai thực hiện các giải pháp nhằm giải quyết các nguyên nhân trực tiếp cũng như những nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Đơn vị.

Trước những tồn tại trên, để hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng trong thời gian tới, luận văn xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị được thể hiện ở Chương 3.


CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH


3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Quảng Bình trong thời gian tới.

3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng an toàn hiệu quả của BIDV Bắc Quảng Bình.

Đối với mỗi ngân hàng, tín dụng luôn là hoạt động phong phú, đa dạng nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao nhất. Bởi vậy, để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững, hướng tới thông lệ quốc tế, nhất thiết phải xây dựng một định hướng tín dụng nhất quán và hợp lý, phù hợp với đặc điểm nội tại và tính đặc thù của hệ thống, phát huy được các thế mạnh; khắc phục, hạn chế được các điểm yếu vì mục tiêu an toàn, lành mạnh và áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Với mục tiêu là xây dựng một định hướng tín dụng hợp lý để thực hiện thống nhất, đảm bảo hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững.

Để đạt được các mục tiêu trên, BIDV Bắc Quảng Bình đã xây dựng các định hướng trong hoạt động cụ thể như sau:

Đối tượng khách hàng: Giữ vững thị phần hoạt động tín dụng và nền khách hàng vững chắc theo hướng thu hút doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Đẩy mạnh cho vay các DNNQD đặc biệt là khách hàng bán lẻ nhằm chuyển dịch cơ cấu nợ vay, tăng dư nợ bán lẻ và tăng dư nợ có tài sản đảm bảo. Chọn lọc nhóm khách hàng kinh doanh hiệu quả, cung cấp sản phẩm dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế như: Điện, than, vật liệu xây dựng.. và tập trung cho vay khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ của BIDV. Mở rộng thị trường hoạt động tín dụng tới mọi lĩnh vực, mọi đối tượng khách hàng mà luật pháp Việt nam cho phép, phát huy nghành nghề truyền thống trong đầu tư phát triển, điều chỉnh lại cơ cấu tín dụng hợp lý và phù hợp với thực tế. Bám sát các chương trình phát triển kinh tế của


Tỉnh để tập trung đầu tư, mở rộng cho vay tiêu dùng, xây dựng cơ sở hạ tầng và một số lĩnh vực khác.

Chất lượng tín dụng: Tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn. Xây dựng hệ thống tính điểm tín dụng, đảm bảo an toàn, thống nhất tiêu chuẩn tín dụng tiêu dùng và tiết kiệm thời gian xử lý. Đo lường và quản trị được rủi ro trong hoạt động đầu tư, tín dụng. Nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động tín dụng, tăng chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra trong hoạt động tín dụng.

Cụ thể trong năm 2013, ngân hàng đặt ra phương hướng nhiệm vụ như sau:

- Tổng dư nợ đạt 2.850 tỷ đồng;

- Dư nợ tín dụng trung, dài hạn/tổng dư nợ đạt 49,1%;

- Huy động vốn đạt 3.100 tỷ đồng;

- Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ không quá 0,7%

- Với những dự án có mức đầu tư lớn thì Ngân hàng mời các Ngân hàng khác trên địa bàn tham gia đồng tài trợ để giảm thiểu rủi ro và giảm gánh nặng về vốn cho Ngân hàng.

- Chủ động thu hút khách hàng đến với Ngân hàng, tăng thị phần đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

- Tập trung nghiên cứu để áp dụng vào thực tiễn các phương pháp thẩm định tiên tiến nhằm hoàn thiện quá trình thẩm định, nâng cao hiệu quả của đồng vốn.

- Tổ chức nghiên cứu nghiêm túc các quy định, chính sách của Chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam, kịp thời phổ biến và áp dụng vào hoạt động cho vay.

- Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo để thu hút thêm nhiều khách hàng lớn có hoạt động xuất nhập khẩu đến giao dịch tại Ngân hàng từ đó có điều kiện để mở rộng thị phần tín dụng.

- Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ thẩm định cho cán bộ tín dụng, thực hiện tốt quy trình thẩm định mới mà vẫn đảm bảo chặt chẽ. Bổ sung thêm cán bộ có năng lực cho các phòng ban, các Đơn vị trực


thuộc. Tiếp tục sắp xếp lại đội ngũ cán bộ gắn với công tác quy hoạch cán bộ một cách hợp lý để hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đặc biệt là trong hoạt động tín dụng.

- Đổi mới tác phong giao dịch ở tất cả các bộ phận nghiệp vụ, đảm bảo xử lý nhanh gọn, an toàn, chính xác với tinh thần trách nhiệm cao.

3.1.2. Yêu cầu đối với quản trị RRTD tại BIDV Bắc Quảng Bình.

Về quy trình quản trị rủi ro, bộ máy tổ chức quản trị rủi ro

Việc xây dựng một quy trình quản trị RRTD hiệu quả và phù hợp với từng ngân hàng, điều này không phải là dễ dàng. Việc này phải được thực hiện trong một quá trình lâu dài và bền bỉ, đúc rút kinh nghiệm trong thực tế đã áp dụng thì mới có một quy trình quản trị RRTD hiệu quả nhất được. BIDV Bắc Quảng Bình phải có những công tác rà soát, đúc rút kinh nghiệm định kỳ cho việc này.

Hiện tại, BIDV Bắc Quảng Bình nên xây dựng một cơ chế thông thoáng hơn mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả và nguyên tắc quản trị tập trung trong công tác thẩm định cho vay đối với những món vay quá hạn mức. Xây dựng hệ thống cho vay theo vùng Bắc, Trung, Nam. Như vậy, toàn bộ những món vay quá hạn mức của các chi nhánh được tập trung và phán quyết theo vùng. Điều này sẽ giúp cho BIDV Bắc Quảng Bình hạn chế được RRTD, phán quyết cho vay được chính xác hơn và hiệu quả hơn, đồng thời giảm được chi phí vận hành bộ máy.

Xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, học hỏi mô hình nước ngoài đảm bảo tất cả các lĩnh vực hoạt động quản trị RRTD đều có cơ chế, chuẩn mực điều hành, giám sát theo nguyên tắc rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm và có quyền hạn trách nhiệm rõ ràng đảm bảo sự công bằng đối với tất cả cán bộ nhân viên.

Về công nghệ

Hoạt động của ngân hàng với đặc thù là hoạt động với số liệu rất lớn mà hiện tại BIDV Bắc Quảng Bình quản trị dữ liệu tập trung, chính vì vậy một trong những công cụ cực kỳ quan trọng trong việc quản trị RRTD là việc áp dụng công nghệ


thông tin vào trong quá trình quản trị. Công nghệ là công cụ cho quá trình đánh giá tín dụng, thẩm định món vay, tính điểm khách hàng chính xác và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên điều này cũng phải được cảnh báo rằng, krủi ro về công nghệ sẽ xảy ra nếu công nghệ quá tồi không đáp ứng được yêu cầu quản trị và chúng ta không xử lý theo đúng quy trình và kiểm soát lỏng lẻo.

Về chiến lược

Triển khai hệ thống quản trị rủi ro để đảm bảo BIDV Bắc Quảng Bình luôn được chuẩn bị tốt và vững vàng để đối mặt với những rủi ro ngày càng gia tăng trong hoạt động ngân hàng thời kỳ hội nhập và cạnh tranh quốc tế, đồng thời giữ cho hoạt động tín dụng tăng trưởng với tốc độ hợp lý so với nguồn huy động và tài sản thực có của ngân hàng. Tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng và dịch vụ, đặc biệt là phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đối tượng doanh nghiệp lớn, tập đoàn đảm bảo phát triển khách hàng nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát rủi ro hợp lý. Ngoài ra, hướng tới việc mở rộng phát triển chi nhánh, dịch vụ ra nước ngoài.

3.2. Giải pháp quản trị RRTD tại BIDV Bắc Quảng Bình.

3.2.1. Xây dựng chính sách cho vay hợp lý.

Chính sách tín dụng là một thành phần cốt lõi quyết định sự thành công của công tác quản trị rủi ro tín dụng. Để chính sách tín dụng của Chi nhánh phát huy hiệu quả phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Phù hợp với tính chất đặc thù của địa bàn đầu tư của Chi nhánh, phát huy được những thế mạnh của địa phương và có giải pháp hạn chế trong đầu tư tín dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề không có lợi thế trong cạnh tranh trong kinh doanh.

- Đáp ứng được các yêu cầu về hiệu quả kinh doanh, gia tăng thị phần cho BIDV Bắc Quảng Bình cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trưởng tín dụng và đầu tư an toàn trong phạm vi tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được. Đồng thời phải phát huy được năng lực và lợi thế so sánh của BIDV Bắc Quảng Bình so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn.


- Về định hướng khách hàng:

+ Chú trọng đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khối doanh nghiệp đang được sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức nước ngoài. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, coi phát triển DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều giải pháp hỗ trợ cho DNNVV như thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa…Do đó các DNNVV sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ về chất và lượng trong tương lai, là điều kiện thuận lợi cho đầu tư tín dụng. Tuy nhiên, đầu tư tín dụng cho các DNNVV của BIDV Bắc Quảng Bình còn thấp, mặt khác kinh tế tỉnh Bắc Quảng Bình có sự phát triển khá trong thời gian gần đây, nhưng đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp quy mô lớn gặp khá nhiều rủi ro do những lợi thế trong cạnh tranh của các doanh nghiệp không lớn, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được các yêu cầu cho sự phát triển, do đó tính bền vững trong hoạt động kinh doanh không cao. Đồng thời, sự xuất hiện của các ngân hàng cổ phần trên địa bàn như Techcom Bank, Sacombank, SHB... thì khả năng cấp tín dụng cho các doanh nghiệp lớn như hiện nay của BIDV Bắc Quảng Bình sẽ rất hạn chế. Do đó lựa chọn phát triển phân khúc thị trường DNNVV là một lựa chọn hợp lý và phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh, phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, đặc biệt càng có ý nghĩa khi các quy định về trích lập dự phòng rủi ro của NHNN càng nghiêm ngặt làm gia tăng chi phí nên phân tán rủi ro vào DNNVV trở nên quan trọng do đối tượng này thường có tài sản bảo đảm đủ, đồng thời khoản cấp tín dụng giá trị nhỏ, rủi ro xảy ra sẽ có ảnh hưởng không lớn. Mục tiêu cần đạt được trong đầu tư tín dụng đối với phân khúc này là dư nợ chiếm 20% tổng dư nợ trong năm 2010 và tăng dần tỷ trọng này trong tương lai.

+ Cho vay bán lẻ trên cơ sở tận dụng những điều kiện thuận lợi mới (chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, sự phát triển các gói sản phẩm tín dụng đồng bộ như cho vay CBCNV, thấu chi, cho vay mua nhà dự án, cho

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí