hàng mà có khi còn bí mật thông tin về khách hàng mà mình biết để đảm bảo quyền lợi cho mình.
Chính vì vậy, đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần sớm có giải pháp để hoạt động của trung tâm này phát huy hiệu quả. Cần bắt buộc các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng tham gia vào hoạt động của hệ thống CIC, coi đó như một quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng
- Việc xử lý tài sản đảm bảo qua trung tâm đấu giá và khởi kiện ra tòa án trong thời gian qua đã gây khó khăn, tốn nhiều thời gian và cũng gây không ít trở ngại cho các NHTM. Vì thế, để tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD nói chung và cho Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình nói riêng trong việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi vốn cho vay của ngân hàng, Nhà nước cần cải cách quy trình giải quyết thủ tục tố tụng có liên quan đến xử lý nợ quá hạn được tiến hành nhanh, đơn giản, triệt để hơn đồng thời quy trình xử lý đối với tài sản đảm bảo cần phải được tinh giản hơn như: khi ngân hàng nộp hồ sơ khởi kiện đầy đủ và hợp lệ thì tòa án nên tiến hành giải quyết và xử lý nhanh chóng hồ sơ khởi kiện trong một khoảng thời gian nhất định để ngân hàng được phép xử lý tài sản và khi quyết định của tòa án có hiệu lực thì TCTD được chủ động trong việc lựa chọn hình thức phát mãi tài sản mà không cần phải qua thi hành án kéo dài như hiện nay.
- Đối với việc quản lý các doanh nghiệp, Nhà Nước cần ban hành chế độ kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp và cơ quan kiểm toán phải chịu trách nhiệm về độ chính xác, tính minh bạch của việc kiểm toán, giúp phản ánh trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó giúp ngân hàng có cơ sở đánh giá đúng về khả năng tài chính của doanh nghiệp để có những quyết định đầu tư đúng đắn, hạn chế rủi ro.
- Chính phủ cần hoàn chỉnh đề án nghiên cứu cải tiến cách định giá tài sản
đảm bảo bằng việc xem xét khung giá đối với quyền sử dụng đất sao cho phản ánh
được giá cả thị trường và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách trong việc đánh giá bất động sản.
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Phát Triển Hoạt Động Tín Dụng Của Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi Nhánh Bắc Quảng Bình Trong Thời Gian Tới.
- Giải Pháp Hạn Chế, Bù Đắp Khi Có Rủi Ro Xảy Ra.
- Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Quảng Bình - 13
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Trên cơ sở những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Quảng Bình từ năm 2010 đến nay, và định hướng quản trị rủi ro tín dụng trong những năm tới, chương 3 tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay.
Để quản trị rủi ro tín dụng được tốt, trước tiên cần phải biết định hướng phát triển chung về Chi nhánh trong tổng thể nền kinh tế nói chung. Xác định về phương hướng, nhiệm vụ cho kế hoạch phát triển, đồng thời đề ra các giải pháp để thực hiện kế hoạch. Trên cơ sở đó, Chi nhánh mới có định hướng quản trị rủi ro tín dụng.
Để quản trị rủi ro tín dụng ngày càng được tốt, góp phần vào việc giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, tác giả đã đưa ra một số các giải pháp cơ bản, thiết thực, và các giải pháp này cần được thực hiện một cách đồng bộ. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các cơ quan hữu quan thông qua các biện pháp cụ thể nêu trên sẽ giúp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Quảng Bình phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng.
KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, vấn đề hội nhập là tất yếu. Trong điều kiện đó thì NHTM không chỉ là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân mà còn mang trong mình vận hội vươn rộng ra khu vực và thế giới. Đó cũng đòi hỏi mỗi NHTM phải nâng cao sức cạnh tranh, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, công tác quản trị và quản trị ngân hàng theo các quy chuẩn quốc tế, đặc biệt trong công tác quản trị RRTD phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, tăng cường về chất lượng cũng như hiệu quả, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra đặt ra đối với mỗi một tổ chức tài chính trung gian.
Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu với căn cứ lý luận và thực tiễn, luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Hệ thống hoá và làm rõ những lý luận về tín dụng, RRTD, quản trị RRTD và nghiên cứu những kinh nghiệm quản trị rủi ro ở một số ngân hàng nước ngoài.
Thứ hai: Phân tích đánh giá một cách sâu sắc, chính xác công tác quản trị RRTD ở BIDV Bắc Quảng Bình, chỉ rõ kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị RRTD của BIDV Bắc Quảng Bình.
Thứ ba: Luận văn đã đưa ra các giải pháp quản trị RRTD tại BIDV Bắc Quảng Bình và một số kiến nghị đối với Nhà nước, các Bộ ngành liên quan ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm hạn chế được RRTD, nâng cao hiệu quả kinh doanh và an toàn trong hoạt động.
Qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả hy vọng luận văn có những đóng góp nhất định trong việc hạn chế RRTD tại BIDV Bắc Quảng Bình nói riêng và của NHTM nói chung.
Quản trị RRTD là một vấn đề phức tạp, trong thời gian nghiên cứu hạn hẹp, luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn quan tâm đến vấn đề này để hoàn
thiện công trình nghiên cứu ở cấp độ cao hơn, bổ sung nhận thức về lý luận và thực tiễn trong công tác quản trị RRTD của NHTM hiện nay./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David Cox (1997), nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Ts. Hồ Diệu (2001), giáo trình tín dụng ngân hàng, nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
3. Edward w.reed & Edward k.gill (1993), ngân hàng thương mại, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
4. Fredric s.mishkin (2001), tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
5. Ths. Lê Đình Hạc (2004), “Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, tạp chí ngân hàng, (số 12), tr. 28 – 30, Hà Nội.
6. Pgs.Ts. Lưu Thị Hương (1998), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
7. Peter s.rose (2001), quản trị ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Tài chính 2001, Hà Nội.
8. Ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Bắc Quảng Bình (2010; 2011; 2012), Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng TMCP ĐT&PT tỉnh Quảng Bình năm 2010-2012,Quảng Bình.
9. Ngân hàng TMCP ĐT&PT chi nhánh Bắc Quảng Bình (2010; 2011; 2012), Bảng cân đối tài khoản kế toán năm 2010-2012 BIDV Bắc Quảng Bình.
10. Ngân hàng TMCP ĐT & PT chi nhánh Bắc Quảng Bình (2005), Sổ tay tín dụng BIDV.
11. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2010), Sổ tay thanh tra, giám sát ngân hàng trên cơ sở rủi ro, Hà Nội.
12. Ts. Tô Kim Ngọc (2004), giáo trình lý thuyết tiền tệ - ngân hàng, nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
13. Pgs.Ts. Nguyễn Bạch Nguyệt (2005), giáo trình lập dự án đầu tư, nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
14. Pgs. Mai Siêu, Ts. Đào Minh Phúc và Nguyễn Quang Tuấn (1998), Cẩm nang quản trị tín dụng ngân hàng, nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
15. Pgs.Ts Nguyễn Văn Tiến (2005), quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.