Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến - 12


Khuyến dồn cả vào sự nghiệp học hành, thi cử, nhưng tâm nguyện không trọn, ông đành ôm sầu muộn về quê hương. Những câu thơ này mang đậm nỗi niềm ưu tư, sầu muộn của Nguyễn Khuyến.

Nguyễn Khuyến sống với tình cảm chân thành nên khi những người bạn thân của ông ra đi ông đã viết lên những vần thơ hết sức cảm động. Bài thơ Khóc Dương Khuê là một bài thơ hay và gây được ấn tượng mạnh mẽ với người đọc về tình cảm Nguyễn Khuyến dành cho bạn. Dương Khuê - người đỗ cử nhân cùng khoa với Nguyễn Khuyến. Ông là một trong những người bạn thân nhất của Nguyễn Khuyến. Cả bài thơ như một tiếng nấc nghẹn ngào. Dù rất đau xót nhưng Nguyễn Khuyến đều né tránh không viết những từ nói về việc Dương Khuê ra đi như: chết, mất, từ trần, qua đời… mà chỉ nói:

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Hai từ “thôi” đặt trong một dòng thơ như gợi nên sự buồn bã, thương xót, ngỡ ngàng của Nguyễn Khuyến trước sự ra đi của bạn. Có lúc ông lại nói khác đi:

Làm sao bác vội về ngay?


Hay:

Sao vội vàng đã mải lên tiên?


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Những câu hỏi: “làm sao?”, “sao?”, kết hợp những từ chỉ sự nhanh chóng, gấp gáp như: “vội”, “mải” cho thấy sự hờn giận, trách móc của Nguyễn Khuyến với bạn, cũng chỉ vì quá thương bạn và khó có thể chấp nhận một sự thật là bạn đã ra đi. Không khí của bài thơ thật xúc động: Phần đầu bài thơ Nguyễn Khuyến ôn lại kỉ niệm của hai người từ thời hàn vi, khi hai người còn trẻ. Nguyễn Khuyến còn ví tình cảm của mình và bạn chẳng khác đâu “duyên trời”:

Kính yêu từ trước đến sau,

Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến - 12

Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời…

Nhịp điệu của bài thơ theo nhịp điệu chậm và buồn nhưng càng về cuối khi trực tiếp nói đến cái chết của bạn thì nhịp điệu, giọng thơ dồn dập, nức nở, thống thiết, nghẹn ngào:


Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua. Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

Viết đưa ai, ai biết mà đưa. Giường kia treo những hững hờ,

Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn. Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,

Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương…

Những câu thơ với những cú pháp được lặp lại như: không mua… không phải… không mua, viết đưa ai… ai biết mà đưa, chẳng ở… dẫu van chẳng ở, thương… lấy nhớ làm thương… thể hiện một sự bức bối như bị dồn nén, cảm xúc như muốn vỡ oà. Có thể nói Nguyễn Khuyến là người yêu thương bạn rất mực, ông viết lên những dòng thơ là tiếng nói của trái tim, tình bạn với ông là thiêng liêng và cao quý, ông viết chân thực đến nỗi đọc lên ai cũng phải xúc động. Ai cũng có bên mình những người bạn tri kỉ, khi mất bạn ai cũng đau xót, nhưng để viết được những vần thơ tha thiết, xót xa như Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê thì quả thực văn học không có nhiều. Bởi vậy nên tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê luôn được sánh ngang với những tình bạn lớn như: Bá Nha - Tử Kỳ, Trần Phồn - Từ Trĩ…

3.5. Quan hệ làng xóm


Nguyễn Khuyến là một ông Tam nguyên được mọi người kính nể và trọng vọng, ông từng được bổ nhiệm nhiều chức quan. Ấy vậy mà giữa Nguyễn Khuyến với những người nhà quê dường như không bao giờ có khoảng cách, ông hoà mình vào đời sống của nhân dân một cách tự nhiên, giản dị và thân mật:

Nay tiết mừng ông mới bảy mươi, Cổ hy chưa dễ mấy lăm người.

Răng long nhưng hãy còn tinh mắt, Đầu bạc nhưng mà chửa tắc tai.


Bè bạn bầy vai kèo chén Lý, Cháu con dưới gối múa sân Lai. Xưa nay vẫn giữ lòng chân thật,

Chữ “đức giả xương” máu để đời.

(Mừng ông lão hàng thịt)

Nguyễn Khuyến làm bài thơ tặng ông Ước Đà, người cùng làng với nhà thơ, gia đình ông này đã có mấy đời làm hàng thịt. Từ câu thơ đầu tiên ta đã thấy giọng thơ rất hài hước. Ở Việt Nam ta xưa tuổi bảy mươi được coi là “tuổi xưa nay hiếm”, thế nhưng Nguyễn Khuyến lại dùng từ “mới bảy mươi” ngụ ý rằng ông lão hàng xóm vẫn còn rất trẻ, khỏe, giọng thơ rất hóm hỉnh. “Chửa tắc tai”, cách nói suồng xã, thân mật, làm thơ nhưng vẫn bình dị như lời nói hàng ngày. Nét đặc sắc trong bài thơ này là ở chỗ nó thể hiện được tài nghệ chơi chữ của Nguyễn Khuyến. Ta thấy, trong tám câu thơ câu nào cũng có những từ “chuyên dụng” để chỉ nghề hàng thịt như: tiết, cổ, răng, mắt, đầu, tai, vai, gối, lòng, chân, xương, máu… Nguyễn Khuyến không những tài nghệ trong việc làm thơ mà còn sáng tạo ra những hình ảnh, chi tiết độc đáo, đọc lên người nào cũng có thể hiểu được mà ý nghĩa lại vô cùng sâu sắc.

Quan hệ tình cảm làng xóm còn được Nguyễn Khuyến thể hiện ở việc mời khách quý dự lễ chúc thọ:

Ông chẳng hay ông tuổi đã già, Năm muơi ông cũng lão đây mà. Anh em, làng xóm xin mời cả, Giò bánh, trâu heo, cũng gọi là!

Chú Láo bên người lên với tớ, Ông Từ ngò chợ lễ cùng ta.

Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ, Có rượu thời ông chống gậy ra.

(Lên lão)

Theo phong tục cũ, khi làng mở hội lễ mừng các cụ lên lão, đình làng sẽ bầy cỗ bàn, cờ quạt, chiêng trống linh đình. Các cụ được ngồi vòng ra đình, được ngồi mâm nhất, được tặng áo lụa đỏ. Bài thơ thể hiện tính cộng đồng, tình người. Mỗi


khi ra đình nào có việc hoặc làng có việc là tất cả anh em làng xóm đến tề tựu đông đủ, từ các bô lão cho đến các cháu nhỏ. Việc ăn uống, cỗ bàn luôn được chú trọng. Không khí nhộn nhịp không chỉ ở tiếng cười, tiếng nói rôm rả mà còn là tiếng lạch cạch của mâm bát, tiếng giết mổ trâu heo, tất cả những hỗn hợp âm thanh ấy tạo nên không khí vui vẻ, ấm cúng.

Tình cảm của những người nhà quê được Nguyễn Khuyến thể hiện ở việc mời những người ở làng bên như chú Láo, ông Từ. Làng Vị Hạ trước cách mạng gồm hai giáp là Đông và Đoài. Giáp nọ gọi giáp kia là “giáp bên người”. Nhà thơ ở giáp Đông, chú Láo ở giáp Đoài vì vậy gọi là giáp người. Còn ông Từ ở xóm chợ gần làng Vị Hạ, ông giữ chức thủ từ (trông coi đình) nên dân làng quen gọi là ông Từ. Dù hai người đều không ở cùng làng, không phải người có địa vị, nhưng với Nguyễn Khuyến họ đều sang chung vui với ông với tư cách như người khách quý bất kể sang hèn. Ta như cảm nhận được nụ cười vui vẻ trên khuôn mặt của vị quan nhân cuối thời Nguyễn, nó thể hiện tình người rất chân thành, đằm thắm ở làng quê Việt xưa.

Bên cạnh việc làm thơ, Nguyễn Khuyến còn làm câu đối tặng cho làng xóm.

Đây là cảnh vợ thợ rèn khóc chồng thì có: than, bễ, rèn cặp, đe loi:

Nhà cửa để lầm than, con thơ dại lấy ai rèn cặp, Công việc đành bỏ bễ, vợ trẻ trung lắm kẻ đe loi.

(Vợ thợ rèn khóc chồng)

Anh hàng gà khóc vợ thì: có gánh có lồng, có gà con nháo nhác tìm mẹ, gà trống lục cục nuôi con:

Lồng tạo hoá, đáy sụt rồi, nháo nhác con tìm mẹ, Gánh càn khôn, ai xẻ nửa, lục cục trống nuôi con.

Với câu đối khóc người thợ nhuộm, nhà thơ tìm ra các dấu hiệu màu sắc như: tím, dỏ, xanh, vàng, tía thắm…

Thiếp kể từ lá thắm xe duyên, khi vận tía,

lúc cơn đen điều dại, điều khôn, nhờ bố đỏ, Chàng ở dưới suối vàng nghĩ lại, vợ má hồng,

Con răng trắng, tím gan, tím ruột với ông xanh.

(Vợ thợ nhuộm khóc chồng)


Bài “Mừng vợ chồng anh coi chợ làm nhà mới

Nhất cận thị, nhị cận giang, thử địa tích tằng xưng tị ốc, Giàu ở làng, sang ở nước, nhờ trời nay đã vểnh râu tôm.

Câu đối này có một vế là Nôm, một vế là Hán vì “hai vợ chồng anh này vốn là khán thị tức là người coi chợ. Do làm ăn khấm khá, chồng mua được chân phó lý lại làm được nhà mới nên anh chồng muốn xin câu đối nhưng là chữ Hán, chị vợ lại muốn xin câu đối Nôm, bởi vậy tác giả làm một vế chữ Hán, một vế chữ Nôm mà lại đối rất chỉnh thị - làng, giang - nước, ốc – tôm” [ 10, tr. 607]. Câu thứ nhất mặc dù là chữ Hán nhưng lại có thành ngữ, cụm từ “tị ốc” có xuất phát từ thành ngữ “tị ốc khả phong” tức là phong tục tốt đẹp, nhà nhà đều đáng được khen. “Nhất cận giang, nhị cận thị” cũng là câu tục ngữ cửa miệng của nhân dân ta để chỉ chỗ ở đẹp, dễ sinh sống, làm ăn, nó đối rất chỉnh với câu: giàu ở làng, sang ở nước.

Nguyễn Khuyến có tài nghệ đưa ca dao, tục ngữ vào trong các vế đối, có thể giữ nguyên hoặc biến tấu đi đôi chút nhưng không hề làm giảm sút ý nghĩa của câu mà làm tăng thêm giá trị của câu đối. Những câu đối viết tặng hàng xóm, ông luôn nhìn vào đặc điểm nghề nghiệp, hoàn cảnh sống để đưa ra những vế đối có tình, có lý, có sức truyền cảm, lan toả rộng rãi, dễ nhớ dễ thuộc với tất cả mọi người.

* Tiểu kết

Tìm hiểu các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân cụ thể trong thơ Nguyễn Khuyến ta thấy nhà thơ không chỉ sống theo lý trí, theo những khuân khổ mẫu mực của Nho giáo mà vượt lên trên nó, ông đến với mọi người bằng tiếng nói của lòng nhân ái. Các mối quan hệ cá nhân trong thơ ông bởi thế rất sâu nặng tình người, tình đời: với vợ ông là một người chồng tri âm, tri kỷ; với con ông là một người cha yêu thương con hết mực, khuyên dạy con cái bằng cả tấm lòng; với bạn bè ông sống chân thành và sâu sắc; với làng xóm ông sống gần gũi, chan hoà thương dân; với học trò ông khuyên, dạy những gì hết sức thiết thực.

Qua những mối quan hệ đó, đời sống riêng tư cũng như nhân cách, tâm hồn của Nguyễn Khuyến hiện lên chân thực hơn, sinh động hơn.


KẾT LUẬN

1. Có thể nói, đến Nguyễn Khuyến, vấn đề đời tư của bản thân nhà thơ - những mối quan hệ riêng tư, con người và cuộc sống cá nhân của chính tác giả - đã trở thành vấn đề chủ yếu, vấn đề trung tâm mà nhà văn nêu lên và đặt ra trong tác phẩm. Đó là kết quả của quá trình tiếp thu, tiếp nối và phát triển trên cơ sở sự đổi mới quan niệm về con người trong văn học trung đại từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ... Ở hoàn cảnh xã hội còn tồn tại nhiều những quy định khắt khe đối với cuộc sống con người, thì sự xuất hiện chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến có giá trị như là quá trình con người nhìn lại mình, tự đánh giá mình và dám làm mình. Đây là cái nhìn hết sức táo bạo và mới mẻ để con người thực sự tồn tại với những bản tính vốn có, con người có thể phát huy những giá trị nhân bản sâu sắc của mình.

2. Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến là một trong những chủ đề tiêu biểu và đặc sắc trong sáng tác của nhà thơ. Nó được thể hiện một cách chân thực sinh động thông qua những vần thơ viết về con người cá nhân. Đặt trong dòng chảy của văn học trung đại, đến Nguyễn Khuyến chủ đề đời tư được hiện lên rò nét.

Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến cho thấy quan niệm về con người gần với quan niệm con người hiện đại.

3. Cùng với sự xuất hiện của chủ đề đời tư trong văn học trung đại thì sự phát triển khá đa dạng và phong phú của chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến đã làm cho văn học có sự đổi thay mới mẻ hơn, sâu sắc hơn.

Tất nhiên chủ đề đời tư trong văn học trung đại Việt Nam nói chung trong thơ của Nguyễn Khuyến nói riêng chưa được toàn vẹn và đầy đủ như văn học hiện đại sau này, nhưng những bước đi của nó lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và mở rộng của chủ đề đời tư trong thơ ca Việt Nam những giai đoạn sau.

4. Ở đề tài này chúng tôi mới chỉ khảo sát và tìm hiểu những bài thơ viết về chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến. Sau này có điều kiện, chúng tôi sẽ mở rộng hướng nghiên cứu để tìm hiểu sâu sắc và toàn diện hơn về nghệ thuật thể hiện chủ đề đời tư trong thơ ông. Không chỉ vậy, chúng tôi sẽ khảo sát trên mọi thể loại không chỉ là thơ mà còn cả câu đối, hát nói.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. AJA. Gurêvich (1998), Các phạm trù văn hoá trung cổ, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

2. Lại Nguyên Ân (biên soạn) (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Đình Chú, Lê Mai (1984), Thơ văn Trần Tế Xương, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

4. Xuân Diệu (giới thiệu) (1971), Thơ văn Nguyễn Khuyến, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.

5. Xuân Diệu (1981- 1982), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.

6. Trịnh Bá Đĩnh (1994) – Phong cách dân gian trong thơ Yên Đổ - Tạp chí Văn học, số 1.

7. Lê Bá Hán- Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Trên hành trình văn học trung đại, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội.

9. Mai Hương (2000), Nguyễn Khuyến thơ, lời bình và giai thoại, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội.

10.. Nguyễn Văn Huyền (1984), Nguyễn Khuyến tác phẩm, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Hoàn (1964), Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.

12. Trần Đình Hượu, Lê Trí Dũng (1988) Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930, Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

13. Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội.


14. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (1978), Văn học Việt Nam thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII, tập I, Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

15. Nguyễn Đức Khuông (2005), Tác giả tác phẩm văn học Việt Nam trong con mắt người nước ngoài, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.

16. Nguyễn Lộc (2007), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

17. Phương Lựu – Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam – Lê Ngọc Trà – Lê Khắc Hòa – Thành Thế Thái Bình (2007), Lí luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

18. Phương Lựu (1997), Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

19. Hoàng Mai Quyên (2011) Giá trị văn hóa truyền thống trong trước tác của Nguyễn Khuyến – Đại học sư phạm Thái Nguyên.

20. Bùi Văn Nguyên, Phan Sĩ Tấn (1971), Lịch sử văn học Việt Nam, tập II, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

21. Nhiều tác giả (1978), “Văn học dân gian”, trong sách: Lịch sử văn học Việt Nam, tập I, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

22. Nhiều tác giả (1990) Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

23. Nhiều tác giả (1989), Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

24. Nhiều tác giả (1996), Lý luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

25. Nhiều tác giả (1998), Nguyễn Khuyến – con người và tác phẩm, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội.

26. Nhiều tác giả (1998), Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022