Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - 26




Mục


Khoản Mục

Giá trị dòng tiền theo thời gian đến hạn

Ngày tiếp theo

Từ ngày 2 đến ngày 7

Từ ngày 8 đến ngày 30

Từ ngày 31 đến

ngày 180

Từ ngày 181 đến

ngày 360

Trên 360

ngày

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)


ngoài và TCTD nước ngoài







3.

Tiền gửi của khách hàng







3.1

Tiền gửi không kỳ hạn







3.2

Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi Tiết kiệm







4

Công cụ tài chính phái sinh và các Khoản nợ tài

chính khác







5

Vốn nhận tài trợ, ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay

mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật







6

Phát hành giấy tờ có giá







7

Các Khoản lãi, phí phải trả







8

Các Khoản Nợ khác







9

Các cam

khách hàng

kết

không

hủy

ngang

đối

với







10.

Các nghĩa vụ thanh toán đã quá hạn







11

Dòng tiền ra (C = 1÷10)







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - 26


Hướng dẫn cách lấy số liệu “Dòng tiền ra”:

Mục 1: Các Khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước: Lấy số dư Khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn phải trả.

Mục 2.1: Tiền gửi không kỳ hạn: Lấy số dư tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài trên cân đối kế toán điền vào cột “Ngày tiếp theo” và không điền vào các ngày còn lại.

Mục 2.2: Tiền gửi có kỳ hạn: Lấy số dư tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài đến hạn phải thanh toán điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn phải trả.

Mục 2.3: Tiền vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài: Lấy số dư nợ đi vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài đến hạn thanh toán điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn thanh toán trên hợp đồng cho vay.

Mục 3.1: Tiền gửi không kỳ hạn: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thống kê, tính số dư tiền gửi không kỳ hạn bị rút ra trung bình của 30 ngày liền kề trước ngày tính toán để xác định số tiền gửi không kỳ hạn có khả năng bị rút ra và điền vào cột “Ngày tiếp theo”. Trường hợp không xác định được số dư bình quân nói trên, số tiền gửi không kỳ hạn có khả năng bị rút ra được điền vào cột “Ngày tiếp theo” không thấp hơn 15% số dư


bình quân Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng trong 30 ngày liền kề trước ngày tính toán.

Mục 3.2: Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi Tiết kiệm: Lấy số dư tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi Tiết kiệm đến hạn phải thanh toán điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn phải trả.

Mục 4: Công cụ tài chính phái sinh và các Khoản nợ tài chính khác: Lấy số tiền dự kiến phát sinh từ việc thực hiện các công cụ tài chính phái sinh và các Khoản nợ tài chính khác điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày phát sinh dòng tiền.

Mục 5: Vốn nhận tài trợ, ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay mà tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật: Lấy số tiền phát sinh từ việc thực hiện hoạt động tài trợ, ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro phải thực hiện theo hợp đồng tài trợ, ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay điền vào cột thích hợp tương ứng với thời hạn thực hiện ghi trên hợp đồng.

Mục 6: Phát hành giấy tờ có giá: Lấy số tiền phải trả phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán giấy tờ có giá đã phát hành điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đáo hạn của giấy tờ có giá.

Mục 7: Các Khoản lãi, phí phải trả: Lấy số tiền lãi, phí phải trả điền vào cột thích hợp tương ứng với thời hạn phải trả.

Mục 8: Các Khoản nợ khác: Lấy số tiền phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ của “Các Khoản nợ khác” theo hướng dẫn tại Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Ngân hàng Nhà nước ban hành Chế độ báo cáo tài chính đối với tổ chức tín dụng và các văn bản khác có liên quan (không bao gồm các dòng tiền đã phát sinh từ Mục 1 đến Mục 7 của Bảng Dòng tiền ra) điền vào các cột thích hợp tương ứng với thời hạn phải trả. Mục 9: Cam kết không hủy ngang đối với khách hàng: Lấy số dư của các cam kết không thể hủy ngang điền vào cột thích hợp tương ứng với thời hạn thực hiện cam kết quy định tại thỏa thuận cấp hạn mức, hợp đồng, chứng từ thanh toán và các tài liệu liên quan.

Mục 10: Các nghĩa vụ thanh toán đã quá hạn: Lấy toàn bộ các Khoản phải thanh toán theo nghĩa vụ đã quá hạn điền vào cột “Ngày tiếp theo” và không điền vào các ngày còn lại.

Nguyên tắc tính “Dòng tiền ra”:

“Dòng tiền ra” là dòng tiền phát sinh từ nghĩa vụ đến hạn phải thanh toán, phải thực hiện cam kết, các nghĩa vụ dự kiến phát sinh và phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Trường hợp không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ, số tiền phải thực hiện nghĩa vụ tính vào “Dòng tiền ra” của “Ngày tiếp theo”;

- Các nghĩa vụ phải thực hiện đã quá hạn phải tính vào “Dòng tiền ra” của “Ngày tiếp theo”.


- Các cam kết không thể hủy ngang được bảo đảm đầy đủ về thời hạn và giá trị bằng: (i) tiền mặt hoặc tiền gửi bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ; (ii) trái phiếu Chính phủ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không ghi nhận giá trị cam kết vào “Dòng tiền ra”.

- Đối với các Khoản vay Ngân hàng Nhà nước (bao gồm bán có kỳ hạn giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở; chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá, vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng) và Khoản vay các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không ghi nhận các Khoản vay này vào “Dòng tiền ra”.

Qua khảo sát thực tế thì các NHTM đã thực hiện nghiêm túc quy định của NHNN về đo lường RRTK. Các NHTM đã thực hiện các nội dung như:

+ Ban hành các quy định nội bộ về quản lý thanh khoản, đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

+ Xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, ủy quyền và chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan trong việc quản lý tài sản Có, tài sản Nợ, quản lý RRTK. Xây dựng mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản.

+ Lập kế hoạch phòng ngừa RRTK và xử lý RRTK trong các tình huống, cấp độ khác nhau.


Phụ lục 2

Các chỉ số phân tích nhằm phòng ngừa RRTK ngân hàng


Việc nhận diện, phân tích RRTK hệ thống NHTM đã được một số nhà nghiên cứu trên thế giới tiến hành, các nghiên cứu chủ yếu dựa vào đánh giá diễn biến trên thị trường tiền tệ hoặc xây dựng chỉ số cảnh báo giúp các nhà quản lý, các cơ quan thanh tra, giám sát có thể sớm phát hiện những dấu hiệu căng thẳng thanh khoản hệ thống, từ đó kịp thời đưa ra được những biện pháp cần thiết cho mọi tình huống.

Ngoài các chỉ số truyền thống phản ánh diễn biến trên thị trường tiền tệ phục vụ nhận diện, phân tích RRTK, một số phương pháp nhận diện, phân tích RRTK NHTM hiện nay chủ yếu dựa trên những nội dung được nêu trong khuyến nghị của Hiệp ước Basel (2008, 2012) về vấn đề thanh khoản trong NH, cụ thể Ủy ban Basel về giám sát NH đã công bố Những nguyên tắc cho việc giám sát và quản lý RRTK hoàn chỉnh vào tháng 9/2008. Những nguyên tắc này cung cấp một khuôn khổ vững chắc cho việc quản lý RRTK ở các NH, bao gồm: (i) Hội đồng quản trị và Ban giám sát cấp cao; (ii) Thiết lập các giám sát và mức độ chịu đựng rủi ro; (iii) Sử dụng các công cụ rủi ro như dự báo toàn diện dòng tiền, đo lường và giám sát trạng thái thanh khoản; (iv) Phát triển các kế hoạch dự phòng thanh khoản đa dạng và vững chắc; (v) Duy trì một tấm đệm tài sản lưu động đủ lớn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản bất thường.

Từ những yếu tố trên, BIS đã cụ thể hóa bằng bộ 14 quy tắc nhằm quản lý RRTK NH, trong đó gồm có: 04 nguyên tắc về xây dựng cơ cấu quản lý RRTK; 03 nguyên tắc đo lường và giám sát các yêu cầu về cấp vốn ròng; 01 nguyên tắc về quản lý tiếp cận thị trường; 01 nguyên tắc yêu cầu việc lập kế hoạch bất thường nhằm xác định chiến lược dự phòng cụ thể để xử lý nợ xấu, khủng hoảng về thanh khoản, bù đắp thâm hụt về luồng tiền mặt thiếu hụt tạm thời hay bất thường; 02 nguyên tắc về nội dung quản lý khả năng chi trả ngoại tệ; 01 nguyên tắc về kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản trị RRTK; 01 nguyên tắc yêu cầu đối với tính công khai trong tăng cường thanh khoản; 01 nguyên tắc về vai trò của các thanh tra.

Ngoài ra, trước những diễn biến phức tạp và hệ lụy kéo dài của cuộc khủng hoảng đối với hệ thống tài chính- ngân hàng, Ủy ban Basel đã chính thức công bố Hiệp ước Basel III, trong đó về nội dung quản lý RRTK, Basel III đã đưa ra hai chuẩn mực về quản lý RRTK bao gồm: Tỉ lệ đảm bảo thanh khoản (LCR- Liquidity Coverage Ratio) và tỉ lệ quĩ bình ổn ròng (NSFR- Net Stable Funding Ratio).

LCR yêu cầu các ngân hàng phải duy trì đủ tài sản có tính thanh khoản cao, có thể chuyển ngay sang tiền mặt để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính bất thường trong vòng 30 ngày.

NSFR yêu cầu các ngân hàng phải có sẵn nguồn tài chính dưới dạng quỹ bình 1


NSFR yêu cầu các ngân hàng phải có sẵn nguồn tài chính dưới dạng quỹ bình ổn để

có thể đối phó với thời kỳ khó khăn tối thiểu 1 năm [67], [68].

Với 2 mục tiêu riêng biệt nhưng bổ sung cho nhau i Thúc đẩy khả năng phục hồi 2

Với 2 mục tiêu riêng biệt nhưng bổ sung cho nhau: (i) Thúc đẩy khả năng phục hồi thanh khoản ngắn hạn trong danh mục RRTK của một ngân hàng, bằng cách đảm bảo ngân hàng nắm giữ các tài sản thanh khoản có chất lượng đủ để đáp ứng được dòng tiền ra ròng dự tính trong 30 ngày tiếp theo, được đo lường bằng LCR; (ii) Thúc đẩy khả năng phục hồi trong một thời gian dài hơn (ít nhất 1 năm), đủ để tài trợ cho các hoạt động đầu tư, cho vay của ngân hàng. Mục tiêu này được định lượng bằng NSFR.

Các qui định về quản lý RRTK sẽ được hình thành dần, để có thể đưa vào áp dụng chính thức từ năm 2015 (đối với tỉ lệ thanh khoản an toàn) và năm 2018 (đối với tỉ lệ quĩ bình ổn ròng).

Tính tỷ lệ thanh khoản an toàn (LCR)

Liên quan đến quản trị RRTK, Basel III đã xây dựng các chuẩn mực nhằm đạt được 2 mục tiêu riêng biệt, nhưng bổ sung cho nhau là: (i) Thúc đẩy khả năng phục hồi thanh khoản ngắn hạn trong danh mục RRTK của một NH bằng cách đảm bảo NH nắm giữ các tài sản thanh khoản có chất lượng đủ cao để có thể chịu đựng qua một cuộc kiểm tra tăng cường kéo dài 1 tháng. Mục tiêu này được đo lường bằng tỷ lệ đảm bảo thanh khoản (Liquidity Coverage Ratio- LCR). (ii) Thúc đẩy khả năng phục hồi trong một thời gian dài hơn bằng cách tạo ra nguồn lực bổ sung để tài trợ cho các haotj động của NH với nguồn lực tài chính ổn định hơn và liên tục. Mục tiêu này được định lượng bằng tỷ lệ tài trợ ổn định thuần (Net Stable Funding Ratio – NSFR)

1/Chuẩn lực LCR trong Basel III được tính toán như sau:

LCR = Các trọng số tương ứng như sau Dự trữ tài sản thanh khoản chất lượng cao 3

Các trọng số tương ứng như sau:

Dự trữ tài sản thanh khoản chất lượng cao


Khoản mục

Trọng số

Dự trữ tài sản thanh khoản chất lượng cao


A. Tài sản cấp 1:


- Tiền mặt

- Chứng khoán của Chính phủ, NHTW, PSEs, và các ngân hàng phát triển đa phương

- Dự trữ tại NHTW

- Nợ chính phủ hoặc NHTW có trọng số rủi ro khác 0%

100%

B. Tài sản cấp 2 (tối đa 40% Tài sản thanh khoản chất lượng cao)


Tài sản cấp 2A




Khoản mục

Trọng số

- Tài sản của chính phủ, NHTW, ngân hàng phát triển đa phương và PSEs có trọng số rủi ro 20%

- Chứng khoán nợ của doanh nghiệp được xếp hạng ít nhất là AA-

- Trái phiếu được xếp hạng ít nhất là AA-

85%

Tài sản cáp 2B (tối đa 15% Tài sản thanh khoản chất lượng cao)


- Chứng khoán thế chấp nhà ở

- Chứng khoán nợ của doanh nghiệp được xếp hạng giữa A+ và BBB-

- Cổ phần thưởng

75%

50%

50%

Tổng dự trữ tài sản thanh khoản chất lượng cao


Nguồn: Học viện Ngân hàng (2016): “Tăng cường giám sát rủi ro hệ thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. Hội thảo Quốc tế “Phát triển bền vững thị trường tài chính trong bối

cảnh hội nhập quốc tế “ tháng 10/2016

Dòng tiền vào và dòng tiền ra


Khoản mục

Trọng số

Dòng tiền vào


Các khoản cho vay được bảo đảm bởi:

• Tài sản cấp 1

• Tài sản cấp 2A

• Tài sản cấp 2B

+ Chứng khoán thế chấp nhà ở

+ Các tài sản khác

• Cho vay ký quỹ được bảo đảm bởi các tài sản thế chấp khác

• Các tài sản khác


0%

15%

25%

50%

50%

100%

Các khoản tín dụng được các ngân hàng khác cấp

0%

Các khoản tiền gửi dành cho mục đích hoạt động tại các tổ chức tài chính

0%

Các khoản phải thu từ:


• Khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ

50%

• Các tổ chức phi tài chính

50%

• Các tổ chức tài chính và NHTW

100%

Dòng tiền vào phái sinh

100%


Dòng tiền vào khác

Theo quy định quốc gia

Dòng tiền ra

Các khoản tiền gửi ổn định (từ khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ/ từ các tổ chức phi tài chính với quy mô tiền gửi lớn)

Nhỏ nhất là 5%

A. Tiền gửi khách hàng cá nhân


Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn < 30 ngày




Khoản mục

Trọng số

• Tiền gửi ổn định

3% - 5%

• Tiền gửi kém ổn định

10%

Tiền gửi có kỳ hạn > 30 ngày

0%

B. Nguồn tài trợ bán buôn không bảo đảm


Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn của các doanh nghiệp nhỏ


• Tiền gửi ổn định

5%

• Tiền gửi kém ổn định

10%

Tiền gửi dành cho mục đích hoạt động

25%

• Phần được bảo hiểm

5%


Tiền gửi của các tổ chức phi tài chính, Chính phủ, NHTW, các ngân hàng phát triển đa phương, PSEs


40%

• Nếu được bảo hiểm hoàn toàn

20%

Các tổ chức khác

100%

C. Nguồn tài trợ có bảo đảm



• Tài sản cấp 1


0%

• Tài sản cấp 2A

15%

• Tài sản khác

25-50%

• Các giao dịch tài trợ có bảo đảm khác

100%

D. Các yêu cầu khác



Cam kết giải ngân chưa thực hiện đối với:


• Khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ

• Tổ chức phi tài chính, chính phủ, NHTW, các ngân hàng phát triển đa phương, PSEs

5%

10%

• Các ngân hàng

• Tổ chức tài chính khác (chứng khoán, bảo hiểm)

• Tổ chức khác

40%

40%

100%

Các khoản nợ khác

100%

Các dòng ra phái sinh

100%

Tổng luồng tiền mặt ra thuần=Tổng dòng tiền ra – Min (Tổng dòng tiền vào;75% tổng dòng tiền ra)

Nguồn:BIS (2013), “Basel III: The Liquidity Coverage Ratio and liquidity risk monitoring tools”

Tính NSFR


NSFR Chuẩn mực này được xem xét trong thời hạn 1 năm và giúp đảm bảo rằng 4

NSFR =


Chuẩn mực này được xem xét trong thời hạn 1 năm và giúp đảm bảo rằng các tài sản Có dài hạn của NH sẽ được tài trợ ít nhất là với một số tài sản Nợ ổn định về kỳ hạn hoặc về danh mục RRTK, qua đó, khuyến khích các NH tăng thêm nguồn hỗ trợ dài hạn. Cụ thể:

Quĩ bình ổn thực tế

Quĩ bình ổn bắt buộc

Loại

Trọng số

Loại

Trọng số

• Vốn cấp 1 và vốn cấp 2

• Vốn cổ phần ưu đãi và vốn cấp 2 vượt mức cho phép có thời hạn từ 1 năm trở lên

•Các khoản nợ khác có thờihạn từ 1 năm trở lên


100%

• Tiền mặt

• Chứng khoán thanh khoản caocó thời hạn nhỏ hơn 1 năm

• Các chứng khoán repo

• Các chứng khoán có kỳ hạn cònlại < 1 năm

• Các khoản vay không đáo hạn có kỳ hạn còn lại < 1 năm


0%


Tiền gửi ổn định của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn còn lại < 1 năm


90%

Các khoản nợ được phát hành hoặc được đảm bảo bởi chính phủ, NHTW, BIS, IMF, Ủy ban Châu Âu, các tổ chức phi chính phủ, các ngân hàng phát triển đa phương.


5%


Tiền gửi kém ổn định của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn còn lại < 1 năm


80%

Các trái phiếu doanh nghiệp được ưu tiên thanh toán trước mà không được đảm bảo bằng tài sản vật chất (hoặc các trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản) và được tự do chuyển nhượng được xếp hạng từ AA trở lên, kỳ hạn >1 năm.


20%


Nguồn vốn vay có quy mô lớn từ các tổ chức phi tài chính, chính phủ, NHTW, các ngân hàng phát triển đa phương, PSEs có kỳ hạn còn lại < 1 năm


50%

- Các chứng khoán vốn đã niêm yết được tự do chuyển nhượng hoặc các trái phiếu doanh nghiệp được ưu tiên thanh toán trước mà không được đảm bảo bằng tài sản (hoặc các trái phiếu được đảm bảo) được xếp hạng từ A+ đến A-, kỳ hạn >1 năm;

-Vàng;

-Các khoản vay tổ chức phi tài chính, chính phủ, NHTW, ngân hàng phát triển đa phương kỳ hạn < 1 năm.


50%


Các khoản nợ và vốn chủ sở hữu khác không thuộc những loại trên


0%

Các khoản cho khách hàng cá nhân vay có kỳ hạn < 1 năm.


85%

Các tài sản khác

100%



Các cam kết ngoài bảng cân đối kế toán

Các cam kết giải ngân và thư tín dụng

chưa thực hiện

5%



Các nghĩa vụ bảo lãnh khác

Quốc gia

Nguồn:BIS (2013), “Basel III: The Liquidity Coverage Ratio and liquidity risk monitoring tools”

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 13/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí