Biểu Đồ So Sánh Xếp Loại Học Lực Của Học Sinh Trường Thcs Nam Sơn Thành Phố Bắc Ninh Giai Đoạn 2017-2019

Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đặc biệt là nâng cao chất lượng thi vào THPT; Tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường đặc biệt quan tâm dạy ngoại ngữ có yếu tố người nước ngoài.

Biểu đồ 2 2 Biểu đồ so sánh xếp loại học lực của học sinh trường THCS 1

Biểu đồ 2 2 Biểu đồ so sánh xếp loại học lực của học sinh trường THCS 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ so sánh xếp loại học lực của học sinh trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019

Có thể thấy, với những cách làm sáng tạo, nhiều năm qua, phong trào thi đua dạy tốt - học tốt ở trường THCS Nam Sơn đã thực sự đi vào chiều sâu, phù hợp với đặc điểm của từng cấp học, từng trường học, tạo sự chuyển biến rò nét chất lượng, hiệu quả các hoạt động dạy học và giáo dục trong các nhà trường. Hiện nay thành phố đang triển khai khá hiệu quả việc dạy học tích hợp rèn kỹ năng sống vào các môn học và hoạt động giáo dục, dạy học theo mô hình VNEN, đây là phương pháp tốt giúp nâng cao chất lượng học sinh của nhà trường trong định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng tổ chức HĐTN và quản trị HĐTN của trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới, từ đó đề xuất các biện pháp quản trị hoạt động trải nghiệm cho học sinh của trường THCS Nam Sơn.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

Đề tài đã tiến hành khảo sát thực trạng HĐTN ngoài giờ học của học sinh 35 cán bộ QL, GV, NV (Đồng chí hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên

môn, giáo viên, NV và 320 học sinh ở trường THCS Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

2.2.3. Nội dung khảo sát

- Thực trạng tổ chức HĐTN ngoài giờ học tại trường THCS Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới;

- Thực trạng quản trị HĐTN ngoài giờ học tại trường THCS Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới;

- Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị HĐTN ngoài giờ học tại trường THCS Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Đề tài sử dụng phương pháp sau:

- Phương pháp quan sát: Là sử dụng các giác quan nhìn, nghe ghi hình, chụp ảnh để nhận xét đánh giá các kết quả HĐTN của học sinh trong nhà trường.

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp hiệu trưởng, giáo viên và học sinh.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi [Phụ lục 1]; khảo sát thực tế [Phụ lục 2]; Xử lý kết quả khảo sát bằng phương pháp thống kê toán học để đưa ra kết quả khảo sát.

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các quyết định quản trị, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác quản trị HĐTN của HT trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh. Tổng kết kinh nghiệm và dựa trên kết quả theo dòi các HĐTN ngoài giờ học của các lớp theo hàng tháng, báo cáo học kỳ của bản thân đã phụ trách các HĐTN ngoài giờ học của trường THCS Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh trong 02 năm học từ năm học 2017- 2018; năm học 2018-2019.

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm xem xét, nhận định tính thực tiễn khoa học và các giải pháp tối ưu cho đề tài quản trị HĐTN ngoài giờ học tại trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

*Nội dung phiếu khảo sát/ bảng hỏi:

Sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm để khảo sát về mức độ nhận thức và đánh giá thực trạng tổ chức, quản trị HĐTN ngoài giờ học theo chương trình GDPT mới của cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên chủ nhiệm (GVCN), giáo viên bộ môn (GVBM) phụ huynh học sinh (PHHS) và học sinh tại trường THCS Nam Sơn bằng cách xây dựng 3 mẫu phiếu hỏi và tiến hành thực hiện cho các đối tượng;

CBQL và GVCN; Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó, chủ tịch công đoàn, Tổng phụ trách đội, GVCN và GVBM.

Học sinh các lớp trong trường THCS Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh.

* Các bước tiến hành khảo sát

Nghiên cứu được tiến hành 02 lần tại trường THCS Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh.

- Bước 1: Lần thứ nhất khảo sát sơ bộ được tiến hành vào ngày 20 tháng 2 năm 2019 khoảng 30 học sinh. Mục đích là tăng cường chính xác hóa phiếu điều tra.

- Bước 2: Lần thứ hai khảo sát đại trà được tiến hành từ ngày 11 tháng 3 đến ngày 15 tháng 3 năm 2019 với số lượng các nhóm đối tượng khảo sát như sau: Tổng số CB quản lý, nhân viên, các tổ trưởng, giáo viên chủ nhiệm, GV bộ môn là 35 người; tổng số học sinh là 320 em của các lớp 6A, 6B; lớp 7A, 7C lớp 8A, 8C lớp 9A, 9D trường THCS Nam Sơn. Quy mô các đối tượng khảo sát như sau:

Bảng 2.3. Quy mô khảo sát


TT

Nhóm đối tượng

SL

Nội dung

1

CB quản lý, NV, GVCN và GVBM

35

Khảo sát thực trạng bằng phiếu

2

CB quản lý và GV chủ nhiệm

8

Phỏng vấn

3

Học sinh

320

Khảo sát thực trạng bằng phiếu

4

Học sinh

10

Phỏng vấn

5

PHSH

5

Phỏng vấn

5

CB quản lý, NV, GVCN và GVBM

35

Lấy ý kiến đánh giá các biện pháp

2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm thống kê để tính và kiểm tra số liệu khi thu thập thông tin từ CBQL, GV, GVBM, học sinh. Bao gồm các mức độ đánh giá:

* Đối với mức độ thực hiện: Được đánh giá theo 5 mức độ: rất thường xuyên (5 điểm), Thường xuyên (4 điểm); Bình thường (3 điểm), không thường xuyên (2 điểm); rất không thường xuyên (1 điểm).

* Đối với kết quả thực hiện: được đánh giá theo 5 mức độ: Rất hiệu quả (5 điểm), Hiệu quả (4 điểm); Trung bình (3 điểm), không hiệu quả (2 điểm), Rất không hiệu quả (1 điểm).

* Đối với mức độ quan trọng được đánh giá theo 5 mức độ: rất quan trọng(5 điểm), quan trọng (4 điểm), ít quan trọng (3 điểm), không quan trọng (2 điểm), Rất không quan trọng (1 điểm).

Để xác định thang đo, chúng tôi tính điểm của thang đo như sau:

(Điểm tối đa - Điểm tối thiểu): Số mức độ

Khoảng cách giữa các mức độ của thang đo là: (5 - 1 ): 5 = 0,8 điểm. Vậy 5 mức độ của thang đo như sau:

Bảng 2.4. Ý nghĩa của điểm số bình quân


Mức

Khoảng điểm

Ý nghĩa

5

4.2 - 5.00

Rất quan trọng/Rất thường xuyên/rất hiệu quả

4

3.41 - 4.20

Quan trọng/thường xuyên/hiệu quả

3

2.61 - 3.40

Bình thường/trung bình

2

1.81 - 2.60

Không quan trọng/không thường xuyên/không hiệu quả

1

1.00 - 1.80

Rất không quan trọng/rất không thường xuyên/rất không hiệu quả

2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm ở trường trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh

2.3.1. Thực trạng nhận thức về HĐTN tại trường THCS Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh

Nhằm tìm hiểu về ý nghĩa, tầm quan trọng của HĐTN đối với sự phát triển HS trường THCS Nam Sơn, tác giả tiến hành khảo sát 35 CBQL và 320 HS các lớp tại trường và kết quả phản ánh như sau:

Bảng 2.5. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của HĐTN đối với học sinh trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh‌


TT


Tiêu chí

Rất không quan

trọng

Không quan trọng


Bình thường


Quan trọng

Rất quan trọng

Tổng số phiếu

trả lời


Điểm TB


Thứ bậc


Tiêu chí 1

HĐTN giúp mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức trong

các môn học cho HS


0


1


5


12


17


35


4,29


1

Tiêu chí 2

HĐTN nhằm phát

hiện năng khiếu của học sinh


0


2


4


15


14


35


4,17


4

Tiêu chí 3

HĐTN nhằm tạo hứng thú học tập

cho các em


0


3


3


12


17


35


4,23


2

Tiêu

chí 4

HĐTN nhằm tạo sự

gắn kết với tập thể

0

2

4

16

13

35

4,14

5

Tiêu

chí 5

HĐTN nhằm phát

triển thể chất học sinh

0

4

5

14

12

35

3,97

6

Tiêu chí 6

HĐTN nhằm nâng

cao hiểu biết, rèn kỹ năng thực hành


0


6


7


6


16


35


3,91


8

Tiêu chí 7

HĐTN nhằm giáo dục tư tưởng, tình

cảm cho HS


0


4


6


13


12


35


3,94


7

Tiêu

chí 8

HĐTN nhằm giúp

HS chỉ để giải trí

0

2

4

14

15

35

4,2

3


Điểm trung bình chung

4.09


Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình chung các chỉ tiêu đánh giá về nhận thức của CBQL, GV trường THCS Nam Sơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của HĐTN đối với sự phát triển nhân cách HS trường đạt 4.09 điểm, các tiêu chí thành phần nằm trong khoảng điểm từ 3.91-4.29 điểm, đều mức quan trọng, cho thấy mức độ quan trọng này đối với học sinh THCS, các tiểu chí đánh giá cụ thể như sau:

- Tiêu chí “HĐTN giúp mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức trong các môn học cho HS” đạt 4,29 điểm, xếp cao nhất, ở mức độ rất quan trọng, có 17 ý kiến đánh giá là “rất quan trọng”, 12 ý kiến đánh giá là “quan trọng”, 05 ý kiến đánh giá là “bình thường” và có 01 ý kiến đánh giá là “không quan trọng”, giáo viên được hỏi phỏng vấn cho rằng HĐTN mang lại cho các em HS kiến thức và được củng cố sâu hơn.

- Tiêu chí “HĐTN nhằm tạo hứng thú học tập cho các em” đạt 4,23 điểm, xếp thứ hai, đánh giá mức độ rất quan trọng, có 17 ý kiến đánh giá là “rất quan trọng”, 12 ý kiến đánh giá là “quan trọng”, 03 ý kiến đánh giá là “bình thường” và có 03 ý kiến đánh giá là “không quan trọng”, khi phỏng vấn sâu các CBQL, GV đều cho biết các kiến thức về nội dung HĐTN và đan xen các hình thức thực hiện HĐTN làm cho các em tò mò, thích thú và mong đợi các tiết học về HĐTN trong nhà trường.

- Tiêu chí “HĐTN nhằm giúp HS chỉ để giải trí” đạt 4,20 điểm, có 15 ý kiến đánh giá là “rất quan trọng”, 14 ý kiến đánh giá là “quan trọng”, 04 ý kiến đánh giá là “bình thường” và có 02 ý kiến đánh giá là “không quan trọng”, CBQL được hỏi phỏng vấn cho rằng HĐTN mang lại cho các em HS cả tinh thần vui chơi, giải trí, kết hợp học đi đôi với hành.

- Tiêu chí “HĐTN nhằm phát hiện năng khiếu của học sinh” đạt 4,17 điểm, có 14 ý kiến đánh giá là “rất quan trọng”, 15 ý kiến đánh giá là “quan trọng”, 4 ý kiến đánh giá là “bình thường” và có 2 ý kiến đánh giá là “không quan trọng”, 5% ý kiến “rất không quan trọng”, qua quan sát các HS THCS sinh hoạt câu lạc bộ, tham gia trò chơi cho thấy các em bộc lộc năng khiếu bản thân về múa, hát, văn nghệ, thể thao,...

- Tiêu chí “HĐTN nhằm tạo sự gắn kết với tập thể” đạt 4,14 điểm, có 13 ý kiến đánh giá là “rất quan trọng”, 16 ý kiến đánh giá là “quan trọng”, 4 ý kiến đánh giá là “bình thường” và có 2 ý kiến đánh giá là “không quan trọng”, khi phỏng vấn sâu CBQL và GV cho biết các em học sinh tham gia các nhóm, tổ, đội với các trò chơi hoặc các nội dung thi nên gắn kết tinh thần tập thể, tạo ra khả năng phối hợp làm việc nhóm hiệu quả.

- Tiêu chí “HĐTN nhằm phát triển thể chất học sinh” đạt 3,97 điểm, có 12 ý kiến đánh giá là “rất quan trọng”, 14 ý kiến đánh giá là “quan trọng”, 5 ý kiến đánh giá là “bình thường” và 4 ý kiến đánh giá là “không quan trọng”, với các hoạt động trải nghiệm mang tính thực tiễn cao, đòi hỏi HS tham gia vận động các trò chơi, hoạt động ngoài trời nhờ đó mà HS được phát triển cả thể chất.

- Tiêu chí “HĐTN nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS” đạt 3,94 điểm, có 12 ý kiến đánh giá là “rất quan trọng”, 13 ý kiến đánh giá là “quan trọng”, 6 ý kiến đánh giá là “bình thường” và có 4 ý kiến đánh giá là “không quan trọng”, CBQL và GV cho biết qua chương trình giáo dục HĐTN về các chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, văn hóa truyền thống dân tộ đã giúp thấm nhuần tư tưởng cho các HS của nhà trường.

- Tiêu chí “HĐTN nhằm nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng thực hành” đạt 3,91 điểm, 16 ý kiến đánh giá là “rất quan trọng”, 6 ý kiến đánh giá là “quan trọng”, 7 ý kiến đánh giá là “bình thường” và có 6 ý kiến đánh giá là “không quan trọng”, tại nhà trường đã gắn chương trình giáo dục nghề nghiệp vào hoạt động trải nghiệm nên giúp HS có cơ hội được thực hành chẳng hạn thăm quan các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tham gia khám phá trải nghiệm làm nông dân, kỹ sư,... giúp các em hình thành hiểu biết và các kỹ năng thực hiện công việc.

Để có cái nhìn đầy đủ hơn về tầm quan trọng các hoạt động trải nghiệm, chúng tôi thực hiện khảo sát với 320 học sinh trong trường THCS Nam Sơn, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6. Nhận thức của HS về tầm quan trọng của HĐTN tại trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh‌


TT


Tầm quan trọng

Rất không quan

trọng

Không quan trọng


Bình thường


Quan trọng

Rất quan trọng

Tổng số phiếu

trả lời


Điểm TB


Thứ bậc


Tiêu chí 1

HĐTN giúp mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức trong

các môn học cho HS


2


15


55


76


172


320


4,25


1

Tiêu chí 2

HĐTN nhằm phát

hiện năng khiếu của học sinh


6


21


67


75


151


320


4,08


5

Tiêu chí 3

HĐTN nhằm tạo hứng thú học tập

cho các em


12


24


62


92


130


320


3,95


6

Tiêu

chí 4

HĐTN nhằm tạo sự

gắn kết với tập thể

11

35

75

84

115

320

3,8

8

Tiêu

chí 5

HĐTN nhằm phát

triển thể chất học sinh

6

29

66

27

192

320

4,16

3

Tiêu chí 6

HĐTN nhằm nâng cao hiểu biết, rèn kỹ

năng thực hành


8


37


66


72


137


320


3,92


7

Tiêu chí 7

HĐTN nhằm giáo

dục tư tưởng, tình cảm cho HS


9


26


55


66


164


320


4,09


4

Tiêu

chí 8

HĐTN nhằm giúp

HS chỉ để giải trí

6

12

59

70

173

320

4,23

2


Điểm trung bình chung

4,06


Kết quả khảo sát 320 HS cũng cho thấy một số tiêu chí được HS đánh giá ở mức rất quan trọng đồng thuận với kết quả mà CBQL, GV đánh giá như

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí