Phương Pháp Nghiên Cứu Ordered Choice Model Và Ordered Probit Regression Trong Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng


3.1.1.2. Thiết kế nghiên cứu hiện tượng học

Nghiên cứu này sẽ sử dụng nghiên cứu hiện tượng học. Thiết kế này đánh dấu bộ môn hiện tượng học như một bộ môn triết học cũng như một phương pháp, chủ yếu từ đóng góp của Eagleton (1983), Stanage (1987). Qui trình này liên quan đến việc nghiên cứu một số ít đối tượng thông qua sự tham gia lâu dài và rộng khắp để triển khai phương thức diễn tiến và mối quan hệ ý nghĩa (Moustakas, 1994).Trong quá trình này, nhà nghiên cứu “gộp” cả kinh nghiệm riêng của họ để tìm hiểu các kinh nghiệm của những người tham gia vào nghiên cứu (Nieswiadomy, 1993).

3.1.1.3. Vai trò của nhà nghiên cứu

Trong nghiên cứu định tính, vai trò của nhà nghiên cứu như một công cụ thu thập dữ liệu cơ bản đòi hỏi phải nêu bật được quan điểm cá nhân, các giả định và sự khác biệt với những bài nghiên cứu khác. Đóng góp của nhà nghiên cứu trong bối cảnh nghiên cứu có thể hữuích và tích cực nhiều hơn là bất lợi( Locke và các cộng sự1987). Với nhận thức của tác giả, phó chánh văn phòng Cục dự trữ Nhà nước Lào. Tác giả tin là sự am hiểu về vấn đề này và vai trò giúp nâng cao nhận thức, tri thức về quản trị hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng Lào trước những khó khăn hiện tại thì các người tham gia( chuyên gia) sẽ giúp Luận án trong nghiên cứu này. Với những kiến thức mà mình có về hoạt động TDNH, Luận án sẽ đi sâu vào nghiên cứu việc quản trị TDNH từ đó đưa ra những tiêu chuẩn, phương hướng, giải pháp áp dụng cho đất nước Lào.

3.1.1.4. Phạm vi nghiên cứu Phỏng vấn chuyên gia

Bối cảnh

Nghiên cứu này sẽ được thực hiện tại văn phòng của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Lào và phòng kế toán – tài chính Ngân hàng trung ương.

Các tác nhân

Người cung cấp thông tin trong nghiên cứu này là các chuyên gia, những người có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành ngân hàng bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.


1. Tiến sĩ Somphao Phaysith, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Lào;

Quản trị hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Lào - 13

2. Tiến sĩ Bun lưa sitthi deth, Vụ trưởng vụ kế toán – tài chính Ngân hàng trung ương.

3. Ông Syvixay Phut tha xay, Vụ trưởng vụ quản lý Ngân hàng thương mại NHTW;

4. Ông som khid vo la vong, Thư ký thứ trưởng Bộ tài chính;

Các sự kiện

Sử dụng phương pháp luận nghiên cứu hiện tượng học, tiêu điểm của nghiên cứu này là kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực này, các nhận xét và quan điểm gắn với thực tế tại Lào. Các câu hỏi phỏng vấn nằm trong phụ lục số 1.

Các quá trình

Luận án sẽ đặc biệt chú ý đến vai trò của các chuyên gia trong việc phát động thay đổi, xây dựng mối quan hệ, ra quyết định, và mang lại sự lãnh đạo và tầm nhìn.

Phỏng vấn nhóm

Bối cảnh

Nghiên cứu này được thực hiện tại văn phòng tín dụng của Ngân hàng phát triển Lào, các chuyên gia tham gia vào cuộc phỏng vấn sẽ được tập hợp lại và sẽ được phỏng vấn cùng lúc.

Các tác nhân

Người cung cấp thông tin trong nghiên cứu này bao gồm:

1. Ông Khăm veo si li mong khun, Trưởng phòng tín dụng Ngân hàng Lào – Việt;

2. Ông som xay xit pha xay, trưởng phòng nhân sự Ngân hàng Lào – Trung Quốc;

3. Ông khăm phăn keo pa sợt, Trưởng phòng tín dụng Ngân hàng phát triển Lào;

4. Tiến sĩ Somsa ạt Ùn sy đa, Trưởng phòng tín dụng Ngân hàng phát triển Lào;

5. Tiến sĩ Bun pa sợt Keo phu mee, giáo viên Học viện Ngân hàng,

6. Tiến sĩ Chan pee pak Kongchampa, Giám đốc sở tài chính tỉnh Luang năm tha,

7. Ông Khăm Phud sit thi lat, Vụ trưởng vụ chính sách tiền tệ Ngân hàng trung ương;

8. Ông Sonphet seng vi say, Trưởng phòng tín dụng Ngân hàng ngoại thương;


9. Tiến sĩ sompadith volachit, Phó phòng quản lý Ngân hàng thương mại;

10. Ông Khăm kèo si vi xay, Thư ký Thống đốc ngân hàng NN;

11. Tiến sĩ Khăm Ma ny see som nhong, Chuyên gia tư vấn về tín dụng của Ngân hàng nhà nước.

Các sự kiện

Sử dụng phương pháp luận nghiên cứu hiện tượng học, nghiên cứu sẽ ghi nhận các nhận xét và ý thức về vấn đề này. Các thành viên trong nhóm được phỏng vấn sẽ bày tỏ những quan điểm và kinh nghiệm, việc này bao gồm tìm hiểu những nhận thức giống và khác nhau từ đó đưa ra cái nhìn tổng quát về vấn đề được nghiên cứu. Các câu hỏi phỏng vấn nhóm nằm trong phụ lục số 2.

Các quá trình

Luận án sẽ đặc biệt chú ý đến quan điểm của mỗi người về việc quản trị hoạt động tín dụng hiện nay, tổng kết những thuận lợi và khó khan trong việc quản trị.

Khảo sát nhân viên tín dụng

Bối cảnh

Nghiên cứu này sẽ được thực hiện tại văn phòng tín dụng của đại diện các nhóm NHTM Lào gồm: Ngân hàng ngoại thương Lào, ngân hàng lien doanh Lào – Việt, ngân hàng Ma Ru Han Nhật Bản và ngân hàng ANZ Lào.

Các tác nhân

Người cung cấp thông tin trong nghiên cứu này là các nhân viên tín dụng đang làm việc tại các ngân hàng. Người cung cấp thông tin bao gồm tất cả nhân viên và trưởng phòng tín dụng của ngân hàng này.

Các sự kiện

Tiêu điểm của nghiên cứu này là những thực tế về hoạt động tín dụng của NHTM Lào. Các nhân viên tín dụng là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và sẽ cho những cái nhìn thực tế về quản trị hoạt động tín dụng hiện nay. Bảng khảo sát nhân viên tín dụng trong phụ lục số 3.


Các quá trình

Bảng khảo sát sẽ được phát cho tất cả các nhân viên và sẽ được tổng kết phân tích từ đó đưa ra cái nhìn thực tế thực trạng quản trị hiện nay.

Khảo sát khách hàng

- Bối cảnh

Nghiên cứu này sẽ được thực hiện tại phòng giao dịch của tất cả các NHTM

Lào.


- Các tác nhân

Người cung cấp thông tin trong khảo sát này là các khách hàng, những người

đi vay từ các NHTM nhà nước Lào.

- Các sự kiện

Tiêu điểm của nghiên cứu này là những thực tế về hoạt động tín dụng của NHTM Lào. Khách hàng là những người đi vay vốn từ đó sẽ cho biết tình hình quản lí nợ xấu và nợ khó đòi của khối ngân hàng này. Bảng khảo sát khách hàng trong phụ lục số 4.

- Các quá trình

Bảng khảo sát sẽ được thực hiện trên những khách hàng đến vay tại ngân hàng, Luận án sẽ đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn vay vốn của khách hàng.

3.1.1.5. Các cân nhắc về đạo đức

Hầu hết các tác giả thảo luận về thiết kế nghiên cứu định tính đều nhắm đến tầm quan trọng của các cân nhắc đạo đức (Locke và những người khác. 1987; Marshall và Rossman, 1989; Merriam, 1988; Spradley, 1980). Trước tiên và trên hết, nhà nghiên cứu có nghĩa vụ tôn trọng quyền, nhu cầu, các giá trị và mong muốn của (những) người cung cấp thông tin.Các biện pháp bảo vệ sau đây được triển khai để bảo vệ quyền của người cung cấp thông tin: 1) Các mục tiêu nghiên cứu sẽ được trình bày bằng lời nói và bằng văn bản để người cung cấp thông tin hiểu rõ (bao gồm một bản mô tả cách thức sử dụng dữ liệu như thế nào), 2) Người cung cấp thông tin sẽ có một văn bản cho phép tiến hành nghiên cứu như đã trình bày, 3) Hai bên sẽ điền vào biểu mẫu miễn nghiên cứu của Hội đồng xem xét thể


chế, 4) Người cung cấp thông tin sẽ được thông báo về mọi công cụ và hoạt động thu thập dữ liệu, 5) Bản chuyển ngữ nguyên văn, các văn bản diễn giải và báo cáo sẽ được cung cấp cho người cung cấp thông tin, 6) Quyền, lợi ích và mong muốn của người cung cấp thông tin sẽ được xem xét trước tiên khi phải tiến hành sựchọn lựa về việc báo cáo dữ liệu, và 7) Quyết định cuối cùng về tình trạng ẩn danh sẽ tuỳ thuộc vào người cung cấp thông tin.

3.1.1.6. Các chiến lược thu thập dữ liệu

Dữ liệu sẽ được thu thập từ tháng 11-2014 đến tháng 12-2014. Dữ liệu ít nhất sẽ bao gồm các cuộc phỏng vấn trực tiếp với chuyên gia, được ghi âm và được ghi lại các kinh nghiệm và các nhận xét của chuyên gia. Ngoài ra dữ liệu còn được thu thập từ các tài liệu ghi chép của chuyên gia cũng như các bài báo của ông có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.

Để hỗ trợ việc thu thập dữ liệu, Luận án sẽ sử dụng một thời gian biểu thực địa, trình bày giải thích chi tiết cách thức Luận án dự định sử dụng thời gian khi Luận án ở tại hiện trường và trong giai đoạn chuyển ngữ và phân tích (đồng thời cũng so sánh ghi chép này với việc sử dụng thời gian thực tế của Luận án). Luận án dự định ghi chép những chi tiết liên quan đến các quan sát trong một sổ ghi chép thực địa và duy trì một quyển nhật ký thực địa để ghi chép các suy nghĩ riêng, cảm giác, kinh nghiệm và nhận thức của Luận án trong suốt quá trình nghiên cứu.

3.1.1.7. Các quy trình phân tích dữ liệu

Merriam (1988) và Marshall và Rossman (1989) cho rằng thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu phải là một quá trình đồng thời trong nghiên cứu định tính. Schatzman và Strauss (1973) cho rằng phân tích dữ liệu định tính chủ yếu dẫn đến việc phân loại các vụ việc, con người, sự kiện, và các đặc tính của chúng. Thông trường trong quá trình phân tích dữ liệu, Nghiên cứu hiện tượng học sử dụng phép phân tích các phát biểu có ý nghĩa, tạo ra các đơn vị ý nghĩa, và triển khai sự mô tả“bản chất” (Moustakas, 1994). Trong quá trình phân tích dữ liệu, dữ liệu sẽ được scan bằng quang học các tài liệu, đánh máy lại các bản ghi chép tại thực địa, hay sắp xếp dữ liệu thành các loại khác nhau phụ thuộc vào nguồn thông tin. Một danh


mục những ý tưởng xuất hiện sẽđược ghi chép lại (như đề xuất của Merriam, 1988). Các cuộc phỏng vấn ghi âm và nhật ký ghi âm của người tham gia sẽ được chuyển ngữ nguyên văn. Các ghi chép thực địa và nhật ký sẽ được xem xét đều đặn. Ngoài ra, quá trình phân tích dữ liệu sẽ được trợ giúp bằng việc sử dụng một chương trình điện toán phân tích dữliệu định tính, gọi là HyperQual. Raymond Padilla (Đại học bang Arizona) thiết kế HyperQual vào năm 1987 để sử dụng với máy tính Macintosh.HyperQual sử dụng phần mềm HyperCard và giúp thuận lợi cho việc ghi chép và phân tích dữ liệu bằng lời và đồ hoạ.Các ngăn xếp (stack) đặc biệt được ấn định đểgiữ và tổchức dữliệu.Sử dụng HyperQual, nhànghiên cứu có thể trực tiếp “nhập vào dữ liệu thực địa, bao gồm dữ liệu phỏng vấn, các quan sát, bản ghi nhớ của nhà nghiên cứu, các minh hoạ v.v… (và) các mã hiệu toàn bộ hay một phần của dữ liệu nguồn đểcó thể rút ra các “khoanh” dữ liệu rồi lắp ráp lại thành một cấu hình mới và sáng tỏ. Các khoanh dữ liệu có nghĩa có thể được nhận diện, truyxuất, tách riêng, hợp lại và tái hợp đểphân tích. Các chủng loại hay các tên mã hiệu có thể được nhập vào ngay từ đầu hay vào một ngày nào về sau. Các mã hiệu có thể được bổ sung, thay đổi hay xoá đi bằng biên tập của HyperQual và có

thể dò tìm các chủng loại chính, các chủ đề, các từngữ hay cụm từ trong văn bản.

3.1.1.8. Xác minh

Để đảm bảo giá trị bên trong, các chiến lược sau đây sẽ được triển khai:

1. Kiểm tra chéo các nguồn dữ liệu – Dữ liệu sẽ được thu thập thông qua nhiều nguồn bao gồm phỏng vấn và phân tích văn bản chứng từ;

2. Kiểm tra với người tham gia – Người cung cấp thông tin sẽ đóng vai trò kiểm tra suốt quá trình phân tích. Việc trao đổi về những diễn giải của Luận án về thực tế và các ý nghĩa của người cung cấp thông tin sẽ bao gồm giá trị sự thật của dữ liệu;

3. Các quan sát dài hạn và lặp đi lặp lại tại thực địa nghiên cứu – các quan sát đều đặn và lặp lại của những hiện tượng và bối cảnh tương tự sẽ xảy ra tại thực địa trong thời gian hai tháng;


5. Phương thức nghiên cứu tham gia – Người cung cấp thông tin sẽ tham gia vào hầu hết các giai đoạn của nghiên cứu này, từ thiết kế dự án cho đến kiểm tra các diễn giải và kết luận;

6. Làm rõ sự thiên lệch của nhà nghiên cứu – Ngay từ đầu nghiên cứu này, sự thiên lệch của nhànghiên cứu sẽđược trình bày bằng văn bản trong đề xuất nghiên cứu luận văn với tiêu đề “Vai trò của nhà nghiên cứu.”

Chiến lược cơ bản sử dụng trong dự án này để bảo đảm giá trị bên ngoài sẽ là trình bày sự mô tả phong phú, chi tiết, súc tích.Ba kỹ thuật để bảo đảm tính tin cậy sẽ được triển khai trong nghiên cứu này. Thứ nhất, nhà nghiên cứu sẽgiải thích chi tiết về tiêu điểm của nghiên cứu, vai trò của nhà nghiên cứu, cương vịcủa người cung cấp thông tin, và cơ sở chọn lựa, và bối cảnh thu thập dữ liệu (LeCompte và Goetz, 1984). Thứ hai, việc kiểm tra tam giác các nguồn thông tin hay các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sẽđược sử dụng, giúp củng cố tính tin cậy cũng như giá trị bên trọng (Merriam, 1988). Cuối cùng, các chiến lược thu thập và phân tích dữ liệu sẽ được báo cáo chi tiết nhằm mang lại một bức tranh rõ ràng và chính xác vềcác phương pháp sử dụng trong nghiên cứu này. Mọi giai đoạn của dựán này đều được kiểm tra bằng một nhà kiểm toán bên ngoài có kinh nghiệm về các phương pháp nghiên cứu định tính.

3.1.1.9. Báo cáo các phát hiện

Lofland (1974) đề xuất rằng cho dù các chiến lược thu thập và phân tích dữ liệu là tương tự như nhau trong các phương pháp định tính, cách thức báo cáo phát hiện lại đa dạng. Miles và Huberman (1984) nói đến tầm quan trọng của việc sáng tạo một cách trình bày dữ liệu và đề xuất rằng bài tường thuật là hình thức thường xuyên nhất của việc trình bày dữ liệu định tính. Đây là một nghiên cứu tự nhiên học, do đó, các kết quả sẽ được trình bày dưới dạng tường thuật mô tảchứ không phải một báo cáo khoa học. Mô tả chi tiết sẽ là phương tiện đểtruyềnđạt kinh nghiệm của chuyên gia.Dự án sau cùng sẽ là xây dựng kinh nghiệm của người cung cấp thông tin và những ý nghĩa gắn liền với kinh nghiệm đó.


3.1.2. Phương pháp nghiên cứu Ordered Choice Model Và Ordered Probit Regression trong đánh giá sự hài lòng của khách hàng

Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị hoạt động tín dụng tại Hệ thống NHTM Lào., bài nghiên cứu sử dụng phương pháp Ordered Choice Model và hồi quy theo phương pháp Ordered Probit Regression. Phương pháp này được tiến hành sử dụng với 2 lý do chính:

Thứ nhất: Phương pháp Ordered Probit Regression ít giả định hơn. Do đó, ước lượng mô hình mang tính vững cao hơn so với Ordinary Least Square (OLS) và các mô hình hôi quy khác.

Thứ hai: Biến phụ thuộc bị hạn chế về mặt số liệu cho nên ước lượng OLS không còn chính xác, vì là hồi quy tuyến tính. Trong khi đó ước lượng Ordered Probit Regression là ước lượng phi tuyến tính nên có thể khắc phục những hạn chế của mô hình OLS và giúp cho ước lượng chính xác hơn.

Bài nghiên cứu tiến hành khảo sát sự hài lòng của khách hàng thông qua các bảng câu hỏi dành cho từng đối tượng khách hàng là dân cư, doanh nghiệp. Từ đây sau khi nhận được các câu trả lời của các khách hàng, các dữ liệu sẽ được mã hóa để phù hợp với mô hình với biến phụ thuộc là biến hài lòng chung, sẽ nhận giá trị từ 1 đến 5:

1: Hoàn toàn không hài lòng /Rấ𝑡 kém 2: Không hài lòng/Kém

Y= 3: Bình thường/Trung bình

4: Hài lòng /Tốt

{ 5 Hoàn toàn hài lòng /Rất tốt

Các biến độc lập là các biến khảo sát thành phần trong bảng câu hỏi và cũng

được mã hóa tương tự. Với đáp án A được mã hoá là 1, đáp án B được mã hoá là 2, đáp án C được mã hóa là 3, đáp án D được mã hóa là 4 và đáp án E được mã hóa là 5.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2022