Khoảng Trống Và Câu Hỏi Nghiên Cứu Đặt Ra


chính đối với RRTD. Antonella (2007) (trích dẫn bởi Altman (2008) [60]) cho rằng đối với nhiều NHTW, ST được xem như là một phần của FSAP được tiến hành bởi IMF và WB. ST của FSAP khuyến khích tăng lợi ích của các nghiên cứu bằng cách phát triển những kỹ thuật mới, cũng như tiến hành những nghiên cứu bổ sung hoàn thiện. Antonella Foglia phân tích và thảo luận một loạt những khía cạnh phương pháp luận trên phương diện hoàn thiện các mô hình ST vĩ mô. Đặc biệt, mục tiêu hiện tại là phải mở rộng các phạm vi thời gian và xây dựng những hành động quản trị trong các ngân hàng để điều chỉnh các bảng cân đối đáp ứng phù hợp với các kịch bản stress. Có như thế mới có thể đánh giá đúng mức sự lây lan tiềm ẩn cũng như mức độ khuếch đại của cú sốc từ khu vực tài chính đến nền kinh tế thực. Van và cộng sự (2009, 2010) đưa ra một mô hình ST kết hợp chặt chẽ với những quy định về thanh khoản của Basel, đặc biệt là hai biến LCR và NSFR. [126], [127] Nghiên cứu đã sử dụng mô hình để khảo sát các ngân hàng của Hà Lan với 5 bước chính: (i) Qua bảng cân đối kế toán để xác định các giá trị LCR, NSFR tại thời điểm ban đầu. Việc tính toán này tuân theo các quy ước của Basel; (ii) Chạy mô phỏng wisim1 để tạo ra các kịch bản ST. Tính LCR, NSFR thay đổi với kích bản Stress, hiệu ứng vòng 1. Yếu tố mô hình thực sự nằm ở bước mô phỏng này; (iii) Xác định cụ thể giá trị của các tham số R, S, 0, sau đó tính lại LCR và NSFR; (iv) Xác định các tham số X, C, nreact, nsyst, tính lại wisim2, sau đó xem xét có thay thế wisim1 bằng wisimR hay không? và tính LCR, NSFR; (vi) Kết luận kịch bản mô phỏng (Xem xét lại các giá trị của LCR và NSFR qua từng giai đoạn và đưa ra kết luận về tình trạng của ngân hàng trước những cú sốc). Van và cộng sự (2009) đã tiến hành các nghiên cứu nhằm tìm ra những bằng chứng thực nghiệm về phản ứng hành vi của các NHTM và tác động của chúng đến nguy cơ RRTK trong toàn hệ thống [127]. Thông qua việc sử dụng bộ số liệu về bảng tổng kết tài sản của từng NHTM, xây dựng một bộ chỉ số tổng hợp về rủi ro an toàn vĩ mô đối với hệ thống ngân hàng. Nghiên cứu thực nghiệm về hệ thống NHTM Hà Lan chỉ ra sự thiếu quan tâm đối với rủi ro và nới lỏng quy định quản trị rủi ro của các NHTM làm tăng nguy cơ đối với hệ thống tài chính nước này. Barnhill và Schumacher (2011) đã tiến hành mô phỏng các nguy


cơ rủi ro đối với 10 NHTM điển hình tại Mỹ trong giai đoạn 1987-2006, trong đó, phân tích mối tương quan giữa RRTD và rủi ro thị trường, từ đó xác định ra xác xuất mà các NHTM này có thể đối mặt với sự thiếu hụt thanh khoản tại cùng một thời điểm [67]. Poorman (2005) lại tiến hành phát triển chỉ số xác định RRTK hệ thống (dựa vào các tiêu chuẩn Basel về giám sát ngân hàng) ứng dụng cho hệ thống ngân hàng các nước Mỹ La tinh và Caribe [119]. Chỉ số RRTK hệ thống ngân hàng (FPIs) được thử nghiệm ở 40 thị trường mới nổi và những nước đang phát triển (1.700 ngân hàng). FPIs gồm bốn bước chính: (i) Lựa chọn các tổ chức và mức độ tổng hợp từ bảng cân đối của họ; (ii) Đánh giá mức độ tổn thương của các ngân hàng thông qua sự tính toán: "tình trạng thiếu tiền mặt"; (iii) Tập hợp của các biện pháp trước đó và lập sơ đồ tổng hợp tình trạng thiếu thanh khoản trong vấn đề cho vay; (iv) Việc bình thường hóa các biện pháp.

2.2. Các nghiên cứu trong nước

Vấn đề rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu khác nhau, như các sách chuyên khoa, các Hội thảo khoa học, các đề tài NCKH, các luận án, luận văn… đặc biệt, có một số nghiên cứu đáng chú ý sau đây:

Tô Ngọc Hưng và các cộng sự (2010) trong đề tài “Tăng cường năng lực quản lý RRTK tại NHTM Việt Nam” đã đề cập các vấn đề lý luận về RRTK và quản lý RRTK ở NHTM, trên cơ sở đó, đã phân tích tương đối toàn diện về thực trạng quản lý RRTK trong hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn trước 2007. Từ đó, đề tài đã đề xuất các khuôn khổ, mô hình, công cụ, quy trình quản lý RRTK ở NHTM Việt Nam trong những năm tới. Tuy vậy, đề tài này mới chỉ dừng lại ở những phân tích mức độ RRTK và quản lý RRTK ở các NHTM, nhưng lại chưa tiến hành đánh giá các hoạt động quản lý RRTK, đặc biệt đề tài này chưa chú ý đúng mức việc đánh giá mô hình tổ chức, quy trình quản lý và hiệu lực của công tác quản lý RRTK ở NHTM [47].

Vũ Ngọc Duy và các cộng sự (2011) trong đề tài “Khủng hoảng tài chính – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam” đã đề cập tương đối có hệ thống các vấn đề lý luận về khủng hoảng tài chính,


trong đó, khủng hoảng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng cũng là một trong các nhân tố tác động đến khủng hoảng tài chính. Sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 đến hệ thống tài chính Việt Nam cũng đã được công trình này phân tích và làm rõ, từ đó, đề xuất các giải pháp ứng phó nhằm bảo đảm sự an toàn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy vậy, do đề tài nghiên cứu này có đối tượng và phạm vi nghiên cứu rộng, vấn đề quản trị RRTK trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng được đề cập song còn chung chung, nhiều vấn đề chưa được công trình này đề cập và làm rõ chẳng hạn: nội dung quản trị RRTK trong các NHTM, đánh giá quản trị RRTK trong các NHTM, các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTK ở các NHTM [56].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Tô Ngọc Hưng và các cộng sự (2012) trong đề tài “Hệ thống giám sát tài chính quốc gia” đề cập đến rủi ro của hệ thống tài chính của một quốc gia và vấn đề giám sát hệ thống tài chính. Vấn đề rủi ro của hệ thống ngân hàng được xem xét như là một thành tố quan trọng trong hệ thống tài chính. Tuy vậy, do đề tài này có phạm vi nghiên cứu là toàn bộ thị trường tài chính và các định chế hoạt động trên thị trường tài chính, vấn đề RRTK cũng có được đề cập song chưa sâu, vấn đề quản trị RRTK hầu như chưa được công trình này đề cập và làm rõ [48].

Dương Quốc Anh và các cộng sự (2012) trong đề tài “Phương pháp luận đánh giá sức chịu đựng của NHTM trước các cú sốc trên thị trường tài chính (ST” dựa trên mô hình của Martin Cihak (2004) và Christian Schmieder (2011) đưa ra những gợi ý về việc thực hiện kiểm định sức chịu đựng cho từng loại rủi ro ở NHTM. Đối với RRTK, nghiên cứu đề xuất sử dụng 2 phương pháp: tiếp cận theo thời điểm và tiếp cận theo thời kỳ, trong đó, phương pháp tiếp cận theo thời điểm dựa trên số liệu trong báo cáo tài chính của NHTM nên có thể tiến hàng được ngay, đồng thời, nhóm tác giả cũng đưa các kịch bản và lộ trình thực hiện phù hợp với thực tế tại Việt Nam [7].

Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - 3

Kiều Hữu Thiện và các cộng sự (2012) trong đề tài “Cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và các giải pháp chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh” đã đề cập khá sâu các vấn đề lý luận về cạnh tranh không lành


mạnh trong hệ thống ngân hàng và chỉ ra rằng hành vi cạnh tranh không lành mạnh thường dẫn đến các NHTM phải đối diện với các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn phức tạp, trong đó RRTK là loại rủi ro thường trực mà các NHTM phải đối mặt. Vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đã được công trình này đề cập khá chi tiết, từ đó, đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm ngăn ngừa các hành vi cạnh tranh không lành mạnh dẫn tới các NHTM Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ RRTK trong tương lai [14].

Nguyễn Đức Trung và các cộng sự (2014) trong đề tài NCKH “Khả năng và điều kiện áp dụng một số khuyến nghị chính sách từ Basel III trong giám sát hệ thống NHTM Việt Nam” đã đánh giá tình hình an toàn hoạt động của các NHTM Việt Nam trên cơ sở sử dụng mô hình ST đối với 10 ngân hàng hàng đầu trong hệ thống để chỉ ra được thực trạng RRTK trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ đó, đề tài đề xuất lộ trình áp dụng Basel III để quản lý RRTK, gợi mở vấn đề sử dụng mô hình ST trong đánh giá rủi ro ngân hàng [26].

Kiều Hữu Thiện và các cộng sự (2015) trong đề tài “Mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các NHTMNN và NHTM do Nhà nước giữ cổ phần chi phối (Thực trạng, xu hướng và định hướng điều chỉnh)” đã tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về cấu trúc sở hữu và sự tác động của nó tới hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Trong đó, cấu trúc sở hữu cũng có tác động tới việc đánh giá hệ số tín nhiệm của ngân hàng, từ đó tác động tới thanh khoản của ngân hàng. Cấu trúc sở hữu của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được đề cập và phân tích sâu, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp khuyến nghị nhằm thay đổi cấu trúc sở hữu của hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian tới. Vấn đề RRTK và quản trị RRTK cũng đã được đề cập song chưa chi tiết [15].

Lê Văn Luyện (2003) trong luận án Tiến sĩ kinh tế: “Những giải pháp bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập với hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế” đã đề cập vấn đề bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng trong điều kiện hội nhập tài chính tiền tệ quốc tế, trong đó có vấn đề đảm bảo an toàn thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Tuy vậy, vấn đề RRTK


của hệ thống ngân hàng chưa được đề cập sâu [18].

Nguyễn Đức Trung (2012) trong luận án Tiến sĩ “Đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt Nam trên cơ sở áp dụng tiêu chuẩn vốn quốc tế mới – Basel II” đã đánh giá tương đối toàn diện thực trạng đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên cơ sở so sánh với các khuyến nghị của ủy ban Basel cho giai đoạn 2005 – 2011, trên cơ sở đó, đề xuất áp dụng 3 trụ cột của Basel II và các khuyến nghị mới của Basel III cũng như xây dựng lộ trình phù hợp cho Việt Nam trong áp dụng Basel II và Basel III [25].

Nguyễn Bảo Huyền (2015) trong luận án tiến sĩ “RRTK tại các NHTM Việt Nam” đã hệ thống hóa, phân tích và đưa ra khái niệm về quản lý rủi ro thanh khoản trong NHTM; một số giải pháp đã và đang triển khai trong hoạt động thực tiễn tại Agribank, BIDV. Tuy nhiên, luận án của Nguyễn Bảo Huyền (2015) chưa chỉ ra được công cụ phần mềm công nghệ để đo lường rủi ro, tổn thất ngân hàng phải gánh chịu khi RRTK xảy ra, chưa phản ánh được mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, chưa chỉ ra được mục tiêu của chất lượng thanh khoản và cách thách để xây dựng hệ theo dõi cơ cấu và chất lượng tổng thể danh mục tài sản - Nợ [23].

Vũ Quang Huy (2016) trong luận án tiến sỹ kinh tế “Quản lý RRTK trong hệ thống NHTM Việt Nam” đã đề cập khá toàn diện các vấn đề lý luận về RRTK và quản lý RRTK trong hệ thống ngân hàng, trong đó luận án đã phân tích khá sâu sắc thực trạng RRTK trong hệ thống NHTM Việt Nam quản lý RRTK [57].

Phan Thị Hoàng Yến (2016) trong Luận án Tiến sỹ “Quản trị tài sản – nợ (ALM) tại NHTMCP Công Thương Việt Nam” đã tập trung đề cập các vấn đề lý luận và phân tích thực trạng quản trị tài sản – nợ ở NHTM, lấy Vietinbank là đối tượng phân tích chính. Các phân tích của luận án tuy không đi trực diện vấn đề RRTK và quản lý RRTK nhưng các khía cạnh liên quan đến quản lý thanh khoản trong NHTM lại được đề cập phân tích khá toàn diện và sâu sắc [40].

Ngoài ra, còn có nhiều luận văn, luận án ở các trường Đại học/Học viện cũng đã đề cập vấn đề quản lý RRTK tuy chưa thực sự sâu nhưng cũng đã phản ánh được tình trạng RRTK và quản lý RRTK tại từng NHTM riêng lẻ hoặc trong toàn


bộ hệ thống ngân hàng, trong đó có một số đề tài tiêu biểu như: Nguyễn Việt Hưng (2004) với luận án“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam” đề cập phân tích và làm rõ các nhân tố tác động ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM, đi sâu phân tích các nhân tố này ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam chủ yếu giai đoạn trước năm 2004 [35]. Trong các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động, RRTK mặc dù có được đề cập song chưa rõ nét. Cao Thị Ý Nhi (2007) với luận án “Cơ cấu lại NHTMNN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” đề cập đến vấn đề cơ cấu lại các NHTM nhà nước, trong đó một số nội dung có liên quan đến vấn đề thanh khoản của NHTM cũng đã được đề cập khái quát [2]. Phạm Thị Bích Lượng (2008) trong luận án “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMNN Việt Nam hiện nay” chủ yếu đề cập và phân tích các vấn đề có liên quan đến hiệu quả hoạt động của các NHTMNN, vấn đề thanh khoản và quản lý RRTK có được đề cập song không rõ nét [38]. Nguyễn Thị Hoài Phương (2012) trong luận án tiến sỹ “Quản lý nợ xấu tại NHTM Việt Nam” đề cập và phân tích về quản lý nợ xấu, vấn đề RRTK không được đề cập và phân tích một cách cụ thể mặc dù rủi RRTK cũng là nhân tố tác động đến RRTK của NHTM, trong khi đó có rất nhiều nội dung có liên quan đến vấn đề thanh khoản và quản lý RRTK đã không được đề cập cụ thể ở công trình này [28]. Hơn nữa, luận án này chủ yếu đề cập đến một số NHTMNN, không phải là tất cả các NHTM tại Việt Nam. Nguyễn Đức Tú (2012) trong luận án tiến sỹ “Quản lý RRTD tại NHTMCP Công thương Việt Nam” đã đánh giá những mặt được và chưa được trong quản lý RRTD từ đó chỉ ra mô hình thích hợp để ngân hàng công thương có thể áp dụng vào quản lý RRTD. Mặc dù RRTD tác động đến RRTK song đề tài chưa làm rõ được mối quan hệ tương tác này [27]. Theo Nguyễn Bảo Huyền (2015), các luận văn thạc sĩ được thực hiện trong thời gian gần đây thường tập trung đề cập vấn đề RRTK và quản trị RRTK ở NHTM [23].

2.3. Khoảng trống và câu hỏi nghiên cứu đặt ra

Đã có tương đối nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề RRTK và quản trị RRTK, song các công trình này chủ yếu mới đề cập nghiên cứu ở dạng


khái quát hóa, gắn với việc quản trị RRTK trong quá khứ, hoặc nghiên cứu quản lý RRTK chung trong toàn hệ thống. Có thể nói hầu hết những công trình nghiên cứu trong nước đều chưa tiếp cận được một cách toàn diện về quản lý RRTK tại NHTM, bao gồm việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để làm rõ mục tiêu và những nội dung cơ bản của quản lý RRTK, nghiên cứu được một cách tổng quát về các phương pháp định lượng đo lường RRTK. Gần như chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu về quản trị RRTK ở NHTM trong những năm gần đây, đặc biệt vấn đề quản trị RRTK tại Agribank thì chưa có công trình nào đề cập.

Trong bối cảnh hội nhập tài chính quốc tế sâu rộng như hiện nay, các cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và toàn cầu, các nguy cơ RRTK tiềm ẩn cũng diễn biến phức tạp hơn, đòi hỏi các NHTM phải chú ý hơn tới công tác quản trị rủi ro nói chung, trong đó đặc biệt là quản trị RRTK nhằm tránh sự đổ vỡ dây chuyền gây những hệ quả không mong đợi đối với nền kinh tế.

Những khoảng trống nghiên cứu đề cập trên đây là cơ sở để tác giả thực hiện luận án này. Luận án sẽ cố gắng tập trung làm sáng tỏ những vấn đề sau:

(i) Các nhân tố ảnh hưởng đến RRTK của NHTM? Phương pháp đo lường sự tác động của từng nhân tố tới RRTK của NHTM?

(ii) Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị RRTK trong NHTM?

(iii) Đặc điểm mô hình tổ chức và hoạt động tác động như thế nào đến hoạt động quản trị rủi ro và quản trị RRTK ở Agribank những năm qua? Thực trạng RRTK và quản trị RRTK những năm qua tại ngân hàng này như thế nào?

(iv) Những giải pháp cần thực hiện đối với công tác quản trị RRTK tại Agribank trong tương lai?

3. Mục tiêu nghiên cứu

Toàn bộ nội dung của luận án sẽ nghiên cứu từ các vấn đề mang tính lý thuyết về RRTK và quản trị RRTK ở NHTM, đến thực trạng quản trị RRTK tại Agribank, nghiên cứu kinh nghiệm quản trị RRTK tại các quốc gia trên thế giới và một số NHTM trong nước và cuối cùng là những giải pháp cũng như kiến nghị được đề xuất đối với công tác quản trị RRTK tại Agribank. Cụ thể:

Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận về RRTK, quản trị RRTK ở NHTM, bao


gồm: tổng quan hoạt động của NHTM, lý thuyết về RRTK ở NHTM: khái niệm, các loại RRTK ở NHTM, phương pháp đánh giá RRTK ở NHTM, các nhân tố tác động đến RRTK ở NHTM.

Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm về quản trị RRTK từ một số NHTM trong và ngoài nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Agribank trong quản trị RRTK thời gian tới.

Thứ ba, phân tích làm rõ thực trạng RRTK và quản trị RRTK tại Agribank trong giai đoạn 2011 – 2016, qua đó, làm rõ các kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân.

Thứ tư, trên cơ sở một số dự báo về tình hình kinh tế vĩ mô giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, một số quan điểm về quản trị RRTK ở NHTM, luận án đề xuất các giải pháp và kiến nghị đối với công tác quản trị RRTK tại Agribank thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề RRTK và hoạt động quản trị RRTK tại Agribank.

Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề RRTK và quản trị RRTK tại Agribank giai đoạn 2011 đến 2016 trong tương quan so sánh với một số NHTM trong nước.

5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

- Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên, luận án sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh, quy nạp vấn đề. Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá và làm sáng tỏ các vấn đề thực tiễn, rút ra những điểm chủ yếu cần được giải quyết để đề xuất giải pháp, kiến nghị phù hợp với thực tiễn.

- Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp như thống kê thu thập số liệu từ báo cáo tài chính của NHTM, báo cáo thường niên của NHTM dưới dạng bảng số liệu excel, tính các hệ số tương quan giữa các biến ngẫu nhiên, trên cơ sở đó làm rõ các nhân tố tác động đến mức độ RRTK tại Agribank chủ yếu trong giai

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 13/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí