Quản trị Marketing - Trường Cao đẳng Xây dựng TP. Hồ Chí Minh Phần 2 - 5

Các công ty thường thay đổi mức giá tùy theo đối tượng mua (trẻ em, thương binh, sinh viên… thường được giảm giá vé xe lửa, máy bay) hoặc tùy loại bao bì, cách phục vụ, chỗ ngồi (trong rạp hát, rạp chiếu bóng), theo ngày hay giờ phục vụ.

- Định giá toàn danh mục sản phẩm:

Định giá chủng loại sản phẩm. Ví dụ hãng Panasonic đưa ra 5 loại máy quay vi deo màu, từ cái đơn giản nặng 2 kg đến loại phức tạp nặng 2,8 kg gồm hệ thống điều chỉnh ánh sáng, tiêu cự tự động và ống kính hai tốc độ. Mỗi loại máy nối tiếp trong chuỗi mặt hàng ấy đều có cống hiến những đặc điểm khác nữa. Các nhà marketing phải quyết định các bậc giá cho những loại sản phẩm khác nhau ấy.

Định giá tính năng tùy chọn. Nhiều Công ty có đưa ra bán những sản phẩm tùy khách chọn thêm cùng với sản phẩm chính. Người mua xe hơi có hể đặt mua thêm bộ phận điện tử điều khiển cửa xe, bộ phận làm tan dương mù, bộ phận làm dịu ánh sang ...

Định giá sản phẩm phụ. Trong ngành chế biến thịt, lọc dầu, hóa chất, luyện kim, thường có các sản phẩm phụ và sau khi xử lý, chúng có những giá trị nhất định. Các sản phẩm phụ trong ngành chế biến thịt là da, xương, huyết, lòng, tim, gan,… trong ngành lọc dầu là nhựa đường, dầu nhớt…; trong ngành luyện kim là xi măng xỉ, bê tông xỉ, khí lò cốc, lò cao..v..v. Khi tìm kiếm được thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm phụ này, chúng cho phép giảm được nhiều chi phí, do đó giảm được giá bán sản phẩm chính khiến nó có sức cạnh tranh cao hơn.

Định giá sản phẩm bổ sung. Ví dụ: lưới dao cạo dùng với dao cạo râu, phim dùng cho máy chụp ảnh. Các nhà sản xuất những sản phẩm chính (dao cạo râu, máy chụp ảnh) thường định giá chúng thấp và dồn mức lời cao cho những sản phẩm đi kèm. Kodak định giá máy ảnh của mình thấp vì Công ty kiếm được nhiều lời từ việc bán phim. Các nhà sản xuất máy ảnh mà không bán phim thì phải định giá máy cao hơn để đạt lợi nhuận mục tiêu.

Định giá sản phẩm trọn gói.

VI. THAY ĐỔI GIÁ

1. Chủ động thay đổi giá

- Chủ động giảm giá khi:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 69 trang tài liệu này.

Năng lực sản xuất dư thừa.

Thị phần giảm sút.

Quản trị Marketing - Trường Cao đẳng Xây dựng TP. Hồ Chí Minh Phần 2 - 5

Doanh nghiệp muốn khống chế thị trường bằng giá thành thấp.

- Chủ động tăng giá khi lạm phát chi phí, nhu cầu tăng quá mức:

Sử dụng điều khoản điều chỉnh.

Phá giá gói hàng hóa dịch vụ.

Giảm bớt các khoản chiết khấu.

Giảm số lượng sản phẩm.

Thay thế bằng vật liệu hay công thức rẻ tiền.

Giảm bớt tính năng sản phẩm.

Giảm bớt dịch vụ kèm theo.

Sử dụng bao bì rẻ.

2. Đối thủ cạnh tranh thay đổi giá

- Doanh nghiệp cần xem xét:

Vì sao đối thủ cạnh tranh thay đổi giá?

Đối thủ cạnh tranh thay đổi giá tạm thời hay vĩnh viễn?

Nếu không đối phó việc gì sẽ xảy ra cho thị phần, lợi nhuận của doanh nghiệp?

- Phương án đối phó:

Giữ nguyên giá.

Giảm giá.

Nâng cao chất lượng nhận thức được.

Nâng giá và cải tiến chất lượng.

Tung chủng loại khác với giá thấp.

3. Thái độ người tiêu dùng đối với giá cả

- Một số người mua không chú ý đến giá cả.

- Một số người mua vì sản phẩm mắc tiền, một số người mua vì sản phẩm rẻ tiền.

- Một số người mua không biết giá.

- Những người mua lặp lại có thể mau dựa trên các yếu tố khác hơn là giá cả.

- Marketing tốt có thể làm giá ít quan trọng hoặc hoàn toàn không quan trọng.

4. Trường hợp giá rẻ nhất không phải là tốt nhất Khi nào điều đó xảy ra?

- Nếu không có người nào biết sản phẩm của doanh nghiệp là rẻ nhất.

- Nếu nhiều người mua không quan tâm đến.

- Nếu đủ người mua muốn “tốt nhất” và thực sự giả định rằng đắt nhất là tốt nhất.

- Nếu dịch vụ của doanh nghiệp ít nhất ngang bằng với đối thủ cạnh tranh hoặc có thể được nhận biết tốt hơn.

- Nếu nhu cầu sản phẩm cao hơn công suất sản xuất của doanh nghiệp.

5. Nhận định của người mua khi giá thay đổi Người mua có thể nghĩ gì?

- Khi giá giảm:

Việc kinh doanh gặp khó khăn.

Sản phẩm đang bị thay thế bởi sản phẩm mới.

Sản phẩm có vài khuyết điểm.

Doanh nghiệp có hàng tồn kho lớn.

Chất lượng sản phẩm bị giảm.

Giá sản phẩm sẽ giảm hơn nữa.

- Khi giá tăng:

Lượng cầu vượt lượng cung.

Chất lượng của sản phẩm được cải tiến.

Giá cả có thể tăng hơn nữa vì thế mua sớm thì tốt hơn.

Chi phí tăng.

Công ty tham lam.

CHƯƠNG VIII: CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI


I. CÁC KÊNH PHÂN PHỐI

1. Khái niệm

Vì sao sử dụng kênh phân phối:

- Nhà sản xuất thiếu nguồn tài chính để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

- Người trung gian cung ứng sản phẩm bổ sung.

- Nhà sản xuất tập trung vào kinh doanh sản xuất.

- Người trung gian làm sản phẩm thích hợp cho từng thị trường mục tiêu.

2. Vai trò

- Tạo điều kiện tốt nhất để sản phẩm đến người tiêu dùng dễ dàng, nhanh chóng, …

- Tăng sức cạnh tranh và nâng cao thị phần.

3. Chức năng

Các chức năng này được phân công tới thành viên kênh - người có thể hoàn thành hiệu quả việc cung cấp các loại hàng hóa đến khách hàng mục tiêu:

Sở hữu: chuyển giao sở hữu sản phẩm cho khách hàng.

Thông tin: thu thập thông tin cần thiết để hoạch định chiến lược và tạo thuận lợi cho sự trao đổi.

Giao tiếp: tìm ra và thông tin được với khách hàng tương lai.

Chiêu thị: triển khai và phổ biến những thông tin có sức thuyết phục cao về những sản phẩm đang kinh doanh và các sản phẩm mới.

Phân phối vật chất: vận chuyển và lưu kho hàng hóa.

Thương lượng: đi tới thoả thuận về giá cả và các vấn đề khác quanh sản phẩm mà khách định mua để có thể bán được.

Gánh vác rủi ro: chia sẻ rủi ro với nhà sản xuất trong việc vận chuyển, lưu kho và tiêu thụ sản phẩm.

Tài trợ: có đủ nguồn tài chính để chi phí cho kênh vận hành, huy động và phân chia tiền bạc để thanh toán chi phí của kênh.

Các chức năng trên có thể thay đổi được giữa các thành viên trong kênh.

Nếu nhà sản xuất thực hiện được các chức năng này thì chi phí sẽ tăng và giá cả sẽ cao hơn.

Khi một số chức năng được chuyển sang cho giới trung gian thì chi phí và giá cả của nhà sản xuất sẽ thấp hơn, nhưng phải tính thêm chi phí cho nhà trung gian.

=> Vấn đề ai phải thực hiện mỗi chức năng trên của kênh, chính là do năng suất và hiệu quả quyết định.

4. Cấu trúc của kênh phân phối


Khách hàng

Nhà bán sỉ

Nhà bán lẻ

CÁC KÊNH PHÂN PHỐI HÀNG TIÊU DÙNG



Nhà sản xuất

Nhà bán lẻ


Đại diện bán hàng

Nhà bán sỉ

Nhà bán lẻ

CÁC KÊNH PHÂN PHỐI HÀNG CÔNG NGHIỆP



Nhà sản xuất


Khách hàng công nghiệp

Nhà phân phối

Đại diện nhà sản xuất

Chi nhánh tiêu thụ của nhà sản xuất


II. THIẾT KẾ KÊNH PHÂN PHỐI

1. Thiết lập các mục tiêu và yêu cầu bắt buộc của kênh

- Việc hoạch định một kênh phân phối hiệu quả bắt đầu bằng sự định rõ cần phải vươn tới thị trường nào với mục tiêu nào?

- Các mục tiêu có thể là mức phục vụ khách hàng tới đâu và các trung gian phải hoạt động như thế nào?

- Những ràng buộc của kênh bao gồm:

Đặc điểm của người tiêu thụ.

Đặc điểm về sản phẩm.

Đặc điểm của giới trung gian (tiếp cận, thương thảo, quảng cáo, lưu kho...).

Đặc điểm của môi trường.

Đặc điểm của doanh nghiệp (quy mô, khả năng tài chính, chiến lược marketing).

2. Xác định phương án chính của kênh

- Loại hình các nhà kinh doanh trung gian:

Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp.

Đại lý của hãng sản xuất.

Nhà phân phối hàng công nghiệp.

- Số người trung gian:

Phân phối độc quyền.

Phân phối có chọn lọc.

Phân phối ồ ạt.

- Điều kiện và trách nhiệm của từng thành viên trong kênh: chính sách giá cả, điều kiện bán hàng, địa bàn được giao quyền, dịch vụ đặc biệt.

3. Đánh giá các phương án của kênh

- Tiêu chuẩn kinh tế: mức tiêu thụ, chi phí.

- Tiêu chuẩn kiểm tra: bán hàng cho nhà sản xuất khác, không nắm chi tiết kỹ thuật của sản phẩm, không làm tốt khuyến mãi.

- Tiêu chuẩn thích nghi: cam kết giữa các thành viên trong một thời kỳ nhất định.

III. QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI

- Tuyển chọn các thành viên của kênh: dựa trên số năm công tác, chủng loại hàng kinh doanh, địa điểm kinh doanh, thành tích tăng trưởng và lợi nhuận, khả năng trả nợ, khả năng hợp tác và danh tiếng.

- Động viên các thành viên của kênh:

Hiểu biết nhu cầu và mong muốn của người trung gian.

Sử dụng động lực tích cực: lợi nhuận cao, tiền thưởng, bớt giá, thỏa thuận đặc biệt.

Sử dụng biện pháp trừng phạt: đe dọa giảm mức lợi nhuận, ngưng giao hàng, chấm dứt quan hệ.

- Đánh giá các thành viên của kênh:

Tiêu chuẩn: mức tiêu thụ, mức dự trữ bình quân, thời gian giao hàng cho khách, cách xử lý hàng bị hư và mất, sự hợp tác với chương trình huấn luyện và khuyến mãi, dịch vụ của người trung gian dành cho khách hàng.

Sửa đổi những thỏa thuận của kênh: Cần thiết khi cách thức mua hàng của người tiêu dùng thay đổi, thị trường mở rộng, sản phẩm sung mãn, sự cạnh tranh mới nảy sinh, kênh phân phối mới xuất hiện.

IV. TỔ CHỨC KÊNH PHÂN PHỐI

1. Sự phát triển của hệ thống marketing dọc (VMS)

- So sánh kênh marketing truyền thống với hệ thống marketing dọc:

Nhà bán sỉ

Nhà sản xuất

Nhà bán sỉ

Nhà sản xuất


Nhà bán lẻ

Kênh marketing truyền thống Hệ thống kênh marketing dọc


Người tiêu dùng

Người tiêu dùng


Nhà bán lẻ

Nhà sản xuất

- Hệ thống marketing dọc (VMS):



Nhất thể hóa thuận:

Một thành viên thu phục thành viên khác theo dòng xuôi


Nhất thể hóa nghịch:

Một thành viên thu phục thành viên khác theo dòng ngược


Nhà bán sỉ

Nhà bán lẻ

Nhượng quyền:

Người tiêu dùng

Thành viên cấp phép quyền kinh doanh cho thành viên khác.

- Một hệ thống marketing dọc hoạt động như một thể thống nhất, gồm các nhà sản xuất, nhà bán sỉ và nhà bán lẻ.

- Hoặc thành viên này là chủ của thành viên khác hoặc cho họ độc quyền kinh doanh tiêu thụ hoặc có quyền lực mạnh đến nỗi các thành viên kia phải hợp tác.

- Một VMS có thể do một nhà sản xuất, một nhà bán lẻ hay một nhà bán sỉ thống trị.

- VMS xuất hiện nhằm kiểm soát hoạt động của kênh và điều giải xung đột do mỗi thành viên chỉ chạy theo lợi ích riêng của mình.


Mức độ kiểm soát trực tiếp

VMS của doanh nghiệp

Một quyền sở hữu duy nhất ở các cấp khác nhau

VMS theo hợp đồng

Các công ty độc lập kết hợp nhau theo hợp đồng

- Hình thức chủ yếu:


VMS có quản lý

Quyền lãnh đạo thuộc về một hoặc vài doanh nghiệp nổi bật

+ VMS của doanh nghiệp: tích hợp các khâu từ sản xuất đến phân phối dưới quyền sở hữu của một tổ chức. Việc quản lý mâu thuẫn và sự hợp tác được duy trì thông qua các kênh của tổ chức.

+ VMS theo hợp đồng:

Hợp tác liên kết tự nguyện được người bán sỉ hỗ trợ. Hợp tác xã các người bán lẻ.

Tổ chức nhượng quyền là kiểu phổ biến nhất trong mối quan hệ hợp đồng. Có ba kiểu nhượng quyền:

Nhượng quyền bán lẻ do nhà sản xuất tài trợ: Ford.

Nhượng quyền bán sỉ do nhà sản xuất tài trợ: Coca – cola cho phép các nhà đóng chai (bán sỉ) ở các thị trường khác nhau mua xiro cô đặc và sau đó đóng chai và bán thành phẩm cho các nhà bán lẻ ở thị trường địa phương.

Nhượng quyền bán lẻ do các công ty dịch vụ tài trợ: dịch vụ thức ăn nhanh (MCDonald’s).

Xem tất cả 69 trang.

Ngày đăng: 23/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí