Phương Hướng Phát Triển Của Ngành Viễn Thông Việt Nam Trong Thời Gian Tới


4.1.1.3. Thách thức mà các công ty viễn thông Việt Nam có thể gặp phải

- Thị trường thông tin di động Việt Nam hiện đang dần tới mức bão hòa với 9 nhà khai thác được cấp phép. Giai đoạn 2013-2015 số lượng công ty được cấp phép dự kiến sẽ tiếp tục tăng, tình hình cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên khốc liệt, thị phần sẽ ngày một bị chia sẻ mạnh mẽ, giá cước ngày một giảm ảnh hưởng đến doanh thu của các công ty.

- Cước kết nối giữa mạng di động và mạng cố định nếu không được Nhà nước điều chỉnh kịp thời sẽ tiếp tục gây bất lợi cho mạng cố định, ảnh hưởng đến giai đoạn hội tụ cố định – di động – Internet – truyền hình sắp tới.

- Do môi trường kinh doanh, công nghệ biến đổi nhanh, sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt, các công ty luôn phải đổi mới về tổ chức và quản lý để thích ứng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, đối với các Tập đoàn kinh tế do Nhà nước quyết định thành lập, khi thay đổi về cơ cấu tổ chức phải có đề án báo cáo Chính phủ, khi được phê duyệt mới được thực hiện. Do vậy, việc đổi mới tổ chức của các công ty không được thực hiện kịp thời, làm giảm sức cạnh tranh của các Tập đoàn kinh tế nhà nước.

- Để giành thắng lợi trong cạnh tranh, việc đổi mới công nghệ, kỹ thuật, đổi mới mô hình tổ chức, cơ chế quản lý là tất yếu. Việc đổi mới này đòi hỏi công tác đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên phải được thực hiện một cách bài bản, hiệu quả; đồng thời, những bộ phận lao động không đáp ứng được yêu cầu phải ra khỏi bộ máy. Đây là một thách thức đối với các công ty.

- Hiện tượng chảy máu chất xám cũng là một trong những thách thức với các công ty viễn thông hiện tại khi bị các công ty mới tham gia thị trường thu hút do các công ty này có nhiều ưu thế hơn như được hưởng nhiều ưu đãi từ Chính phủ, triển khai mạng và cung ứng dịch vụ nhanh, giá cước rẻ, chính sách bán hàng linh hoạt, trình độ quản lý hiện đại, lực lượng lao động trẻ, năng động và đặc biệt thu nhập ở các công ty mới thường cao hơn do đạt được năng suất lao động cao.

- Các công ty công nghiệp viễn thông sẽ phải áp dụng nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế, trong khi các ưu đãi, trợ cấp của Nhà nước bị cắt giảm làm tăng chi phí của công ty. Thị trường biến động nhanh, đòi hỏi khả năng thích ứng của công ty cao.

4.1.2. Phương hướng phát triển của ngành viễn thông Việt Nam trong thời gian tới

Mục tiêu và phương hướng phát triển ngành viễn thông Việt Nam trong thời gian tới đã được thể hiện trong các quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ như: Chỉ thị số 07/CT-BBCVT ngày 07/07/2007 về định hướng “Chiến lược phát triển CNTT và Truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011-2020”; Quyết định số 1755/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa Việt Nam trở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.


thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” và Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/07/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020”. Trên cơ sở các quyết định, chỉ thị đó, tác giả đưa ra phương hướng phát triển của ngành viễn thông Việt Nam trong thời gian tới như sau:

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam - 17

4.1.2.1. Phương hướng phát triển thị trường

- Bảo đảm thị trường viễn thông phát triển bền vững theo hướng chất lượng, hiệu quả trên cơ sở tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. Đối với thị trường dịch vụ thông tin di động, thông qua các chính sách cấp phép, kết nối, kiểm soát bình ổn thị trường và quy hoạch tài nguyên viễn thông phù hợp để một mặt đảm bảo thị trường có ít nhất 3 công ty tham gia hoạt động nhằm thúc đẩy cạnh tranh, mặt khác tránh việc tham gia quá nhiều, đặc biệt là của các công ty nhà nước đầu tư ngoài ngành vào lĩnh vực viễn thông dẫn đến cạnh tranh quá mức và hiệu quả kinh doanh trên thị trường thấp.

- Phát huy nội lực, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển viễn thông thông qua chính sách cấp phép kinh doanh viễn thông và từng bước cổ phần hóa các công ty viễn thông mà nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối. Mặt khác để phát triển thị trường viễn thông theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đảm bảo an ninh kinh tế trong hoạt động viễn thông, Nhà nước tiếp tục nắm cổ phần chi phối trong một số công ty cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của toàn bộ cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

- Cơ cấu lại thị trường viễn thông trên cơ sở tổ chức lại các công ty viễn thông, đặc biệt là các công ty nhà nước hoạt động không hiệu quả, theo hướng cho phép chuyển giao, mua bán, sáp nhập các công ty viễn thông nhằm hình thành 03 - 04 các tập đoàn, tổng công ty mạnh, hoạt động theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa trên cơ sở sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng, nguồn lực và tài nguyên viễn thông. Kiểm soát chặt chẽ việc tập trung kinh tế và việc quản lý, phân bổ nguồn lực, tài nguyên viễn thông một cách hợp lý để chống xu hướng độc quyền hóa trong hoạt động viễn thông.

- Phát huy mọi nguồn nội lực của đất nước kết hợp với hợp tác quốc tế hiệu quả để mở rộng, phát triển thị trường. Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ các công ty viễn thông có đủ năng lực, điều kiện mở rộng kinh doanh và đầu tư ra thị trường nước ngoài trên cơ sở tuân thủ luật pháp và đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty viễn thông hiện tại.


4.1.2.2. Phương hướng phát triển mạng lưới

- Đẩy mạnh việc phát triển mạng truy nhập băng rộng đến hộ gia đình trên cơ sở ưu tiên phát triển mạng truy nhập hữu tuyến (cáp đồng, cáp quang). Mở rộng vùng phủ sóng và nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba (3G) nhằm cung cấp khả năng truy nhập băng rộng vô tuyến cho cá nhân mọi nơi, mọi lúc.

- Nâng cao năng lực hệ thống truyền dẫn đường dài trong nước và quốc tế, trên cơ sở sử dụng hiệu quả các hệ thống hiện có, đồng thời đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các tuyến truyền dẫn cáp quang mặt đất, cáp quang biển quốc tế, nội địa với dung lượng lớn và phóng thêm các vệ tinh viễn thông phục vụ thị trường trong nước và khu vực.

- Bảo đảm tính thống nhất, toàn vẹn và an toàn, an ninh cao nhất trong việc đầu tư trang thiết bị để thiết lập mạng lưới, khai thác, cung cấp và sử dụng dịch vụ.

- Quy hoạch, xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động thống nhất, đồng bộ. Triển khai việc ngầm hóa mạng cáp viễn thông, chỉnh trang hệ thống các cột anten theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo yêu cầu về cảnh quan, môi trường, quy hoạch đô thị và an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông. Tăng cường chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông giữa các công ty viễn thông và dùng chung hạ tầng kỹ thuật công cộng liên ngành nhằm bảo đảm thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông hiệu quả, thuận lợi, nhanh chóng.

- Phát triển mạng viễn thông dùng riêng của các cơ quan, tổ chức trên cơ sở tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng của mạng viễn thông công cộng, đặc biệt là mạng truyền dẫn trong nước của các công ty viễn thông.

- Tăng cường năng lực cho các mạng viễn thông dùng riêng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quốc phòng, an ninh. Phân định rõ hoạt động kinh doanh viễn thông với nhiệm vụ viễn thông công ích nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mạng viễn thông công cộng và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho mạng viễn thông dùng riêng phục vụ cơ quan Đảng, nhà nước, quốc phòng, an ninh.

4.1.2.3. Phương hướng phát triển dịch vụ

- Phát triển các dịch vụ viễn thông mới phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ, đồng thời thúc đẩy phát triển các dịch vụ ứng dụng viễn thông nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng mạng viễn thông đã được đầu tư.

- Cung cấp cho xã hội, người tiêu dùng các dịch vụ viễn thông hiện đại, đa dạng, phong phú với giá cả thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân các nước trong khu vực; đáp ứng mọi nhu cầu thông tin phục vụ kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng; đẩy nhanh tốc độ phổ cập dịch vụ viễn thông, Internet băng rộng đến hộ gia đình tại tất cả các vùng, miền trong cả nước để người dân có thể sử dụng các dịch vụ viễn thông và nghe nhìn cơ bản nhằm cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ chất lượng cao, an


toàn, bảo mật, giá cước thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân các nước trong khu vực, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Giảm chi phí, hạ giá thành để cung cấp dịch vụ viễn thông với giá cước hợp lý phù hợp với điều kiện thu nhập của người dân, đồng thời từng bước điều chỉnh giá cước các dịch vụ hiện nay còn thấp hơn giá thành để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các công ty trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

- Kiểm soát chặt chẽ giá thành, cập nhật giá cước trung bình của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế để quản lý giá cước theo nguyên tắc tôn trọng quyền tự định giá của công ty, bảo đảm bình ổn giá, không tăng giá quá mức ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng, đồng thời không phá giá gây thiệt hại cho công ty và mất ổn định thị trường.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông trên cơ sở xây dựng, bổ sung, sửa đổi, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông phù hợp với việc phát triển nhanh chóng của công nghệ và dịch vụ.

- Tăng cường công tác thực thi pháp luật trong lĩnh vực chất lượng dịch vụ thông qua việc tiến hành công bố, hợp chuẩn, hợp quy, kiểm định, giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử phạt hành chính một cách nghiêm minh và kịp thời nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân.

4.1.2.4. Phương hướng phát triển công nghệ

- Việc phát triển, ứng dụng công nghệ viễn thông phải phù hợp với xu hướng chung trên thế giới và phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Thời điểm triển khai đối với một công nghệ mới cần phải được xem xét trên cơ sở hiệu quả đầu tư, nhu cầu của thị trường, lợi ích của xã hội và mức độ hoàn thiện của công nghệ.

- Phát triển ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông trên nền tảng mạng lõi thế hệ sau, mạng truy nhập băng rộng, mạng Internet IPv6, mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình số phù hợp với điều kiện cụ thể của từng công ty, nhằm cung cấp đa dịch vụ trên một hạ tầng viễn thông thống nhất.

- Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ viễn thông thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng để đáp ứng các yêu cầu của biến đổi khí hậu toàn cầu.

- Cập nhật công nghệ hiện đại, tiên tiến trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; các công nghệ được lựa chọn mang tính đón đầu, tương thích, phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong tất cả các lĩnh vực: thiết bị, mạng lưới, dịch vụ, công


nghiệp, quản lý, nguồn nhân lực…; làm chủ công nghệ nhập, tiến tới sáng tạo ngày càng nhiều sản phẩm mang công nghệ Việt Nam.

4.1.2.5. Phương hướng quy hoạch và sử dụng tài nguyên viễn thông

- Bảo đảm việc quy hoạch, phân bổ, chuyển nhượng tài nguyên viễn thông một cách công khai, công bằng và minh bạch, đáp ứng yêu cầu hình thành một thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh. Kiểm soát chặt chẽ việc tích luỹ tài nguyên viễn thông, đặc biệt là tần số vô tuyến điện thông qua việc mua bán, sát nhập, chuyển giao các công ty viễn thông để tránh việc phá vỡ quy hoạch tài nguyên viễn thông và giảm mức độ cạnh tranh trên thị trường.

- Áp dụng cơ chế thị trường như đấu giá, thi tuyển, cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng tần số, kho số viễn thông, tên miền, địa chỉ Internet, nhằm lựa chọn được các công ty có đủ năng lực kinh tế, tài chính, kỹ thuật, lao động tham gia thị trường và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên viễn thông.

- Quy hoạch và phân bổ tài nguyên viễn thông, đặc biệt là phổ tần số vô tuyến điện theo hướng ưu tiên thúc đẩy phát triển mạng truy nhập vô tuyến băng rộng, mạng thông tin di động thế hệ tiếp theo, mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình số.

- Đến năm 2014 từng bước nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá và từ năm 2015 xem xét triển khai dịch vụ viễn thông di động băng rộng thế hệ tiếp theo tại các băng tần mới đã được quy hoạch phù hợp với xu hướng chung của thế giới và điều kiện phát triển cụ thể của Việt Nam.

- Từ năm 2020 xem xét việc sắp xếp lại các băng tần hiện dùng cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 2, phát thanh, truyền hình tương tự mặt đất để sử dụng cho hệ thống thông tin di động thế hệ tiếp theo [4], [17], [18].

4.2. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam

Một là, đổi mới tư duy, chủ động sáng tạo, tập trung điều hành bằng những biện pháp thích hợp trong từng giai đọan phát triển. Trong đó đảm bảo phát triển bền vững và ổn định về mặt mạng lưới, thị trường, thị phần đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước trong việc đóng góp vào ngân sách Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ công ích với nhà nước, với người lao động và khách hàng.

Hai là, tập trung đổi mới mô hình tổ chức, tái cơ cấu để phát huy tính chủ động của các công ty, thích nghi với quá trình đổi mới công nghệ và phát triển dịch vụ nham từng bước tăng cường năng lực cạnh tranh của các công ty. Trong giai đoạn tới, việc tái cấu trúc các công ty đang là yêu cầu trọng tâm của Chính phủ đặt ra đối với các công ty trong giai đoạn tới. Để hoàn thành nhiệm vụ Chính phủ giao, các công ty


viễn thông Việt Nam cần tập trung đổi mới mô hình tổ chức, tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn tới – giai đoạn các cam kết về viễn thông khi gia nhập WTO được thực hiện.

Ba là, tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư để nâng cao trình độ công nghệ và trang thiết bị của các công ty viễn thông Việt Nam, coi đây là khâu đột phá để tiếp tục giữ vững lợi thế cạnh tranh, là nền tảng để phát triển các dịch vụ mới, các dịch vụ giá trị gia tăng. Việc tăng cường hiệu quả hoạt động đầu tư sẽ tạo ra năng lực mạng lưới rộng khắp, hiện đại với chất lượng cao, đáp ứng những nhu cầu về dịch vụ mới hiện đại, tích hợp đa dịch vụ, phù hợp với xu hướng công nghệ tiên tiến trên thế giới, góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh của các công ty viễn thông trong nước với các đối thủ nước ngoài khi các công ty nước ngoài được phép gia nhập thị trường thông tin di động Việt Nam.

Bốn là, coi trọng chiến lược xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây là khâu hết sức quan trọng để có được đội ngũ chuyên gia, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật đủ nâng lực tiếp thu, làm chủ công nghệ mới, có bản lĩnh và ý chí quyết tâm, tâm huyết cùng với công ty hoàn thành mọi nhiệm vụ, đưa công ty phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Năm là, mở rộng quan hệ liên kết giữa các công ty viễn thông. Việc này nhằm giúp các công ty viễn thông có thể sử dụng cơ sở hạ tầng lẫn nhau, tránh việc lãng phí nguồn lực. Ngoài ra, việc mở rộng quan hệ liên kết giữa các công ty viễn thông trong nước nhằm tăng cường vị thế của các công ty này khi phải cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ nước ngoài trên thị trường Việt Nam và thị trường quốc tế.

4.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam

4.3.1. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty viễn thông Việt Nam trong cung ứng dịch vụ thông tin di động

4.3.1.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ

1, Nội dung giải pháp

Với tốc độ phát triển thuê bao như hiện tại cùng với các vấn đề cần thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các mạng như “Đảm bảo khi đang đàm thoại cuộc gọi của khách hàng không bị rớt mạch”, “Lấy lợi ích của khách hàng là điều tâm niệm của nhà cung ứng dịch vụ”, “Tạo sự khác biệt rõ ràng giữa các loại hình dịch vụ”, “Đưa ra những dịch vụ mới đáp ứng yêu cầu của khách hàng”, “Đưa ra các dịch vụ có tính kế thừa những đặc tính tốt, được khách hàng ưa thích, lựa chọn”, “Tạo ra các dịch vụ đặc biệt, đáp ứng những mảng thị trường khác nhau”, “Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ của công ty”. Để có thể giải quyết những


vấn đề này, các mạng viễn thông di động Việt Nam cần thực hiện các giải pháp sau nhằm phát triển dịch vụ:

- Tập trung phát triển hạ tầng mạng để đảm bảo khả năng đáp ứng cho số lượng thuê bao lớn.

- Mở rộng vùng phủ sóng để giảm thiểu khả năng rớt mạng, đảm bảo chất lượng thoại.

- Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ nội dung, giá trị gia tăng trên mạng di động (khi công nghệ truy cập Internet trên di động đã sử dụng công nghệ 3G, LTE).

- Tổ chức hiệu quả kênh bán hàng, kênh phân phối.

- Dựa trên các phân mảng thị trường khác nhau để đề xuất các gói tích hợp (3G, DSL, Wifi...) phù hợp. Mục tiêu là phải tăng được đồng thời cả số lượng thuê bao và ARPU.

- Đưa các gói dịch vụ khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng khác nhau:

+ Các dịch vụ định vị trên mạng 3G, kết nối trực tuyến giữa máy đầu cuối 3G và Website dịch vụ chỉ dẫn định vị.

+ Đa dạng hoá các dịch vụ nội dung di động

+ Ứng dụng thương mại di động M - Commerce: thuê bao di động có thể sử dụng máy di động để thanh toán chi trả mọi loại hàng hoá đã mua một cách trực tiếp hoặc qua mạng.

- Nghiên cứu triển khai các dịch vụ IMS:

+ Push to Talk: dịch vụ thông tin thoại một người đến một người và một người đến nhiều người. ứng dụng này sẽ đem lại cơ hội kinh doanh mới cho thông tin thoại thời gian thực.

+ Nhắn tin thoại: hình thức nhắn tin khẩn cấp với nội dung bản tin ở dạng file âm thanh.

+ Các dịch vụ Multimedia, Internet trên cơ sở hội tụ mạng cố định, di động đồi hỏi một hạ tầng mạng mới trên cơ sở IMS.

+ Với hạ tầng IMS có thể cùng chia sẻ các tài nguyên chung và thuận tiện cho việc phát triển các dịch vụ mới.

- Các dịch vụ truyền hình băng rộng đòi hỏi hạ tầng mạng dung lượng lớn 3G- HSDPA (High Speed Download Packet Access).

Ngoài ra, các công ty cần phải chú trọng đến các nhóm giải pháp sau:


- Nâng cao chất lượng của dịch vụ thoại, tin nhắn và các dịch vụ gia tăng: chất lượng thoại, độ trong và độ rõ nét của âm thanh, tốc độ kết nối cuộc gọi, tốc độ gửi tin nhắn...Chất lượng của dịch vụ cần phải bảo đảm ở mức độ tiêu chuẩn quy định của Bộ Bưu chính Viễn thông và dần đạt đến tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của quốc tế.

- Đa dạng hoá dịch vụ, cung cấp nhiều sự lựa chọn cho khách hàng: hiện nay, tuy các công ty có thiết kế rất nhiều gói cước cho khách hàng nhưng các công ty vẫn chưa thật sự chú ý đến các ngầm định và lối sống của khách hàng để thiết kế các gói dịch vụ phù hợp với từng phân khúc khách hàng hơn. Chẳng hạn, hiện nay, 51% khách hàng là học sinh sinh viên, đối tượng luôn thích nắm bắt và cập nhật thông tin qua internet, muốn chứng tỏ và khẳng định mình trước thế giới, tuy nhiên các công ty vẫn chưa có một gói dịch vụ nào dành riêng cho đối tượng này như gói dịch vụ ưu tiên dùng data chẳng hạn. Hoặc giới công sở, văn phòng chiếm đến 35% tổng khách hàng, cần có một gói dịch vụ riêng dành cho đối tượng này để phục vụ nhu cầu liên lạc và giao tiếp công sở của họ

- Gắn chế độ chăm sóc khách hàng, các chương trình chăm sóc khách hàng theo gói dịch vụ: Chăm sóc khách hàng là công tác hậu mãi trong dây chuyền cung ứng dịch vụ của các công ty kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong việc thiết kế các gói sản phẩm, nếu các công ty biết liên kết và gắn các chương trình chăm sóc khách hàng đặc biệt, các chế độ đặc biệt vào khâu phát triển dịch vụ thì sự khác biệt hoá về dịch vụ của công ty đó sẽ được nhìn nhận rất rõ.

- Cá nhân hoá, nhân cách hoá dịch vụ theo khách hàng: Mỗi khách hàng luôn có nhu cầu thể hiện và khẳng định mình. Dịch vụ thông tin di động là một dịch vụ trung cao cấp, chính vì thế, đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ luôn muốn thể hiện thái độ, quan niệm, tính cách và cái tôi của mình qua dịch vụ. Các công ty cần thiết kế các dịch vụ theo xu hướng cá nhân hoá từng phân khúc khách hàng, nhân cách hoá dịch vụ sẽ khiến khách hàng cảm thấy sử dụng dịch vụ có thể đại diện cho cá nhân mình hơn.

- Chuyên nghiệp hoá công tác sau bán hàng: Dịch vụ thông tin di động có đặc thù riêng là phải có sự đóng góp rất lớn của công tác sau bán hàng. Các công tác sau bán hàng mà công ty kinh doanh dịch vụ thông tin di động cần chuyên nghiệp hoá bao gồm: công tác chăm sóc khách hàng và thanh toán cước phí.

Tóm lại, các công ty cần thành lập các dự án nghiên cứu và phát triển dịch vụ, thành lập các nhóm nhỏ, mỗi nhóm phụ trách một dịch vụ riêng. Tập trung nghiên cứu và đưa ra các giải pháp có chọn lọc kinh nghiệm từ các nhà khai thác viễn thông lớn trên thế giới, nhất là các hãng khai thác viễn thông mà môi trường kinh doanh, cấu trúc mạng... có nét tương đồng với Việt Nam để triển khai các dịch vụ cụ thể. Để thực hiện được giải pháp về phát triển dịch vụ cần làm tốt công tác lập chiến lược kinh doanh của công ty nói chung, chiến lược phát triển dịch vụ nói riêng một cách

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 03/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí