Xây Dựng Hệ Thống Văn Bản Và Hành Lang Pháp Lý Về Qtrrhđ


3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

- Chính phủ tạo môi trường, hành lang lang pháp lý đầy đủ, thường xuyên rà soát, bổ sung, thay thế kịp thời về tổ chức, hoạt động NHTM, chuẩn mực kế toán, chính sách thuế; kịp thời công khai, phổ biến cho người dân hiểu và thực thi đúng quy định của pháp luật; hoàn thiện cổng thông tin điện tử của Chính phủ, số hóa các thủ tục giấy tờ của người dân đảm bảo các thông tin được công khai, minh bạch, dễ tra cứu, hạn chế rủi ro phát sinh.

- Chính phủ xây dựng hệ thống mạng thông tin, truyền thông cho các cơ quan bảo mật, an toàn, liên tục, không bị gián đoạn, không bị xâm nhập, sai lệch dữ liệu.

- Chính phủ quan tâm bảo đảm an ninh, chính trị quốc gia, tiếp tục giữ gìn ổn định chính trị, không gây bạo, loạn, biểu tình; phát triển mối quan hệ đa phương, giữ vững hòa bình và chủ quyền quốc gia; chú trọng các dự án nhằm ngăn ngừa biến đổi khí hậu, giảm tác động của thiên tai, lũ lụt và dịch bệnh phát sinh; tiếp tục có biện pháp khống chế dịch bệnh Covid-19, tổ chức tiêm vaxin trên diện rộng, tạo môi trường an toàn cho các doanh nghiệp hoạt động và cuộc sống của nhân dân.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

3.3.2.1. Xây dựng hệ thống văn bản và hành lang pháp lý về QTRRHĐ

Môi trường pháp lý về QTRRHĐ theo chuẩn Basel II đã được tạo lập tại Thông tư 13 và Thông tư 41 nhưng còn thiếu các quy định có tính định hướng của cơ quan quản lý nhà nước. Thông tư 41 hướng dẫn khá chi tiết, cụ thể về vốn, cách xác định tỷ lệ an toàn vốn theo cả 3 loại rủi ro, hướng các TCTD quan tâm tiếp cận phân khúc khách hàng ít rủi ro hơn để được hưởng hệ số rủi ro thấp hơn và ưu tiên các loại hình giảm thiểu rủi ro đủ điều kiện để được giảm trừ vốn yêu cầu. Tuy nhiên, Thông tư 41 chỉ mới thể hiện một phần yêu cầu về phòng ngừa RRHĐ theo Basel II.

NHNN cần hỗ trợ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản trị điều hành của TCTD, đặc biệt là phòng ngừa rủi ro; tăng cường năng lực thanh tra, giám sát của hệ thống cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Trong đó, nâng cao vai trò hỗ trợ với tư cách là đơn vị quản lý trực tiếp của các TCTD tại Việt Nam thông qua việc tăng cường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.


các hoạt động: đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn; thành lập tiểu ban chuyên trách về quản lý rủi ro để tiếp nhận và xử lý những kiến nghị từ các TCTD nhanh chóng, kịp thời; thiết lập mối quan hệ và tìm kiếm sự hỗ trợ từ Chính phủ các quốc gia có ngành ngân hàng phát triển, chú trọng quản lý rủi ro...

Quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam theo chuẩn Basel II 1681478248 - 20

3.3.2.2. Tăng năng lực tài chính

- Xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng vốn điều lệ giai đoạn 2021-2025 để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhằm cải thiện hệ số an toàn vốn; NHNN cần có chính sách, quy định về tăng cường năng lực tài chính của các NHTM, áp dụng chuẩn mực vốn và các nguyên tắc phòng ngừa RRHĐ theo Basel II, bao gồm: tạo điều kiện cho các NHTM triển khai phương án phát hành cổ phần, trái phiếu dài hạn ra công chúng.

- Xem xét, đánh giá và phân tích những khó khăn và hạn chế trong quản trị rủi ro của các NHTM để cân nhắc phương án giãn thời hạn đáp ứng các tiêu chuẩn Basel II đối với một số NHTM nhà nước và hiệu lực của các thông tư liên quan tới việc đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn.

3.3.2.3. Nguồn dữ liệu

NHNN cần phối hợp với CIC để xây dựng cơ sở dữ liệu về rủi ro của các TCTD tại Việt Nam bao gồm các loại rủi ro trọng yếu. Trong đó, tập trung hóa cơ sở dữ liệu tại CIC để hình thành cơ sở hạ tầng tài chính phục vụ cho việc tính tỷ lệ an toàn vốn; xây dựng và đẩy nhanh hoàn thiện cơ sở thông tin dữ liệu và hệ thống thông tin quản lý để đảm bảo cho việc chạy mô hình rủi ro có kết quả chính xác nhất từng ngân hàng. CIC cần rà soát, chuẩn hóa lại dữ liệu phù hợp với chuẩn Basel II về các thông tin/dữ liệu về khách hàng, tài sản bảo đảm (bao gồm các biện pháp giảm thiểu rủi ro) phải được lưu trữ trong thời gian từ 3 - 5 năm; các dữ liệu về nợ xấu phải được lưu trữ từ 5 - 7 năm.

Đồng thời, NHNN nghiên cứu kết hợp, chia sẻ thông tin với ngân hàng trung ương các nước trong khu vực để có nguồn dữ liệu dồi dào về các sự kiện tổn thất, đảm bảo thông tin đa dạng, chính xác, cập nhật.

3.3.2.4. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát


Sau khi xây dựng được hành lang pháp lý dành cho lĩnh vực QTRRHĐ, nhằm đảm bảo tính tuân thủ của các ngân hàng, NHNN và các cơ quan thanh tra, giám sát cần chú trọng đến hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát ở cả chiều rộng và chiều sâu.

Về chiều sâu, NHNN cần hoàn thiện công tác thanh tra, cụ thể bằng việc tiếp tục triển khai đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, nắm bắt và cập nhật kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ ngân hàng hiện đại, áp dụng công nghệ mới nhằm giám sát liên tục các NHTM dưới hai hình thức là thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa.

Về chiều rộng, trong giai đoạn đầu triển khai Basel II, các cơ quan hữu quan cần ưu tiên nguồn lực tổ chức thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện và điều chỉnh những hoạt động chưa phù hợp, tránh việc phát triển sai định hướng hoặc QTRRHĐ sai phương pháp, thực hiện thanh tra trên cơ sở rủi ro.

3.3.3. Kiến nghị đối với Hiệp hội ngân hàng

- Hiệp hội ngân hàng (VNBA) cần tiếp tục phối hợp với NHNN trong việc làm đầu mối phối hợp các ngân hàng tăng cường năng lực phòng ngừa rủi ro, ban hành những văn bản có tính chất hướng dẫn chi tiết trong hoạt động quản lý RRHĐ.

- Tính đến cuối năm 2018, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam cũng đã chính thức công bố 3 NHTM đầu tiên triển khai thành công Basel II, gồm Vietcombank, VIB và OCB. Đầu năm 2019 đã có thêm 7 NHTM được công bố hoàn tất việc áp dụng các chuẩn mực Basel II trước thời hạn quy định vào năm 2020. Đến nay, 19 NHTM đã triển khai thành công Basel II tại Việt Nam. Đây cũng là một kết quả phản ánh năng lực quản trị điều hành và chất lượng hoạt động của hệ thống các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, để những NHTM còn lại có những bài học triển khai thành công sớm quản lý RRHĐ theo tiêu chuẩn Basel II nên cần có sự hỗ trợ từ VNBA và NHNN. Đồng thời, VNBA cần tiếp tục phối hợp với NHNN trong việc ban hành những văn bản có tính chất hướng dẫn chi tiết trong hoạt động QTRRHĐ.

- Để hỗ trợ triển khai Basel II thành công theo các thông lệ tốt nhất của quốc tế, VNBA cần tăng cường công tác truyền thông, hội thảo để chuyển giao kinh nghiệm triển khai QTRRHĐ cho các NHTM.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận, thực trạng và định hướng QTRRHĐ hướng đến đạt chuẩn Basel II của Agribank, cơ hội và thách thức khi Agribank triển khai quản trị rủi ro theo Basel II, tác giả đã đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm tăng cường QTRRHĐ tại Agribank theo chuẩn Basel II. Theo đó, Agribank cần chú ý xây dựng lộ trình và tiến tới áp dụng đầy đủ các chính sách về QTRRHĐ theo chuẩn quốc tế và thực tiễn hoạt động tại Agribank, kiện toàn mô hình tổ chức QTRRHĐ, khẩn trương ban hành, thực hiện quy trình QTRRHĐ, giảm thiểu chi phí trong triển khai RRHĐ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và công tác đào tạo về QTRRHĐ, xây dựng hệ thống thông tin QLRRHĐ và sử dụng công nghệ hiện đại trong QTRRHĐ. Tác giả cũng đề xuất các kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và Hiệp hội ngân hàng để hỗ trợ các giải pháp thực thi có hiệu quả.


KẾT LUẬN

QTRRHĐ của các NHTM nói chung và của Agribank nói riêng là điều kiện sống còn để các ngân hàng tồn tại và phát triển. QTRRHĐ hiệu quả cũng là nền tảng để các ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nền kinh tế đất nước. Qua quá trình nghiên cứu thực tiễn hoạt động QTRRHĐ tại các NHTM Việt Nam và Agribank, trên cơ sở lập luận, chứng minh và sử dụng các phương pháp khảo sát, phỏng vấn, phân tích đánh giá, tác giả đã lựa chọn đề tài: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam theo chuẩn Basel IIlà nội dung nghiên cứu nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động QTRRHĐ tại Agribank theo chuẩn Basel II.

Tác giả đã phân tích khái quát hóa hoạt động QTRRHĐ trên thế giới và tại Việt Nam cho đến nay, tìm ra những khoảng trống trong các công trình nghiên cứu cũng như trong các phương pháp QTRRHĐ. Tác giả đã nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của hoạt động QTRRHĐ tại các NHTM nói chung và của Agribank nói riêng. Qua đó, cho thấy vai trò quan trọng của QTRRHĐ trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam, đặc biệt đối với Agribank - NHTM có quy mô hoạt động rộng nhất, trong lĩnh vực nông nghiệp, chịu ảnh hưởng nhiều RRHĐ từ yếu tố bên ngoài. Trên cơ sở thực tế và lý thuyết nói trên, Luận án nêu bật những tồn tại, hạn chế

- là những vấn đề cần khắc phục, giải quyết, hoàn thiện đối với hoạt động QTRRHĐ của Agribank bao gồm 04 nội dung lớn:

Thứ nhất, hệ thống hóa các cơ sở lý luận về RRHĐ và QTRRHĐ ở NHTM, bao gồm: khái niệm, các loại RRHĐ, phương pháp đánh giá và QTRRHĐ ở NHTM, các nhân tố tác động đến quản trị RRHĐ.

Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm về QTRRHĐ từ một số NHTM trong và ngoài nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Agribank trong QTRRHĐ thời gian tới.

Thứ ba, phân tích làm rõ thực trạng RRHĐ và QTRRHĐ tại Agribank trong giai đoạn 2015 - 2020, qua đó, làm rõ các kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân.


Thứ tư, trên cơ sở một số dự báo về tình hình kinh tế vĩ mô và cũng như một số quan điểm, định hướng về QTRRHĐ ở Agribank, Luận án đề xuất các giải pháp và kiến nghị đối với công tác QTRRHĐ tại Agribank thời gian tới.

Theo đó Luận án đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra gồm: (i) Các nhân tố ảnh hưởng đến QTRRHĐ của NHTM là gì? Cách phân loại như thế nào? (ii) Quy trình QTRRHĐ tại NHTM theo chuẩn Basel II được thực hiện như thế nào? (iii) Thực trạng QTRRHĐ tại Agribank hiện nay? Những vấn đề còn cần phải hoàn thiện trong công tác QTRRHĐ tại Agribank theo chuẩn Basel II? (iv) Agribank cần có giải pháp, theo lộ trình như thế nào đểs hoàn thiện công tác QTRRHĐ theo chuẩn Basel II?

Với kết quả nêu trên, tác giả đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đề ra. Tác giả hy vọng rằng Luận án sẽ đóng góp một phần nhỏ bé trong việc hỗ trợ Agribank nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung có thể đẩy nhanh tiến độ và chất lượng QTRRHĐ theo quy định của NHNN Việt Nam và chuẩn Basel II.

Trong thời gian nghiên cứu hạn hẹp chắc chắn không thể tránh được những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến tham gia góp ý của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và có thể khắc phục được các hạn chế, thiếu sót trong các công trình, đề tài nghiên cứu tiếp theo.

Trong thời gian qua, Agribank đã từng bước áp dụng và thực hiện theo một số quy định theo yêu cầu của Basel II nhưng vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, hoàn thiện. Để tiếp tục QTRRHĐ hướng đến đạt chuẩn Basel II, Agribank cần: nâng cao năng lực nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu quản trị RRHĐ, đầu tư hệ thống CNTT phù hợp, hoàn thiện và xây dựng các công cụ QTRRHĐ theo hướng hiện đại để có thể xử lý dữ liệu tốt nhất, tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống quy định, quy trình QTRRHĐ hiệu quả hơn nữa; thiết lập văn hoá rủi ro lành mạnh; nâng cao nhận thức của người lao động trong việc quản trị RRHĐ. Bên cạnh đó, Agribank cần nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Chính phủ, NHNN Việt Nam và Hiệp hội ngân hàng từng bước giải quyết các kiến nghị đã đề xuất.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Báo cáo thường niên của Agribank năm 2014-2020, khai thác trên website:http://agribank.com.vn.

[2] Đào Minh Phúc và Lê Văn Hinh (2012), “Hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với quản lý rủi ro tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng, (24), tr. 20-26.

[3] Đào Thị Thanh Tú (2014), “Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí tài chính, trang 10-14.

[4] Đặng Anh Tuấn, Trần Nhật Trang, Trần Quang Thái (2018), “Quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam”, kỷ yếu hội thảo quốc gia Kinh tế Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019.

[5] Đinh Xuân Cường và cộng sự (2014), “Đòn bẩy để các Ngân hàng thương mại Việt Nam tiếp cận Hiệp ước vốn Basel II”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và kinh doanh, Tập số 30, Số 3.

[6] Chu Thị Hương Giang (2012), “Ứng dụng Hiệp ước Basel 2 vào hệ thống quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh.

[7] Hoàng Thị Thanh Huyền (2020), “Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, Luận án tiến sỹ.

[8] Lê Thanh Tâm và Phạm Bích Liên (2009), “Quản trị rủi ro hoạt động - Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với các NHTM Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng số 20 (7462), 10/2009, trang 23-28.

[9] Lê Thanh Tùng (2014), “Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và các ứng dụng trong quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, (15), tr. 18-21.

[10] Lê Thị Huyền Diệu (2010), “Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ, Học viện Ngân hàng.


[11] Lê Thị Vân Khanh (2016), “Hệ thống quản lý rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân.

[12] Ngân hàng Nông nghiệp Hàn Quốc (2019), Tài liệu đào tạo cho cán bộ Agribank.

[13] Nguyễn Thủy Hằng (2015), “Quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[14] Nguyễn Thị Minh Huệ (2016), “Giải pháp hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu”, Luận văn thạc sỹ, Học viện Ngân hàng.

[15] Nguyễn Hải Long (2018), “Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ, Học viện Ngân hàng.

[16] Nguyễn Minh Ngọc (2015), “Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng”.

[17] Nguyễn Thị Hoài Phương (2012), “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[18] Nguyễn Ngọc Sơn (2019), Quản lý rủi ro hoạt động trong phát hành và thanh toán thẻ tại Agribank, Luận án tiến sỹ.

[19] Nguyễn Tuấn Anh (2012), “Quản trị rủi ro tín dụng của Agribank”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

[20] Nguyễn Thị Vân Anh (2014), “Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng Basel II - Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 20 - tháng 10/2014 trang 36-39.

[21] Nguyễn Đức Trung (2012), “Đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt Nam trên cơ sở áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

Xem tất cả 214 trang.

Ngày đăng: 14/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí