Dịch vụ đồng đều chính xác.
e) Nhiệt tình:
Nhanh chóng giải quyết các yêu cầu của khách hàng.
f) Biết giao tiếp:
Cố gắng hiểu khách hàng và cung cấp thông tin rõ ràng cho khách hàng.
4. Tạo đặc điểm khác biệt về hình ảnh
- Đặc điểm nhận dạng: cách doanh nghiệp sử dụng để làm công chúng nhận ra mình.
- Hình ảnh: cách công chúng nhận thức về doanh nghiệp.
Biểu tượng: Một hình ảnh sâu sắc gồm một hay nhiều biểu tượng làm cho người ta liên tưởng đến công ty hay nhãn hiệu.
Chữ viết và phương tiện nghe nhìn: Những biểu tượng đã chọn phải được đưa lên quảng cáo để truyền đạt nhân cách của doanh nghiệp hay nhãn hiệu.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản trị Marketing - Trường Cao đẳng Xây dựng TP. Hồ Chí Minh Phần 1 - 5
- Các Chiến Lược Tận Dụng Cơ May Thị Trường
- Quản trị Marketing - Trường Cao đẳng Xây dựng TP. Hồ Chí Minh Phần 1 - 7
Xem toàn bộ 71 trang tài liệu này.
Bầu không khí: Không gian vật lý trong đó sản xuất hay cung ứng sản phẩm và dịch vụ của mình cũng là một yếu tố tạo hình ảnh rất công hiệu.
Sự kiện: Doanh nghiệp có thể tạo đặc điểm nhận dạng qua những loại hình sự kiện mà nó bảo trợ.
VII. ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM
1. Khái niệm
Phân khúc thị trường là một phần nhỏ của thị trường tổng thể, định vị là một phần nhỏ hơn dưới hình thức của phân khúc.
=> Định vị sản phẩm: mức độ sản phẩm được khách hàng nhìn nhận ở tầm cỡ nào đó trong tâm trí khách hàng so với các sản phẩm cạnh tranh khác.
2. Các cách định vị
- Trên một thuộc tính của sản phẩm.
- Nhu cầu thỏa mãn được, ích lợi, công dụng sản phẩm, …
- Tầng lớp người sử dụng.
- So sánh trực tiếp với đối thủ cạnh tranh.
- Tách biệt hẳn đối thủ cạnh tranh.
3. Chọn lựa chiến lược định vị
Xác định lợi thế cạnh tranh có thể
Chọn lợi thế cạnh tranh phù hợp
Tuyên truyền và phân phối vị thế cạnh tranh đã chọn
- Khác biệt sản phẩm
- Khác biệt dịch vụ
- Khác biệt nhân sự
- Khác biệt hình ảnh
- Có bao nhiêu khác biệt cần xúc tiến?
- Đó là các khác biệt gì?
Marketing hỗn hợp
4. Xác định lợi thế cạnh tranh có thể
- Chìa khóa để chiến thắng và giữ khách hàng là hiểu nhu cầu và tiến trình ra quyết định mua của họ tốt hơn đối thủ cạnh tranh và cung cấp nhiều giá trị hơn cho họ.
- Lợi thế cạnh tranh là lợi thế so với đối thủ cạnh tranh có được bằng cách cung cấp cho khách hàng giá trị lớn hơn thông qua giá cả thấp hơn hay lợi ích nhiều hơn.
5. Xây dựng chiến lược định vị
a) Tiêu chuẩn tạo đặc điểm khác biệt:
- Nhiệm vụ của doanh nghiệp là biến một sản phẩm không khác biệt thành sản phẩm khác biệt.
Không phải mọi thứ khác biệt đều tạo nên đặc điểm khác biệt.
Mỗi điểm khác biệt đều có khả năng gây ra chi phí cho doanh nghiệp và tạo lợi ích cho khách hàng.
=> Doanh nghiệp phải lựa chọn cẩn thận để cho mình khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
- Chỉ nên tạo ra điểm khác biệt khi nó thoả mãn được những tiêu chuẩn sau:
+ Quan trọng: Điểm khác biệt đó đem lại lợi ích có giá trị lớn cho một số khá đông người mua.
+ Đặc biệt: Điểm khác biệt đó không có ai đã tạo ra hay được Công ty tạo ra một cách đặc biệt.
+ Tốt hơn: Điểm khác biệt đó là cách tốt hơn so với những cách khác để đạt được ích lợi như nhau.
+ Dễ truyền đạt: Điểm khác biệt đó dễ truyền đạt và đập và mắt người mua.
+ Đi trước: Điểm khác biệt đó không thể dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh sao chép lại.
+ Vừa túi tiền: Người mua có thể có đủ tiền để trả cho điểm khác biệt đó.
+ Có lời: Doanh nghiệp thấy rằng tạo điểm khác biệt đó là có lời.
b) Cần khuếch trương bao nhiêu điểm khác biệt:
- Một số vị trí số một cần khuếch trương là:
Chất lượng tốt nhất.
Dịch vụ tốt nhất.
Giá trị thấp nhất.
Giá trị lớn nhất.
Công nghệ tiên tiến nhất.
- Có thể định vị hơn một ích lợi:
Giao hàng đúng hẹn nhất và hỗ trợ lắp đặt tốt nhất.
An toàn nhất, bền nhất.
Ngừa sâu răng, thơm miệng, trắng răng ...
c) Bốn sai lầm cần tránh khi định vị:
- Định vị quá thấp: người mua có ý tưởng mờ nhạt về nhãn hiệu.
- Định vị quá cao: người mua có hình ảnh quá hẹp về nhãn hiệu.
- Định vị không rõ ràng: người mua có hình ảnh không rõ ràng về nhãn hiệu.
- Định vị đáng ngờ: người mua cảm thấy khó tin tưởng vào những điều quảng cáo của doanh nghiệp.