Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1: Chất lượng quản trị RRTK ở các mức độ khác nhau 38

Bảng 2.1: Diễn biến huy động tiền gửi tại Agribank giai đoạn 2011-2016 83

Bảng 2.2: Tình hình cho vay tại Agribank giai đoạn 2011-2016 84

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu về các hoạt động kinh doanh khác của Agribank 85

Bảng 2.4: Doanh số thanh toán trong nước của Agribank 87

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu đo lường tình trạng thanh khoản của Agribank 88

giai đoạn 2011-2016

Bảng 2.6: Vốn điều lệ của một số NHTMNN 89

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu tài chính của các NHTM trong khu vực năm 2012 89

Bảng 2.8: Hệ số CAR của các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 90

Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - 2

Bảng 2.9: Chỉ số trạng thái tiền mặt ở các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 92

Bảng 2.10: Chỉ số chứng khoán thanh khoản của các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 92

Bảng 2.11: So sánh chỉ số năng lực cho vay tại các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 94

Bảng 2.12: Chỉ số LDR của các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 95

Bảng 2.13. Một số chỉ tiêu cho vay tại Agribank giai đoạn 2011-2016 96

Bảng 2.14: Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của hệ thống ngân 96

hàng Việt Nam giai đoạn 2012-2016

Bảng 2.15: Hệ số ROE của các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 97

Bảng 2.16: Hệ số ROE của một số NHTMCP giai đoạn 2011-2016 98

Bảng 2.17: Hệ số ROA của các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 99

Bảng 2.18: Hệ số ROA của các NHTMCP giai đoạn 2011-2016 100

Bảng 2.19: Giải thích các biến trong mô hình 105

Bảng 2.20: Thống kê mô tả các biến trong mô hình 108

Bảng 2.21: Ma trận tương quan giữa các biến 110

Bảng 2.22: Kết quả hồi quy nhân tố tác động tới RRTK tại Agribank 110

Bảng 2.23: Các văn bản liên quan tới quy định đảm bảo an toàn hoạt động NHTM 115

Bảng 2.24: Bộ phận và chức năng liên quan tới quản trị RRTK tại Agribank 117

Bảng 2.25: Diễn biến nắm giữ các tài sản thanh khoản của Agribank giai đoạn 2011-2016 125

Bảng 2.26: Diễn biến vay nợ trên thị trường tiền tệ của Agribank giai đoạn 2011-2016 125

Bảng 2.27: Các nhân tố tác động đến RRTK của ngân hàng Agribank 128

Bảng 2.28: Diễn biến thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam 135

Bảng 2.29: Diễn biến chỉ số CPI của Việt Nam 136


DANH MỤC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1.1: Mô hình quản trị rủi ro “3 lớp phòng vệ” 35

Sơ đồ 1.2: Mô hình quản lý rủi ro hiện đại trong NHTM 36

Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức Hội đồng quản lý tài sản – Nợ ở ngân hàng 37

Sơ đồ 1.4: Các bước tính toán trạng thái thanh khoản ở ngân hàng kỳ kế hoạch 44

Sơ đồ 1.5: Các bước xác định nhu cầu thanh khoản của ngân hàng kỳ kế hoạch 46

Sơ đồ 1.6: Quy trình quản trị RRTK ở ngân hàng 52

Sơ đồ 1.7: Quy trình xác định luồng tiền thanh khoản của ngân hàng 53

Sơ đồ 1.8: Phân loại các luồng tiền của ngân hàng 53

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức và hoạt động của Agribank 82

Sơ đồ 2.2: Quy trình quản lý nguồn vốn tại Agribank 124

Sơ đồ 2.3: Mô hình quản trị rủi ro toàn diện 127


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án

Hoạt động ngân hàng luôn giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế của quốc gia, do vậy, trong bất cứ giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nào thì các quốc gia đều cần chú trọng đến sự phát triển hệ thống NHTM. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, hoạt động ngân hàng là không còn khoảng cách về biên giới, những rủi ro gắn với sự hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn diễn biến phức tạp, đòi hỏi các quốc gia luôn phải chú ý quản lý chặt chẽ.

Đối với Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập rất sâu rộng với các nền kinh tế khu vực và quốc tế thông qua việc tham gia vào các Hiệp định thương mại song phương và đa phương, trong đó đặc biệt là gia nhập AFTA năm 1995, WTO năm 2007 và TPP năm 2015 đã đem lại những thuận lợi đáng kể cho ngành ngân hàng Việt Nam trong việc tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp, phát triển các loại hình dịch vụ tài chính ngân hàng đa dạng, nâng cao năng lực quản trị cho hệ thống ngân hàng nội địa…Tuy vậy, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức lớn như sức ép cạnh tranh gia tăng từ các ngân hàng nước ngoài vốn có tiềm lực tài chính hùng hậu với những kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp trong quản trị hoạt động ngân hàng quốc tế… hơn nữa, do hành lang pháp lý về tài chính ngân hàng của Việt Nam ít nhiều vẫn còn hạn chế với những lỗ hổng khó lấp đầy về quản trị dòng tài chính vào – ra, khả năng quản lý các giao dịch tài chính phái sinh… những hạn chế này không chỉ đặt ra thách thức trong quản lý tài chính vĩ mô mà còn gây ra những nguy cơ tiềm ẩn và các rủi ro đan xen trong hoạt động của hệ thống tài chính, trong đó đặc biệt là các nguy cơ RRTK tiềm ẩn. Trong bối cảnh như vậy, đòi hỏi từng NHTM cũng như toàn bộ hệ thống tài chính ngân hàng của Việt Nam bên cạnh việc nghiên cứu các biện pháp nhằm từng bước mở rộng thị phần hoạt động, thì đồng thời cũng phải hết sức chú trọng công tác quản trị hoạt động, đặc biệt công tác quản trị RRTK. Xét về nguyên lý thì RRTK trong ngân


hàng là vấn đề có tính chất thường trực do chịu sự chi phối của các nhân tố bên trong (tất cả các hoạt động trong ngân hàng) lẫn bên ngoài (môi trường kinh tế vĩ mô, các điều kiện chính trị xã hội, pháp luật, tâm lý dân chúng…). Tuy nhiên trong những năm trước đây, nhiều NHTM chưa chú trọng đúng mức công tác quản trị loại rủi ro này, các vấn đề về RRTK xảy ra ngày càng nhiều, phổ biến nhất là tình trạng các tin đồn thất thiệt về quản lý ngân hàng khiến dân chúng ồ ạt rút tiền dẫn đến tình trạng ngân hàng bị thiếu hụt thanh khoản nghiêm trọng (như trường hợp của ngân hàng Á Châu năm 2003, ngân hàng Phương Nam năm 2005). Tại nước ngoài, các cuộc khủng hoảng tài chính đe doạ mất thanh khoản của hàng loạt các ngân

hàng lớn, không ít ngân hàng rất lớn đã bị sụp đổ1. Riêng tại Mỹ, tính tới đầu năm

2009, có tới 50 ngân hàng bị sáp nhập, mua lại hoặc bị giải thể. Điều này xảy ra là bởi hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn có sự ràng buộc rất chặt chẽ với nhau nên khi một ngân hàng riêng lẻ xảy ra rủi ro thì sẽ ảnh hưởng rất nhanh đến tất cả các ngân hàng khác. Nhận thức được điều này nên những năm qua NHNN cũng như từng NHTM đều có những biện pháp quyết liệt như: NHNN thông qua các chính sách quản lý về tỷ lệ đảm bảo an toàn, quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN (20/5/2010) và các Thông tư sửa đổi sau đó: Thông tư 19/2010/TT-NHNN (27/9/2010), Thông tư 22/2011/TT-NHNN (30/8/2011), Thông tư 33/2011/TT- NHNN (8/10/2011) trong đó yêu cầu các NHTM phải báo cáo tính thanh khoản, ban hành các quy trình nội bộ để kiểm soát thanh khoản của hệ thống NHTM. Đồng thời, từng NHTM cũng đưa ra các biện pháp quản trị RRTK thông qua việc thành lập các Ban/Bộ phận quản trị rủi ro.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là môt trong những ngân hàng có quy mô lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam với nguồn vốn dồi dào. Có một thực tế là mặc dù đã ý thức được những hậu quả tiêu cực của RRTK, song trong thực tiễn, Agribank vẫn chưa thực sự chú trọng đúng mức đối với công


1 Trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009, hàng loạt các ngân hàng lớn có tên tuổi trên thị trường tài chính quốc tế, như Wachovia, Washinhton Mutual Inc, Lehman Brothers, Merill Lynch (Mỹ); Northern Rock Bank, Bradford & Bingley Plc, Royal Bank of Scotland, Lloyds TSB (Anh); Fortis (Bỉ - Luxemburg), Dexia (Bỉ - Pháp); Hypo Real Estate (Đức); Yamoto Life Insurance Co (Nhật Bản) … đã bị sụp đổ.


tác này. Thể hiện ở chỗ về mặt chính sách, quy trình mặc dù ngân hàng đã ban hành Quyết định số 2140 để quản trị RRTK, tuy nhiên Quyết định này vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ trên thực tế. Do vậy, hoạt động quản RRTK tại ngân hàng trên cấp độ toàn hệ thống vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để. Ngoài ra, ngân hàng chưa thiết lập bộ phận quản trị RRTK riêng biệt dẫn đến việc hoạt động quản trị RRTK của ngân hàng Agribank còn mang tính thụ động, hiệu quả chưa cao. Từ thực tiễn hoạt động trên cùng với xu thế hội nhập tài chính khu vực và toàn cầu ngày càng sâu sắc thì các nguy cơ RRTK tiềm ẩn sẽ ngày càng gia tăng, vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm quản lý tốt RRTK ở ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do đó, NCS lựa chọn chủ đề “Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Namlàm chủ đề nghiên cứu cho Luận án của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1. Các nghiên cứu quốc tế

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về RRTK và quản trị RRTK ở NHTM. Trước đây các nghiên cứu RRTK thường tập trung vào các tỷ số thanh khoản, các phương pháp phân tích định tính và định lượng đã xuất hiện gần đây.

Về phân tích tỷ số thanh khoản: Những tỷ số thanh khoản trước đây thường được các nghiên cứu sử dụng bao gồm: Tỷ số tài sản thanh khoản trên tổng tài sản (Aspachs và cộng sự, 2005; Rytárik, 2009); tài sản thanh khoản trên tổng huy động ngắn hạn (Indriani, 2004); tài sản thanh khoản trên tiền gửi khách hàng và tiền gửi ngắn hạn (Kousmidou và cộng sự, 2005). Các nghiên cứu trên đây đều cho rằng những tỷ số thanh khoản này càng cao thì NHTM càng có tính thanh khoản cao hơn, cũng như RRTK càng thấp, từ đó, NHTM càng ít phải đối mặt với rủi ro phá sản. Lucchetta (2007) lại sử dụng tỷ số cho vay trên tổng tài sản để tiếp cận với RRTK của NHTM, từ đó đưa ra kết luận rằng tỷ số này càng cao thì NHTM phải chịu RRTK càng lớn. [65], [123], [109], [111]

Trong khi đó, Poorman và Blake (2005) lại cho rằng nếu như chỉ sử dụng các


tỷ số thanh khoản để đo lường RRTK là không đủ và đó không phải là giải pháp để xử lý vấn đề RRTK trong hoạt động ngân hàng và nghiên cứu này đề xuất bên cạnh sử dụng các tỷ số thanh khoản thì NHTM cũng phải tìm ra các cách khác để đo lường RRTK. Có thể phân chia thành 2 loại chính là phương pháp phân tích định lượng và phân tích định tính. [119]

Về phân tích định lượng: Basel Committee on Banking Supervision (2000) đã đề nghị sử dụng phương pháp khung thời gian đáo hạn cần quản lý [69]. Trong khi đó, Sauders và Cornett (2007) lại đề xuất sử dụng sự so sánh các tỷ số thanh khoản cùng nhóm, khe hở tài trợ và nhu cầu tài trợ, dự trù thanh khoản để đo lường RRTK [124]. Matz và Neu (2007) lại cho rằng các NHTM có thể phân tích thanh khoản trên bảng cân đối kế toán, vị thế vốn góp bằng tiền mặt và độ lệch đáo hạn để tiếp cận RRTK [113].

Về phân tích định tính: Matz và Neu (2007) cho rằng việc tiếp cận RRTK trong ngân hàng bằng phương pháp phân tích định tính cũng quan trọng như phương pháp phân tích định lượng và các tác giả này đã thực hiện một số cách đánh giá định tính về RRTK trong các nghiên cứu của mình [113].

Về các nhân tố ảnh hưởng đến RRTK của NHTM, Decker (2000) cho rằng các nhân tố kinh tế vĩ mô như GDP, lạm phát có ảnh hưởng đến RRTK của ngân hàng. Trong khi đó, Chung và cộng sự (2009) trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của Decker (2000) đã vận dụng mô hình nguyên nhân RRTK khi phân tích RRTK tại 12 nền kinh tế hàng đầu thế giới trong suốt giai đoạn 1994-2006. Đây là mô hình được đánh giá cao khi phân tích nguyên nhân gây RRTK cho NHTM [92], [89].

Về nghiên cứu sức chịu đựng RRTK: Sử dụng phương pháp kiểm định ST2,


2 Tháng 1/2009 Ủy ban Basel đã công bố một bài báo có tiêu đề Nguyên tắc thực hành thử nghiệm căng thẳng (ST) và giám sát, trong đó trình bày các nguyên tắc quản trị, thiết kế và thực hiện các chương trình kiểm tra ST tại ngân hàng, xác định kỳ vọng về vai trò và trách nhiệm của người giám sát trong việc đánh giá các thực tiễn kiểm tra ST và nhấn mạnh rằng một chương trình kiểm tra ST chắc chắn nên được giám sát bởi ban giám đốc và ban giám đốc đưa ra những đánh giá về rủi ro tương lai (BIS, 2009). Các chuyên gia của IMF đã phát triển 2 mô hình ST trên nền tảng Excel cho phép thực hiện ST với các loại rủi ro chính trong hoạt động ngân hàng, bao gồm RRTD, rủi ro thị trường, RRTK và rủi ro lan truyền. Mô hình thứ nhất của Martin Cihak (2004). Mô hình thứ hai của Christian Schmieder, Claus Puhr & Maher Hasan (2011) toàn diện và hiện đại hơn nhiều. Mô hình này có tính linh hoạt rất cao, các NHTW sử dụng có thể lựa chọn sử dụng phương pháp ST theo Basel 1 hoặc Basel 2, sử dụng phương pháp đòi hỏi dữ liệu tối thiểu hoặc phương pháp


Martin (2004) trình bày khuôn khổ kiểm tra ST tổng quát, bao gồm liên kết các biến kinh tế vĩ mô quan trọng, chẳng hạn: GDP, lãi suất, tỷ giá hối đoái, và các biến khác [112]. Mô hình này dưới dạng mô hình vệ tinh, liên kết các biến kinh tế vĩ mô với các biến tài chính, chất lượng tài sản, được xây dựng dựa trên dữ liệu của một ngân hàng đơn lẻ trong một khoảng thời gian nhất định: sử dụng kỹ thuật bảng dữ liệu, chất lượng tài sản của các ngân hàng đơn lẻ có thể được giải thích như là một hàm của các biến ngân hàng đơn lẻ và các biến cấp hệ thống. Cùng với mô hình kinh tế vĩ mô, mô hình vệ tinh được sử dụng để lập giả định cho các cú sốc bên ngoài (ví dụ sự suy giảm GDP thế giới) tác động vào chất lượng tài sản ngân hàng. Mô hình vệ tinh được sử dụng trong quá trình tính toán bước đầu, “ở vòng ngoài”. Philip Bunn (2005) cho rằng ST được các định chế tài chính sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá mức độ nhạy cảm đối với RRTD và các loại rủi ro khác. ST cũng có thể giúp các nhà làm chính sách đánh giá các rủi ro tiềm ẩn đối với sự ổn định của toàn bộ hệ thống tài chính. Nó là công cụ quan trọng được sử dụng để đánh giá mức độ vững chắc của hệ thống tài chính trước các cú sốc của nền kinh tế, cung cấp một cấu trúc phù hợp để đánh giá những mối nguy có khả năng đe dọa đến bảng cân đối hoặc sự ổn định tài chính. Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh rằng các mô hình ngân hàng ngày càng được mở rộng trong những năm gần đây, cho phép thực hiện ST của toàn bộ dây chuyền từ cú sốc của nền kinh tế thông qua bảng cân đối của hệ thống ngân hàng, nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế, như: việc tập trung phân tích thị trường cho vay nội địa thường bỏ qua các cú sốc tiềm ẩn mà chúng thường gây ra những hệ quả xấu đối với mức độ nhạy cảm đối với rủi ro cho vay quốc tế hoặc bỏ qua những tác động có liên quan đến chức năng của các thị trường tài chính. Hội nhập tài chính và rủi ro quốc tế là lĩnh vực mà nhóm muốn phát triển nghiên cứu trong tương lai. Nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp cơ sở lý thuyết trong việc đánh giá mức độ nhạy cảm rủi ro trong hoạt động NHTM, chưa có những thử


phức tạp đòi hỏi nhiều dữ liệu. Hiện nay, một số nước Châu Âu và Châu Á đã sử dụng 2 mô hình này khi thực hiện ST. Theo quy định của Trụ cột 2 của Basel 2, một trong các yêu cầu bắt buộc là cơ quan quản lý phải thực hiện thanh tra, đánh giá sự phù hợp về mô hình ST, chất lượng dữ liệu đầu vào, sự phù hợp của các giả định và mức độ hợp lý của các cú sốc được thực hiện tại các ngân hàng khác nhau.


nghiệm trong việc áp dụng ST đối với trường hợp ngân hàng cụ thể. Martin (2007) hướng dẫn kiểm tra ST cụ thể cho từng loại rủi ro, với mục đích giúp làm sáng tỏ các bài kiểm tra ST, minh họa những điểm mạnh và điểm yếu [112]. Sử dụng Excel để chạy dữ liệu kiểm tra căng thẳng cho RRTD, lãi suất và rủi ro tỷ giá, RRTK và rủi ro lây lan, và hướng dẫn thiết kế các kịch bản thử nghiệm căng thẳng. Nghiên cứu cũng mô tả mối liên hệ giữa kiểm tra căng thẳng và các công cụ phân tích khác, chẳng hạn như chỉ số lành mạnh tài chính và hệ thống cảnh báo giám sát. Hơn nữa, nó bao gồm các cuộc điều tra của kiểm tra căng thẳng thực hành của các NHTW và IMF. Martin (2004) cho biết kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản ít phổ biến hơn trong các báo cáo NHTW và trong công việc IMF hơn thử nghiệm cho rủi ro đối với khả năng thanh toán [112]. Điều này phản ánh thực tế là hầu hết các mô hình RRTK là phức tạp hơn. Để mô hình miêu tả đúng biến động thanh khoản trong ngân hàng, cần có dữ liệu chi tiết và thường xuyên, trong khi các dữ liệu này thường được các NHTM tự quản lý và sử dụng vào mô hình thanh khoản của họ. Mizuho (2008) cho rằng ST là một công cụ dùng để phân tích khả năng phục hồi của hệ thống tài chính sau những cú sốc lớn. Trái ngược với những mô hình ST ngân hàng đơn lẻ, các mô hình ST vĩ mô (giữa hệ thống tài chính và nền kinh tế thực) cố gắng phân tích rủi ro ở giác độ tổng thể bằng cách xem xét đến sự lây lan của các cú sốc thông qua các kênh khác. Harold (2006) sử dụng hệ thống các mô hình đã được phát triển để kiểm tra sự ổn định tài chính. Một mô hình vĩ mô có liên kết với các mô hình sử dụng các dữ liệu vi mô về tiêu dùng gia đình, doanh nghiệp và các ngân hàng. Mô hình của nhóm Henrik (2006) có cấu trúc lặp đi lặp lại; đầu ra của mô hình vĩ mô sẽ được sử dụng làm đầu vào của các mô hình dữ liệu vi mô [106]. Điều này giúp hiểu được sự truyền dẫn của các cú sốc vĩ mô ban đầu thông qua hệ thống các mô hình cũng như có thể thấy rõ hơn các hệ quả kèm theo. Cách thức mà nợ và khả năng vỡ nợ lan rộng ra các doanh nghiệp và các hộ gia đình có vai trò rất quan trọng đối với việc đánh giá mức độ ổn định tài chính. Antonella (2007) (trích dẫn bởi Altman (2008) [60]) sử dụng lại các phương pháp định lượng, được phát triển bởi các NHTW và các cơ quan giám sát đã được chọn lọc để đánh giá những điểm yếu của hệ thống tài

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 13/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí