Các Nhân Tố Quyết Định Đến Quy Mô Nguồn Vốn Huy Động Tiền Gửi‌


thường không lớn (do chỉ hưởng ở mức lãi suất thấp) nhưng nếu ngân hàng thu hút được số lượng khách hàng khá lớn thì tổng khối lượng vốn huy động qua hình thức gửi tiền này có thể trở nên lớn đáng kể.

1.3.3.2Tiết kiệm định kỳ:

Khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm định kỳ được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức cho nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Đối tượng khách hàng chủ yếu của loại tiền gửi này là các cá nhân muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàng tháng hoặc hàng qu . Đa số khách hàng thích lựa chọn hình thức tiền gửi này là công nhân, viên chức hưu trí. Mục tiêu quan trọng của họ khi lựa chọn loại tiền gửi này là lợi tức có được theo định kỳ. Do đó, lãi suất đóng vai trò quan trọng đề thu hút hút được đối tượng khách hàng này.

Tiết kiệm kỳ hạn có thể phân chia thành nhiều loại. Căn cứ vào thời hạn có thể chia thành tiền gửi kỳ hạn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 tháng hoặc lâu hơn đến 36 tháng cho khách hàng lựa chọn. Căn cứ vào phương thức trả lãi có thể chia thành:

- Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi đầu kỳ.

- Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ

- Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi theo định kỳ (tháng hoặc quý)

Việc phân chia tiền gửi kỳ hạn thành nhiều loại khác nhau làm cho sản phẩm tiền gửi của ngân hàng trở nên đa dạng và phong phú có thể đáp ứng được nhu cầu gửi tiền đa dạng của khách hàng.

1.3.3.3Các loại tiết kiệm khác:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Ngoài hai loại tiền gửi tiết kiệm chính là tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm định kỳ, hầu hết các ngân hàng thương mại đều có thiết kế những loại tiền gửi tiết kiệm khác như tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm an khang với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn được đổi mới theo nhu cầu khách hàng và tạo ra rào cản dị việt để chống lại sự bắt chước của các đối thủ cạnh tranh.


Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi cho Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - 3

1.4 Các nhân tố quyết định đến quy mô nguồn vốn huy động tiền gửi‌

1.4.1 Nhân tố khách quan 1.4.1.1Hành lang pháp lý

Kinh doanh ngân hàng là một ngành chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của Chính phủ. Hoạt động của ngân hàng được quản lý chặt chẽ bởi các quy định pháp luật và chịu sự điều chỉnh bởi nhiều bộ luật như luật dân sự, luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các quy định của chính phủ...Do đó, hoạt động huy động vốn cũng chịu sự ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của nhà nước: chính sách tiền tệ, lãi suất, tài chính, tín dụng…

1.4.1.2Yếu tố kinh tế

Sự thay đổi của các yếu tố kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, chính sách tiết kiệm, đầu tư của Chính phủ…đều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hút vốn của ngân hàng thương mại. Nếu nhưnền kinh tế phát triển tốt người dân làm ra có của để dành thì ngân hàng thu hút được nhiều vốn nhàn rỗi, doanh nghiệp làm ăn tốt thì luôn có nhu cầy vay vốn để sản xuất … và ngược lại đối với nền kinh tế gặp khó khăn, người dân hạn chế tiêu dùng, hàng tồn kho của doanh nghiệp nhiều thì ngân hàng cũng gặp khó khăn trong huy động vốn, cho vay cũng như các dịch vụ khác của mình…

1.4.1.3Yếu tố chính trị

Một quốc gia có tình hình chính trị ổn định, an toàn sẽ tạo sự an tâm cho người dân làm ăn sinh sống, do đó không phải tích lũy, dự trữ tiền nhiều cho những trường hợp đặc biệt.Nhờ vậy mà Ngân hàng thương mại có khả nănng huy động được nhiều vốn hơn. Trái lại, với một quốc gia tình hình chính trị bất ổn sẽ gây tâm lý hoang mang lo sợ cho người dân, do vậy họ sẽ tích trữ nhiều của cải, tiền bạc bên người để phòng trường hợp rủi ro xảy ra nên sẽ hạn chế việc gửi tiền vào ngân hàng, từ đó khả năng huy động vốn của Ngân hàng thương mại giảm.

1.4.1.4Yếu tố văn hóa-xã hội-dân cư

Mỗi quốc gia đều có một nền văn hóa riêng, văn hóa chính là yếu tố tạo nên bản sắc của các dân tộc như: tập quán, thói quen, tâm l , …Đối với ngân hàng, hoạt


động huy động vốn là hoạt động cũng chịu ảnh hưởng của môi trường văn hóa. Cụ thể, đối với người dân ở các nước phát triển người dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để hưởng các tiện ích trong thanh toán, hưởng lãi và trong tiềm thức họ ngân hàng là một phần không thể thiếu, là một phần tất yếu của nền kinh tế. Do vậy, ngân hàng không mấy khó khăn trong việc huy động vốn ở các nước này. Nhưng ngược lại, ở những nước đang phát triển như ở Việt Nam người dân chưa quen với việc sử dụng dịch vụ ngân hàng đối với họ việc đến ngân hàng để gửi tiền, thanh toán rườm rà mất nhiều thủ tục cũng như thời gian.

Quy mô dân cư, chất lượng đời sống của người dân không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến số lượng kết cấu các sản phẩm dịch vụ của NHTM mà nó còn là yếu tố rất quan trọng để xây dựng và điều chỉnh hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Ví dụ như:

+Khu vực thành thị như Hà nội, Thành phố Hồ chí minh… có quy mô dân cư đông đúc, với mức sống cao, thu nhập cao hơn thì sẽ là khu vực với đối tượng khách hàng tiềm năng hơn, vì vậy Ngân hàng Thương mại phải tập trung vào các khu vực đối tượng khách hàng tiềm năng để thu hút vốn.

+Ngược lại khu vực xa xôi hẻo lánh hoặc mức đời sống thấp thì khả năg họ tiếp cận với những dịch vụ ngân hàng là ít hơn và khả năng có nguồn tiền nhàn rỗi cũng ít hơn

1.4.1.5Yếu tố tâm lý và thói quen tiêu dùng

1.4.1.5.1 Yếu tố tâm lý:

Với những nền kinh tế chịu tình trạng Đô la hóa cao như việt nam thì việc huy động vốn từ người dân gặp nhiều khó khăn. Do người dân lo sợ sự mất giá của nội tệ, ưa chuộng cất trữ ngoại tệ nên các ngân hàng thương mại sẽ khó mà huy động nguồn vốn bằng nội tệ, hoặc nếu có tiền nhàn rỗi, họ có thói quen chuyển sang vàng để tiết kiệm vì với họ tiền không giá trị bằng vàng.

Khi mức thu nhập của người dân tăng lên, họ cũng có tâm l tăng tích lũy, do vậy sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại trong việc huy động thêm nguồn vốn nhàn rỗi từ trong dân cư.


1.5.1.5.2 Thói quen tiêu dùng:

Ở các nước phát triển thì tỷ lệ sử dụng tiền mặt trog thanh toán chỉ chiếm khoảng 2% đến 3% , thói quen tiêu dùng và thanh toán của họ chủ yếu thông qua ngân hàng và hầu hết khoản tiền của họ đều được ngân hàng quản lý thông qua tài khoản cá nhân, do đó NTHM có thể tăng khả năg huy động vốn để đầu tư, sử dụng…

Nhưng với những nước đang phát triển như Việt nam, vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán, họ thích sử dụng tiền mặt khi giao dịch với nhau trong thanh toán hàng hóa, thanh toán tiền mua đất mua nhà,…( Chiếm tới 14% trong tổng phương tiện thanh toán) vì vậy sẽ hạn chế khả năng huy động vốn từ người dân hơn

1.4.2 Nhân tố chủ quan:

1.4.2.1 Các sản phẩm và mạng lưới

Sản phẩm dịch vụ phong phú, đa dạng làm cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn, hơn nữa khách hàng chỉ cần đến một ngân hàng nhưng có thể làm thỏa mãn hết tất cả các nhu cầu của mình.

Mạng lưới ngân hàng rộng khắp tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi phát sinh nhu cầu của mình.Việc phân bổ mạng lưới hoạt động của ngân hàng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Nếu ngân hàng chưa có mạng lưới hoạt động rộng khắp, chưa mở chi nhánh hoặc phòng giao dịch ở những địa bàn vốn đã tồn tại hoạt động của các ngân hàng khác, ngân hàng sẽ bị giảm tính cạnh tranh đối với công tác huy động vốn ở các địa bàn này. Cơ sở vật chất của ngân hàng góp phần tạo dựng hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng.Một ngân hàng có cơ sở vật chất hiện đại sẽ giúp khách hàng yên tâm hơn khi gửi tiền vào ngân hàng.

1.4.2.2 Lãi suất và các dịch vụ gia tăng

Hầu hết các nhà quản trị ngân hàng đều gặp khó khăn trong việc định giá nguồn vốn huy động tiền gửi – nguồn vốn chiếm tỷ trọng khoảng 70% tổng nguồn vốn của ngân hàng. Nếu ngân hàng phải trả một mức lãi suất lớn để tăng chi phí và


duy trì sự ổn định tiền gửi của khách hàng thì có thể làm gia tăng chi phí, giảm thu nhập tiềm năng của ngân hàng.

Nhưng một áp lực thực tế buộc các ngân hàng luôn phải duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh để thu hút nguồn vốn tiền gửi không chỉ với các ngân hàng khác mà còn với các tổ chức tiết kiệm, với các công cụ của thị trường vốn (trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu)

Vào những thập niên 90 của thế kỷ 20, Chính phủ của hầu hết các nước đều có xu hướng áp đặt lãi suất trần cho tiền gửi ở các ngân hàng nhằm bảo vệ ngân hàng tránh khỏi một mức lãi suất huy động quá cao, có thể làm ngân hàng lâm phải tình trạng phá sản. Việc làm này khiến các ngân hàng phải cạnh tranh với nhau và với các trung gian trung gian tài chính khác về mặt giá cả, ngân hàng chịu toàn bộ chi phí dịch vụ liên quan đến tiền gửi. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng cho rằng chiến lược Marketing này không có hiệu quả vì nó có thể làm gia tăng các tài khoản nhưng lại là những tài khoản có số dư nhỏ với mức độ nhạy cảm cao buộc ngân hàng phải đối mặt với tình trạng bùng nổ chi phí hoạt động. Hiện nay sau một thời gian bỏ trần lãi suất, trước tình trạng cạnh tranh quá mức về lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại khiến lãi suất cho vay luôn ở mức cao, ảnh hưởng đến nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngân hàng nhà nước đã tái lập trần lãi suất theo thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày 03/03/2011 quy định mức lãi suất huy động tối đa bằng đồng Việt Nam.

1.4.2.3 Chất lượng phục vụ, dịch vụ

Trong điều kiện cạnh tranh ngày nay khó có thể duy trì sự khác biệt về sản phẩm và giá cả nên chiến lược phục vụ và quảng cáo trở thành yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Chính vì vậy ngân hàng nào có chất lượng dịch vụ tốt sẽ tạo niềm tin cho khách hàng khi giao dịch và thu hút được ngày càng nhiều khách hàng.

1.4.2.4 Cơ sở vật chất, công nghệ hạ tầng

Cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi, công nghệ cao giúp công tác huy động vốn được cải tiến , rút ngắn thời gian giao dịch và thực hiện nghiệp vụ chính xác sẽ tạo


lòng tin, sự an tâm cho khách hàng khi giao dịch. Nhờ vậy, ngân hàng có khả năng thu hút được nhiều vốn, nhiều khách hàng và tăng thu nhập uy tín của ngân hàng.

1.4.2.5 Đội ngũ nhân sự

Đội ngũ nhân viên của ngân hàng chính là những người cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến trực tiếp cho khách hàng. Chính vì vậy họ là người quyết định sự thành công của ngân hàng. Nếu một ngân hàng có những nhân viên giỏi chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện nghiệp vụ luôn nhanh chóng và chính xác, luôn ân cần niềm nỡ, giải đáp thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng thì sẽ tạo niềm tin cho khách hàng giao dịch giúp ngân hàng ngày càng thu hút vốn nhiều hơn.

1.4.2.6 Danh tiếng, uy tín ngân hàng

Uy tín của một ngân hàng là một khái niệm mang tính định tính và không cố định, được đánh giá thông qua một quá trình hoạt động lâu dài của ngân hàng cùng với những thành quả mà ngân hàng nhận được.Uy tín của ngân hàng không phải là yếu tố vững bền, rất cần sự nỗ lực không ngừng của ngân hàng để giữ gìn và phát huy uy tín của mình. Một ngân hàng có uy tín tốt sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đặt mối quan hệ bền vững với khách hàng và thu hút vốn từ khách hàng. Khi các ngân hàng xây dựng được thương hiệu mạnh, có uy tín tự lâu thì sẽ có lợi thế hơn trong việc huy động vốn.Họ là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hàng đầu của cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.

1.5 Bài học kinh nghiệm từ các nước khác trên thế giới:

1.5.1 Bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản:

Năm 2008, tại Nhật Bản, Jinbun Bank chính thức đi vào hoạt động, là ngân hàng ảo 100% đầu tiên trên thế giới. Jinbun Bank là ngân hàng liên doanh giữa Bank of Tokyo – Mítsubishi UFJ và công ty viễn thông KDDI, cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng chỉ trên điện thoại di động. Nhật bản là nước đầu tiên trên thế giới phát triển thiết bị di động 3G và 90% thiết bị viễn thông trên nền tảng 3G. Ở Nhật bản, gần 100% khách hàng đã sử dụng dịch vụ Ngân hàng di


động.Nguyên nhân của sự phát triển về công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng ở Nhật bản là nhờ vào sự phát triển của hạ tầng viễn thông ở nước này, cho phép ứng dụng công nghệ 3G – chuẩn viễn thông di động tiên tiến, hỗ trợ truyền dữ liệu tốc độ cao kết hợp nhận dạng giọng nói. Hiệu quả đem lại từ việc phát triển sản phẩm ngân hàng di động rất lớn: đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng, tiết kiệm thời gian và chi chí cho các bên có liên quan, giúp ngân hàng thu hút được ngày càng nhiều khách hàng, thông qua đó phổ biến hoạt động ngân hàng đến đông đảo khách hàng, tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn tiền gửi nói riêng cũng như gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng.

Các ngân hàng Nhật bản cũng đã thành công với mô hình hệ thống chuyển mạch tập trung (MICS). Nhờ vào việc nhận ra tầm quan trọng của hệ thống thanh toán tự động gồm mạng lưới các máy rút tiền tự động và hệ thống các máy giao dịch tự động đối với hoạt động huy động vốn, thanh toán và cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng. Thực ra, mạng lưới các máy rút tiền tự động và hệ thống các máy giao dịch tự động của các ngân đã hình thành từ những năm 90 của thế kỷ 20, nhưng đến 2/1990, các mạng lưới này đã được kết nối thông qua hệ thống chuyển mạch tập trung của Nhật Bản với nhiều cấp chuyển mạch với cơ chế hoạt động khá phức tạp. Đến 3/2002, để giảm chi phí phát triển nhiều hệ thống và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng, các ngân hàng Nhật Bản đã thỏa thuận thiết lập các hệ thống chuyển mạch tập trung thế hệ mới. Hệ thống chuyển mạch thế hệ mới này có khả năng liên kết hoạt động thanh toán và giao dịch thẻ tự động giữa tất cả các thành viên tham gia, tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán nội bộ và liên ngân hàng cũng như đem lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng. Từ đó sẽ góp phần gia tăng số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng, góp phần gia tăng nguồn vốn tiền gửi từ loại tài khoản này.

1.5.2 Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc:

Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng với sự khởi đầu là việc ban hành Luật NHTM mới, có hiệu lực từ ngày 1/7/1995. Việc gia nhập WTO của Trung Quốc tháng 12/2001 càng làm cho công cuộc cải cách nền kinh tế


nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng được đẩy mạnh rất nhiều. Trên thực tế, các NHTM Trung Quốc đang phải đối diện với những yếu kém thể hiện trên các mặt: năng lực quản lý hệ thống, sự cân đối về vốn, chất lượng tài sản và năng lực đổi mới. Khi tiến hành cải cách hệ thống NHTM để tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn, Trung Quốc đã tập trung vào một số mục tiêu: nâng cao năng lực quản lý, cải thiện chất lượng tài sản và nâng cao các dịch vụ hỗ trợ cho công tác huy động vốn như dịch vụ ngân hàng điện tử e-banking; phát triển các thể chế tài chính lành mạnh không bị tổn thương bởi làn sóng cạnh tranh nước ngoài và phát triển thị trường liên ngân hàng tạo điều kiện cho tự do hóa lãi suất và quản lý rủi ro.

Một phần trong chương trình cải cách hệ thống ngân hàng là cải cách lãi suất nhằm đưa ra các mức lãi suất về sát với cung cầu thị trường để tăng khả năng cạnh tranh nói chung và khả năng cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn nói riêng và nâng cao chất lượng tài sản của các ngân hàng. Bước đầu, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã tự do hóa lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Tháng 9/2000, PBOC lên kế hoạch 3 năm để tự do hóa lãi suất. Các hạn chế đối với việc cho vay bằng ngoại tệ được loại bỏ ngay lập tức và tỷ lệ tiền gởi ngoại tệ đã tăng lên.

Kể từ khi gia nhập WTO, khu vực ngân hàng của Trung Quốc không dễ bị thôn tính bởi các đối thủ nước ngoài bởi chính phủ Trung Quốc đã có những phản hồi đúng hướng và có những bước đi thận trọng. Mở cửa thị trường tài chính và sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài đã trở thành động lực cho khu vực tài chính của Trung Quốc trong việc cải cách thể chế cơ cấu mà không đem lại những cuộc khủng hoảng trầm trọng.

Để hội nhập thành công, Trung Quốc luôn xác định ngoài việc đưa ra các chính sách tạo điều kiện cho hội nhập, cần tạo một môi trường trong nước thật hấp dẫn để tất cả các ngân hàng cùng phát triển.Quá trình hội nhập đồng bộ và toàn diện của Trung Quốc chắc chắn sẽ giúp đất nước có một hệ thống ngân hàng lành mạnh và hội nhập quốc tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2022