Bảng Đánh Giá Mức Độ Thuận Lợi Của Các Tuyến Du Lịch


Trên cơ sở thực tiễn, luận án xác định tiêu chí có ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch biển - đảo có hệ số cao nhất (hệ số 3) đó là: số lượng điểm DL trung bình trong tuyến, độ hấp dẫn của điểm DL, thời gian hoạt động du lịch trong tuyến. Hệ số 2 thuộc về: sự tiện lợi về GTVT, sự đồng bộ về CSVCKT và CSHT.

Số lượng điểm DL trung bình trong tuyến có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn tuyến DL. Tâm lý chung của khách DL là không muốn ngồi trên xe lâu. Nếu tuyến nào có nhiều điểm DL trên quãng đường ngắn thì sẽ tiện lợi hơn, gây tâm lý thoải mái cho khách. Tiêu chí này được xác định hệ số 3. Tuyến DL có điểm DL hấp dẫn, độc đáo, có nhiều điểm có ý nghĩa quốc gia, quốc tế, có nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng thì thu hút khách đông. Tiêu chí này đôi khi có tính quyết định đến việc lựa chọn cuộc hành trình, vì thế tiêu chí này cũng được xác định hệ số 3. Thời gian hoạt động DL trong tuyến quyết định tính mùa, tính nhịp điệu của dòng khách du lịch và cũng được xác định hệ số 3. Giao thông tiện lợi hấp dẫn khách tham quan, CSVCKT hoàn thiện thì thời gian lưu trú của khách lớn hơn, doanh thu cao hơn, nên 2 tiêu chí này được xác định là khá quan trọng, do đó xác định hệ số 2. Tổng hợp điểm ta có kết quả như bảng 1.3.

Bảng 1.3. Bảng đánh giá tổng hợp tuyến du lịch


Các chỉ số

Hệ số

Bậc số

4

3

2

1

Số lượng điểm DL trung bình

3

12

9

6

3

Độ hấp dẫn của điểm DL

3

12

9

6

3

Thời gian hoạt động du lịch trong tuyến

3

12

9

6

3

Sự tiện lợi về giao thông vận tải

2

8

6

4

2

Chất lượng CSVCKT phục vụ du lịch

2

8

6

4

2

Tổng số


52

39

26

13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch biển đảo tỉnh Phú Yên - 8

(Nguồn: Phân tích của tác giả có tham khảo ý kiến chuyên gia)

Bảng 1.4. Bảng đánh giá mức độ thuận lợi của các tuyến du lịch


STT

Mức độ đánh giá

Điểm số

1

Rất thuận lợi

39 - 52

2

Thuận lợi

26 - 38

3

Không thuận lợi

13 - 25


Ở bảng 1.4, có 3 bậc đánh giá mức độ thuận lợi của các tuyến DL. Bậc 1 là tuyến DL thuận lợi (từ 39 - 52 điểm). Bậc 2, tương đối thuận lợi (từ 26 - 38 điểm). Bậc 3, không thuận lợi (từ 13 – 25 điểm). Tuyến ít thuận lợi nhất được đánh giá là 13 điểm, tuyến cao nhất là > 52 điểm.

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch biển - đảo

1.2.1. Khái quát kinh nghiệm phát triển DLBĐ của một số quốc gia

Hiện nay, trên thế giới ngoài việc khai thác lợi thế về tiềm năng của biển - đảo nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho mỗi quốc gia mà còn chú trọng đến việc phát triển DLBĐ nhằm khai thác tối đa tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng, đa dạng hóa các loại hình du lịch, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách.

1.2.1.1. Phát triển DLBĐ của Thái Lan

Là quốc gia có lợi thế về phát triển kinh tế du lịch biển với tổng chiều dài bờ biển là 3219 km, có nhiều đảo lớn nhỏ trên Vịnh Thái Lan và biển Andaman với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với các loại hình du lịch biển - đảo: du lịch thể thao biển, tắm biển, ẩm thực biển, … Hàng năm, kinh tế du lịch phát triển mang lại nguồn thu chiếm 6,5% GDP cho Thái Lan, tạo ra nhiều việc làm ổn định, là nguồn phân phối thu nhập cho rất nhiều ngành công nghiệp khác. Nhận thức được tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế quốc dân, Thái Lan đã bắt tay vào làm du lịch từ rất sớm và ngày nay được mệnh danh là “cường quốc du lịch” của khu vực. Chất lượng dịch vụ hoàn hảo, cách làm du lịch chuyên nghiệp là một trong những ưu thế vượt trội thu hút khách du lịch đến Thái Lan. Các dịch vụ du lịch của Thái Lan, từ dịch vụ chuyên chở khách du lịch, dịch vụ lưu trú đến hướng dẫn du lịch và các dịch vụ bổ trợ cho ngành du lịch cũng được thực hiện một cách chu đáo và hoàn hảo, tạo thuận lợi tối đa cho khách du lịch.

Đến với Thái Lan, ta sẽ thấy đó thực sự là mảnh đất của những nụ cười ("Land of Smiles"), bởi đâu đâu, người làm du lịch hay người dân cũng đón tiếp khách du lịch với nụ cười rạng rỡ trên môi. Cảnh sát Du lịch Thái Lan còn phối hợp với các cơ quan hữu quan khác hỗ trợ du khách nhằm xây dựng sự tin tưởng về an ninh trật tự, an toàn xã hội cho khách du lịch; Hình thành mối quan hệ điều phối, hợp tác tốt giữa các cơ quan du lịch của Chính phủ, Trung ương và địa phương, các đơn vị tư nhân và công ty nước ngoài để giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo quyền lợi cho khách du lịch;


Nâng cao danh tiếng và vị thế của ngành Du lịch Thái Lan, quảng bá và xây dựng hình ảnh đất nước du lịch lý tưởng cho du khách.

1.2.1.2. Phát triển DLBĐ của Malaysia

Malaysia là một quốc gia của biển - đảo với phần lãnh thổ thuộc dạng bán đảo và hải đảo, có nguồn tài nguyên biển - đảo khá phong phú: Langkawi (Kedah), Pulau Payar (Kedah), Pantai Merdeka (Kedah). Đặc biệt công viên biển của Malaysia là một trong những điểm đến hấp dẫn với du khách, là thiên đường biển - đảo. Có được kết quả đó là do Malaysia có các chiến lược hướng thẳng vào nội dung của phát triển DLBĐ với việc xây dựng, định vị thương hiệu điểm đến quốc gia và phát triển, đa dạng hóa các SPDL chuyên sâu, đặc thù các loại hình DLBĐ cao cấp, mạo hiểm biển, DL chữa bệnh, DL giáo dục và cuối cùng là du lịch MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện). Các sản phẩm DLBĐ được ưu tiên phát triển, đa dạng hóa bao gồm: Du thuyền, chèo thuyền, thuyền buồm (yachting, sailing and boating); Lặn có bình khí (Scuba diving); Câu cá giải trí (Sports fishing).

Bên cạnh phát triển sản phẩm DLBĐ trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay, Malaysia xác định phải có những sáng kiến và cải tiến tập trung vào tổ chức các sự kiện tầm quan trọng quốc gia gồm: khuyến khích người nước ngoài mua nhà tại Malaysia để đi lại nghỉ ngơi, du lịch và kéo theo người thân, bạn bè tới du lịch, duy trì và khuếch trương sản phẩm du lịch mua sắm. Có thể nhận định rằng, việc kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và khai thác các tài nguyên du lịch biển - đảo cùng những dịch vụ tốt, cao cấp là yếu tố then chốt, là kinh nghiệm quý giá của Malaysia trong phát triển DLBĐ, mang lại cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời.

1.2.1.3. Khái quát kinh nghiệm phát triển DLBĐ của Indonesia

“Quốc đảo” Indonesia là một quốc gia với tập hợp quần đảo rộng lớn, rừng nhiệt đới có diện tích lớn nhất so với các nước Đông Nam Á. Indonesia có nhiều biển

- đảo đẹp, nổi tiếng trên thế giới với hình ảnh tuyệt vời của Bali - thiên đường DL của quốc gia này. Vùng biển - đảo Bali trước đây là vùng kém phát triển, hoang sơ, nhưng có TNDL tự nhiên biển - đảo khá phong phú cùng với nền văn hóa truyền thống đặc sắc là điều kiện thuận lợi để Indonesia phát triển DLBĐ. Để biến Bali trở thành địa điểm DLBĐ nổi tiếng, Indonesia đã biết kết hợp khéo léo những lợi thế về tự nhiên, cảnh quan biển - đảo, khai thác tối đa TNDL nhân văn trong phát triển


DLBĐ. Đặc biệt, những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng miền biển - đảo nhằm tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa khác biệt đáp ứng nhu cầu du khách.

1.2.2. Phát triển DLBĐ của một số tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

1.2.2.1. Phát triển DLBĐ của Đà Nẵng

Được xem là điểm sáng về phát triển DLBĐ trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Nét đặc sắc trong tài nguyên DLBĐ của Đà Nẵng chính là sự kết hợp mang tính liên hoàn của TNDL biển - núi rừng và hệ thống hạ tầng giao thông đường biển, đường không thuận lợi. Thời gian qua Đà Nẵng đã không ngừng tập trung nguồn lực đầu tư phát triển khai thác DLBĐ và đã thu được một số kết quả vượt trội về lượng khách và doanh thu để có được kết quả đó một phần do thành phố đã có những giải pháp phát triển du lịch đúng đắn và xứng tầm thể hiện ở một số điểm sau:

- Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá và phát triển thị trường: hàng năm xây dựng các kế hoạch, chiến lược quảng bá DLBĐ. Tận dụng cơ hội, đầu tư hạ tầng đăng cai tổ chức các sự kiện lớn của cả thế giới và cả nước như: Cuộc thi bắn pháo hoa nghệ thuật hàng năm, Marathon quốc tế, các hoạt động lễ hội khai trương DLBĐ;

- Nghiên cứu chiến lược kinh doanh, hướng thẳng vào thị trường mục tiêu. Tập trung triển khai những chương trình và giá cả phù hợp cho từng loại đối tượng; chú trọng thị trường khách mục tiêu khả năng chi trả cao;

- Nghiên cứu lập quy hoạch phát triển DLBĐ: trên cơ sở khoa học, tiếp thu các mô hình phát triển DLBĐ tương đồng trên thế giới và vận dụng phù hợp với điều kiện của địa phương; chú trọng công tác quản lý và thực hiện quy hoạch;

- Vận dụng mềm dẻo các chính sách của Chính phủ, tận dụng, ưu tiên tối đa nguồn lực cho PTDL. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu hút các doanh nghiệp FDI đến địa bàn đầu tư, phát triển DL. Thực hiện đơn giản hóa, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công các cấp, tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm cho người dân và doanh nghiệp giao dịch, làm các thủ tục đầu tư;

- Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực DL trên cơ sở lấy Đại học Đà Nẵng làm nòng cốt, phối hợp cùng các trường dạy nghề trên địa bàn nhằm đào tạo một đội ngũ nhân lực du lịch chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố. Đội ngũ lao động du lịch trực tiếp như: hướng dẫn viên, lễ tân, phục vụ nhà hàng cũng liên tục được nâng cao trình độ, chuyên môn


nghiệp vụ, kiến thức và khả năng sử dụng ngoại ngữ, … Mở các khóa đào tạo về văn hóa giao tiếp, kiến thức về thành phố, nghệ thuật phục vụ du khách cho cộng đồng và đội ngũ lao động du lịch trực tiếp. Nhờ đó chất lượng nguồn nhân lực phục vụ DL không ngừng được nâng cao, tạo được thiện cảm với khách DL.

1.2.2.2. Phát triển DLBĐ của tỉnh Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa nằm trong vùng Nam Trung Bộ của Việt Nam, có hơn 300 km bờ biển và gần 200 hòn đảo với nhiều vịnh biển đẹp nổi tiếng như: vịnh Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh; nhiều bãi tắm đẹp, cát trắng, nước biển trong xanh; có cảng Cam Ranh, sân bay quốc tế Cam Ranh. Dựa trên nguồn tài nguyên đặc sắc đó. Khánh Hòa đã tận dụng khá tốt những lợi thế sẵn có từ vịnh Nha Trang để PTDL, đưa DLBĐ trở thành ngành kinh tế trọng điểm của thành phố biển với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo đã phát triển mạnh DL nghỉ dưỡng biển - đảo cao cấp, thể thao biển, khám phá cảnh quan, tham quan vịnh, đảo; trở thành trung tâm DLBĐ tổng hợp với hạt nhân chủ yếu là trung tâm tổ chức sự kiện (Festival biển) mang tầm quốc gia và quốc tế. Đạt được kết quả quan trọng đó, Khánh Hòa đã triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển như sau:

- Thực hiện quy hoạch phát triển DL hợp lý theo hướng phát triển đô thị DL; lập quy hoạch tổng thể phát triển các khu DL quốc gia, các khu chức năng theo quy hoạch phát triển biển DL quốc gia và chiến lược phát triển kinh tế toàn tỉnh;

- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các SPDL: tập trung phát triển các loại hình và sản phẩm DLBĐ làm hướng chủ đạo. Bên cạnh đó, cần phát triển DLST ở các đảo ven bờ, DL văn hóa gắn với các lễ hội; đẩy mạnh phát triển du lịch MICE và du lịch tàu biển, …

- Thực hiện phối hợp liên kết vùng, với tư cách là một cực của trung tâm du lịch kết hợp với các địa phương phía Bắc, Nam duyên hải miền Trung và các tỉnh Tây Nguyên để tạo nên các tuyến DLBĐ mới. Xúc tiến mạnh tìm kiếm và mở rộng thị trường, công tác xúc tiến quảng bá du lịch trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, các lực lượng thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm;

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: đầu tư cho việc tuyển chọn thu hút các chuyên gia giỏi, lao động có trình độ tay nghề cao từ bên ngoài. Liên kết với các


trường để đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, lao động sẵn có.

1.2.2.3. Phát triển du lịch biển - đảo của tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận là tỉnh Cực Nam Trung bộ, có vị trí địa lý thuận lợi, đặc biệt là tiếp giáp biển với 192 km đường bờ biển, có đảo Phú Quý với trên 18 km2 và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. Những điều kiện trên đã tạo cho Bình Thuận một lợi thế rất lớn để phát triển DLBĐ. Sau sự kiện nhật thực ngày 24/10/1995, tiềm năng DL Bình Thuận, đặc biệt là tiềm năng DLBĐ được phát hiện và khai thác. Nhiều dự án DL được đầu tư dọc ven biển thành phố Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, thị xã La Gi, các huyện Tuy Phong, Hàm Tân. Với hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, phân bố phần lớn ở ven biển, sự phát triển đa dạng, phong phú, hấp dẫn của các sản phẩm DLBĐ, gắn với phát triển các hoạt động văn hóa mang tính biển, hoạt động thể thao gắn liền với biển phục vụ du lịch, … đã nâng cao hình ảnh du lịch Bình Thuận trên thị trường DL trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển DLBĐ ở Bình Thuận thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng về DLBĐ của tỉnh.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm về thực tiễn phát triển du lịch biển - đảo

Từ thực tiễn phân tích kinh nghiệm phát triển DLBĐ trong nước và quốc tế, có thể rút ra những bài học sau cho DLBĐ Phú Yên:

- Cần quan tâm đến chất lượng dịch vụ, cách làm du lịch phải chuyên nghiệp để thu hút du khách đến với biển - đảo Phú Yên. Người làm du lịch hay người dân khi đón tiếp khách du lịch cần nồng hậu, phục vụ nhiệt tình và chu đáo với nụ cười rạng rỡ trên môi.

- Đa dạng hóa các SPDL chuyên sâu, đặc thù các loại hình DLBĐ cao cấp, mạo hiểm biển, DL chữa bệnh, DL giáo dục và cuối cùng là du lịch MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện).

- Biết kết hợp khéo léo những lợi thế về tự nhiên, cảnh quan biển - đảo, đặc biệt là các bãi biển với những giá trị văn hóa truyền thống nổi trội đặc sắc về văn hóa của địa phương với sự tham gia chủ động của cộng đồng để tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng riêng cho vùng biển - đảo Phú Yên so với các địa phương khác.

Bên cạnh đó cần tăng cường chất lượng nguồn nhân lực biển - đảo; Gắn phát


triển DLBĐ đi đôi với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi sinh vật khu vực biển - đảo. Đồng thời tạo môi trường chính trị ổn định, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách; Xây dựng thương hiệu điểm đến về DLBĐ góp phần tạo nên ấn tượng về chất lượng, hình ảnh điểm đến, qua đó thu hút khách du lịch, đồng thời tạo ra giá trị riêng biệt cho từng khu vực biển - đảo.

Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng cần chú ý đến tính đặc thù của vùng để đề ra những chủ trương, chính sách phát triển phù hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cũng như cần kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, khai thác các tài nguyên DLBĐ và những dịch vụ du lịch cao cấp nhằm đạt được sự cân bằng và bền vững trong phát triển DLBĐ.


Tiểu kết chương 1

Du lịch biển - đảo là các hoạt động du lịch tại khu vực biển - đảo, trên cơ sở khai thác các đặc điểm tiềm năng tài nguyên, môi trường biển - đảo nhằm đáp ứng các nhu cầu tham quan, giải trí, lưu trú, ăn uống, đi lại và các nhu cầu khác của khách du lịch.

Phát triển du lịch biển - đảo được nghiên cứu dưới nhiều nội dung, góc độ như vai trò, nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLBĐ, các chỉ tiêu đánh giá phát triển DLBĐ, … Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng làm nền tảng cho sự phát triển DLBĐ. Trên cơ sở tổng quan có chọn lọc lý luận và thực tiễn liên quan đến DLBĐ, đề tài đã xây dựng tiêu chí đánh giá phát triển DLBĐ theo ngành và theo lãnh thổ. Đối với việc đánh giá điểm DL, đề tài đã sử dụng kết hợp phương pháp thang điểm tổng hợp với hệ thống 8 tiêu chí xếp theo thang bậc từ 1 - 5. Hệ thống tiêu chí đa dạng, trọng số được xây dựng có tính khách quan và khoa học dựa trên ý kiến của các chuyên gia và khách DL.

Thực tiễn hoạt động DLBĐ đã được khai thác và mang lại hiệu quả kinh tế trên thế giới và Việt Nam. Việc phát triển DLBĐ có thể kế thừa được bài học thực tiễn từ mô hình phát triển DLBĐ trong và ngoài nước, một số bài học kinh nghiệm có thể xem xét vận dụng cụ thể cho tỉnh Phú Yên:

- Trong quá trình phát triển DLBĐ cần quan tâm đến vai trò của chính quyền tỉnh Phú Yên trong công tác quy hoạch và thu hút đầu tư vào du lịch, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch; nắm bắt và khai thác những yếu tố, những giá trị đặc thù của khu vực biển, đảo, từ đó phát triển sản phẩm DLBĐ mới lạ, đặc trưng.

- Cần chú trọng khai thác tài nguyên du lịch văn hóa bên cạnh khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên; luôn quan tâm công tác bảo vệ môi trường, an ninh bãi biển nhằm đem lại sự an toàn cho du khách; công tác xúc tiến quảng bá du lịch được chú trọng; kết hợp giữa khai thác và bảo tồn các tài nguyên du lịch biển - đảo nhằm đạt được sự bền vững trong quá trình phát triển du lịch biển - đảo.

Phát triển DLBĐ là việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên biển đảo, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực và các nguồn lực khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch; từ đó tạo ra thu nhập, làm gia tăng sự đóng góp về kinh tế

- xã hội cho quốc gia, địa phương, trên cơ sở gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái biển và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí