Mục Đích Của Kiểm Soát Rủi Ro Của Ngân Hàng Trung Ương Đối Với Hoạt Động Của Ngân Hàng Trung Ương Theo Basel Ii

lý vĩ mô, NHTW với chức năng là ngân hàng của các ngân hàng và là cơ quan quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng, do vậy cũng là cơ quan chịu trách nhiệm về sự an toàn, hiệu quả và minh bạch trong hoạt động của các NHTM. Để thực hiện được chức năng và nhiệm vụ đó, NHTW có trách nhiệm bảo đảm các NHTM thực hiện các hoạt động kinh doanh với mức độ rủi ro nhất định phù hợp với các chuẩn mực quốc gia và chuẩn mực quốc tế. Muốn vậy, NHTW phải tiến hành các biện pháp KSRR trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Như vậy, KSRR của NHTW đối với hoạt động của các NHTM có thể được hiểu là việc kiểm soát để duy trì mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM theo các chuẩn mực quốc gia (quy định bởi NHTW) và các chuẩn mực quốc tế. Các chuẩn mực để KSRR của NHTW đối với hoạt động của các NHTM có thể là những quy định về tuân thủ, quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô hoạt động tín dụng và đầu tư,.... đồng thời cũng có thể là các chuẩn mực phản ánh mức độ rủi ro, chất lượng hay hiệu quả của hoạt động kinh doanh như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ mất vốn, trích lập dự phòng rủi ro,... Thông qua các chuẩn mực đó, NHTW có thể đánh giá, xếp hạng mức độ rủi ro của các NHTM để có những biện pháp quản lý phù hợp.

Trên thực tế, để có thể tồn tại và phát triển bền vững, các NHTM luôn phải chú trọng đến hoạt động QTRR, thông qua bộ phận chức năng về QTRR và KSNB. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau cũng như những hạn chế nhất định về quản trị điều hành, sự chi phối bởi yếu tố cạnh tranh hay áp lực về lợi nhuận, ... một số NHTM tại một số thời điểm có thể áp dụng những chiến lược kinh doanh hay “khẩu vị” rủi ro khác nhau dẫn đến mức độ rủi ro xảy ra vượt quá dự đoán hoặc năng lực quản trị. Điều này xảy ra có thể dẫn đến những khó khăn trong hoạt động kinh doanh không chỉ một NHTM riêng biệt mà có thể gây ra những ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống. Chính vì vậy, bên cạnh hoạt động tự quản trị rủi ro gọi tắt là QTRR của các NHTM, rất cần thiết phải có sự kiểm soát rủi ro của NHTW đối với hoạt động của các NHTM. Nói cách khác, KSRR của NHTW đối với hoạt động của các NHTM là một tất yếu khách quan do những đặc thù trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Hoạt động của hệ thống NHTM có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến hầu hết các khía cạnh của nền kinh tế cũng như đến hầu hết mọi tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế đó. Thêm vào đó, hoạt động ngân hàng lại chứa đựng nhiều rủi ro và mang tính hệ thống rất cao. Do vậy, kiểm soát rủi ro của NHTW đối với NHTM là tất yếu nhằm tránh các nguy cơ đổ vỡ hàng loạt, qua đó đảm bảo sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Hoạt động KSRR của NHTW luôn được thực hiện thông qua hệ thống cơ quan thanh tra và giám sát của NHTW, gọi tắt là cơ quan Thanh tra ngân hàng. Đại đa số các quốc gia, cơ quan Thanh tra ngân hàng là một bộ phận chức năng thuộc NHTW, trong khi ở một số quốc gia cơ quan Thanh tra ngân hàng có tính độc lập tương đối với NHTW để đảm báo tính khách quan trong hoạt động thanh tra và giám sát các NHTM. Tuy có sự khác biệt ít nhiều về mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động song về cơ bản cơ quan Thanh tra ngân hàng có nhiệm vụ thanh tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách tiền tệ về hoạt động ngân hàng của các NHTM và các tổ chức tín dụng khác có hoạt động ngân hàng nhằm duy trì sự ổn định của giá trị đồng tiền, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, đảm bảo an toàn tài sản của khách hàng. Như vậy, cơ quan Thanh tra ngân hàng chính là một công cụ quan trọng để thực hiện việc KSRR của NHTW đối với hoạt động của các NHTM.

Cùng với thời gian và tùy theo mức độ phát triển của hệ thống ngân hàng mỗi nước, hoạt động thanh tra giám sát đối với các NHTM có thể được thực hiện theo các phương thức khác nhau. Trước những năm 1990, thanh tra và giám sát ngân hàng chủ yếu dựa trên yêu cầu tuân thủ những quy định hay còn gọi là thanh tra trên cơ sở tuân thủ (rule base). Theo đó cơ quan Thanh tra của NHTW căn cứ vào việc tuân thủ các quy định để kiểm soát hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và kiểm soát mức độ rủi ro nói riêng. Phương thức thanh tra này đã bộc lộ những hạn chế khi hoạt động kinh doanh của các NHTM ngày càng đa dạng và có quy mô lớn hơn, trong khi các quy định không kịp cập nhật, nảy sinh những bất cập hoặc không thể bao hàm quản lý đầy đủ. Thực tế là nhiều NHTM mặc dù tuân thủ đầy đủ các quy định song rủi ro vẫn có thể xảy ra và hoạt động KSRR như vậy có thể thấy là không hiệu quả. Như một sự phát triển tất yếu, từ những năm 1990, đa số các quốc gia có nền kinh tế thị trường và hệ thống tài chính phát triển đã áp dụng phương thức thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro và hiện nay được coi là một thông lệ tốt nhất trên thế giới đối với cả cơ quan Thanh tra ngân hàng cũng như đối với các thanh tra, giám sát viên tài chính. Kể từ khi áp dụng, sự đa dạng hóa về nghiệp vụ thanh tra, giám sát đã được các cơ quan Thanh tra ngân hàng chú trọng triển khai. Tâm điểm của những nghiệp vụ này là ngôn ngữ chung về rủi ro, tiếp xúc thường xuyên với Hội đồng quản trị và ban điều hành của tổ chức tín dụng được giám sát, giám sát liên tục hoạt động tài chính và các chỉ số an toàn, phương thức giám sát linh hoạt có thể cho phép đánh giá cụ thể và kịp thời những bộ phận chức năng được xem là có nhiều rủi ro nhất.

Sau khủng hoảng tài chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu được châm ngòi từ Hoa Kỳ năm 2007-2008, trên cơ sở nhu cầu về kiểm soát đối với hoạt động của hệ thống NHTM, Hiệp ước Basel II với các nội dung quan trọng là các nguyên tắc và trụ cột cơ bản cho hoạt động QTRR của các NHTM đã được triển khai áp dụng để quản lý hoạt động của hệ thống ngân hàng ở một số nước. Đến nay, rất nhiều hệ thống ngân hàng của các nước trên thế giới đã tuân thủ Basel II trong hoạt động kinh doanh và QTRR. Trên cơ sở đó, NHTW của các nước cũng đã đổi mới và hoàn thiện hoạt động KSRR của các NHTM trên cơ sở Basel II. Về bản chất, KSRR của NHTW đối với hoạt động của các NHTM theo Basel II vẫn là phương thức thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro song được thực hiện trên những chuẩn mực quốc tế, đảm bảo tính hiệu quả và thống nhất cao trên phạm vi toàn cầu, do vậy phù hợp hơn đối với xu thế hội nhập quốc tế về tài chính và kinh tế.

2.2.3. Mục đích của kiểm soát rủi ro của Ngân hàng Trung ương đối với hoạt động của ngân hàng trung ương theo Basel II

2.2.3.1 Khái quát về lịch sử ra đời và những thay đổi cơ bản của Hiệp ước Basel

Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision - BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi các NHTW và cơ quan giám sát (CQGS) của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ với mục đích ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các NHTM, đặc biệt là từ những thập kỷ 80. Hiện nay, các thành viên của Ủy ban gồm đại diện cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của các nước: Hoa Kỳ, Anh, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Canada, Đức, Hà Lan, Nhật, Thụy Điển, Thụy Sỹ. Ủy ban được nhóm họp 3 đến 4 lần trong một năm.

Ủy ban Basel không có cơ quan giám sát, do vậy không có hoạt động giám sát trực tiếp. Những kết luận và đánh giá của Uỷ ban không mang tính pháp lý và không bắt buộc tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động NHTM. Thay vào đó, Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát, đồng thời giới thiệu các nội dung, mẫu biểu báo cáo thực tiễn tốt nhất để khuyến cáo các NHTM áp dụng nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân mỗi NHTM cũng như hệ thống tài chính của các quốc gia.

Trên cơ sở hoạt động ngân hàng của nhóm G10 được thu thập thông qua các báo cáo của NHTW và CQGS, Ủy ban Basel sẽ xây dựng và cập nhật những nguyên tắc, chuẩn mực tài chính với một phạm vi rất rộng các vấn đề liên quan đến hoạt động của các NHTM trong mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế - xã hội.

Tiếp đến, Ủy ban sẽ công bố và khuyến nghị các NHTM áp dụng các nguyên tắc và chuẩn mực một cách rộng rãi nhằm thu hẹp khoảng cách an toàn, hiệu quả của các NHTM cũng như tạo điều kiện giám sát theo các chuẩn mực quốc tế.

Vào năm 1988, Ủy ban đã công bố tiêu chuẩn an toàn về vốn và hệ thống đo lường hay còn gọi là là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I. Hệ thống này cung cấp khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu là 8%. Basel I không chỉ được phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn được phổ biến ở hầu hết các nước khác có các ngân hàng hoạt động quốc tế. Đến năm 1996, Hiệp ước vốn (Basel I) đã được bổ sung, sửa đổi, tuy nhiên vẫn có khá nhiều điểm hạn chế đối với giám sát rủi ro của các NHTM ở nhiều nước.

Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề xuất khung đo lường mới với 3 trụ cột chính: (i) yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel I; (ii) sự xem xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính; (iii) sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin nhằm làm lành mạnh kỷ luật thị trường như là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát. Đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel II đã chính thức được ban hành và khuyến nghị áp dụng. Basel II có hiệu lực từ tháng 1/2007 và được thực hiện theo lộ trình đến hết năm 2009, sau đó thực hiện đầy đủ kể từ năm 2010. Tỷ lệ vốn tối thiểu bắt buộc vẫn là 8% trên tổng tài sản có rủi ro, tuy nhiên rủi ro được tính lại theo 3 yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt, bao gồm: RRTD, RRHĐ và RRTT. Trọng số rủi ro gồm nhiều mức từ 0% đến 150% hoặc hơn. Theo đó, mẫu số để tính yêu cầu vốn tối thiểu có thay đổi đáng kể.

Tháng 9/2010, Ủy ban Basel đưa ra chuẩn mực vốn Basel III trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trên phạm vi toàn cầu vào những năm 2007- 2010, nhằm khắc phục, bổ sung các hạn chế của Basel II, chủ yếu về quản lý thanh khoản, giới hạn về tỷ lệ đòn bẩy vốn, yêu cầu vốn đệm theo chu kỳ của nền kinh tế. Basel III bắt đầu có hiệu lực từ năm 2013 và được thực hiện theo lộ trình đến năm 2018, sau đó sẽ được thực hiện đầy đủ kể từ tháng 1/2019. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của các Hiệp ước Basel như sau:

Bảng 2.1. Lịch sử phát triển của Basel


Năm

Nội dung

1974

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng được thành lập

1988

Ủy ban công bố tiêu chuẩn an toàn vốn và hệ thống đo lường (Basel I)

1992

Basel I được áp dụng trong các thành viên nước G10

1996

Basel I bổ sung rủi ro thị trường

1998

Rủi ro thị trường được thực thi áp dụng

1999

Ủy ban Basel đề xuất khung đo lường mới với 3 trụ sở chính

2004

Basel II được chính thức ban hành

2006

Basel II được áp dụng

2007-2009

Basel II được thực hiện theo lộ trình đầy đủ

2010

Ủy ban Basel đưa ra các chuẩn mực về Basel III

2013

Basel III có hiệu lực

2014-2019

Basel III được thực hiện theo lộ trình đầy đủ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo Hiệp ước Basel II - 6

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp trên cơ sở lý thuyết lịch sử phát triển của Basel

Những thay đổi cơ bản của Hiệp ước vốn Basel II so với Basel I

Những điểm thay đổi cơ bản của Hiệp ước vốn Basel II đã khắc phục được các hạn chế của Basel I như sau:

Thứ nhất, Basel II đã thay đổi cách tính các chỉ tiêu ở mẫu số trong công thức tính tỉ lệ vốn tối thiểu trên Tài sản có rủi ro. Đây là sự thay đổi khá quan trọng. Mặc dù Basel II vẫn quy định mức vốn an toàn tối thiểu là 8% nhưng mẫu số bao gồm cả ba loại rủi ro là RRTD, RRTT và RRHĐ.

Thứ hai, việc áp dụng phương pháp và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá khác nhau đối với các NHTM với quy mô và mức độ đa dạng hóa hoạt động khác nhau là sự thay đổi quan trọng nữa của Basel II so với Basel I. Basel II đã đưa ra một danh sách linh hoạt hơn các phương pháp, biện pháp khuyến khích để các nhà quản lý và các NHTM lựa chọn.

Thứ ba, phương pháp chuẩn của Basel II phân định các mức rủi ro trên cơ sở xếp hạng, do đó yêu cầu vốn tối thiểu sẽ nhạy cảm hơn với các kết quả xếp hạng và đánh giá nội bộ tín nhiệm của các tổ chức độc lập như Moody, Standard & Poor’s,... Theo đó, các trọng số RRTD theo Basel II được chia thành 5 loại: 0%, 20%, 50%, 100%, 150% hoặc cao hơn với những loại rủi ro cao; linh động hơn rất nhiều so với Basel I.

Thứ tư, nguyên tắc của trụ cột thứ hai đã tăng tính tự quyết của các cơ quan giám sát, khiến cho bộ phận này có trách nhiệm và quyền hạn trong công việc của mình, từ đó tăng hiệu quả giám sát ngân hàng.

Thứ năm, về kỹ thuật và giảm thiểu rủi ro tín dụng: trong khi Basel I chỉ hỗ trợ và đảm bảo, Basel II thừa nhận về kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tốt hơn, đưa ra nhiều kỹ thuật hơn như phái sinh tín dụng, tạo lập mạng lưới vị thế (position netting).

Những thay đổi cơ bản của Hiệp ước vốn Basel III so với Basel II

Mục tiêu của Basel II là nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế, tạo lập và duy trì sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế và đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực QTRR, tuy nhiên Basel II vẫn mang nhiều hạn chế: công thức tính toán phức tạp và đòi hỏi chi phí lớn, vẫn còn thiếu các yêu cầu vốn về rủi ro thanh khoản và quá tin cậy vào kết quả của các cơ quan XHTD do đó có thể bị vô hiệu và không thể ứng phó được trước các cuộc khủng hoảng.... Do vậy, Basel III đã có một số điểm mới so với Basel II như sau:

Thứ nhất, tiêu chuẩn vốn tự có chặt chẽ và cụ thể hơn. Định nghĩa mới về vốn và tăng các yêu cầu tối thiểu sẽ kéo theo một số lượng đáng kể vốn bổ sung.

Thứ hai, nhấn mạnh việc quản lý rủi ro với các tài sản ngoại bảng để giảm dần những nguy cơ của sản phẩm chứng khoán hóa trong việc chuyển tài sản từ nội bảng sang ngoại bảng.

Thứ ba, các tỷ lệ an toàn vốn, theo quy định mới, các NHTM sẽ phải tăng 7 lần liên quan đến vốn tự có thực sự so với trước đây khi thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Thứ tư, các ngân hàng sẽ không thể theo đuổi các chính sách phân chia lợi nhuận mà không đảm bảo được những nguyên tắc an toàn vốn.

Thứ năm, việc xây dựng thêm tỷ lệ đòn bẩy nợ mới tính trên cơ sở tử số là vốn tự có cấp 1 và mẫu số là tổng tài sản.

Thứ sáu, bổ sung tấm đệm chống rủi ro chu kỳ và gia tăng các quy định chặt chẽ với các tập đoàn tài chính. Basel III kết hợp những cải tiến ở cả tầm vi mô và vĩ mô.

Thứ bảy, Basel III giải quyết vấn đề “liên thông quá mức dẫn đến vỡ nợ”.

Thứ tám, các cơ quan thanh tra nên tránh việc quá tin cậy vào các mô hình đánh giá nội bộ của ngân hàng và việc thanh tra của họ cần đảm bảo rằng các rủi ro hệ thống và các biến cố đi kèm đã được tính đầy đủ vào các mô hình đo lường rủi ro và mô hình đánh giá các ngân hàng.

2.2.3.2. Mục đích của KSRR của NHTW đối với hoạt động của các NHTM theo Basel II

Hiệp ước vốn Basel đưa ra các nguyên tắc chung và các chuẩn mực về giám sát rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Bằng việc đặt ra mức an toàn vốn tối thiểu và hệ thống các tiêu chuẩn, theo đó, Hiệp ước vốn Basel được coi là sự “lượng hóa một cách sáng tạo” làm giảm nhẹ những khó khăn trong việc đánh giá và KSRR. Nói cách khác, Hiệp ước vốn đã tạo điều kiện thuận lợi với những cơ sở vững chắc cho hoạt động thanh tra và giám sát ngân hàng một cách khách quan và hiệu quả hơn.

Hiệp ước vốn Basel đã cung cấp cho các NHTM cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách phân bổ vốn kinh doanh cho các khách hàng hoặc nhóm khách hàng, cho các phân đoạn và các thị trường. Quan trọng hơn, áp dụng các chuẩn mực vốn Basel, các NHTM sẽ xác định được mối quan hệ (tỷ lệ) tối ưu giữa rủi ro và hiệu quả đối với mỗi hay mỗi nhóm khách hàng, mỗi phân đoạn thị trường. Qua đó giúp các NHTM có thể xây dựng được chính sách đối với các đối tượng khách hàng cụ thể, cũng như phát triển các loại sản phẩm và quy trình cung cấp có thể mang lại những lợi ích kinh doanh tiềm năng nhất cho mỗi NHTM mà vẫn đảm bảo sự an toàn. Hiệp ước vốn Basel luôn được cập nhật để phù hợp với sự phát triển của hệ thống tài chính gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước cũng như nền kinh tế toàn cầu.

Có thể thấy, các yêu cầu về quản lý rủi ro của Hiệp ước vốn Basel nhằm mục đích mang tới những thay đổi đáng kể, đặc biệt là đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh căn bản của mỗi NHTM riêng lẻ cũng như trong toàn bộ hệ thống ngân hàng của một quốc gia và hệ thống ngân hàng toàn cầu. Hơn nữa, Hiệp ước vốn Basel đặt ra trách nhiệm giám sát cụ thể của hội đồng quản trị và cơ quan quản lý cấp cao của NHTM, do đó tăng cường nguyên tắc của KSNB và quản trị doanh nghiệp khác theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước ở các nước khác nhau trên toàn thế giới.

Hiệp ước vốn Basel đặt ra yêu cầu và khuyến nghị công khai thông tin trong một số lĩnh vực, bao gồm cả cách ngân hàng tính toán an toàn vốn và phương pháp đánh giá rủi ro của ngân hàng. Đồng thời, Ủy ban Basel cũng đảm bảo rằng Hiệp ước vốn Basel tương ứng với các chuẩn mực kế toán, không xung đột với các tiêu chuẩn về công khai thông tin kế toán rộng hơn mà các NHTM phải tuân thủ theo quy định của mỗi nước.

Tuy nhiên, trên thực tế, Hiệp ước vốn Basel cũng đặt ra những thách thức về khả năng tuân thủ của các NHTM của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Cụ thể là hàng loạt những hạn chế về quy mô, phạm vi hoạt động kinh doanh và các thách thức về quản lý rủi ro (theo Basel I) của các NHTM, trong khi có thể mang các cơ hội đến cho các đối thủ cạnh tranh phi ngân hàng, khách hàng,... Để có thể triển khai Hiệp ước vốn Basel hiệu quả, tất cả các NHTM cần phải xác định lại chiến lược kinh doanh của họ cũng như các rủi ro tiềm ẩn.

2.2.4. Nội dung kiểm soát rủi ro của Ngân hàng Trung ương đối với ngân hàng thương mại theo Basel II

Trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Basel II, hoạt động KSRR của NHTW đối với NHTM được nghiên cứu trên 3 khía cạnh tương ứng với 3 trụ cột trong Basel II [3, tr.17]. Đó là:

2.2.4.1. Yêu cầu vốn tối thiểu - Trụ cột thứ nhất của Basel II

Nội dung của Hiệp ước vốn Basel II với ý nghĩa là chuẩn mực QTRR trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Trụ cột thứ nhất-Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Hiệp ước Basel II yêu cầu NHTM phải duy trì một lượng vốn đủ lớn để đảm bảo cho hoạt động rủi ro của mình, gồm RRTD, RRHĐ và RRTT. Tương tự Basel I, Basel II vẫn quy định mức an toàn vốn (CAR) ≥ 8%.

Phương trình mức vốn yêu cầu tối thiểu theo Basel II là:

Trong đó Tổng vốn tự có của ngân hàng được chia làm 02 loại Vốn cấp 1 Vốn 1

Trong đó: Tổng vốn tự có của ngân hàng được chia làm 02 loại:

Vốn cấp 1 - Vốn tự có cơ bản: gồm cổ phần thường; cổ phần ưu đãi dài hạn; thặng dư vốn; lợi nhuận không chia; dự phòng chung các khoản dự trữ vốn khác; các phương tiện ủy thác có thể chuyển đổi và dự phòng lỗ tín dụng. Đó chính là vốn điều lệ và các quỹ dự trữ được công bố.

Vốn cấp 2 - Vốn tự có bổ sung: có chất lượng thấp hơn, gồm: dự trữ không được công bố; dự trữ tài sản đánh giá lại; dữ phòng chung/dự phòng tổn thất cho vay chung; các công cụ vốn lai (nợ/vốn chủ sở hữu); nợ thứ cấp. Tuy nhiên, khoản nợ ngắn hạn không có bảo đảm không nằm trong định nghĩa về vốn này.

Giới hạn về 02 loại vốn: Tổng vốn cấp 2 không được quá 100% vốn cấp 1; nợ thứ cấp tối đa bằng 50% vốn cấp 1; dự phòng chung tối đa bằng 1,25% tài sản có rủi ro (RwA); dự trữ tài sản đánh giá lại được chiết khấu 55%; thời gian đáo hạn còn lại của nợ thứ cấp tối thiểu là 5 năm; vốn ngân hàng không bao gồm vốn vô hình.

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí