Kết Quả Khảo Sát Về Chính Sách, Quy Trình Hướng Dẫn Liên Quan Đến Qtrrhđ Tại Agribank‌


phòng, chống khủng bố, xử lý tình huống khẩn cấp trong hệ thống; 11. Quy định phối hợp tuyên truyền và xử lý sự cố truyền thông trong hệ thống; 12. Quy chế đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống CNTT trong hệ thống.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2021

Mặc dù đã có nguyên tắc QTRRHĐ, tuy nhiên trong giai đoạn này, việc ban hành các chính sách, quy trình hướng dẫn công tác QTRRHĐ tại Agribank chưa được hoàn thiện, chưa ban hành quy định về thu thập về số liệu tổn thất trong hệ thống Agribank. Agribank hiện chưa có văn bản quy định đầy đủ về chiến lược, chính sách, khẩu vị RRHĐ và được phổ biến tới tất cả Ban Lãnh đạo và nhân viên trong hệ thống; đồng thời, Agribank cũng chưa xác định được quy trình quản lý RRHĐ như xác định rủi ro, đánh giá rủi ro, giám sát và báo cáo rủi ro.

Về cơ bản, Agribank đã thiết lập hệ thống thông tin báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đến tất cả nghiệp vụ, hệ thống mẫu biểu báo cáo theo quy định của NHNN, khai thác tự động trên hệ thống IPCAS. Bên cạnh đó, Agribank còn thiết lập hệ thống chương trình quản trị văn bản Eoffice nhằm thuận lợi cho việc luân chuyển, xử lý chứng từ thông suốt từ trụ sở chính đến các đơn vị trong hệ thống Agribank.

Agribank đã ban hành cẩm nang văn hóa Agribank, quy định rõ các chuẩn mức đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm của người lao động; nội quy lao động; quy định về quản trị lao động, quản trị điều hành, khen thưởng, kỷ luật, khuyến khích lợi ích vật chất đối với người lao động. Agribank đã tổ chức tập huấn, phổ biến cẩm nang văn hóa và các quy trình nội bộ liên quan đến nhân sự, tổ chức trong hệ thống Agribank, đảm bảo mỗi người lao động của Agribank xác định rõ trách nhiệm của mình trong thực hiện quy định pháp luật, kịp thời báo cáo các hành vi gian lận, sai sót phát sinh nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

b) Các chính sách QTRRHĐ khác


Ngoài các quy định của các cơ quan quản trị, Agribank còn phải xây dựng các văn bản chính sách dựa trên KVRR của ngân hàng. Agribank xây dựng hệ thống văn bản chính sách theo hướng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.

- HĐTV ban hành các văn bản chính sách quy định các nguyên tắc gồm:

+ Chính sách chung hoặc Khung quản trị rủi ro chung;

+ Chính sách/Quy định/Quy chế quản trị rủi ro đối với từng rủi ro trọng yếu. Trong đó, riêng đối với rủi ro tín dụng và rủi ro tập trung đối với hoạt động cấp tín dụng hay quản trị rủi ro đối với danh mục tín dụng được một số ngân hàng quy định chung tại 01 văn bản.

- Tổng Giám đốc ban hành các quy định/quy trình/hướng dẫn về hạn mức rủi ro, cảnh báo sớm rủi ro, nhận dạng, đo lường, theo dõi rủi ro…

Về KVRR hoạt động, Agribank chấp nhận RRHĐ như một phần nội dung cần cân nhắc trong chiến lược kinh doanh và cam kết thực hiện QTRRHĐ. Trong giai đoạn đầu triển khai QTRRHĐ, Agribank đã thuê Công ty tư vấn Ernst&Young xây dựng báo cáo quản trị rủi ro toàn diện, đánh giá khoảng cách và các giải pháp triển khai thực hiện, bố trí đủ nhân lực cho kiểm toán nội bộ, tạo điều kiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm toán và kiểm tra nội bộ; ưu tiên xử lý các kiến nghị của kiểm toán nội bộ...

HĐTV chịu trách nhiệm giám sát quá trình thiết lập khung QTRRHĐ hiệu quả và rà soát hồ sơ rủi ro tổng thể của Agribank. Ban Điều hành chịu trách nhiệm trực tiếp QTRRHĐ, đồng thời đảm bảo việc áp dụng các chốt kiểm soát phù hợp. Trong quá trình kiểm soát hoạt động của Agribank, gắn trách nhiệm quản trị, chấp hành quy định và giám sát RRHĐ cho từng nhân viên tác nghiệp cũng như người quản trị đơn vị kinh doanh. Agribank cần thường xuyên kiểm tra đánh giá mức độ tuân thủ, sự phù hợp các quy định và quy trình QTRRHĐ tại các đơn vị.

Kết quả khảo sát mô tả ở Biểu đồ 2.5 cho thấy cả chính sách và quy trình hướng dẫn RRHĐ tại Agribank theo các tiêu chí kịp thời, đầy đủ, rõ ràng và hiệu quả đều được đánh giá chủ yếu ở mức từ trung lập trở xuống. Trong 4 tiêu chí, tính kịp thời được đánh giá ở mức tích cực nhất với tỷ lệ “Đồng ý” trở lên chiếm 39,2% tổng số phiếu được khảo sát. Tuy nhiên, theo chuẩn Basel II, sự đầy đủ về chính sách, quy


trình hướng dẫn cụ thể liên quan đến QTRRHĐ của Agribank còn hạn chế, được đánh giá ở mức trung lập trở xuống là 68%, từ đó gây ra khó khăn trong công tác QTRRHĐ trong hệ thống Agribank. Đồng thời, tính hiệu quả của việc ban hành chính sách chỉ nhận được 10% đánh giá đồng ý là có hiệu quả. Công tác QTRRHĐ tại Agribank chưa triển khai tập trung, việc ban hành chính sách còn chưa đáp ứng được các yêu cầu đề ra, tính hiệu quả được đánh giá ở mức chưa cao.

Biểu đồ 2 5 Kết quả khảo sát về chính sách quy trình hướng dẫn liên quan 1

Biểu đồ 2.5. Kết quả khảo sát về chính sách, quy trình hướng dẫn liên quan đến QTRRHĐ tại Agribank‌

Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2021

2.2.2. Thực trạng về tổ chức QTRRHĐ của Agribank

2.2.2.1. Tổ chức quản trị rủi ro tại Agribank

Hệ thống quản trị rủi ro tại Agribank gồm 3 tuyến, được mô tả tại Phụ lục IV:

- Tuyến bảo vệ thứ nhất bao gồm: 26 Ban, Trung tâm tại Trụ sở chính và 171 Chi nhánh loại I, 768 Chi nhánh loại II và 1286 phòng giao dịch kinh doanh trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và có trách nhiệm quản trị các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh hàng ngày phù hợp với các chính sách và hạn mức rủi ro đã được phê duyệt. HĐTV đã ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của các đơn vị tại Trụ sở chính, Chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc để tổ chức hoạt động đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và các quy trình nội bộ của Agribank.

- Tuyến bảo vệ thứ hai gồm: Trung tâm Quản lý rủi ro, Ban Kiểm tra, giám sát nội bộ, Ban Pháp chế và Kiểm soát tuân thủ chịu trách nhiệm thiết lập khung quản trị rủi ro, xây dựng các công cụ, phương pháp luận cho quản trị rủi ro và thường xuyên


thực hiện kiểm tra việc tuân thủ. HĐTV đã ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động, thiết lập bộ máy, nhân sự các đơn vị liên quan đến tuyến bảo vệ thứ hai. Tuy nhiên, một số đơn vị tại Trụ sở chính thuộc tuyến bảo vệ thứ nhất nhưng thực thi một số nhiệm vụ thuộc tuyến bảo vệ thứ hai như xây dựng và đề xuất chính sách quản trị rủi ro, xây dựng và đề xuất các hạn mức và công cụ đo lường rủi ro, kiểm tra và giám sát rủi ro.

- Tuyến bảo vệ thứ ba là bộ phận Kiểm toán nội bộ thuộc Ban Kiểm soát. Ban Kiểm soát đã ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ, bố trí nhân sự cho bộ phận Kiểm toán nội bộ thuộc tuyến bảo vệ thứ ba khá hiệu quả, độc lập. Kiểm toán nội bộ giúp Ban Kiểm soát giám sát hoạt động HĐTV, Tổng giám đốc và các đơn vị liên quan của Agribank phù hợp quy định của NHNN và pháp luật. Kiểm toán nội bộ thường xuyên tiến hành xem xét và đánh giá một cách độc lập về việc thực thi và hiệu quả của khung quản trị rủi ro đã thiết lập.

- Hội đồng thành viên

HĐTV Agribank gồm Chủ tịch và các thành viên. HĐTV có từ 5-9 thành viên, HĐTV đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Pháp luật. HĐTV Agribank đã lập 4 Ủy ban: Ủy ban Quản lý rủi ro, Ủy ban Nhân sự và Tổ chức Đảng, Ủy ban Chính sách và Ủy ban Đầu tư, ban hành đầy đủ quy chế hoạt động, bố trí đủ nhân sự đối với từng Ủy ban, bổ sung nhiệm vụ tham mưu cho HĐTV trong giám sát của quản trị cấp cao theo mảng, lĩnh vực phân công. Trong đó, Ủy ban Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm tham mưu cho HĐTV giám sát quản trị cấp cao về quản trị rủi ro theo Thông tư 13.

- Ban Kiểm soát: Ban Kiểm soát là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức quản lý của Agribank. Ban Kiểm soát gồm Trưởng ban và các Thành viên (số lượng thành viên tối thiểu là 03 thành viên). Ban Kiểm soát đã ban hành quy chế tổ chức và hoạt động phù hợp với Thông tư 13. Ban Kiểm soát bao gồm bộ phận giúp việc và bộ phận Kiểm toán nội bộ (KTNB). Bộ phận KTNB có nhiệm vụ thực hiện kiểm toán nội bộ đối với Trụ sở chính, Chi nhánh, đơn vị phụ thuộc khác của Agribank; bộ phận giúp việc Ban Kiểm soát có nhiệm vụ giám sát, thực hiện thẩm định báo cáo tài chính 06 tháng và hằng năm của Agribank. Mô hình tổ chức của Ban Kiểm soát được mô tả tại Sơ đồ 2.2


BAN KIỂM SOÁT



PHÒNG KIỂM TOÁN 1

PHÒNG KIỂM TOÁN KHU VỰC

PHÒNG KIỂM TOÁN 2

PHÒNG KẾ HOẠCH


PHÒNG THƯ KÝ TỔNG HỢP (BỘ PHẬN GIÚP VIỆC)

BỘ PHẬN KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Sơ đồ 2.2. Mô hình tổ chức và hoạt động của Ban Kiểm soát - Agribank


Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2021

- Tổng giám đốc

Tổng giám đốc đã thành lập Hội đồng rủi ro, Hội đồng ALCO, Hội đồng quản lý vốn và ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của từng Hội đồng để tham mưu cho Tổng giám đốc giám sát các cá nhân, bộ phận liên quan trong quản trị rủi ro, quản trị tài sản, nợ phải trả, tính mức độ đủ vốn. Agribank đã phân công nhiệm vụ của các Bộ phận quản lý rủi ro theo từng rủi ro trọng yếu tại các Ban, Trung tâm tại Trụ sở chính có liên quan. Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng và Bộ phận giúp việc Hội đồng rủi ro Agribank thuộc Trung tâm quản lý rủi ro; Bộ phận quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng thuộc Ban Kế hoạch nguồn vốn; Bộ phận quản trị rủi ro thị trường thuộc Ban Định chế tài chính; Bộ phận QTRRHĐ thuộc Ban Kiểm tra, giám sát nội bộ; Bộ phận quản trị rủi ro tập trung thuộc Ban Tín dụng; Bộ phận quản trị rủi ro sản phẩm mới thuộc Ban Nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ.

2.2.2.2. Tổ chức QTRRHĐ tại Agribank

Trên cơ sở bộ máy tổ chức quản trị rủi ro chung của ngân hàng, Agribank áp dụng cấu trúc quản trị “ba tầng bảo vệ” và cấp quản trị giám sát để tăng cường hiệu quả công tác QTRRHĐ. Thực trạng mô hình tổ chức QTRRHĐ của Agribank được mô tả chi tiết tại Phụ lục VI kèm theo.

a) Tuyến bảo vệ thứ nhất chịu trách nhiệm:


Thực thi quy trình quản trị RRHĐ, bao gồm xác định, đánh giá, kiểm soát và quản lý, giám sát và báo cáo RRHĐ tại đơn vị; triển khai thực hiện quản lý RRHĐ tại đơn vị bao gồm nhận dạng, đo lường, kiểm soát và báo cáo RRHĐ; đề xuất, thiết lập các biện pháp kiểm soát RRHĐ (triển khai các phương án khắc phục để xử lý các lỗ hổng kiểm soát); đảm bảo các quyết định có RRHĐ minh bạch, rõ ràng, phù hợp với chiến lược quản lý RRHĐ, khẩu vị RRHĐ, hạn mức RRHĐ; tuân thủ các biện pháp kiểm soát được cài đặt, thiết lập trong quy định, quy trình, hệ thống trong quá trình tác nghiệp, kinh doanh, đảm bảo các chốt được thực hiện đầy đủ, hiệu quả trong hoạt động hàng ngày của Agribank.

b) Tuyến bảo vệ thứ hai

(i) Bộ phận quản lý RRHĐ chịu trách nhiệm:

- Xây dựng chính sách, mô hình, hệ thống, công cụ quản lý RRHĐ: Phối hợp với tuyến bảo vệ thứ nhất xây dựng các văn bản quy định quản lý RRHĐ, hạn mức RRHĐ, đề xuất mô hình tổ chức quản lý RRHĐ phù hợp với hoạt động kinh doanh của Agribank; phối hợp với tuyến bảo vệ thứ nhất xây dựng, triển khai hệ thống CNTT phục vụ công tác quản lý RRHĐ.

- Triển khai, giám sát quản lý RRHĐ: Phân bổ hạn mức RRHĐ; độc lập và/hoặc phối hợp với các đơn vị thuộc tuyến bảo vệ thứ nhất theo dõi/rà soát/điều chỉnh chỉ tiêu đo lường RRHĐ trong khẩu vị RRHĐ, hạn mức RRHĐ để cảnh báo, nhận biết sớm rủi ro và nguy cơ vi phạm hạn mức RRHĐ; giám sát công tác thực hiện hạn mức RRHĐ; độc lập và chủ động phối hợp với các đơn vị giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách quản lý RRHĐ; trực tiếp thực hiện giám sát các loại RRHĐ đặc thù của Agribank hoặc các rủi ro trong hoạt động trọng yếu theo yêu cầu của HĐTV, BĐH; thực hiện chỉ đạo của HĐTV, TGĐ, Ban Kiểm soát, HĐRR trong việc xử lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế về công tác quản lý RRHĐ; báo cáo công tác quản lý RRHĐ theo quy định.

(ii) Bộ phận tuân thủ chịu trách nhiệm:

- Hỗ trợ các bộ phận liên quan trong việc xây dựng, rà soát quy định nội bộ về quản lý RRHĐ đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.


- Giám sát các đơn vị tuân thủ quy định nội bộ quản lý RRHĐ, phát hiện các sự kiện RRHĐ, RRHĐ tiềm ẩn thông qua các đợt kiểm tra nội bộ.

c) Tuyến bảo vệ thứ ba chịu trách nhiệm

- Kiểm toán độc lập việc tuân thủ quy định quản lý RRHĐ, đánh giá hiệu quả công tác quản lý RRHĐ, đưa ra các yêu cầu, kiến nghị về văn bản quy định, công cụ đo lường, hệ thống CNTT và việc thực hiện quản lý RRHĐ. Thực hiện cơ chế báo cáo theo quy định.

Kết quả khảo sát tại Biểu đồ 2.6 cho thấy trong 9 tiêu chí đánh giá, trong đó có hai tiêu chí “sự cam kết và hỗ trợ công tác QTRRHĐ từ quản lý cấp cao” và “Bộ phận kiểm tra nội bộ và kiểm toán nội bộ hoạt động hiệu quả” được đánh giá tích cực, từ mức mức “trung lập” đến “hoàn toàn đồng ý” cao nhất, cụ thể: tiêu chí “sự cam kết và hỗ trợ công tác QTRRHĐ từ quản lý cấp cao” được đánh giá trên trung bình là 57% và đầy đủ là 31%; tiêu chí “Bộ phận kiểm tra nội bộ và kiểm toán nội bộ hoạt động hiệu quả” được đánh giá trên trung bình là 61 % và đầy đủ là 22%. Mô hình của Ban Kiểm soát trong đó có bộ phận kiểm toán nội bộ của Agribank đã đáp ứng yêu cầu của NHNN, phát huy tốt vai trò trong QTRRHĐ.

Biểu đồ 2 6 Kết quả khảo sát về tổ chức QTRRHĐ tại Agribank Nguồn Tổng 2

Biểu đồ 2.6. Kết quả khảo sát về tổ chức QTRRHĐ tại Agribank

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát, 2021

Các tiêu chí còn lại chủ yếu được đánh giá từ mức trung lập trở xuống, thể hiện kết quả khảo sát như sau:


- Chỉ tiêu “Có đánh giá, khen thưởng của quản lý cấp cao đối với hoạt động QTRRHĐ tại đơn vị” và “QTRRHĐ là một trong những văn hóa doanh nghiệp tại Agribank” được đánh giá chủ yếu ở mức “trung lập” trở xuống. Thực tế, tại Agribank mặc dù có chính sách khuyến khích cho các đơn vị/cá nhân khắc phục, hạn chế được các rủi ro cho ngân hàng nhưng các chính sách này chủ yếu mang tính thời điểm, chưa quy định về việc khen thưởng trong thực hiện QTRRHĐ.

- Các chỉ tiêu “Chính sách QTRRHĐ được mọi người hiểu, thực hiện và duy trì ở mọi cấp độ”, “Hệ thống CNTT đáp ứng yêu cầu quản lý và QTRRHĐ”, “Có lập kế hoạch và chiến lược QTRRHĐ định kỳ”, “Giám sát và quản trị rủi ro tích cực, hiệu quả của HĐTV và BĐH”, “Có tổ chức đào tạo QTRRHĐ cho cán bộ” được đánh giá chủ yếu ở mức trung bình. Như đã phân tích ở phần trên, mặc dù việc ban hành chính sách, quy trình hướng dẫn hạn chế rủi ro, có sự chỉ đạo, quan tậm của ban lãnh đạo, tuy nhiên, do công tác QTRRHĐ tại Agribank chưa triển khai tập trung, thông tin dữ liệu phân tán ở các đơn vị khác nhau, chưa có công cụ đo lường nên việc ban hành chính sách còn chưa đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn, dễ hiểu và dễ ứng dụng.

2.2.3. Thực trạng về quy trình QTRRHĐ của Agribank

2.2.3.1. Nhận diện rủi ro

Trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2020, tại Agribank đã xảy ra một số RRHĐ liên quan đến gian lận nội bộ, gian lận bên ngoài, RRHĐ liên quan đến chính sách về lao động, an toàn nơi làm việc, vô ý vi phạm quy định liên quan đến khách hàng, sản phẩm dịch vụ và thông lệ kinh doanh, hư hại tài sản cố định, công cụ, dụng cụ, hạn chế, bất cập của quy trình giao dịch, kiểm soát giao dịch và quản trị giao dịch. Thống kê các sự kiện RRHĐ được báo cáo theo các chuẩn Basel II tại Agribank được miêu tả tại Phụ lục IV.

Rủi ro liên quan đến gian lận nội bộ: Đơn vị bố trí các chốt kiểm soát trong mỗi quy trình nghiệp vụ và thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động tại những bộ phận chính nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường trong giao dịch cũng như hành vi của cán bộ.

Ngày đăng: 14/04/2023